Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị

pdf
Số trang Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị 11 Cỡ tệp Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị 210 KB Lượt tải Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị 0 Lượt đọc Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị 11
Đánh giá Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

QUY ĐỊNH VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Đàm Thị Diễm Hạnh* Lê Thị Kim Oanh** Ngƣời phản biện: TS. Hồ Thị Vân Anh Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật dân sự Pháp sửa đổi năm 2016, trong đó tập trung làm rõ điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trên cơ sở đó, bài viết so sánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt của hai quy định này, chỉ ra một số bất cập và đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị cho pháp luật Việt Nam. Từ khóa: “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam”; “điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản” Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay cơ bản là một chế định mới đƣợc ghi nhận tại Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Năm năm 2015 (BLDS năm 2015) và Điều 1195 Bộ luật Dân sự Pháp (BLDS Pháp) lần sửa đổi năm 2016. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà các bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc chứng minh nhƣ thế nào và hợp đồng có thể đƣợc sửa đổi hay chấm dứt cho phù hợp với hoàn cảnh mới không? Bài viết nghiên cứu so sánh quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong bộ luật dân sự Việt Nam và Pháp, đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt trong quy định của pháp luật hai quốc gia, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 và kiến nghị sửa đổi Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam. Résume: L'article analyse les réglementations relatives au changement fondamental de circonstances dans le Code Civil Vietnamien 2015 et le Code Civil Français (réformé en 2016), qui vise à clarifier les conditions d'application de changement fondamental de circonstances et les conséquences juridiques. Sur cette base, l'article compare les similitudes et les différences entre ces deux systèmes des ** ThS., Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội 258 réglementations, souligne certaines lacunes et propose des suggestions et des recommandations pour le droit Vietnamien. Mots-clés: "changement fondamental de circonstances"; "Article 420 du Code Civil Vietnamien"; "Conditions pour appliquer de changement fondamental de circonstances"; "Les conséquences juridiques des changements fondamentaux". 1. Quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015 gồm hai nội dung là điều kiện viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 1) và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 2 và 3). Về điều kiện áp dụng: Điều 420 BLDS năm 2015 không đƣa ra định nghĩa mà liệt kê năm điều kiện có thể áp dụng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, gồm: nguyên nhân của sự thay đổi phải có tính khách quan và xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, tính không lƣờng trƣớc đƣợc, độ lớn của sự thay đổi và sự thiện chí khắc phục hậu quả của bên bị ảnh hƣởng. Điều kiện 1: Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Điều kiện này yêu cầu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bắt buộc phải thuộc yếu tố khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng và sự thay đổi của hoàn cảnh phải xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy định tƣơng ứng tại Điều 313 Bộ luật Dân sự Đức. Theo pháp luật Đức thì sự nhầm lẫn của cả hai bên hợp đồng về một sự kiện đã tồn tại vào thời điểm ký kết hợp đồng cũng đƣợc coi là sự thay đổi của hoàn cảnh nếu nhƣ các bên đã vì sự nhầm lẫn chung đó mà ký kết hợp đồng.276 Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì trƣờng hợp nguyên nhân của hoàn cảnh thay đổi do lỗi của các bên trong hợp đồng thì cũng không thể xem là căn cứ viện dẫn quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chẳng hạn, trong tranh chấp kinh doanh thƣơng mại giữa nguyên đơn là Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại du lịch P và bị đơn là Công ty TNHH V (Sau đây gọi là Công ty P và công ty V)277, nguyên đơn đã viện dẫn Điều 420 để 276 Xem thêm tại Đàm Thị Diễm Hạnh and Lê Thị Kim Oanh, “Nhận Diện Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản Theo Bộ Luật Dân Sự Đức và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam,” Tạp Chí Nhà Nước và Pháp Luật, no. 371 (2019). 