QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

pdf
Số trang QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 18 Cỡ tệp QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 364 KB Lượt tải QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 0 Lượt đọc QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 0
Đánh giá QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

QUY CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 219/QĐ-NHNT.TKHĐQT ngày 03 tháng 07 năm 2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) PHẦN I : QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi áp dụng 1. Quy chế này quy định chi tiết về các hoạt động mua, bán, cho tặng liên quan đến cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (sau đây được gọi chung là “chuyển nhượng”); 2. Việc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ, việc thừa kế cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) không thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế này. Điều 2: Đối tượng áp dụng 1. Cổ đông của VCB; 2. Tổ chức, cá nhân (trong nước và nước ngoài) tham gia chuyển nhượng cổ phần của VCB; 3. VCB; 4. Tổ chức được VCB ủy quyền thực hiện việc xác nhận chuyển nhượng cổ phần: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS). Điều 3: Nguyên tắc thực hiện 1. Việc chuyển nhượng cổ phần của VCB chỉ được thực hiện khi các bên tham gia chuyển nhượng hoàn tất đầy đủ các thủ tục, hồ sơ được quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan; 2. Các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần VCB phải trực tiếp đến các địa điểm tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục chuyển nhượng theo thông báo của VCB và/hoặc VCBS. Điều 4: Giải thích từ ngữ 1. Cổ đông : là tổ chức, cá nhân (trong nước và nước ngoài) hiện đang sở hữu cổ phần VCB; 2. Sổ đăng ký cổ đông : là văn bản và/hoặc tập dữ liệu điện tử được lưu giữ tại VCB để xác nhận và quản lý cổ đông VCB; 3. Sổ chứng nhận cổ đông : là văn bản do VCB phát hành, cấp cho cổ đông để xác nhận thông tin về việc sở hữu cổ phần VCB; 1 4. Phiếu nhận Hồ sơ : là văn bản do VCBS cấp cho bên nhận chuyển nhượng và/hoặc bên chuyển nhượng để xác nhận việc VCBS đã nhận đầy đủ Hồ sơ chuyển nhượng theo quy định tại Điều 7 Quy chế này; 5. Nhà đầu tư : là tổ chức, cá nhân (trong nước và nước ngoài) tham gia chuyển nhượng cổ phần VCB; 6. Giới hạn chuyển nhượng: là giới hạn cho phép các tổ chức, cá nhân được quyền sở hữu cổ phần của VCB, được quy định tại Điều lệ VCB và các quy định có liên quan của pháp luật, cụ thể: a) Đối với các tổ chức, cá nhân trong nước: - Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư cá nhân trong nước không vượt quá 10% vốn điều lệ của VCB; - Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư là tổ chức trong nước không vượt quá 20% vốn điều lệ của VCB (trừ tổ chức đại diện và nắm giữ số cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước tại VCB); - Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của VCB; - Việc sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ nêu trên phải được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; - Người có liên quan của tổ chức, cá nhân trong nước bao gồm : (i) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; ngân hàng với công ty trực thuộc của ngân hàng và ngược lại; các công ty có cùng công ty mẹ với nhau; các công ty trực thuộc của cùng ngân hàng với nhau; (ii) Công ty đối với người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của công ty đó hoặc người, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại; (iii) Công ty đối với cá nhân sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại công ty đó và ngược lại; (iv) Những người có quan hệ thân thuộc với nhau, gồm: vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột; (v) Công ty đối với người có quan hệ thân thuộc (theo quy định tại tiết (iv) điểm a khoản 6 này) của người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của công ty đó và ngược lại; (vi) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại tiết (i), (ii), (iii), (iv) và (v) khoản 6 này đối với người uỷ quyền. b) Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài: - Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của VCB; 2 - - Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của VCB; Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của VCB; - Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của VCB. - Người có liên quan của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm : (i) Công ty mẹ của tổ chức đó, công ty có cùng công ty mẹ với tổ chức đó; (ii) Người hoặc tổ chức quản lý công ty mẹ, người hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ của tổ chức đó; (iii) Công ty trực thuộc hoặc công ty con của tổ chức đó; (iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, người hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của tổ chức đó; (v) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của tổ chức đó; (vi) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột (và vợ, chồng của những người này) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của tổ chức đó; (vii) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột (và vợ, chồng của những người này) của cá nhân đó; (viii) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại tiết (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi) và (vii) điểm b khoản 6 này đối với chính những người uỷ quyền và đối với người liên quan của người uỷ quyền và người được uỷ quyền. 7. Hồ sơ chuyển nhượng được chấp thuận: là hồ sơ đã được VCBS xác nhận chuyển nhượng và/hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. 8. Giấy ủy quyền: là bằng chứng xác nhận việc cổ đông uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện việc chuyển nhượng. Yêu cầu đối với Giấy uỷ quyền : - Đối với tổ chức trong nước: Giấy ủy quyền phải có dấu và chữ ký người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó; - Đối với cá nhân trong nước: Giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND xã/phường nơi người ủy quyền cư trú; - Đối với tổ chức nước ngoài: Giấy ủy quyền phải có dấu (nếu có) và chữ ký người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó và phải được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; - Đối với cá nhân nước ngoài: Giấy ủy quyền phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ và được hợp pháp hóa lãnh sự. 3 PHẦN II : CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông chuyển nhượng 1. Ký Giấy yêu cầu chuyển nhượng cổ phần và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu của bên chuyển nhượng theo quy định tại Điều 7 Quy chế này cho VCBS; 2. Yêu cầu VCBS tiếp nhận và xác nhận việc chuyển nhượng khi cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định; 3. Được hưởng các quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Điều lệ VCB và các quy định có liên quan của pháp luật (nếu vẫn là cổ đông VCB sau khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần); 4. Thông báo ngay cho VCBS bằng văn bản khi có sự thay đổi về tên cổ đông và/hoặc người đại diện (đối với tổ chức), địa chỉ liên hệ, số đăng ký người sở hữu (số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông/nhà đầu tư nhận chuyển nhượng 1. Ký Giấy yêu cầu chuyển nhượng cổ phần và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu của bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 7 Quy chế này cho VCBS; 2. Chỉ được phép nhận chuyển nhượng trong giới hạn chuyển nhượng; 3. Nhà đầu tư/cổ đông nhận chuyển nhượng chính thức sở hữu số cổ phần nhận chuyển nhượng kể từ ngày VCBS xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần hoặc ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hồ sơ chuyển nhượng (đối với các hồ sơ chuyển nhượng theo quy định phải xin phép Ngân hàng Nhà nước). Kể từ thời điểm này Nhà đầu tư/cổ đông được hưởng các quyền và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Điều lệ VCB và quy định có liên quan của pháp luật; 4. Bảo đảm tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, tính hợp lệ của hồ sơ xin mua cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam; 5. Đối với bên nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì hồ sơ của bên nhận chuyển nhượng phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; 6. Thông báo ngay cho VCBS bằng văn bản khi có sự thay đổi về tên cổ đông và/hoặc người đại diện (đối với tổ chức), địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi trên Sổ chứng nhận cổ đông. Điều 7: Hồ sơ chuyển nhượng 1. Giấy yêu cầu chuyển nhượng cổ phần (03 bản theo Phụ lục số 01) có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu một hoặc hai bên là tổ chức thì phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền theo pháp luật và có dấu của tổ chức đó). 4 2. a) - Giấy tờ khác đối với bên chuyển nhượng Đối với cá nhân Sổ chứng nhận cổ đông VCB (bản gốc); Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (được ghi trên Sổ chứng nhận cổ đông) của bên chuyển nhượng; - Giấy uỷ quyền và Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người được uỷ quyền (nếu bên chuyển nhượng uỷ quyền cho người khác thực hiện) b) Đối với tổ chức - Sổ chứng nhận cổ đông VCB (bản gốc); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận sao y bản chính); - Văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng của Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên hoặc của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của bên chuyển nhượng; - Giấy giới thiệu của tổ chức và Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người được tổ chức giới thiệu thay mặt cho tổ chức thực hiện thủ tục chuyển nhượng. 