Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối”

pdf
Số trang Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối” 4 Cỡ tệp Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối” 273 KB Lượt tải Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối” 1 Lượt đọc Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối” 134
Đánh giá Phát triển vững vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cần có sự tham gia của “Doanh nghiệp điều phối”
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên PHÁT TRIỂN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CẦN CÓ SỰ THAM GIA CỦA “DOANH NGHIỆP ĐIỀU PHỐI”  NGU ỄN THỊ DIỂM KIỀU Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đóng vai trò to lớn trong phát triển bền vững đất nước và sự phát triển của nhân loại. Chính phủ Việt nam đã rất nỗ lực trong việc gia nhập Công ước Đa dạng sinh học (năm 1994), Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1989), đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị này thông qua việc quy hoạch, xây dựng cùng với thiết lập các khu bảo tồn (KBT)6. Cho đến nay, việc thành lập và quản lý mạng lưới các KBT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các KBT thiên nhiên tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến những bất cập về vấn đề tài chính và mô hình quản lý. Hiện nay, rất nhiều khu KBT ở Việt Nam có nguồn thu dựa hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước, chỉ một số nhận được nguồn tài trợ không thường xuyên của các tổ chức quốc tế. Nguồn ngân sách dành cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm chỉ chiếm 1% tổng ngân sách. Trong khi đó, nguồn chi trực tiếp cho các KBT thiên nhiên chiếm chưa tới 0,4% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, chưa kể đến việc chi ngân sách cho KBT còn chưa đồng đều và khó tiếp cận7. Những chính sách chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng kể từ năm 2010, nhưng con số thực tế thu về là quá nhỏ và không tương xứng với giá trị thực của các KBT. Ngoài ra, hiệu quả quản lý các KBT cũng bị ảnh hưởng rất lớn vì thiếu thốn phương tiện; số lượng và trình độ cán bộ còn hạn chế. Những lỗ hổng trong quy chế đối với KBT đã dẫn đến việc mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa Nhà nước, cộng đồng địa phương và các nhà đầu tư từ bên ngoài vào, dẫn đến hiệu quả quản lý ngày càng giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên. Và, dường như các chuyên gia nghiên cứu cho rằng bài toán cơ chế tài chính cho KBTTN cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Với kinh nghiệm có được trong một khoảng thời gian dài tham gia vào việc xây dựng các dự án bảo tồn rừng; bảo tồn biển và các giá trị di sản cũng như những kết quả nhất định đã đạt được, chúng tôi mong muốn chia sẻ về mô hình quản lý phát triển bền vững trong KBT với sự tham gia của “doanh nghiệp điều phối” - một sáng kiến mới do chính công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương đưa ra và đang từng bước thực hiện. TỔNG QUAN Sau nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu cùng với các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các lĩnh vực: địa chất, văn hoá - lịch sử, du lịch, khảo cổ học, môi trường,...tại khu vực Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận, những đóng góp to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học, đầu tư giáo dục cộng đồng đã dần đưa công ty CPĐTPT Đoàn Ánh Dương trở thành một trong những đối tác chính, đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi trong việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu của thứ 3 của Việt Nam sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng văn (Hà Giang) và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (Cao Bằng). Mục tiêu chính của loại hình di sản thế giới này là: bảo tồn, giáo dục và phát triển kinh tế bền vững. Do đó, trong quá trình nghiên cứu giải pháp bảo tồn cũng như đầu tư phát triển bền vững, giúp phát huy các giá trị di sản trong Công viên địa chất, chúng tôi đã và đang xây dựng mô hình quản lý có sự điều phối của doanh nghiệp Đoàn Ánh Dương với nhiệm vụ đầu tư, điều phối các hoạt động và sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm: Nhà nước, người dân, nhà khoa học và các thành phần kinh tế tư nhân khác. Mô hình này đã chính thức được đệ trình UBND tỉnh Quảng Ngãi trong dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản đảo B - Lý Sơn” và đã được các cấp thẩm quyền thẩm định. Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Sa Huỳnh” dựa trên chủ trương cho ph p lập dự án của UBND tỉnh với mô hình quản lý tương tự. Nguyên tắc thành công của mô hình này là đặt cộng đồng địa phƣơng l m chủ thể của ảo tồn v phát triển inh t n vững. Chúng tôi phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, sau đó là lợi ích của công tác bảo 6 Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh, Phạm Việt Hùng, Thực trạng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10033/1/Thực%20trạng%20quản%20lý%20khu%20bảo%20tồn.pdf 7 Ts. Nguyễn Xuân Nguyên, Cần đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn thiên nhiên, 2015 http://konkakinh.gialai.gov.vn/chuyenmuc/Hoat-đong-bao-ton/Chinh-sach/Can-đoi-moi-co-che-tai-chinh-cho-baoton-thien-nhi.aspx 80 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên tồn và cuối cùng mới hướng đến lợi ích của doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp “truyền thống”, chúng tôi chú trọng đầu tư vào các dịch vụ công (quản lý rác thải; công tác bảo tồn hệ sinh thái; truyền thông, giáo dục cộng đồng; cải thiện sinh kế; cứu hộ cứu nạn,...) và đề nghị được thu v dịch vụ từ du khách. Tất cả những dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác trong KBT đều do người dân tham gia thực hiện. Đây cũng chính là yếu tố bền vững trong mô hình này, nó giúp chia sẻ gánh nặng ngân sách và cả công tác quản lý cho nhà nước, vai trò quản lý của nhà nước sẽ thực sự được đẩy mạnh hơn bao giờ hết thay vì vướng vào tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như một số KBTTN hiện nay. Đồng thời, chúng tôi dành phần lớn suất đầu tư trong dự án cho các hoạt động nâng cao kiến thức và năng lực cộng đồng về công tác bảo tồn cũng như phát triển sinh kế, bên cạnh các dịch vụ công khác. Kim chỉ nam trong hoạt động này là: Dân biết - Dân hiểu - Dân bàn - Dân làm - Dân quản lý. Mục tiêu của các dự án trên luôn tỉ lệ thuận với mong muốn của cộng đồng, doanh nghiệp Đoàn Ánh Dương đóng vai trò điều phối đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan. Nhà nước sẽ chia sẻ được công tác quản lý, giảm bớt gánh nặng về dịch vụ công, công tác bảo tồn không chỉ giúp phát triển du lịch mà còn mang lại hiệu quả cho nhiều ngành thủy sản, nông nghiệp, giáo dục,… góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Nhà khoa học sẽ được thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học, luôn có động lực tìm ra những điều mới, những phát minh mới vào việc ứng dụng cho KBT. Người dân là thành phần quan trọng tham gia xuyên suốt công tác bảo tồn, mô hình sẽ giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp cuộc sống cộng đồng hướng tới sự văn minh. Các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư, kết nối thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế khu vực lân cận mà không hề mâu thuẫn với sinh kế cộng đồng trong KBT. Riêng doanh nghiệp điều phối sẽ thực hiện nhiệm vụ tái đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, thực hiện các dịch vụ công, không ngừng nâng cao năng lực cho cộng đồng cùng phát triển. MỤC TIÊU Cả 2 dự án nêu trên đều nằm trong phạm vi Công viên địa chất Lý Sơn. Do đó, mục tiêu của các dự án không nằm ngoài 3 mục tiêu chính của Công viên là: Bảo tồn, giáo dục và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, khoanh vùng dự án của chúng tôi có thể xem như một KBT và