Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn

pdf
Số trang Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn 24 Cỡ tệp Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn 325 KB Lượt tải Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn 1 Lượt đọc Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn 80
Đánh giá Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO HỘ DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG TẠI KHU VỰC VÙNG CAO TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Hải Núi, Nguyễn Quốc Chỉnh, Đỗ Quang Giám Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh duy trì và phát triển rừng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập ở cấp hộ và địa phương qua phỏng vấn và thảo luận với 265 hộ dân sống gần rừng. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, mô hình hồi quy, logarit thứ bậc và kiểm định T-test, χ2-test được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích cũng như tài nguyên rừng đã và đang bị đe dọa bởi các hoạt động sinh kế của người dân vùng cao. Sinh kế của hộ phụ thuộc vào rừng còn nhiều hạn chế và thiếu bền vững. Thu nhập của hộ còn ở mức thấp, hoạt động sinh kế của hộ chưa đa dạng. Điều đó tạo ra những rủi ro trong tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như sự mâu thuẫn lợi ích với các tác nhân khác. Để phát triển sinh kế bền vững cho người dân địa phương, bài viết đề xuất một số giải pháp về cải tiến cơ chế tổ chức quản lý và nâng cao nguồn lực sinh kế. Từ khóa: Phụ thuộc vào rừng; Sinh kế bền vững; Tài nguyên rừng; Bắc Kạn. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh kế của người dân nghèo tại các nước đang phát triển. Sự quan trọng của rừng được thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Rừng góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh, giúp tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên Trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường 198 cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng sống trong và gần rừng (Kamanga và cs., 2009; Mutamba và cs., 2005; Vedeld và cs., 2007). Lâm nghiệp bền vững không chỉ có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung, mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế được sử dụng nhiều trong các vấn đề phát triển nông thôn đối với cộng đồng nói chung và nhóm hộ dân phụ thuộc vào rừng nói riêng. Sinh kế bền vững giúp hộ có thể đối phó và phục hồi những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản, cả ở hiện tại lẫn trong tương lai, mà không gây tổn hại đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khung phát triển sinh kế bền vững chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và các mối quan hệ điển hình giữa chúng. Trong đó, thu nhập được xem xét là chỉ tiêu nghiên cứu không thể thiếu của kết quả sinh kế. Cải thiện thu nhập cho vùng cao là một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, xây dựng khung năng lực trên cơ sở các nguồn lực sinh kế trong bối cảnh xem xét bối cảnh dễ bị tổn thương của hộ góp phần quan trọng giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, diện tích đất lâm nghiệp là 432.387 ha, chiếm 89% (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2015). Ngành nông - lâm nghiệp đóng góp hơn 1/3 GDP toàn tỉnh, hơn 70% lao động của tỉnh là lao động nông lâm nghiệp, trong đó, lâm nghiệp chiếm khoảng 13%. Do vậy, phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn sẽ góp phần quan trọng vào chương trình xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, cũng như giảm sự tác động tiêu cực tới vấn đề duy trì và phát triển diện tích rừng. Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững, như Chambers và Conway (1992), Baumann và Sinha (2001), Babulo và cs. (2008), Ludi và Slater (2008), Kamanga và cs. (2009), Scoones (2009), Xu và cs. (2015), Nguyen Trung Thanh và cs. (2015). Khung phát triển sinh kế bền vững cũng đã trở thành phương pháp chủ đạo trong việc thực hiện các hoạt động phát triển của một số tổ chức quốc tế lớn như Oxfam, CARE, UNDP, DFID. Kết quả nghiên cứu của họ cho mối quan hệ chặt chẽ giữa các 199 hợp phần sinh kế, nhằm tạo ra sinh kế bền vững của hộ. Hộ có thể cải thiện sinh kế của mình thông qua việc phân bổ sử dụng nguồn lực sinh kế hợp lý, quyết định theo đuổi chiến lược sinh kế đúng đắn, giảm sự tác động của bối cảnh. Tuy nhiên, nguồn lực, chiến lược và bối cảnh sinh kế của các hộ là không đồng nhất, các nghiên cứu cụ thể về phát triển sinh kế bền vững của hộ dân phụ thuộc vào rừng bị thiếu hụt. Do vậy, sự hiểu biết thực trạng sinh kế, các yếu tổ ảnh hưởng tới kết quả sinh kế của hộ, đặc biệt đối với nhóm hộ phụ thuộc vào rừng là cần thiết cho cả việc bảo tồn và thực hiện các chính sách phát triển rừng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sinh kế, trong đó tập trung vào nguồn vốn và kết quả sinh kế. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh duy trì và phát triển rừng. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận theo khung sinh kế bền vững trên cơ sở của Baumann và Sinha (2001) và Ludi và Slater (2008), nhằm xem xét tổng hợp từ bối cảnh dễ bị tổn thương, nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận theo mức độ phụ thuộc vào rừng, trên cơ sở áp dụng cách tiếp cận của Babulo và cs. (2008), mức độ phụ thuộc vào rừng được xác định trên cơ sở tỷ trọng thu nhập từ rừng. Theo đó, mức độ phụ thuộc vào rừng được phân thành ba nhóm: cao, trung bình và thấp, với lần lượt tỷ trọng thu nhập từ rừng so với thu nhập tương ứng là hơn 40%, từ hơn 20% tới 40% và nhỏ hơn hoặc bằng 20%. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tiếp cận sinh thái nhân văn và tiếp cận theo Chương trình REDD+ (giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Trong đó, tiếp cận sinh thái nhân văn xem xét tổng hòa mối quan hệ giữa con người và môi trường rừng. Theo đó, giải pháp nâng cao sinh kế người dân trong bối cảnh hướng tới giảm sự phụ thuộc vào rừng của người dân, nhằm giảm bớt áp lực cho việc rừng bị mất và suy thoái. 1.2. Chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu Nghiên cứu được tiến hành tại hai huyện đại diện vùng cao, với diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn của tỉnh là Na Rì và Ba Bể. Tại 200 mỗi huyện, nghiên cứu chọn hai xã điểm thuộc vùng cao. Tại mỗi xã nghiên cứu được thực hiện ở những thôn/bản vùng cao - nơi hộ dân có quyền sử dụng đất rừng và cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên từ rừng. Do số hộ không nhiều, nên nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộ hộ tại mỗi thôn/bản, khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 265 hộ dân. Nội dung khảo sát tập trung vào các chỉ tiêu của các hợp phần trong khung sinh kế bền vững. 1.3. Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng sinh kế của hộ. Các số trung bình, độ lệch chuẩn được sử dụng với chỉ tiêu phân tổ là mức độ phụ thuộc vào rừng, tình trạng nghèo, địa bàn nghiên cứu, để tổng hợp, phân tích và phản ánh động thái, tính chất của từng chỉ tiêu sinh kế. Phân tích ANOVA một chiều, kiểm định T-test và χ2-test được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của các chỉ tiêu nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng các mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của hợp phần sinh kế thu nhập của hộ (mô hình hồi quy đa biến), tình trạng nghèo (mô hình logarit). Các tham số được tính toán, ước lượng bằng phần mềm Stata 12.0. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương Để xem xét thực trạng sự tổn thương của hộ, nghiên cứu này tìm hiểu các biến cố mà hộ phải đối mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ không phải đối mặt với những biến cố quá lớn. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra rất ít, chỉ có những trận mưa lớn làm ảnh hưởng tới vài ba hộ dân sống gần suối. Tuy nhiên, có tới 1/3 hộ dân được điều tra cho rằng họ bị mất mùa, trong đó hơn 10% cảm nhận sự mất mùa là nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cuộc sống của hộ. Sự mất mùa này chủ yếu xảy ra ở khu vực canh tác thiếu nước và đôi khi cũng là do bị úng nước ở khu vực canh tác trũng. Bên cạnh đó, sự ốm đau của người dân cũng rất đáng quan tâm. Gần 1/4 hộ được khảo sát cho rằng họ gặp phải sự ốm đau, trong đó gần 12% ốm đau nghiêm trọng. Sự mất mát đất, vật nuôi và tài sản là không đáng kể. Những hủ tục, đám xá... làm hộ phải chi những khoản lớn ngoài mong đợi cũng không còn nhiều. 201 Bảng 1. Biến cố mà hộ phải đối mặt (%) Không Vừa phải Nghiêm trọng Thiên tai 97,74 1,88 0,38 Mất mùa 65,41 24,06 10,53 Ốm đau 76,32 12,03 11,65 Mất đất 99,25 0,38 0,38 Mất mát vật nuôi 88,72 8,27 3,01 Mất mát tài sản 97,37 1,50 1,13 Khoản chi lớn ngoài mong đợi 78,95 16,54 4,51 Khác 96,99 2,26 0,75 Nguồn: Phân tích từ số liệu phỏng vấn hộ, 2015. 2.2. Nguồn vốn sinh kế 2.2.1. Nguồn vốn con người Nhìn chung, nguồn vốn con người tại địa bàn nghiên cứu còn nhiều yếu kém và không đồng đều giữa các nhóm hộ. Quy mô hộ bình quân tại khu vực khảo sát là 4,65 thành viên/hộ, trong đó thành viên trong độ tuổi lao động chiếm 66,24%. Con số này khá tương đồng với số liệu thống kê của toàn tỉnh năm 2014 (67,38%) và cao hơn khá nhiều so với bình quân chung của cả nước (58,86%). Điều này cho thấy, Bắc Kạn có lực lượng lao động khá dồi dào, tiềm năng phát triển là rất lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hộ có quy mô lớn, tỷ lệ lao động cao mang lại nguồn vốn con người mạnh cho hộ. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra điều tương tự khi kết quả kiểm định cho thấy, hộ nghèo thường là những hộ có quy mô nhỏ, với chỉ là 4,15 thành viên (thấp hơn con số 4,92 của hộ không nghèo) và 63,37% người trong độ tuổi lao động - thấp hơn gần 5% so với hộ không nghèo. Đặc điểm của chủ hộ có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm hộ. Đa phần (69%) chủ hộ chỉ học xong cấp 1 và cấp 2, chỉ có chưa tới 1/4 chủ hộ có trình độ từ cấp 3 trở lên. Trình độ học vấn của chủ hộ có sự ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê tới hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, có xu hướng giúp hộ thoát nghèo và giảm sự phụ thuộc vào rừng. Tuổi bình quân chủ hộ là hơn 44 tuổi và có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ có mức phụ thuộc cao vào rừng thường là những hộ với độ tuổi cao hơn. Điều này có thể được giải thích là do chủ hộ có độ tuổi cao ít có cơ hội tiếp thu kiến thức, kỹ năng để đa 202 dạng hóa nguồn thu nhập. Họ có xu hướng tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên rừng nhiều hơn. Tuy nhiên, chủ hộ có tuổi thấp, chưa có nhiều tích lũy, nên thường có xu hướng nghèo hơn. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực lao động, trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương cũng đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ dân. Trên 70% số hộ tham gia hầu hết các lớp tập huấn hhi được mời tham gia. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng 16,23% số hộ rất ít khi tham gia các lớp tập huấn. Những hộ này thường là những hộ trẻ, ngại tham gia, hay những hộ không biết rõ tiếng phổ thông. Việc tích cực tham gia các lớp tập huấn đã mang lại những tín hiệu tích cực cho hộ, nhóm hộ thương xuyên tham gia các lớp tập huấn hơn thường là những hộ không nghèo và mức độ phụ thuộc vào rừng thấp. Kết quả này ngụ ý rằng các cấp chính quyền địa phương bên cạnh việc thường xuyên mở các lớp tập huấn, cũng rất cần vận động các nhóm hộ tham gia một cách chủ động, tích cực. Bảng 2. Thực trạng nguồn vốn con người của hộ Chỉ tiêu Số nhân khẩu TB Số lượng lao động Tr. bình Trình độ của chủ hộ ĐVT Khẩu/ hộ Mức độ phụ thuộc vào rừng Mức kinh tế hộ Cao Tr. bình Thấp Nghèo Không nghèo 4,63 4,49 4,77 4,15 4,92 4,65 3,33 3,08 (p) T-test 0,405 LĐ/hộ Tính chung 2,99 (p) T-test 2,98 0,000 3,22 2,63 0,263 0,000 Chưa xong cấp 1 % 10,96 8,75 2,68 9,57 5,26 6,79 Đã xong cấp 1 % 46,58 41,25 20,54 42,55 29,24 33,96 Đã xong cấp 2 % 34,25 27,50 41,07 31,91 36,84 35,09 Từ cấp 3 trở lên % 8,22 22,50 35,71 15,96 28,65 24,15 (p) χ2-test 0,000 0,026 203 Chỉ tiêu Mức độ phụ thuộc vào rừng ĐVT Mức kinh tế hộ Cao Tr. bình Thấp Nghèo Không nghèo Tính chung Giới tính của chủ hộ Nam % 93,15 93,75 95,54 92,55 95,32 94,34 Nữ % 6,85 6,25 4,46 7,45 4,68 5,66 Tuổi của chủ hộ Tr. bình 45,98 44,10 Tuổi bình quân thành viên TB (p) χ2-test 0,0761 Năm 46,96 (p) T-test 28,74 (p) T-test Mức độ Thỉnh tham thoảng gia lớp Tham gia tập hầu hết huấn 42,53 0,018 Năm Hầu như không 43,70 0,351 27,26 40,68 0,000 27,52 0,604 23,64 30,05 27,77 0,000 % 21,92 13,75 14,29 21,28 13,45 16,23 % 8,22 17,50 13,39 18,09 10,53 13,21 % 69,86 68,75 72,32 60,64 76,02 70,57 (p) χ2-test 0,330 0,031 Nguồn: Phân tích từ số liệu phỏng vấn hộ, 2015. 