3. Giấy tờ khác đối với bên nhận chuyển nhượng a) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước: ƒ Đối với cá nhân: - Giấy Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng; - Giấy ủy quyền và Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người được uỷ quyền (nếu bên nhận chuyển nhượng uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện); - Trường hợp bên nhận chuyển nhượng chưa phải là cổ đông của VCB thì ngoài các giấy tờ trên còn phải có Đơn mua cổ phần (Phụ lục số 02). ƒ Đối với tổ chức: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận sao y bản chính); - Điều lệ tổ chức hoạt động (bản sao có xác nhận sao y bản chính); - Văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng của Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên hoặc của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của bên nhận chuyển nhượng; - Giấy giới thiệu của tổ chức và Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người được tổ chức giới thiệu thay mặt cho tổ chức thực hiện thủ tục chuyển nhượng. - Trường hợp bên nhận chuyển nhượng chưa phải là cổ đông của VCB thì ngoài các giấy tờ trên còn phải có Đơn mua cổ phần do người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền của tổ chức ký, đóng dấu (Phụ lục số 03). b) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài: ƒ Đối với cá nhân: - Đơn mua cổ phần (Phụ lục số 04); - Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; 5 - Lý lịch tự khai (Phụ lục số 06); - Tài liệu chứng minh nguồn tài chính hợp pháp; Ngoại trừ đơn mua cổ phần, các văn bản còn lại (đã nêu trên đây) đối với cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. ƒ Đối với tổ chức: - Đơn mua cổ phần do người đại diện theo pháp luật của tổ chức ký, đóng dấu (Phụ lục số 05); - Các văn bản pháp lý về thành lập và hoạt động của tổ chức (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ); - Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức; - Báo cáo tài chính năm liền kề trước năm mua cổ phần đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập; - Văn bản của người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người đại diện phần vốn mua cổ phần tại VCB; - Văn bản của người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người ký các văn bản liên quan đến hồ sơ chuyển nhượng (trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không ký các văn bản này); - Đối với tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của VCB phải có tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về kết quả xếp hạng tại thời điểm gần nhất (nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm có đơn mua cổ phần); - Lý lịch tự khai (Phụ lục số 06), bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền đại diện phần vốn mua cổ phần tại VCB; Ngoại trừ đơn mua cổ phần và tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các văn bản còn lại (đã nêu trên đây) đối với tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ nêu tại điểm b, khoản 3, Điều 7 trên đây phải được lập thành 02 bộ, 01 bộ bằng tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan công chứng Việt Nam) và 01 bộ bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung Quốc). Điều 8: Trình tự, thủ tục xác nhận chuyển nhượng, hoàn trả hồ sơ 1. Hồ sơ chuyển nhượng sau khi được các bên hoàn tất sẽ được VCBS tiếp nhận tại các địa điểm được thông báo; 2. Sau khi kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ chuyển nhượng, VCBS sẽ thu phí chuyển nhượng (theo biểu phí được VCBS công bố tại thời điểm chuyển nhượng) và cấp cho bên nhận chuyển nhượng và/hoặc bên chuyển nhượng Phiếu nhận Hồ sơ (Phụ lục số 07) kèm theo hoá đơn/chứng từ xác nhận việc thu phí chuyển nhượng; 6 3. Xử lý, xác nhận hồ sơ chuyển nhượng và chuyển trả kết quả cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. a) Đối với Hồ sơ chuyển nhượng không phát sinh việc cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ chuyển nhượng, VCBS thực hiện việc xác nhận chuyển nhượng và hoàn trả kết quả cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. b) Đối với Hồ sơ chuyển nhượng có phát sinh việc cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới. - Trong thời hạn tối đa bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ chuyển nhượng, VCBS thực hiện việc xác nhận chuyển nhượng đồng thời lập hồ sơ xin cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới gửi VCB. - Trong thời gian tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới do VCBS chuyển sang, VCB sẽ thực hiện việc cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới và chuyển trả cho VCBS. - Trong thời gian tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Sổ chứng nhận cổ đông mới do VCB chuyển trả, VCBS sẽ thực hiện việc hoàn trả kết quả cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. 