nó tích hợp cùng lúc nhiều giá trị di sản như: địa chất, văn hoá - lịch sử, khảo cổ, cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học,... Do đó, dự án phải đạt được các mục tiêu đề ra như sau: - Bảo tồn nguyên trạng và khôi phục các giá trị di sản; phát huy các giá trị vô giá đó thông qua công cụ đầu tiên là hoạt động du lịch cộng đồng - Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa: Nhà nước, nhà khoa học, người dân và các doanh nghiệp khác. Thành công của dự án chính là sự đồng thuận của các bên liên quan. Vai trò của các bên liên quan khi được phát huy tối đa sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, tạo ra giá trị gia tăng cho KBT - Tạo ra cơ chế tài chính bền vững cho KBT. Vốn đầu tư các dịch vụ công đến từ doanh nghiệp điều phối - công ty Đoàn Ánh Dương và nguồn thu tái đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển kinh tế trong KBT thông qua khách du lịch - Dự án được kỳ vọng nhân rộng mô hình quản lý này cho các KBT trong cả nước sau khi đạt được tất cả các mục tiêu trên K T QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Mặc dù dự án còn đang trong quá trình hoàn thiện về quy trình pháp lý và chính sách, nhưng bằng những hoạt động cụ thể trên thực tế, bước đầu chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án trên được xác định là dự án phục vụ tối đa lợi ích cộng đồng sống trong vùng di sản. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng phải được đẩy mạnh ngay cả khi mới bắt đầu xây dựng dự án. Bắt đầu từ năm 2017, người dân và chính quyền địa phương đã nhanh chóng nhận thấy các giá trị di sản của mình thông qua một phương pháp khá mới mẻ, hấp dẫn, đầy sự thú vị. Đó chính là những chuyến tham quan, học tập thực tế và cũng là phương pháp giáo dục cộng đồng bằng trực quan sinh động ngay tại các Di sản thế giới của Việt Nam. Những lớp học liên tiếp diễn ra ngay tại trường học là Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, là thành phố Hội An - nơi vươn lên nhờ sức mạnh từ di sản và nhờ tiếp cận với kinh tế bảo tồn. Đây chính là phương tiện, công cụ hữu hiệu giúp cộng đồng bản địa có một ph p so sánh về các giá trị di sản của hai địa phương có nhiều n t tương đồng về địa lý, văn hóa,... Các “học viên” được học hỏi kinh nghiệm bảo tồn, phát triển du lịch bởi chính những chuyên gia là người dân đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Những chuyến tham quan học tập thực tế giúp cộng đồng nhanh chóng hình dung về một bức tranh phát triển dựa trên nền di sản, niềm tin vào tương lai phát triển du lịch cộng đồng càng sáng rõ và họ đã dễ dàng tiếp nhận Công viên địa chất toàn cầu là điều tất yếu giúp cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cụ thể, tại đảo Bé - Lý Sơn, nơi diễn ra hoạt động du lịch kể từ năm 2015, chỉ một thời gian ngắn sau 2 năm, người 81 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên dân đã nhanh chóng bắt kịp với các hoạt động du lịch mà đối với họ là hoàn toàn mới mẻ, đem lại nguồn thu nhập dồi dào. Những tác động mạnh mẽ của du lịch khiến cho các hoạt động giáo dục cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Khái niệm bảo tồn và phát triển bền vững gần như không được tiếp nhận. Tuy nhiên, sau những lớp học thực tế, những hoạt động đào tạo, tập huấn của chuyên gia tại đảo Bé, cộng đồng đã biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, thực hiện khoanh vùng bảo vệ tránh sự xâm phạm của các tàu thuyền khác trong phạm vi đánh bắt của địa phương; họ đã mạnh dạn đầu tư loại hình lưu trú homestay, đã biết tự tổ chức các hợp tác xã tự quản để làm dịch vụ du lịch; họ đã biết bảo vệ môi trường trong khu dân cư, tại điểm du lịch bằng việc tự tổ chức thu gom rác thải; người dân cũng biết cách tổ chức giám sát, đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động tắm biển, lặn ngắm san hô,... Và sau tất cả các lớp đào tạo, họ đã ý thức được việc giữ gìn các giá trị di sản như giữ gìn chính tài sản của cộng đồng. 100% cư dân đảo B đã đồng thuận với việc bảo tồn và đầu tư cho cộng đồng phát triển du lịch bền vững. Tại Sa Huỳnh - Đức Phổ, các hoạt động giáo dục cộng đồng tương tự đã diễn ra, có 4 chuyến tham quan học tập áp dụng như với đảo B dành cho chính quyền và người dân Sa Huỳnh đến với Hội An, Cù Lao Chàm. Hiệu quả của nó mang lại là ngoài mong đợi, khi địa phương này hoàn toàn chưa có hoạt động du lịch, nhưng nhận thức của cộng đồng được nâng lên đáng kể. Người dân đã biết đến các giá trị cực kỳ quý giá ngay tại nơi mình sinh sống, từ vùng đất nghèo khó, làng mạc bị hoang hóa thì chưa bao giờ niềm tin cho sự phồn thịnh trong tương lai lại mạnh mẽ đến thế khi họ nhận ra quê hương mình là nơi di sản chồng lên di sản. Các buổi tham vấn cộng đồng về các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh được toàn thể người dân đồng thuận với quyết tâm cao. Các hoạt động giáo dục cộng đồng đã mang họ đến gần hơn với khái niệm Công viên địa chất, sự quan tâm, mong đợi cũng ngày càng quyết liệt, sâu sắc hơn, bởi vì dân đ iết, dân đ hiểu và cần một chặng đường dài hơn nữa để hướng đến việc dân bàn - dân làm - dân quản l . Sự chuyển đổi nhận thức rõ rệt của cộng đồng đã tạo động lực rất lớn cho chúng tôi trong việc kh ng định hướng đi đúng và chuẩn xác cho mô hình này. Nó càng cho thấy sự cần thiết về việc tạo lập vai trò làm chủ cho người dân trong KBT thay vì biến họ trở thành người làm thuê cho các doanh nghiệp khác từ bên ngoài vào. Những doanh nghiệp này không chỉ làm mai một bản sắc văn hoá địa phương mà bản chất đặt lợi ích lên hàng đầu, thu lợi từ việc khai thác triệt để các giá trị di sản, họ trực tiếp cạnh tranh với người địa phương, khiến họ thành người làm thuê ngay trên mảnh đất của mình. Điều này cho thấy rất rõ qua thực trạng các KBTTN hiện nay. Nguyên nhân phần lớn là vì quy chế quản lý còn tồn tại một lỗ hổng lớn. Chúng tôi đã chính thức có văn bản số 196/ĐAD gửi Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 6/4/2018 về việc đề nghị sửa đổi Nghị định 57/2008/NP-CP (Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế). Trong đó, văn bản đề nghị bãi bỏ điểm b, khoản 3, điều 5 quy định : Cho phép Ban quản l KBT iển được tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiên các hoạt động dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác. Lỗ hổng này đã và đang khiến chất lượng hệ sinh thái KBT ngày càng suy giảm, diện tích tự nhiên bị thu hẹp, ngày càng hạn chế sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn. Mô hình phát triển bền vững này (mô hình 5 nhà) với những kết quả khả quan ban đầu đã được tỉnh Quảng Ngãi ủng hộ và được đại diện lãnh đạo tỉnh báo cáo tại Hội nghị Mạng lưới công viên địa chất Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 5 tại Trung Quốc vào tháng 9 năm 2017. Báo cáo đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các chuyên gia dự Hội nghị. Bên cạnh đó, đại diện của UNESCO, ông Guy Martini - Tổng thư ký Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO đã có chuyến làm việc cùng với Công ty và Viện Địa chất Khoáng sản Việt Nam về Công viên địa chất Lý Sơn. Ông đã nhận định : « Đây là mô hình đầu tiên có thể tạo cơ chế tài chính bền vững cho KBT và nếu thành công sẽ có thể áp dụng đối với nhiều nơi trên thế giới ». Và không chỉ riêng KBTTN, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu cũng đang nỗ lực để có những sáng kiến mới, đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng người dân bản địa. Các thành viên Ban điều hành Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO cũng mong muốn hình thành nhiều khu bảo tồn trong phạm vi Công viên với cơ chế tài chính bền vững để đạt được cả 3 mục tiêu trên. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua những việc làm cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tại Đảo Bé - Lý Sơn và Sa Huỳnh, chúng tôi nhận thấy kinh tế bảo tồn ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình đạt đến sự phát triển bền vững, đặc biệt là tại Vườn quốc gia và KBTTN. Quá trình hoạt động của chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng luôn đảm bảo các bước đi vững chắc ngay từ khi bắt đầu. Bởi lẽ, chúng tôi đã kịp nhìn thấy thực trạng của các KBTTN trong nước và thế giới. Sau một chặng đường hoạt động không ngừng nghỉ, chúng tôi lại rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá sau: 82 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên - Thực tế các KBTTN lấy mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cùng với bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng các chính sách chưa chú trọng hỗ trợ, xúc tiến các hoạt động phát huy nguồn lực nội tại ngay trong KBT mà chỉ quan tâm nhiều vào nguồn ngoại lực, khiến cho nguồn thu của KBT ngày càng tỉ lệ nghịch với chất lượng đa dạng sinh học và các giá trị khác - Tất cả các KBTTN muốn phát triển bền vững phải thật sự lấy cộng đồng làm chủ thể của công tác bảo tồn và hưởng lợi từ việc phát huy các giá trị trong KBT. Để làm được điều này, nhất thiết phải đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hoà giữa các bên liên quan - Kiến thức, kỹ năng của người dân bản địa về các giá trị thực sự của KBTTN và các hoạt động kinh tế từ việc bảo tồn còn khá mờ nhạt. Cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng sâu rộng trong khắp các tầng lớp nhân dân - Cơ chế tài chính đóng vai trò xương sống của việc duy trì, phát triển các KBTTN. Để đạt được cơ chế tài chính bền vững, nhất thiết cần có ngày càng nhiều các nguồn đầu tư xã hội hoá vào các dịch vụ công, chú trọng đầu tư về mặt con người hơn là về cơ sở hạ tầng du lịch. Cụ thể, sự tham gia của doanh nghiệp điều phối theo chúng tôi là giải pháp hữu hiệu để giải đáp cho bài toán tài chính của KBTTN. Nhà nước chỉ giữ đúng vai trò quản lý, điều tiết sẽ đảm bảo công bằng, minh bạch với các bên liên quan, hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao ĐỀ XUẤT Để tạo ra một mô hình, một cơ chế tài chính bền vững trong các KBT, cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Cần điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công tác bảo tồn, từng bước xã hội hóa các dịch vụ công nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cộng đồng địa phương và khu vực. Trong các khu bảo tồn, Nhà nước chỉ nên giữ vai trò quan lý, điều tiết chứ không thực hiện các dịch vụ theo cơ chế thị trường để tránh cạnh tranh quyền lợi với người dân, gây chồng chéo trách nhiệm trong công tác quản lý và thực hiện. Phát triển bền vững Vườn quốc gia và KBTTN phải lấy du lịch cộng đồng làm mục tiêu phát triển hàng đầu, phát triển kinh tế thông qua cách tiếp cận với bảo tồn. Cần xem trọng nguồn nội lực của địa phương đối với việc phát huy các giá trị di sản và kết nối các hoạt động khác bên ngoài KBT, thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật. Tất cả vì mục tiêu bảo tồn và phát triển một cách vền vững nhất. Các cơ chế, chính sách áp dụng cho KBTTTN cần thiết dựa vào nhu cầu thực tế của cộng đồng địa phương; kinh hoạt, đổi mới để giúp loại bỏ những rào cản thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động bảo tồn thay vì tham gia hoạt động du lịch cạnh tranh với người dân, tạo tiền đề xây dựng cơ chế tài chính cho KBTTN. Đồng thời cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung phải chú trọng lấp đầy những lỗ hổng trong công tác quản lý hiện nay, nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bảo tồn. Phát triển bền vững Vườn quốc gia và KBTTN cần có sự tham gia của “doanh nghiệp điều phối” theo chúng tôi là hướng đi mới, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề bất cập về tài chính cũng như công tác quản lý bảo tồn. Rất mong sự đón nhận tích cực từ quý học giả và chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn. 83
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.