277 Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 06/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 259 yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê thƣơng hiệu vì lý do nguyên đơn bị chủ cửa hàng chấm dứt hợp đồng thuê cửa hàng dẫn đến không còn địa bàn để kinh doanh thƣơng hiệu của bị đơn. Điều đáng lƣu ý là nguyên nhân dẫn đến công ty P bị chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng là do bên này đã không thanh toán đƣợc tiền thuê nhà ba tháng liên tiếp. Nhƣ vậy, mặc dù việc bị thu hồi mặt bằng kinh doanh có thể coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhƣng nguyên nhân một phần do lỗi của bên bị ảnh hƣởng nên trƣờng hợp này không thể viện dẫn Điều 420 để yêu cầu chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng. Điều kiện 2: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc về sự thay đổi hoàn cảnh. Nói cách khác sự thay đổi có tính không lƣờng trƣớc đƣợc. Cần lƣu ý là tính không lƣờng trƣớc đƣợc này phải thuộc về bản chất của sự thay đổi mà không phụ thuộc vào khả năng nhận thức của các bên. Trƣờng hợp sự thay đổi có tính lƣờng trƣớc đƣợc nhƣng khi ký hợp đồng các bên không có sự tìm hiểu đầy đủ hay vì năng lực hạn chế mà đã không ý thức đƣợc, hoặc nhìn thấy đƣợc nguy cơ nhƣng vẫn ký hợp đồng thì hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về những điều khoản đã ký kết. Điều kiện về tính không lƣờng trƣớc đƣợc ghi nhận ở hầu hết các quốc gia cũng nhƣ các văn bản pháp lý quốc tế khi điều chính vấn đề hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Điều kiện 3: Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu nhƣ các bên biết trƣớc thì hợp đồng đã không đƣợc giao kết hoặc đƣợc giao kết nhƣng với nội dung hoàn toàn khác. Nhà làm luật đặt ra giả định để mô tả độ lớn của sự thay đổi, theo đó hoàn cảnh phải có tác động lớn đến mức giả sử các bên dự liệu đƣợc thì đã không ký kết hợp đồng với những nội dung nhƣ hiện có. Có thể thấy rằng tuy không đƣa ra định nghĩa minh thị thế nào là hoàn cảnh thay đổi nhƣng qua điều kiện này có thể thấy nhà làm luật Việt Nam ngầm định rằng hoàn cảnh bị thay đổi phải là những yếu tố mà trên cơ sở đó các bên ký kết hợp đồng. Những yếu tố này có thể bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc... Điều kiện 4: Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Điều kiện này nhấn mạnh hệ quả 260 bất lợi mà sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh gây ra đó là sẽ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có chỉnh sửa. Điều kiện 5: Bên có lợi ích bị ảnh hƣởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hƣởng đến lợi ích. Điều kiện này không phản ánh bản chất của sự thay đổi của hoàn cảnh mà là điều kiện về mặt thủ tục, yêu cầu bên bị ảnh hƣởng phải thiện chí trong việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Về hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản: Hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản vừa có tính nội dung vừa mang tính thủ tục. Về nội dung, sự thay đổi của hoàn cảnh dẫn đến bên có nghĩa vụ có thể đƣợc xem xét miễn trừ hoặc điều chỉnh nghĩa vụ đã cam kết bằng cách sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Về thủ tục, việc điều chỉnh nghĩa vụ hợp đồng đƣợc thực hiện thông qua giai đoạn đàm phán lại và giai đoạn xét xử bởi Tòa án. Quy trình cụ thể theo Điều 420 có thể mô tả nhƣ sau: Trƣớc hết, bên có lợi ích bị ảnh hƣởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Mặc dù vậy, điều