Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập

pdf
Số trang Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập 4 Cỡ tệp Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập 161 KB Lượt tải Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập 4 Lượt đọc Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập 221
Đánh giá Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỐ VẤN HỌC TẬP Nguyễn Thị Hà Lan1 Lê Thị Tuyết2 Nguyễn Thị Lệ3 Tóm tắt Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) với những ưu thế vượt trội của nó đã và đang là yêu cầu tất yếu của giáo dục đại học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phương thức đào tạo này yêu cầu người học phải phát huy tối đa vai trò chủ thể, độc lập, sáng tạo trong học tập. Để thực hiện tốt mô hình này, phải khẳng định rằng cố vấn học tập (CVHT) có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường - sinh viên; là một chuyên gia tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp và cả tâm tư tình cảm cho sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Bài viết đề cập đến những yêu cầu đối với cố vấn học tập trong trường ĐH đang áp dụng phương thức đào tạo theo HTTC. 1. Đặt vấn đề Đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Tính đến nay, việc áp dụng phương thức đào tạo theo HTTC đã mang lại những thành công nhất định đối với chất lượng đào tạo của các trường ĐH. Bên cạnh việc cải biến đồng bộ các thành tố của quá trình giáo dục như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học... phương thức đào tạo theo HTTC còn đặt ra những yêu cầu quan trọng đối với cố vấn học tập – người có vai trò và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Bài viết này, chúng tôi đề cập đến những yêu cầu đối với cố vấn học tập trong các trường đại học Việt Nam đang áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. 2. Yêu cầu đối với cố vấn học tập trong phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của người sinh viên. Đã có nhiều hội thảo, hội thi với qui mô khác nhau đề cập đến “cố vấn học tập” trong phương thức đào tạo theo HTTC. Cụ thể trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội nghị 1 TS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức 2 ThS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức 3 ThS – Giảng viên trường Đại học Hồng Đức 58 nâng cao vai trò cố vấn học tập”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN Tổ chức cuộc thi “Nghiệp vụ cố vấn học tập”, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Tổ chức Hội thảo “Những vấn đề sinh viên cần trong quá trình học tập tại trường và vai trò của cố vấn học tập ” v.v…Tất cả các hội thảo, hội thi này đều nhằm mục đích làm rõ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CVHT để từ đó xác định những yêu cầu đối với CVHT trong phương thức đào tạo theo HCTC. 2.1. Cố vấn học tập phải là ngƣời am hiểu về chƣơng trình đào tạo thuộc chuyên ngành mình phụ trách Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành học có lớp sinh viên do mình làm CVHT, các quy trình đào tạo và công tác quản lý sinh viên. Cụ thể là nắm vững các học phần bắt buộc, các học phần tự chọn, các học phần tiên quyết trong chương trình đào tạo; nắm vững quy định về tín chỉ; nắm vững quy trình đánh giá kết quả điểm học tập của từng học phần, từng học kỳ, từng năm học và cả khóa học cũng như đánh giá kết quả điểm rèn luyện của sinh viên. Tư vấn cho sinh viên đăng ký các học phần của từng học kỳ phù hợp ngành (chuyên ngành) đào tạo; tư vấn cho sinh viên phấn đấu để hoàn thành khối lượng học tập đã đăng ký. Phối hợp và hỗ trợ Phòng đào tạo-NCKH, Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các khoa, bộ môn trong việc tổ chức phong trào, các hoạt động ngoại khoá và tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội khác của sinh viên. Thông thường, chương trình đào tạo các chuyên ngành ở trường ĐH được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong niên lịch đào tạo của nhà trường, phát cho SV vào đầu các khóa học, năm học. Chương trình đào tạo thể hiện trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. Chương trình đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Việc nắm vững chương trình đào tạo thuộc chuyên ngành mình phụ trách sẽ giúp cho CVHT giải thích, tư vấn cho SV hiểu đầy đủ và sâu sắc mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của các môn học trong chương trình đào tạo, chuẩn bị tâm thế và xây dựng kế