PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP

pdf
Số trang PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP 28 Cỡ tệp PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP 423 KB Lượt tải PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP 0 Lượt đọc PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP 1
Đánh giá PHP có thể làm gì, 9 thứ thú vị có thể làm với PHP
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHP Có thể Làm gì? 9 Thứ thú vị có thể làm với PHP PHP chủ yếu được sử dụng để làm các trang web động, nhưng có nhiều thứ thú vị hơn bạn có thể làm với PHP. Trong bài viết này, bạn sẽ thấy 9 ví dụ thú vị về cách bạn có thể sử dụng PHP để lập trình bên cạnh việc làm các trang web động. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy PHP có thể được sử dụng làm nhiều thứ hay như thế. • Nhân tiện, nếu bạn thật sự muốn bắt đầu với PHP, Khóa học Lập trình Web với PHP trong 3 tháng là một cách giúp bạn nhanh chân hơn. Vậy bạn có thể làm gì với PHP? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây. Mục lục: 1. Tại sao nên sử dụng PHP? 2. PHP dùng để làm gì? 3. PHP có thể Xác thực thông tin người dùng (bao gồm xác minh hai bước) 4. PHP có thể thao tác với các CSDL dễ dàng 5. PHP có thể lập trình Backend 6. PHP có thể tạo ứng dụng Real-time 7. PHP có thể tạo Theme và Plugin WordPress 8. PHP có thể tạo REST và WEB Service 9. Tạo hệ thống chạy ngầm với PHP (PHP Daemon) 10. Tạo hình ảnh với PHP 11. PHP có thể tạo Kịch bản hệ thống 12. Kết luận 1. Tại sao nên sử dụng PHP? PHP là một ngôn ngữ kịch bản (Scripting Languages) hiện đại được sử dụng trong gần 80% trang web (Số liệu 20/09/2019), tăng từ 72% vào năm 2010. Tỷ lệ ngôn ngữ lập trình dùng cho Server-side (Nguồn W3Tech) Có nhiều lý do khác nhau tại sao PHP lại trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến như vậy, nhưng có 3 lý do chính sau: • PHP dễ học hơn nhiều ngôn ngữ khác • • PHP thích hợp các trang web thiên về nội dung và hỗ trợ dữ liệu từ Backend PHP cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để bạn làm việc. Thực tế là PHP được rất sử dụng rộng rãi cũng có nghĩa là bạn có thể tìm kiếm hướng dẫn học tập, group, diễn đàn thảo luận rất dễ dàng. Vấn đề chính chống lại PHP là hiệu năng và hiệu suất tổng thể kém nhiều ngôn ngữ khác ở nhiều trường hợp. Chắc chắn, có thể bạn đã hy vọng PHP sẽ có hiệu suất cao như C hoặc C ++. Tuy nhiên, trừ khi bạn đang làm việc trên các hệ thống quan trọng, phức tạp, đồ sộ hoặc hệ thống nhúng trong đó hiệu suất là ưu tiên hàng đầu. Còn đa phần các trường hợp, hiệu suất của PHP đã là quá đủ. Hơn nữa, Ở phiên bản PHP7, PHP có hiệu suất rất tốt nếu so sánh với các ngôn ngữ tương tự. Và trên thực tế, PHP có thể nhanh hơn 382% so với Python, nhanh hơn 378% so với Perl và nhanh hơn 195% so với Ruby. (Bạn có thể xem thử nghiệm hiệu suất tại đây) 2. PHP sử dụng để làm gì? PHP có thể làm gì? PHP có thể làm nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: Hãy thử nghĩ rằng bạn cần triển khai một HTTP Backend hoặc REST Service. Trong trường hợp đó, bạn muốn sử dụng một ngôn ngữ: • Được hỗ trợ tốt bởi các máy chủ web được sử dụng nhiều nhất như Apache • Tích hợp hoàn hảo với các cơ sở dữ liệu SQL như MySQL • Có thể xử lý văn bản, chuỗi và dữ liệu số dễ dàng Trong trường hợp này, sử dụng PHP là hoàn hảo. Trên thực tế, PHP thường là lựa chọn đầu tiên cho các dự án như vậy. Thử xem biểu đồ sau: Ví dụ ứng dụng đo nhiệt độ bằng PHP Đây là một đồ thị HTML5 mà tôi đã tạo ra tại nơi làm việc. Nó hiển thị nhiệt độ không khí trong 24 giờ qua. Bản thân đồ thị được tạo ra với một thư viện canvas có tên là RGraph, nhưng các giá trị nhiệt độ thực