Quản lý dự án kinh doanh

pdf
Số trang Quản lý dự án kinh doanh 6 Cỡ tệp Quản lý dự án kinh doanh 127 KB Lượt tải Quản lý dự án kinh doanh 0 Lượt đọc Quản lý dự án kinh doanh 3
Đánh giá Quản lý dự án kinh doanh
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Quản lý dự án kinh doanh Theo Giáo sư Morimitsu Inaba, chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Mitsubishi, Nhật Bản, các dự án thường là những bộ phận rất quan trọng nằm trong chiến lược kinh doanh của một công ty. Chiến lược như vậy bao gồm hàng loạt hoạt động như phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng công suất của nhà máy, thay đổi về cơ cấu, đội ngũ nhân viên hay văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn ở từng khu vực hoặc thiết kế hệ thống vận chuyển mới, thực hiện kế hoạch kinh doanh mới và thành lập doanh nghiệp mới... Giáo sư Inaba gợi ý rằng một doanh nhân Việt Nam nếu có kế hoạch xây dựng nhà máy, chẳng hạn như nhà máy dệt ở Hà Nội để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, cần phải nghiên cứu tính khả thi của dự án. Mục đích của công việc này là đánh giá xem dự án được đề xuất có tính khả thi về mặt kỹ thuật và có khả năng sinh lời hay không. Theo vị giáo sư trên, việc nghiên cứu như vậy bao gồm các nhiệm vụ sau (những nhiệm vụ này có thể do một công ty tư vấn tiến hành). Trước tiên cần tiến hành nghiên cứu thị trường các sản phẩm dệt ở Nhật Bản để đánh giá về các xu hướng thị trường như biến động doanh thu đồ may sẵn theo các đối tượng người tiêu dùng, xu hướng về giá cả và sự tăng giá của những sản phẩm này, thị phần của các sản phẩm nhập khẩu từ các nước châu Á khác, dự đoán về doanh thu các sản phẩm dệt theo vùng giá, chất lượng và các phân đoạn thị trường theo khách hàng mục tiêu... Tiếp theo, tiến hành nghiên cứu ngành để đánh giá công suất của các nhà máy nội địa Nhật Bản, xu hướng kinh doanh của các công ty dệt ở các nước châu Á khác, chu kỳ và quá trình sản xuất của ngành dệt... Công việc kế tiếp là xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam dựa trên cơ sở khả năng cạnh tranh và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này, cần xác định thị trường ngách hoặc thị trường triển vọng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh. Bước đầu trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản để đưa ra quyết định cuối cùng về việc sản xuất và xuất khẩu loại sản phẩm nào sang nước này. Sau đó, lập ra kế hoạch làm nền tảng cho công việc kinh doanh, kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn. Đồng thời xác định quy mô nhà máy và công suất sản xuất, lựa chọn công nghệ phù hợp... Ước tính các chi phí đầu tư cũng là một khâu không thể thiếu trong đánh giá tính khả thi của dự án. Các chi phí ước tính được chia thành nhiều loại khác nhau như dùng để mua các thiết bị sản xuất, điện, nguồn nước công nghiệp, các cơ sở hạ tầng nhà máy khác. Chi phí xây dựng nhà máy, các vấn đề phát sinh về vật chất và giá cả, vốn hoạt động và lãi suất trong quá trình xây dựng... Tiếp đó, cần tiến hành lập kế hoạch tài chính cho dự án. Bao gồm, nguồn tài chính bằng cổ phần do các nhà tài trợ cung cấp, nguồn trang trải các chi phí bằng ngoại tệ thông qua khoản vay dài hạn của các ngân hàng nước ngoài. Công việc quan trọng tiếp theo là tổ chức công ty và đội ngũ nhân viên theo các chức năng (quản lý chung, kế toán và nhân sự, bán hàng và quảng cáo,...). Tổ chức nhà máy (kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản xuất, mua hàng, kiểm soát chất lượng, kiểm soát hàng tồn kho, nguồn cung cấp điện nước, xử lý nước và chất thải...), đào tạo cho nhân viên các kỹ năng và bí quyết, đào tạo trong nước và nước ngoài, mô tả công việc quản lý và tổ chức cơ cấu, tư vấn công tác quản lý. Thực hiện dự án trong đó trình tự các hoạt động được xác định rõ ràng. Tổ chức đội ngũ nhân viên và văn phòng dự án, giám sát dự án và kiểm soát chi phí, vai trò của các cố vấn kỹ thuật để giám sát các hoạt động xây dựng do nhà thầu chính thực hiện, các điều khoản hợp đồng xây dựng nhà máy. Không những thế, theo Inaba, các công ty cũng cần phải tổng kết, đánh giá một cách nghiêm túc về kỹ thuật, tài chính, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong kinh doanh. Đánh giá kỹ thuật để kiểm tra tính phù hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ, cân đối nguyên liệu và năng lượng, quá trình sản xuất và luồng sản xuất, phương pháp quản lý chất lượng, hệ thống hậu cần, quản lý hàng tồn kho... Nếu dự án tạo ra các chất thải công nghiệp hoặc các chất độc hại, cần phải thực hiện việc phân tích đánh giá các tác động đối với môi trường. Đánh giá về tài chính để ước tính các chỉ số tài chính quan trọng thông qua các báo cáo tạm tính về thu nhập và thua lỗ. Ngoài ra, còn có thể phân tích khả năng sinh lời theo giá trị hiện tại ròng của một dự án và tỉ suất hoàn vốn nội bộ doanh nghiệp. Đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế cũng là một công việc quan trọng. Nếu dự án là dự án công cộng, việc phân tích chi phí và lợi ích kinh tế của dự án được thực hiện bằng cách sử dụng giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra. Phân tích rủi ro để đánh giá dự án được đề xuất có thể sinh lời hay không trong những điều kiện xấu như tăng chi phí đầu tư và hoạt động, tiến độ xây dựng bị chậm lại, doanh thu ước tính bị giảm... (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.