4. Bên nhận chuyển nhượng và/hoặc bên chuyển nhượng mang theo Phiếu nhận Hồ sơ, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu khi làm thủ tục chuyển nhượng đến địa điểm đã nộp Hồ sơ chuyển nhượng để ký nhận và lấy Sổ chứng nhận cổ đông. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng và/hoặc bên chuyển nhượng không trực tiếp đến nhận thì người nhận thay phải có giấy uỷ quyền của bên nhận chuyển nhượng và/hoặc bên chuyển nhượng theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Quy chế này; 5. Trường hợp Hồ sơ chuyển nhượng không thực hiện được (do phát sinh những yêu cầu mới theo quy định của pháp luật) thì VCBS có trách nhiệm thông báo cho các bên để bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ cho phù hợp; 6. Đối với Hồ sơ chuyển nhượng theo quy định phải xin phép chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thì thời gian xử lý Hồ sơ chuyển nhượng không bao gồm thời gian VCBS, VCB xin phép Ngân hàng Nhà nước. Điều 9: Quy định về địa điểm quản lý cổ đông 1. Để thuận tiện và giảm thiểu thời gian cho việc chuyển nhượng, VCBS sẽ phân địa điểm quản lý cổ đông theo vùng (gắn với địa chỉ thường trú của cổ đông/nhà đầu tư); 2. Cổ đông/Nhà đầu tư khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần (lần đầu) sẽ được VCBS thông báo về địa điểm tiếp nhận giao dịch và quản lý đối với cổ đông. Các cổ đông khi đã được thông báo về địa điểm quản lý cổ đông sẽ thực hiện giao dịch tại địa điểm đó (nếu phát sinh các giao dịch tiếp theo); 3. Trường hợp cổ đông có nhu cầu thay đổi địa điểm quản lý cổ đông, cổ đông thực hiện việc xác nhận với VCBS bằng cách gửi Yêu cầu chuyển địa điểm quản lý cổ đông VCB 7 (theo phụ lục số 08) tới địa điểm hiện đang quản lý cổ đông. Căn cứ theo yêu cầu của cổ đông, VCBS sẽ thực hiện việc chuyển địa điểm quản lý cổ đông. Điều 10: Quy định về việc cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông bị mất, hư hỏng 1. Đối với cổ đông bị mất Sổ chứng nhận cổ đông: - Cổ đông bị mất Sổ chứng nhận cổ đông phải thông báo ngay bằng văn bản cho VCBS về việc mất Sổ chứng nhận cổ đông. VCB và VCBS không chịu bất kỳ trách nhiệm nào do việc không thông báo mất Sổ chứng nhận cổ đông của cổ đông; - Căn cứ thông báo của cổ đông, VCBS sẽ kiểm tra tính xác thực của việc sở hữu cổ phần của cổ đông đồng thời thông báo về việc mất Sổ chứng nhận cổ đông của cổ đông trên Website của VCBS trong thời gian 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được thông báo và đã kiểm tra tính xác thực của việc sở hữu cổ phần); - Sau khi hết thời hạn nêu trong thông báo về việc mất Sổ chứng nhận cổ đông của cổ đông, nếu không phát sinh các khiếu kiện, khiếu nại thì VCBS sẽ lập hồ sơ xin cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông và chuyển cho VCB (trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thông báo) để thực hiện việc cấp lại; - Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của VCBS, VCB sẽ thực hiện việc cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông cho cổ đông và chuyển trả cho VCBS. Sổ chứng nhận cổ đông được cấp lại theo mã số cổ đông mới thay thế cho Sổ chứng nhận cổ đông cũ. Kể từ thời điểm hết thời hạn nêu trong thông báo về việc mất Sổ chứng nhận cổ đông, Sổ chứng nhận cổ đông cũ sẽ không còn giá trị lưu hành. - Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển trả từ VCB, VCBS sẽ thông báo và phát Sổ chứng nhận cổ đông cho cổ đông mất sổ và cập nhật thông tin mất sổ vào hệ thống quản lý cổ đông. 2. Đối với việc đổi lại Sổ chứng nhận cổ đông do hư hỏng, rách nát: - Cổ đông có nhu cầu đổi lại Sổ chứng nhận cổ đông phải làm đơn đề nghị đổi lại Sổ chứng nhận cổ đông gửi cho VCBS kèm theo Sổ chứng nhận cổ đông bị hư hỏng, rách, nát; - Căn cứ vào đơn đề nghị, Sổ chứng nhận cổ đông của cổ đông, VCBS sẽ xem xét tính cần thiết của việc cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông. Trường hợp xét thấy việc cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông là cần thiết, VCBS sẽ lập hồ sơ xin cấp lại chuyển cho VCB; - Nội dung và thời gian thực hiện các công việc liên quan đến cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông được thực hiện tương tự như đối với việc cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông bị mất (riêng mã số cổ đông vẫn được giữ nguyên theo Sổ chứng nhận cổ đông cũ). 