tế được tính toán, lưu trữ và truy xuất bởi PHP. Nhưng làm thế nào để bạn biết dự án của bạn phù hợp với ngôn ngữ PHP? Đơn giản, bạn sẽ chỉ cần hỏi 3 câu hỏi sau: • Dự án của tôi sẽ sử dụng các thế mạnh và chức năng của PHP? • Tôi có thể chạy dự án này từ Web Server hoặc với trình thông dịch PHP Command line không? • Dự án này có đòi hỏi hiệu suất và hiệu quả rất cao? Nếu bạn trả lời "CÓ" cho hai câu hỏi đầu tiên và "KHÔNG" cho câu hỏi cuối cùng, thì PHP là một ứng cử viên hàng đầu. Bây giờ, lan man cũng đã đủ rồi. Đã đến lúc để xem một số ví dụ thực tế về những gì bạn có thể làm với PHP, bắt đầu với một thứ bạn chắc chắn bạn sẽ sử dụng: Xác thực thông tin người dùng. 3. PHP có thể Xác thực thông tin người dùng (bao gồm xác minh hai bước) Xác thực thông tin người dùng là một trong những nền tảng của bảo mật web. Nếu bạn đang xây dựng trang web có phần tài khoản người dùng, rất có thể bạn cần triển khai xác thực người dùng. Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau mà bạn có thể sử dụng, từ xác thực tên người dùng / mật khẩu theo cách đơn giản đến việc xác minh hai bước (hoặc phức tạp hơn) Và đoán xem... Với PHP, bạn có thể thực hiện bất kỳ kỹ thuật nào trong số này. Xác thực tên người dùng và mật khẩu Thực hiện xác thực tên người dùng và mật khẩu dễ dàng như việc so sánh hai chuỗi. PHP có thể dễ dàng lưu trữ và truy xuất các cặp tên người dùng và mật khẩu trên cơ sở dữ liệu, sử dụng mã hóa cấp cao nhất mà không cần cố gắng gì nhiều. Vậy trong thực tế việc này có thể làm thế nào? Hãy xem các chức năng đăng nhập và add_account sau đây được của tôi: /* Xác thực Tên người dùng và mật Khẩu */ public function login($name, $password) { /* Kiểm tra độ dài của chuỗi */ if ((mb_strlen($name) < 3) || (mb_strlen($name) > 24)) { return TRUE; } if ((mb_strlen($password) < 3) || (mb_strlen($password ) > 24)) { return TRUE; } try { /* Đầu tiên, tìm kiếm username */ $sql = 'SELECT * FROM accounts WHERE (account_name = ?) AND (account_enabled = 1) AND ((account_expiry > NOW ()) OR (account_expiry < ?))'; $st = $this->db->prepare($sql, array(PDO::ATTR_CURS OR => PDO::CURSOR_FWDONLY)); $st->execute(array($name, '2000-01-01')); $res = $st->fetch(PDO::FETCH_ASSOC); /* Nếu username tồn tại được kết nối, tiếp tục kiểm tra password */ if (password_verify($password, $res['account_passwo rd'])) { /* Log in ok, we retrieve the account data */ $this->account_id = $res['account_id']; $this->account_name = $res['account_name']; $this->is_authenticated = TRUE; $this->expiry_date = $res['account_expiry']; $this->session_start_time = time(); /* Bây giờ chúng ta tạo Cookie và gửi nó đến trì nh duyệt của người dùng*/ $this->create_session(); } } catch (PDOException $e) { /* Ngoại lệ (SQL error) */ echo $e->getMessage(); return FALSE; } /* Nếu không có ngoại lệ xảy ra, return true */ return TRUE; } /* Thêm một tài khoản mới */ public static function add_account($username, $password, &$db) { /* First we check the strings' length */ if ((mb_strlen($username) < 3) || (mb_strlen($username ) > 24)) { return TRUE; } if ((mb_strlen($password) < 3) || (mb_strlen($password ) > 24)) { return TRUE; } /* Băm mật khẩu */ $hash = password_hash($password, PASSWORD_DEFAULT); try { /* Thêm tài khoản mới trên Database (Nên kiểm tra t ên người dùng đã tồn tại hay chưa) */ $sql = 'INSERT INTO accounts (account_name, account _password, account_enabled, account_expiry) VALUES (?, ?, ?, ?)'; $st = $db->prepare($sql); $st->execute(array($username, $hash, '1', '1999-0101')); } catch (PDOException $e) { /* Ngoại lệ (SQL error) */ echo $e->getMessage(); return FALSE; }
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.