luật không quy minh thị trƣờng hợp các bên tự đàm phán lại không thành công thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thay vì nhờ cậy đến Tòa án hay không mà chỉ quy định nếu các bên không tiến hành đàm phán lại đƣợc hoặc đàm phán lại không thành công thì một trong các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Mặc dù khoản 2 và 3 Điều 420 không có ngôn từ nào buộc bên bị bất lợi phải yêu cầu đàm phán lại trƣớc khi yêu cầu tòa án giải quyết hay không, nhƣng có thể hiểu điều luật ngầm định rằng yêu cầu đàm phán lại là điều kiện tiên quyết trƣớc khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Điều này phản ánh đúng bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên ngay khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì các bên cần có vai trò tích cực trong quá trình đàm phán lại để giải quyết vấn đề. Vấn đề ở đây là luật Việt Nam không điều chỉnh quy trình đàm phán lại, chẳng hạn yêu cầu đàm phán lại cần đƣợc đƣa ra với những yêu cầu gì và ngƣời nhận đƣợc yêu cầu phải cân nhắc hợp lý nhƣ thế nào? Sự thiếu vắng của quy định điều chỉnh quá trình đàm phán lại dẫn đến hiệu quả đàm phán lại khó có thể dự liệu đƣợc, mặc dù đây là quy trình bắt buộc thực hiện trƣớc khi đƣa vụ việc ra Tòa án. 261 Vấn đề tiếp theo cần làm rõ là thẩm quyền của Tòa án. Theo khoản 3 Điều 420 thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc là chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trƣờng hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu đƣợc sửa đổi. Quy định này dƣờng nhƣ ƣu tiên chấm dứt hợp đồng hơn là sửa đổi.278 Và căn cứ duy nhất đƣợc đƣa ra để lựa chọn giữa hai giải pháp là trên cơ sở đánh giá chi phí để thực hiện mỗi giải pháp. Tuy nhiên, nhà làm luật cũng chƣa quy định rõ vậy chi phí đƣợc nhắc đến là chi phí gì và đƣợc tính toán nhƣ thế nào? Một vấn đề nữa là nếu các bên chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng mà không phải cả hai giải pháp thì Tòa án có thể lựa chọn giữa hai phƣơng án đó hay không? Chẳng hạn, trong vụ việc nói trên, Công ty P chỉ yêu cầu chấm dứt hợp đồng mà không yêu cầu sửa đổi hợp đồng. Giả định rằng có hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra, nếu có căn cứ cho rằng “việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi” theo khoản 3 Điều 420 thì Tòa án có thể sửa đổi hợp đồng thay vì chấm dứt hợp đồng nhƣ nguyên đơn yêu cầu hay không? Nếu câu trả lời là có thì có trái với nguyên tắc tự định đoạt của đƣơng sự quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hay không? Điều luật này quy định: “…Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.” Ngoài ra, để cân bằng lợi ích các bên thì liệu Tòa án có thể quyết định các vấn đề khác nhƣ yêu cầu một bên chia sẻ một phần thiệt hại hay không? 2. Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 1195 BLDS Pháp Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản mới đƣợc chính thức ghi nhận tại BLDS Pháp trong lần sửa đổi năm 2016 tại Điều 1195 nhƣ sau: “Nếu xảy ra sự thay đổi của hoàn cảnh mà không thể lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng và khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trở nên khó khăn quá mức, và bên đó đã không thỏa thuận về việc gánh chịu rủi ro này, thì bên đó có thể đề nghị bên còn lại đàm 278 Vũ Thị Lan Anh, “Các Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Trong Việc Thực Hiện Hợp Đồng Khi Hoàn Cảnh Thay Đổi,” Tạp Chí Nhà Nước và Pháp Luật, no. 337 (tháng 5 năm 2016). 