3. Phí cấp lại Sổ chứng nhận cổ đông sẽ thực hiện theo thông báo phí của VCB (nếu có) trong từng thời kỳ. 8 PHẦN III : CÁC QUY ĐỊNH KHÁC Điều 11: Hiệu lực thi hành Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến thời điểm Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chốt danh sách cổ đông để thực hiện việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Điều 12: Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung 1. VCB, VCBS, các cổ đông của VCB, tổ chức và cá nhân tham gia chuyển nhượng cổ phần của VCB phải thực hiện theo quy định của Quy chế này. 2. Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam quyết định. T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH NGUYỄN HÒA BÌNH 9 Phụ lục số 01 _____, ngày___ tháng___ năm______ GIẤY YÊU CẦU CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN Kính gửi: Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) I II III 1. 2. BÊN CHUYỂN NHƯỢNG Tên cá nhân/tổ chức:.................................................................................................................... Giấy CMND/Hộ chiếu/ĐKKD số:.......................ngày cấp:......................nơi cấp:..................... Địa chỉ: ........................................................................................................................................ Điện thoại liên hệ:........................................................................................................................ Số lượng cổ phiếu nắm giữ:......................................................................................................... Họ tên người đại diện (đối với tổ chức) :.................................................................................... Giấy CMND/Hộ chiếu số :..............................ngày cấp:.......................nơi cấp..:....................... Mã số cổ đông:............................................................................................................................ BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG Tên cá nhân/tổ chức:.................................................................................................................... Giấy CMND/Hộ chiếu/ĐKKD số:........................ngày cấp:......................nơi cấp:.................... Địa chỉ: ........................................................................................................................................ Điện thoại liên hệ:........................................................................................................................ Số lượng cổ phiếu nắm giữ:......................................................................................................... Họ tên người đại diện (đối với tổ chức):...................................................................................... Giấy CMND/Hộ chiếu số :...............................ngày cấp:.......................nơi cấp:........................ Mã số cổ đông (nếu có)............................................................................................................... NỘI DUNG CHUYỂN NHƯỢNG Số lượng cổ phần chuyển nhượng: ...........................(bằng chữ: ..............................................) Tổng giá trị chuyển nhượng (theo mệnh giá):.............................(bằng chữ:.............................. ....................................................................................................................................................) Chúng tôi cam kết: - - Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp số cổ phần chuyển nhượng, không bị ràng buộc bởi bất cứ nghĩa vụ nào. Đồng thời, Bên nhận chuyển nhượng đủ điều kiện để nhận chuyển chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, chấp nhận thực trạng tài chính và Điều lệ của VCB; Việc chuyển nhượng cổ phần cũng đồng thời là chuyển nhượng các quyền lợi phát sinh (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới, quyền nhận cổ phiếu thưởng hoặc các quyền lợi khác), nếu có quy định khác thì các bên tự thoả thuận. Hai bên tự thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần và giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến số cổ phần chuyển nhượng, không liên quan đến VCB. BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN CHUYỂN NHƯỢNG XÁC NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (_______, ngày ___ tháng ___ năm ______) Phòng Lưu ký Đại diện VCBS 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.