QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5

pdf
Số trang QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5 24 Cỡ tệp QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5 1 MB Lượt tải QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5 0 Lượt đọc QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5 0
Đánh giá QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 5
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu... Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn đã trình bày. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các thiết bị máy móc thành các nhóm sau đây: máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất; thiết bị phụ trợ; thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng truyền; thiết bị và dụng cụ điện; máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng dụng cụ, phòng thí nghiệm; thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng, thay thế; thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy, xử lý chất thải; các loại xe đưa đón công nhân, xe con, xe tải; các máy móc, thiết bị khác. Công suất của máy móc thiết bị: Cần phân biệt các loại công suất: • Công suất thiết kế là khả năng sản xuất sản phẩm trong 1 giờ của thiết bị. • Công suất lý thuyết là công xuất tối đa trên lý thuyết mà thiết bị có thể thực hiện được với giả thiết là máy móc hoạt động liên tục không bị gián đoạn vì bất cứ lý do nào như mất điện, máy hư hỏng ... trong thời gian quy định (bao nhiêu ca trong một ngày, bao nhiêu ngày trong một năm). • Công suất thực tế : luôn nhỏ hơn công suất lý thuyết, là công suất thực tế đạt được. Trong điều kiện hoạt động tốt nhất trong công suất thực tế cũng chỉ đạt được 90% công suất lý thuyết. Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động • Công suất kinh tế tối thiểu: biểu hiện bởi mức sản phẩm cần thiết phải được sản xuất trong một đơn vị thời gian để đem lại lợi ích cao nhất. Có nhiều loại thiết bị nếu công suất quá nhỏ là không kinh tế vì chi phí sản xuất bình quân cho một đơn vị sản phẩm rất cao. e. Nguyên vật liệu đầu vào : Nguyên vật liệu đầu vào gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ là chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án, cần xem xét kỹ theo các vấn đề sau: Trước hết phải xem xét nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào. Nguồn khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô của dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc thiết bị. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng cho dự án hoạt động hết đời. Nếu không đủ, thì có thể chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án. Khi nguyên liệu chính dự kiến sử dụng cho dự án cũng có thể được sử dụng các dự án khác thì phải cân nhắc tính kinh tế nếu xảy ra trường hợp thứ hai. Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toàn bộ, cần xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này: khả năng ngoại tệ, sự ràng buộc bởi thiết bị, mua sắm. d. Cơ sở hạ tầng - Năng lượng : có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả, các nguồn từ thực vật, từ mặt trời, gió, thuỷ triều, nguyên tử nặng, biogaz.. Phải xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách của Nhà nước đối với loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường... của mỗi loại được sử dụng để ước tính chi phí. - Nước : Cần xem xét nhu cầu sử dụng theo từng mục đích, nguồn cung cấp ; thoát nước: cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra các công trình công cộng hay sông ngòi để tránh gây ô nhiễm. Chi phí bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước và các thiết 95 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông bị kèm theo. Chi phí sử dụng căn cứ vào lượng nước tiêu thụ và giá nước hoặc chi phí tính cho một đơn vị khối lượng nước sử dụng . - Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống giao thông để cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy.. đều cần được xem xét tuỳ thuộc vào loại dự án. Những gì có sẵn, những gì phải xây dựng các công trình mới. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống. h. Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài. Lao động: Nhu cầu về lao động; nguồn lao động và chi phí lao động. Trợ giúp của chuyên gia nước ngoài: - Nghiên cứu soạn thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. - Thiết kế, thi công và lắp đặt các thiết bị mà trong nước không thể đảm nhiệm được. - Huấn luyện công nhân kỹ thuật của nhà máy. - Chạy thử và hướng dẫn vận hành máy móc cho tới khi đạt được công suất đã định. - Bảo hành thiết bị theo hợp đồng mua bán công nghệ trong thời gian quy định. Chi phí cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ và phải được ghi trong hợp đồng mua bán công nghệ. Nếu chưa tính trong giá mua công nghệ thì người thuê phải trả. Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài gồm chi phí bằng ngoại tệ (tiền lương, tiền máy bay...) và tiền Việt Nam (ăn ở, đi lại trong nước Việt Nam có liên quan đến công việc) trong một thời gian nào đó. Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng. i. Địa điểm thực hiện dự án : Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt động sau này của dự án như: - Các chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, đặc biệt là các chính sách khuyên khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên quan. Các chủ trương chính về phân bố các ngành, các cơ sở sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường, để phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc... - Ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư có chấp nhận được không? - Môi trường kinh tế xã hội: môi trường kinh tế xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến sự hoạt động của dự án như lao động có thể tuyển lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từ dân cư của địa phương là tốt nhất. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của dự án sau này. - Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, luật lệ, phong tục tập quán và vấn đề an ninh. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính, kinh tế - xã hội của địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thuận lợi hoặc trở ngại cho sự hoạt động của dự án như các điều kiện về địa hình, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và sự hoạt động liên tục của công trình. Khả năng xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường hiện có. Cả hai vấn đề này đều được xem xét đến khi lựa chọn địa điểm cho dự án. 96 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông k. Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án - Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn. Như vậy, các hạng mục công trình có thể bao gồm: • Các phân xưởng sản xuất chính, phụ. • Hệ thống điện. • Hệ thống nước. • Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ hàng. • Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí. • Hệ thống thang máy, băng truyền. • Văn phòng, phòng học. • Nhà ăn, khu giải trí, nhà vệ sinh. • Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. • Hệ thống thông tin liên lạc. • Tường rào... - Tổ chức xây dựng : sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án phải lập hồ sơ bố trí mặt bằng của toàn bộ nhà máy, sơ đồ thiết kế của từng hạng mục công trình, sơ đồ bố trí máy móc thiết bị, bản vẽ thi công, tiến độ thi công... Các sơ đồ này cho thấy rõ, thứ tự xây lắp các yếu tố cấu trúc, kích thước của các hạng mục công trình có thể được tiến hành theo phương thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tuỳ tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật và quy mô của công trình. l. Xử lý chất thải ô nhiễm môi trường: Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường có thể chia thành 3 loại: - Các chất thải ở thể khí như : khói, hơi, khí độc... - Các chất thải ở thể lỏng hoặc rắn như : cặn bã, hoá chất... - Các chất thải ở thể vật lý như : tiếng ồn, hơi nóng, sự rung động... Mỗi loại chất thải đòi hỏi phương pháp và phương tiện xử lý khác nhau. Để lựa chọn phương pháp và phương tiện xử lý chất thải phải xuất phát từ điều kiện cụ thể về luật bảo vệ môi trường tại địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của nhà máy, loại chất thải, chi phí xử lý . m. Lịch trình thực hiện dự án - Thời gian cần phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình. - Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể làm sau, những hạng mục, công việc nào có thể làm song song. - Ngày khởi sự hoạt động sản xuất. 7.2.2 Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư 1. Mục đích nghiên cứu tài chính của dự án đầu tư : - Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án - Nghiên cứu những kết quả hạch toán kinh tế của dự án. 97 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông 2. Tác dụng của nghiên cứu tài chính dự án đầu tư - Thông qua nghiên cứu xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng. - Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không? - Nghiên cứu tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội. 3. Nội dung nghiên cứu tài chính dự án đầu tư Xác định tổng mức vốn đầu tư : Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm: - Theo nguồn vốn - Theo hình thức vốn . Tổng mức vốn này được chia thành vốn cố định (Chi phí chuẩn bị; chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản chi phí ban đầu về đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) và vốn lưu động ban đầu (các chi phi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính). Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư và được xác định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác. Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ: Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án và để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các vốn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật lao động để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án: Cân lập bảng chi phí sản xuất hoặc dịch vụ, doanh thu, bảng dự tính mức lỗ lãi, bảng dự trù cân đối kế toán, bảng dự tính cân đối thu chi. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án. Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án: gồm doanh thu bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ.. và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu này được tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Dự tính chi phí sản xuất: Chi phí này cũng được tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự tính dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của 98 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông dự án. Cần chú ý chi phí khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập hàng năm phải nộp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại.Việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Mức khấu hao hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, chính vì vậy cần lựa chọn phương pháp khấu hao như thế nào để tiền nộp thuế càng nộp về sau càng nhiều càng tốt. Thông thường phải chọn phương pháp tính khấu hao nhiều ở những năm đầu và về sau càng ít dần. Tuy nhiên việc áp dụng tính khấu hao theo phương pháp nào phải được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép nhằm vừa khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế, đảm bảo thu hồi đủ vốn để tái đầu tư. Dự tính mức lỗ lãi của dự án: Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án . Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất trong từng năm của đời dự án. Dự trù cân đối kế toán của dự án: Được tính cho từng năm hoạt động của dự án. Nó mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của dự án thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của dự án. Đây là nguồn tài liệu giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án. 4. Tính các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án a.Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV) * Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định. n NPV = ∑ i =0 Bi − Ci (1 + r)i hay n NPV = ∑ i =0 n Bi Ci − ∑ i (1 + r) i =0 (1 + r)i Trong đó : Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thư bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..) Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…) r – Tỷ lệ chiết khấu. n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i – Thời gian (i = 0,1…n) Cách xác định NPV như trên được thực hiện với tình huống bất kì. Trong trường hợp Pi = (Bi – Ci) đều hàng năm hoặc tăng giảm đều hàng năm cách tính sẽ đơn giản hơn. Trường hợp Pi đều tức là Pi = const =P NPV = P (1 + r) n − 1 r(1 + r) n 99 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông Trường hợp Pi + 1 = Pi + G hay P tăng đều một khoảng là G ⎤ ⎡ (1 + r ) n+1 − 1 G − ( n + 1)⎥ NPV = n ⎢ r (1 + r ) ⎣ r ⎦ Trường hợp Pi+1 = Gi hay P giảm một khoảng là G NPV= G⎡ (1 + r ) n − 1⎤ n − ⎢ ⎥ r ⎣ r (1 + r ) n ⎦ * Đánh giá chỉ tiêu NPV - Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính - Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính. - Nếu các phương án của dự án có lợi ích như nhau thì phương án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất thì phương án đó đáng giá nhất về tài chính. * Ưu nhược điểm của chỉ tiêu: Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án Nhược điểm: - NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động. - Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án. Đây