262 phán lại hợp đồng. Bên đưa ra yêu cầu vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong suốt quá trình đàm phán lại. Nếu bên kia từ chối đàm phán lại hoặc đàm phán lại không thành thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, trong đó các bên thỏa thuận về ngày chấm dứt và các điều khoản chấm dứt, hoặc cùng thỏa thuận yêu cầu tòa án sửa đổi hợp đồng. Trong một khoảng thời gian hợp lý, nếu các bên không đạt được sự thảo thuận này thì theo yêu cầu của một bên, Tòa án có thể chỉnh sửa hoặc chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều khoản do Tòa án xác định.”279 Tƣơng tự Điều 420 BLDS năm 2015, Điều 1195 cũng bao gồm hai nội dung chính là các điều kiện áp dụng và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Về điều kiện áp dụng: Điều 1195 quy định bốn điều kiện áp dụng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, gồm: Có sự thay đổi của hoàn cảnh, sự thay đổi có tính không thể lƣờng trƣớc đƣợc vào thời điểm ký kết hợp đồng, hoàn cảnh mới khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trở nên khó khăn quá mức và bên có nghĩa vụ đã không thỏa thuận về việc gánh chịu rủi ro đó. So với năm điều kiện quy định tại Điều 420 BLDS Việt Nam, BLDS Pháp cũng quy định hai điều kiện là tính không thể lƣờng trƣớc đƣợc của sự thay đổi và sự thay đổi khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn quá mức. Điểm khác biệt cơ bản là luật Pháp không yêu cầu rõ ràng sự thay đổi phải có tính khách quan mà chỉ quy định có sự thay đổi của hoàn cảnh nói chung, nhƣng lại có một điều kiện rất quan trọng là rủi ro do hoàn cảnh thay đổi phải không thuộc về nghĩa vụ theo hợp đồng của bên bị thiệt hại. Các điều kiện nói trên có thể đƣợc diễn giải cụ thể nhƣ sau: Điều kiện một: Có sự thay đổi của hoàn cảnh 279 Dịch bởi tác giả. Art. 1195. –If a change of circumstances that was unforeseeable at the time of the conclusion of the contract renders performance excessively onerous for a party who had not accepted the risk of such a change, that party may ask the other contracting party to renegotiate the contract. The first party must continue to perform his obligations during renegotiation. In the case of refusal or the failure of renegotiations, the parties may agree to terminate the contract from the date and on the conditions which they determine, or by a common agreement ask the court to set about its adaptation. In the absence of an agreement within a reasonable time, the court may, on the request of a party, revise the contract or put an end to it, from a date and subject to such conditions as it shall determine. https://www.trans-lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/ 263 Điều 1195 đề cập đến sự thay đổi của hoàn cảnh nhƣ một trong những điều kiện cơ bản nhất để có thể viện dẫn áp dụng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, điều luật này chỉ nói đến sự thay đổi chung chung mà không có hàm ý là phải bất ngờ và cũng không giới hạn trong bất cứ yếu tố nào, bất kể từ thiên nhiên, chính sách, pháp luật… Điều luật cũng không quy định liệu sự thay đổi đó có thể phụ thuộc vào ý chí của các bên hợp đồng hay không. Khi bình luận về Điều 1195, có quan điểm cho rằng sự kiện dẫn đến sự thay đổi phải nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. 280 Nếu pháp luật Đức yêu cầu chỉ những hoàn cảnh là yếu tố nền tảng mà trên cơ sở đó các bên ký kết hợp đồng mới đƣợc coi là thay đổi cơ bản thì BLDS Pháp không mô tả đặc điểm của hoàn cảnh với hàm ý này. Phải chăng những yếu tố nào đƣợc coi là hoàn cảnh của hợp đồng đƣợc xác định theo theo từng tiêu chí cụ thể theo từng hợp đồng riêng biệt? Điều kiện hai: Tính không lường trước được Đây là điều kiện đƣợc ghi nhận ở cả luật Dân sự Việt Nam và Pháp. Theo các học giả thì điều kiện này cần đƣợc áp dụng một cách chặt chẽ theo hƣớng không chỉ là không đƣợc lƣờng trƣớc mà phải có tính không lƣờng trƣớc đƣợc. Điều này có nghĩa là nếu bản chất sự kiện là lƣờng trƣớc đƣợc thì các bên đƣơng nhiên có nghĩa vụ phải tính toán đến khi ký kết hợp đồng, nếu không họ cũng không đƣợc miễn trừ trách nhiệm vì đã không cẩn trọng tham gia vào hợp đồng đó. 281 Điều kiện ba: Sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn quá mức. Quy định này có thể xem có tính tƣơng tự với điều kiện thứ tƣ theo quy định của pháp luật Việt Nam là nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì một bên sẽ bị thiệt hại nặng nề. Điều kiện này nhấn mạnh mức độ ảnh hƣởng lớn của hoàn cảnh thay đổi đến quá trình thực hiện hợp đồng. Rõ ràng, pháp luật cả hai nƣớc đều yêu cầu chỉ những thay đổi dẫn đến khó khăn