hoạch học tập hợp lý dựa trên chương trình đào tạo. 2.2. Cố vấn học tập là ngƣời nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định về đào tạo của trƣờng Nắm vững Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BDGDT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào 59 tạo ; Văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT . Mặt khác nghiên cứu các Quy chế của BGD&ĐT và của Hiệu trường nhà trường về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và chương trình đào tạo của ngành học có lớp sinh viên do mình làm CVHT. Việc nắm vững qui chế đào tạo của BGD và qui chế đào tạo của nhà trường sẽ giúp cho CVHT thực hiên tốt chức năng tư vấn, trợ giúp cho SV về các vấn đề liên quan đến qui chế đào tạo, qui định của nhà trường đối với hoạt động học tập, nghiên cứu của SV. Từ việc nắm bắt đầy đủ, sâu sắc các qui chế của BGD, các qui định của nhà trường sẽ giúp SV chủ động trong thực hiên qui chế đào tạo, chủ động và tự tin trong việc tiếp cận với phương thức học tập ở trường ĐH nói chung, phương thức đào tạo theo HTTC nói riêng. 2.3. Cố vấn học tập là ngƣời nắm vững các phƣơng pháp học tập ở trƣờng ĐH nói chung, các phƣơng pháp học tập phù hợp với HTTC nói riêng để hƣớng dẫn SV phƣơng pháp học tập ở trƣờng ĐH Một trong những sự khác biệt cơ bản của hình thức đào tạo theo niên chế và theo học chế tín chỉ là vai trò tự học của SV. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như chất lượng sinh viên đầu vào, cấu trúc chương trình đào tạo, nội dung học phần, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập,…thì phương pháp học tập của sinh viên là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của SV trong quá trình đào tạo. Vì vậy, yêu cầu CVHT cần nắm vững và hướng dẫn cho SV các phương pháp học tập trên lớp, các phương pháp tự học hiệu quả, phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình…; cách phân bổ thời gian và phương pháp dành cho các môn học; cách tìm kiếm, tra cứu các nguồn tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo; Phương pháp thuyết trình, hùng biện và làm bài tập nhóm; “Cách thức ôn tập, tổng hợp kiến thức trước kì thi”. Bên cạnh đó, CVHT cần trang bị cho SV thái độ, ý thức và kỹ năng tự học để tiếp thu các kiến thức theo cách của mình. 2.4. Cố vấn học tập phải nắm vững các hoạt động của SV trong phƣơng thức đào tạo HTTC CVHT phải hiểu đầy đủ các hoạt động mà SV phải tham gia trong phương thức học tập theo HTTC từ đó hướng dẫn SV chuẩn bị điều kiện để thực hiên tốt các hoạt động đó. Dưới đây là công việc chủ yếu của SV trong học tập ở phương thức đào tạo tín chỉ, có ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với quá trình học tập. Đó là: 60 1. Nghiên cứu kỹ đề cương chi tiết, mục tiêu, nội ung của từng tuần, từng bài học 2. Đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp giáo trình, tài liệu tham khảo 3. Truy cập, tìm kiếm lưu trữ thêm những thông tin liên quan đến nội dung học tập trên Internet và chọn lọc, sắp xếp, tích luỹ theo từng nội dung. 4. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu độc lập 5. Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn vàê nội dung học tập 6. Làm bài tập, chuyên đề theo yêu cầu của GV. 7. Làm việc trong phòng thí nghiệm 8. Đi thực tế 9. Trao đổi, tham khảo ý kiến của GV thông qua: Email, điện thoại, gặp gỡ tại VPhòng khoa. Phần việc trên lớp của SV gồm 1. Nghe giảng 2. Thảo luận trên lớp 3. Tự học, tự nghiên cứu trên lớp có hướng dẫn của GV 4. Giải quyết các vấn đề mà GV yêu cầu 5. Làm các bài kiểm tra tuỳ theo yêu cầu và hình thức đánh giá của GV Sau khi cung cấp cho SV các hoạt động mà các em phải tham gia trong quá trình học tập, CVHT hướng dẫn, tư vấn cho SV con đường, cách thức thực hiện các hoạt động đó một cách hiệu quả. 3. Kết luận Để phương thức đào tạo theo HTTC thực sự có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta cần phải chú trọng, cải biến toàn bộ các yếu tố trong cấu trúc quá trình dạy học. Theo đó, cần phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ CVHT – người có vai trò quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng, hiệu quả học tập của SV. Các nhà quản lý lãnh đạo nên quan tâm bồi dưỡng và giúp đỡ bằng nhiều con đường, hình thức nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của CVHT trong trường ĐH, nâng cao chất lượng rèn luyện, học tập, NCKH của SV trong các trường ĐH hiện nay 61
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.