là một công việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến được. - Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn. - Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa. b. Chỉ tiêu giá trị tương lai thuần (Net Future Value – NFV) Giá trị tương lai thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được tích luỹ về năm tương lai (năm cuối cùng) theo tỷ lệ tích luỹ nhất định. n NFV = ∑ (Bi − Ci )(1 + r) n −i i =0 Cách xác định NPV và NFV nh trên được thực hiện với tình huống bất kì. Trong trường hợp Pi = Bi - Ci đều hàng năm hoặc tăng giảm đều hàng năm cách tính sẽ đơn giản hơn. Trường hợp Pi đều tức là Pi = const =P NFV = P (1 + r) n − 1 r Trường hợp Pi + 1 = Pi + G hay P tăng đều một khoảng là G NFV= G ⎡ (1+r)n+1-1) ⎤ − (n+1) ⎥ ⎢ c⎣ r ⎦ 100 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông Trường hợp Pi+1 = Gi hay P giảm một khoảng là G NFV = ⎡ (1 + r)n − 1 ⎤ n − ⎢ ⎥ r(1 + r) n ⎦ ⎣ G(1 + r)n r Nếu dự án có NFV lớn hơn không thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính. Trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì dự án nào có NFV lớn nhất thì dự án đó đáng giá nhất về mặt tài chính. Nếu các dự án có lợi ích như nhau thì dự án nào có giá trị tương lai của chi phí nhỏ nhất là dự án tốt nhất về mặt tài chính. Giữa chỉ tiêu NFV và chỉ tiêu NPV có quan hệ với nhau: NPV = NFV (1 + r) n Ưu nhược điểm của chỉ tiêu NFV cũng tương tự nh chỉ tiêu NPV. Trong thực tế, người ta thường dùng chỉ tiêu NPV nhiều hơn so với NFV. c. Chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (Annual Value – AV) * Khái niệm: Giá trị hiện tại hàng năm là giá trị hiện tại thuần được phân phối đều trong thời kỳ phân tích từ 1 đến n năm. AV = NPV r(1 + r) n r(1 + r) n − 1 * Đánh giá: - Dự án nào có AV lớn hơn là dự án đáng giá về mặt tài chính. - Trong trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, thì dự án nào có AV lớn nhất là dự án tốt nhất về mặt tài chính. - Nếu các dự án có thu nhập như nhau thì dự án nào có chi phí hiện tại hàng năm (AVC) nhỏ nhất là dự án đáng giá nhất về tài chính. * Ưu nhược điểm của chỉ tiêu AV: - Ưu điểm: Có thể so sánh giữa các dự án có tuổi thọ khác nhau, có nhiều lần đầu tư bổ sung không giống nhau. - Nhược điểm: Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu được lựa chọn để tính toán và cũng không cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốn. d. Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C) * Tỷ số lợi ích / chi phí: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra n B/ C = Bi ∑ (1 + r) i =0 n Ci ∑ (1 + r) i =0 i i Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn. 101 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhưng nó cũng có hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính. e. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) * Khái niệm và cách tính: Tỷ lệ này được biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi phí, n tức là ∑ i=o n Bi (1 + IRR) i =∑ i= o Ci (1 + IRR ) i n Hay NPV = ∑ i =0 Bi − Ci =0 (1 + IRR) n Trong đó : Bi - Giá trị thu nhập ( Benefits) năm i Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i n- thời gian hoạt động của dự án IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn không, tức thua lỗ. Khác với các chỉ tiêu khác, không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp. Trong thực tế, IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa 2 giá trị đã chọn. Theo phương pháp này, cần chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) sao cho ứng với nó có NPV dương nhưng gần 0, còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) sao cho ứng với nó có NPV âm nhưng sát 0, r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau không quá 0,05%, IRR cần tính (ứng với NPV = 0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷ suất r1 và r2 . Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau: IR = r1 + NPV1 (r2 − r1 ) NPV1 − NPV2 Trong đó: r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1 NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2 Cách xác định r1 và r2: sau khi có NPV, tìm một giá trị của r bất kỳ. Thay giá trị đó vào tính NPV. Nếu giá trị NPV > 0 thì tăng dần r. Nếu giá trị NPV < 0 thì giảm dần r; Cho đến khi chọn được giá trị ri và ri+1 thoả mãn điều kiện ri+1 - ri = 0,01 hoặc – 0,01 mà NPVri > 0 ; NPVri+1 < 0 hoặc NPVri < 0 ; NPVri+1 > 0 thì sẽ chọn trong 2 giá trị ri và ri+1 đó. Giá trị nào nhỏ hơn làm r1 , giá trị nào lớn hơn làm r2. * Đánh giá: - Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính. - Trong trường hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn. * Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR: 102 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông - Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án. - Nhược điểm: + Tính IRR tốn nhiều thời gian + Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ) + Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR. g. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (Payback method - T) * Thời gian thu hồi vốn chưa xét đến yếu tố thời gian: Thời gian thu hồi vốn chưa xét đến yếu tố thời gian là khoảng thời gian đến khi hoàn trả toàn bộ vốn đầu tư với giả định tỷ lệ lãi suất 0%. Nó được tính bằng công thức T= K P Trong đó: T- Thời gian thu hồi vốn chưa xét yếu tố thời gian. K - Tổng vốn đầu tư của phương án P- Lợi nhuận và khấu hao hàng năm. Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính toán. Song nó bị bỏ qua yếu tố thời gian của tiền tệ, nghĩa là không quan tâm đến thời điểm bỏ vốn và phát sinh lãi. * Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian. - Phương pháp cộng dồn: Tính gần đúng thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian thông qua thời hạn thu hồi vốn giản đơn và hệ số tăng lãi suất Thv i =1 x 1 ∑ (1 + r ) i =1 i 1 ∑ (1 + r ) i . Nếu ≈ T thì x ≈ Thv - Phương pháp tính chính xác thông qua phương trình logarit: Thv = log (1+ r) Hay P P − r.K ⎛ P ⎞ ⎛ P ⎞ lg⎜ ⎟ ln⎜ ⎟ ⎝ P − r. k ⎠ ⎝ P − r. k ⎠ Thv = = lg(1 + r ) ln(1 + r ) * Đánh giá: - Dự án có T càng nhỏ càng tốt - Nếu dự án loại bỏ nhau, thì dự án nào có T nhỏ hơn được xếp hạng cao hơn. * Ưu nhược điểm: 103 Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông Ưu điểm: Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn được thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó. Nhược điểm: - Không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt. - Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có T nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn. - Phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính toán r. 5. Phương pháp so sánh đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư viễn thông a. Phương pháp giá trị hiện tại: Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại (đầu thời kỳ). Trong các dự án đó dự án nào có giá trị hiện tại PV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất. Cần chú ý là toàn bộ lợi ích và chi phí của các dự án đều được quy đổi lại theo thời kỳ so sánh, chứ không phải theo thời gian hoạt động của từng dự án. Thời kỳ so sánh được tính bằng bội số chung nhỏ nhất của các thời gian hoạt động các dự án. b. Phương pháp giá trị tương lai : Khi sử dụng phương pháp này toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở tương lai (cuối thời kỳ). Trong các dự án đó, dự án nào có giá trị tương lai FV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất. c. Phương pháp giá trị đều hàng năm: Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí được quy đổi thành một chuỗi dòng tiền tệ đều hàng năm tương đương với dòng tiền tệ ban đầu, trong các dự án, dự án nào có giá trị đều hàng năm AV lớn nhất được sẽ chọn. Sử dụng phương pháp này không cần xác định thời kỳ so sánh. Lợi ích đều hàng năm (AVB) = Thu nhập hàng năm + Phần rải đều các năm của giá trị còn lại Chi phí đều hàng năm (AVC) = Chi phí hàng năm + Phần rải đều các năm của đầu tư ban đầu Chí phí đều hàng năm Giá trị đều hàng năm Lợi ích đều hàng năm (AVC) (AV) = (AVB) d. Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí: Để so sánh lựa chọn dự án theo tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) sử dụng phương pháp phân tích theo gia số và được tiến hành theo các bước: Bước 1 : Xác định tỷ số B/C định mức tức là tỷ số khi ngành tiến hành đầu tư phải đem lại kết quả ít nhất bằng như vậy. Giả sử tỷ số định mức đó bằng k (k ≥1) Bước 2: Xác định giá trị lợi ích đều hàng năm AVB và giá trị chi phí đều hàng năm AVC cho từng dự án. Bước 3 : Sắp xếp thứ tự các dự án theo trật tự giá trị AVB và AVC tăng dần. Bước 4 : Bắt đầu xác định tỷ số B/C từ các dự án có giá trị AVB và AVC nhỏ nhất. Nếu dự án i nào đó có kết quả tỷ số (B/C ≥k)thì lấy nó làm nền để so sánh với dự án tiếp theo xem có hiệu quả hơn không. Bước 5 : Xác định tỷ số B/C theo gia số của dự án i +1 so với dự án i bằng 104
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.