quá mức bình thƣờng mới đƣợc chấp nhận. Tuy nhiên, điều đáng nói là đây đều là những quy định định tính, trừu tƣợng và việc hiểu thế nào là khó khăn quá mức, thế nào là thiệt hại nặng nề phụ thuộc vào chủ thể áp dụng pháp luật. Về cách thức đánh giá khó khăn, có tác giả cho rằng cần căn cứ vào đặc điểm của 280 Alain Pietrancosta, “(PDF) Introduction of the Hardship Doctrine („Théorie de l‟imprévision‟) into French Contract Law: A Mere Revolution on the Books?,” ResearchGate, accessed January 24, 2019, https://www.researchgate.net/publication/315669056_Introduction_of_the_hardship_doctrine_theorie_de_l'impr evision_into_French_contract_law_A_mere_revolution_on_the_books. 281 Alain Pietrancosta. 264 hợp đồng một cách khách quan chứ không phải xuất phát từ khả năng tài chính của bên có nghĩa vụ. 282 Điều kiện bốn: Bên có nghĩa vụ đã không chấp nhận rủi ro xuất phát từ sự thay đổi của hoàn cảnh khi ký kết hợp đồng. Đây là điều kiện mà nhà làm luật Việt Nam không đề cập đến. Theo điều kiện này thì nếu khi ký kết hợp đồng, bên có nghĩa vụ đã thỏa thuận bằng một điều khoản cụ thể hay hàm ý trong hợp đồng rằng sẽ gánh chịu rủi ro trong một số trƣờng hợp cụ thể, trong đó có sự kiện dẫn đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thì bên này sẽ không đƣợc viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhƣ một cách để giải phóng nghĩa vụ nữa. Câu hỏi đặt ra là tại sao một bên lại sẵn sàng chấp nhận trƣớc những rủi ro có thể phát sinh từ sự thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh, liệu những điều khoản nhƣ thế này trong hợp đồng có đảm bảo tính bình đẳng hay không? Khi ký kết hợp đồng, trong nhiều trƣờng hợp, một bên sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có thể xuất phát từ bản chất một số hợp đồng có tính rủi ro cao nhƣ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng đầu tƣ dự án, có thể xuất phát từ động cơ riêng của một bên chẳng hạn để duy trì một mối quan hệ làm ăn mà họ cho là có lợi ích lâu dài hoặc thậm chí chấp nhận may rủi với tƣ duy “đƣợc ăn cả ngã về không”. Tuy nhiên, sự chấp nhận rủi ro đến mức độ nào đƣợc coi là hợp lý thì cần đƣợc cân nhắc trên cơ sở đối chiếu với hoàn cảnh ký kết, bản chất hợp đồng cũng nhƣ đối trọng giữa các bên khi đàm phán. Những điều khoản chấp nhận rủi ro rõ ràng phi lý thì cần xem xét hiệu lực có phản ánh ý chí thực sự của các bên và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của pháp luật hợp đồng hay không?283 Về hệ quả pháp lý: Theo Điều 1195, bên bị thiệt hại có thể đề nghị bên kia đàm phán lại hợp đồng. Nếu bên kia từ chối đàm phán lại hoặc đàm phán lại không thành công thì các bên có thể tự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc cùng thỏa thuận yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng. Trong một khoảng thời gian hợp lý, nếu các bên không đạt đƣợc sự thỏa thuận này thì theo yêu cầu của một bên, Tòa án có thể chỉnh sửa hoặc chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều khoản do Tòa án xác định. 282 283 Alain Pietrancosta. Alain Pietrancosta. 265 Giai đoạn đàm phán lại: Theo quy định trên thì quy trình đàm phán lại mang tính chất bắt buộc trƣớc khi có thể đƣa vụ việc ra Tòa án. 284 Có quan điểm cho rằng không nên bắt buộc các bên đàm phán lại vì có thể gây lãng phí thời gian và công sức; bên cạnh đó, tác giả này cũng quan ngại rằng một bên dễ bị đặt vào thế bất lợi trong quá trình đàm phán lại. Tính kém hiệu quả của quy trình đàm phán lại đƣợc lý giải từ góc độ kinh tế học hành vi cho rằng đàm phán lại các điều khoản khi có hoàn cảnh bất lợi xảy ra sẽ có ít khả năng thành công bởi vì vào thời điểm đó, ý chí các bên có khả năng cao bị đóng đinh bởi những thỏa thuận vốn có của hợp đồng và mang tâm lý tránh tổn thất. Các nghiên cứu về hành vi con ngƣời còn chỉ ra rằng thƣơng lƣợng để phân định thiệt hại (bargain over losses) sẽ ít có khả năng thành công hơn thƣơng lƣợng để cùng đạt đƣợc một giá trị nào đó (bargain over gains) vì các bên sẽ ít đƣa ra nhƣợng bộ hơn. Có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến việc ngƣời đƣợc yêu cầu không chấp nhận tham gia đàm phán vì thứ nhất họ cho rằng không có hoàn cảnh thay đổi xảy ra, hoặc ngay khi cho rằng có hoàn cảnh thay đổi, thì họ cũng quan ngại rằng việc chấp nhận đàm phán lại có thể dẫn đến khó bảo vệ trƣớc Tòa án nếu đàm phán không thành. Do đó, học giả này đề xuất nếu các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì không nên quy định nghĩa vụ đàm phán lại để giảm tốn kém, thay vì đó họ nên đƣợc chấm dứt, sau đó tự do thƣơng lƣợng lại hoặc tìm một đối tác khác phù hợp với hoàn cảnh mới để tối ƣu hóa lợi ích.285 Thẩm quyền của Tòa án: Tòa án Pháp đƣợc trao thẩm quyền khá rộng, tự do quyết định việc sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Khác với Việt Nam, Điều 1195 không đặt ra thứ tự ƣu tiên áp dụng chế tài chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng. Khi bình luận về Điều 1195, có quan điểm cho rằng chỉ nên sửa đổi nếu nhƣ hợp đồng thực sự còn giá trị hoặc nghĩa vụ đã đƣợc thực hiện.286 3. Một số bình luận và đề xuất Về các điều kiện áp dụng: Có thể thấy các điều kiện áp dụng quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật hai nƣớc đều mang tính trừu tƣợng, đòi hỏi cần tiếp tục đƣợc hƣớng dẫn cụ thể 284 Mitja Kovac, “Frustration of Purpose and the French Contract Law Reform: The Challenge to the International Commercial Attractiveness of English Law?,” Maastricht Journal of European and Comparative Law 25, no. 3 (June 1, 2018): 288–309, https://doi.org/10.1177/1023263X18781190. 285 Kovac. 286 Kovac. 266 hơn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc xác định thế nào là hoàn cảnh, tính không lƣờng trƣớc đƣợc của sự thay đổi và mức độ ảnh hƣởng của sự thay đổi. Khi đƣa ra định nghĩa về hoàn cảnh, Việt Nam và Pháp có thể tham khảo quy định của BLDS Đức tại Điều 313, theo đó hoàn cảnh chỉ nên giới hạn ở những yếu tố tạo nên cơ sở để ký kết hợp đồng. Sự khác biệt lớn nhất trong các điều kiện áp dụng là luật Dân sự Pháp yêu cầu rủi ro xuất phát từ sự thay đổi của hoàn cảnh phải chƣa đƣợc dự liệu trong hợp đồng thuộc về trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Đây là điều kiện có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ trong pháp luật về hợp đồng thì thỏa thuận của các bên trong chính hợp đồng cụ thể cần đƣợc tôn trọng áp dụng trƣớc hết. Do đó, chúng tôi đề xuất Việt Nam nên bổ sung điều kiện này vào khoản 1 Điều 420 nhƣ là điều kiện cấu thành hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Về hệ quả pháp lý: Chúng tôi cho rằng việc pháp luật hai nƣớc quy định nghĩa vụ bắt buộc đàm phán lại là hợp lý bởi lẽ bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, nên khi sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng, các bên cần đƣợc tạo nhiều cơ hội nhất để bày tỏ nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thực sự của quy trình đàm phán lại, chúng tôi đề xuất pháp luật nên điều chỉnh chặt chẽ quy trình này với các nội dung nhƣ sau: Thứ nhất, bên đƣa ra yêu cầu đàm phán lại phải cung cấp các minh chứng chứng minh sự thay đổi của hoàn cảnh. Thứ hai, bên nhận đƣợc yêu cầu phải xem xét yêu cầu đàm phán lại một cách thiện chí, việc không chấp nhận đàm phán lại cần nêu rõ lý do. Việc chấp nhận đàm phán lại không đƣợc coi là mặc nhiên chấp nhận có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh. Thứ ba, mọi trao đổi, bao gồm sự nhƣợng bộ của các bên trong quá trình đàm phán lại cần đƣợc giữ bí mật, không thể sử dụng nhƣ chứng cứ chống lại các bên nếu vụ việc tiếp tục đƣợc giải quyết bởi Tòa án. Có nhƣ vậy thì các bên mới cởi mở đƣa ra thỏa thuận trong quá trình đàm phán lại. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự Việt Nam cần quy định rõ ràng về thẩm quyền của Tòa án theo hƣớng đề cao vai trò của Tòa án. Tòa án có thể sửa đổi, có thể chấm dứt hoặc cũng có thể tuyên bố hợp đồng tiếp tục thực hiện nhƣ cam kết ban đầu. Bởi lẽ, khi cân nhắc lựa chọn giữa các giải pháp này, Tòa án cần đánh giá nhiều yếu tố một 267
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.