Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt

pdf
Số trang Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt 4 Cỡ tệp Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt 118 KB Lượt tải Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt 1 Lượt đọc Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt 0
Đánh giá Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt Những phương pháp chung dưới đây đặc trưng cho giáo dục các hoàn cảnh đặc biệt: - lập kế hoạch công việc để mỗi sinh viên được thưởng bằng các hoạt động theo sở thích cá nhân sau khi hoàn thành công việc được giao. - nhấn mạnh tính chất cá tính hoá trong giảng dạy. - công việc được đặc trưng bởi ít cấu trúc và nhiều tự lựa chọn trong bộ phận sinh viên. - sinh viên được thúc đẩy bởi thành tích, vì vậy, sự làm việc được hướng tới sự thành đạt và hạn chế tối thiểu những cơ hội phạm sai lầm. - sự động viên và giúp đỡ của giảng viên là không thể thiếu được nhằm tạo động cơ thúc đẩy sinh viên và đôi khi làm tăng khả năng của họ. - những tài liệu kích động có thể gây ra sự lo lắng trong sinh viên cần được vô hiệu hoá hoặc loại bỏ. - các biện pháp giác quan được sử dụng và các phương pháp sửa chữa được nhấn mạnh. - có ít sự căng thẳng học tập, và việc đánh giá được thực hiện trong một bầu không khí thoải mái. - vận dụng khéo léo các tài liệu và các trò chơi để cho các hoạt động lớp học có được kết quả cao. - các đề án phân nhóm có một vị trí quan trọng và các sinh viên được pháp tự chọn các nhóm về học tập, nghiên cứu hoặc vui chơi. - các phương tiện nghe nhìn bổ trợ như phim ảnh, máy ghi âm và các thiết bị khác được sử dụng một cách tuỳ nghi. - - sự cạnh tranh được giảm tới mức tối thiểu và mỗi sinh viên được phép đưa ra sự phán xét về công việc của riêng mình. - môi trường học tập phải có lợi và phù hợp với những hoàn cảnh đặc biệt của những người tàn tật. - - loại bỏ những rào cản về mặt kiến trúc có thể gây cản trở cho việc đi lại của những sinh viên sử dụng xe lăn và các thiết bị trợ giúp người bất lợi khác. - tạo ra những lối vào tất cả các toà nhà có đường dốc thoai thoải để mọi người có thể vào được. - đảm bảo cho các sinh viên được huấn luyện sử dụng tất cả các thiết bị và các máy móc kĩ thuật giúp ích cho quá trình học tập. - giảng viên cần phải hiểu được những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. - giảng viên cần hành động với tư cách là chất xúc tác trong việc tăng cường hiểu biết sinh viên bị tàn tật. - cần có những điều chỉnh hợp lý trong phân công công việc hoặc các tiêu chuẩn trong những lớp học bình thường. - đảm bảo rằng các sinh viên có tất cả những phương tiện học tập trong những hoàn cảnh thích hợp. - giới thiệu cho sinh viên những môn học và những hoạt động học thuật đòi hỏi sự thích nghi và tăng cường như là kết quả trực tiếp của điều kiện tàn tật. Chương trình giáo dục cá biệt hoá (I.E.P) Mục đích ban đầu của Giáo dục các hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi các giảng viên phải tập trung vào những nhu cầu của từng cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Chương trình giáo dục cá biệt (IEP) là một khía cạnh quan trọng nhất của sự tập trung giải thích xem giảng viên lập kế hoạch làm những gì để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên đặc biệt. Trong khi kế hoạch đó phải được cha mẹ hoặc người bảo hộ của sinh viên tán thành. Quá trình bao gồm sáu giai đoạn là: 1. Tư vấn: Giảng viên hoặc phụ huynh chuyển sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt đến các nhà chuyên môn để có những điều chỉnh cần thiết. 2. Đánh giá: Việc này nhằm xác định trình độ kiến thức hiện thời của sinh viên thông qua công cụ đánh giá chính thức (các trắc nghiệm tiêu chuẩn) và các thủ tục không chính thức (quan sát, bản liệt kê các mục cần kiểm tra,v.v). 3. Lập kế hoạch giảng dạy: Vạch ra một chương trình phù hợp cho sinh viên. Việc lập kế hoạch đòi hỏi định rõ mục đích và mục tiêu của chương trình trong những giai đoạn nhất định (mục tiêu ngắn hạn và dài hạn). Trong đó bao gồm cả những phương pháp và phương tiện giảng dạy cụ thể. Phương pháp có thể bao gồm giảng dạy theo nhóm, lập mô hình, giao ước thực hiện, dịch vụ tư vấn, v.v. 4. Sự sắp xếp: Cha mẹ và những người đỡ đầu có thể đề nghị một sự sắp xếp cho con cái họ theo ý muốn của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ có quyền phản đối sự sắp xếp mà giảng viên đã đưa ra. 5. Giảng dạy: Việc giảng dạy bao gồm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và thường đòi hỏi những phương pháp kỹ thuật giảng dạy có ghi rõ số giờ cần thiết mà giảng viên phải dành cho sinh viên. 6. Thủ tục đánh giá: Điều này đòi hỏi sự đánh giá thường xuyên về sinh viên để xác định chừng mực tiến bộ và nhận biết được những nhu cầu giảng dạy mới hoặc bổ sung. Quá trình này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian định kỳ 4 hoặc 5 tháng. Thông qua chương trình giáo dục này, các mục tiêu của kế hoạch và phương pháp giảng dạy đều được kiểm tra lại.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.