Phỏng vấn, những điều nên và không nên.

pdf
Số trang Phỏng vấn, những điều nên và không nên. 5 Cỡ tệp Phỏng vấn, những điều nên và không nên. 86 KB Lượt tải Phỏng vấn, những điều nên và không nên. 0 Lượt đọc Phỏng vấn, những điều nên và không nên. 0
Đánh giá Phỏng vấn, những điều nên và không nên.
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Phỏng vấn, những điều nên và không nên. 1. Nên đến sớm vài phút trườc giờ hẹn chính xác. Đi trễ là một điều tối kỵ. Nhà tuyển dụng khó mà chấp nhận được chuyện phải ngồi chờ ứng viên dù chỉ trong vòng vài phút. 2. Nếu cần phải sử dụng thư xin việc trong lúc phỏng vấn, bạn nên điền đầy đủ tất cả thông tin rõ ràng và hoàn chỉnh. Một điều cần lưu ý là bạn đừng trông cậy hoàn toàn vào thư xin việc hoặc resume nói thay bạn. Nhà tuyển dụng chỉ muốn nghe phần trình bày của bạn chứ không phải dành thời gian phỏng vấn để đọc resume. 3. Nên gọi đúng tên và chức vụ của người phỏng vấn nếu bạn được biết. Nếu không có thể hỏi lại để chắc chắn bạn xưng hô đúng, chuẩn bị tinh thần sẳn sàng khi đi đến gạp nhà tuyển dụng. Luôn mĩm cười và bắt tay một cách tự tin. Thể hiện sự vinh hạnh một cách chân thật khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. 4. Nên đợi nhà tuyển dụng mời bạn hãy ngồi vào ghế phỏng vấn, đừng xăm xăm vội vàng như thể ở nhà mình. Tư thế ngồi thẳng lưng, luôn sẳn sàng và tập trung vào nội dung chính câu của buổi gặp mặt. Lắng nghe cẩn thận, đây là một kỹ năng cần có ở một người biết giao tiếp. 5. Không nên lãng tránh ánh mắt của người phỏng vấn, nhìn thẳng và tự nhiên, đây là một biểu hiện của sự tôn trọng và lịch sự đối với người quản lý tương lai. 6. Nên trả lời và trình bày ý kiến về những vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra. Tuy nhiên, bạn có thể khéo léo hướng người phỏng vấn nói nhiều hơn về công việc và trách nhiệm của vị trí mà bạn đang ứng tuyển, cũng như tìm hiểu những những kỹ năng và mục tiêu trong phạm vi của của chức vụ này. 7. Nên mang đến một cái nhìn ấn tượng tích cực cho nhà phỏng vấn. Chứng minh thành tích của mình là điều cần thiết. Hãy giới thiệu về kết quả công việc vừa qua, quá trình làm việc, tác phong làm việc...tuy nhiên những thông tin này phải chân thật. 8. Nên luôn kiểm soát bản thân để có một cách cư xử hợp lý nếu bạn xác định phải giành cho được công việc này. Đừng đánh mất cơ hội một cách đáng tiếc. 9. Nên thể hiện sự nhiệt tình. Nếu bạn quan tâm đến những cơ hội tại công ty đang ứng tuyển, sự nhiệt tình sẽ giúp bạn thêm nhiều khả năng thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm lắm đến những cơ hội này, sự nhiệt tình vẫn cần thiết vì đó là một biểu hiện chứng minh phong cách chuyên nghiệp của bạn. 10. Nên nhớ mang theo một bản CV khác lúc đi phỏng vấn cho dù bạn đã gởi một bản cho nhà tuyển dụng trước đó. Nếu sợ quên, bạn có thể sao ra nhiều bản và để sẳn trong cặp phòng khi cần thiết. 11. Không nên hút thuốc trong lúc phỏng vấn, cho dù nhà tuyển dụng là người ghiền thuốc và có mời bạn trong lúc nói chuyện. Tất nhiên, bạn cũng đừng vừa nói chuyện vừa nhóp nhép nhai kẹo cao su. 12. Không nên trả lời cụt ngủn bằng những " có" hoặc không". Hãy đưa ra những lời giải thích rõ ràng đầy đủ. Cung cấp những thông tin về bản thân phù hợp và đúng lúc. 13. Không nên nói dối. Trả lời các câu hỏi một cách chân thật, thẳng thắng và súc tích 14. Không nên phàn nàn ca thán về tình trạng hiện tại của bạn hay nói những điều không hay về công ty cũ. Rõ ràng không có mối liên hệ gì giữa lý do bạn quyết định rời bỏ công ty trước và những công ty trong tương lai. Tuy nhiên, khi bạn trình bày quá cụ thể, chi tiết về nguyên nhân nghỉ việc sẽ tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của nhà tuyển dụng đi quá xa và đưa ra kết luận bất lợi cho bạn. 15. Không nên trả lời qua loa các câu hỏi. Nếu nhà tuyển dụng hướng câu chuyện sang quan điểm chính trị hoặc những vấn đề có thể gây tranh cải, trong tình huống nhạy cảm này tốt nhất bạn nên lắng nghe nhiều hơn là nói. 16. Không nên vội vàng hỏi về chế độ lương bổng, phụ cấp tiền thưởng...ngay đầu cuộc phỏng vấn trừ khi bạn biết chắc nhà tuyển dụng đã quyết định chọn bạn. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương hiện tại, bạn chỉ nói vấn tắt và tránh đưa ra con số cụ thể về khoản lương của bạn. Bạn cần nhấn mạnh, điều bạn tìm kiếm là những cơ hội nghề nghiệp hơn là những con số trong bảng lương.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.