2.2.2. Nguồn vốn xã hội Trong những năm qua, địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuy nhiên vẫn không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân do kinh phí có hạn. Nguồn vốn xã hội mạnh sẽ giúp hộ tiếp cận tốt hơn với các lớp tập huấn. Gần 50% hộ trả lời rằng, họ được mời hầu như tất cả các lớp tập huấn tổ chức tại địa phương, nhưng cũng có tới hơn 28% số hộ có câu trả lời ngược lại. Tần suất tiếp cận các lớp tập huấn cũng có sự khác nhau giữa nhóm hộ. Hộ nghèo có xu hướng ít được mời tham gia các lớp tập huấn do ít tham gia các lớp trước đó. Vậy nên, đơn vị tổ chức có xu hướng mời những người nhiệt tình tham gia hơn. Đây là một cách ứng xử bình thường, tuy nhiên sẽ là hữu ích hơn cho người nghèo nếu họ nhận được tần suất mời tham gia công bằng với nhóm hộ không nghèo. 204 Tổ tuần tra rừng có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, theo dõi diện tích rừng của thôn, bản mình quản lý. Tham gia tổ tuần tra rừng cũng mang lại lợi ích khá lớn cho người dân, đặc biệt là khi Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai. Sự tham gia tổ tuần tra rừng là công bằng giữa các nhóm hộ. Điều này ngụ ý sự bình đẳng đối xử của chính quyền địa phương với các nhóm hộ. Sự tin tưởng của người dân địa phương vào cộng đồng là rất cao và không có sự khác biệt giữa nhóm hộ. Tuy nhiên, sự chuyển biến từ việc được tin tưởng đến nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết lại có sự khác biệt. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng cũng như hộ nghèo khó khăn hơn những nhóm hộ còn lại trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè hàng xóm khi gặp khó khăn, đặc biệt là sự giúp đỡ về vật chất. Điều này có thể được giải thích do sự yếu kém từ nguồn lực khác, họ dễ bị tổn thương nên bạn bè nhận thấy rủi ro khi giúp đỡ về vật chất. Bảng 3. Thực trạng nguồn vốn xã hội của hộ (%) Chỉ tiêu Tần suất được mời tham gia lớp tập huấn Sự tham gia tổ tuần tra rừng Sự tin tưởng người dân địa phương Khả năng nhận được sự giúp đỡ khi cần Rất ít khi Thỉnh thoảng Hầu như tất cả (p) χ2-test Có Không (p) χ2-test Không Có Mức độ phụ thuộc vào rừng Tr. Cao Thấp bình 39,73 26,25 23,21 38,30 Không nghèo 23,39 Nghèo Tính chung 28,68 20,55 25,00 25,00 26,60 22,22 23,77 39,73 48,75 51,79 35,11 54,39 47,55 67,12 32,88 20,55 79,45 (p) χ2-test Hầu như không Có thể Hầu như có (p) χ2-test Mức kinh tế hộ 0,180 55,00 45,00 0,030 15,00 85,00 47,32 52,68 13,39 86,61 0,007 59,57 52,63 40,43 47,37 0,277 15,96 15,79 84,04 84,21 0,415 55,09 44,91 15,85 84,15 0,971 12,33 3,75 3,57 6,38 5,85 6,04 24,66 16,25 9,82 23,40 11,70 15,85 63,01 80,00 85,71 70,21 81,87 77,74 0,003 0,042 Nguồn: Phân tích từ số liệu phỏng vấn hộ, 2015. 205 2.2.3. Nguồn vốn tự nhiên Tổng diện tích đất sở hữu bình quân của hộ là 4,05 ha/hộ, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp (3,45 ha/hộ), đất phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là 0,5 ha/hộ. Đất nhà ở và vườn tạp gắn với đất ở bình quân khoảng 1.000 m2/hộ. Tổng diện tích đất sở hữu của hộ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Điều này là rất khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác khi họ chỉ ra rằng, diện tích đất sở hữu có ảnh hưởng rất lớn và rõ nét tới thu nhập của hộ. Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu, sự tác động này là không rõ ràng, vì phần lớn đất lâm nghiệp chưa đem lại nhiều thu nhập do giao thông khó khăn. Cũng như kết quả của các nghiên cứu khác, diện tích đất nông nghiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Khả năng tiếp cận khu rừng gần nhất của hộ là khá dễ dàng, do hộ được khảo sát là những thôn, bản sống gần rừng. Di chuyển tới bìa rừng, hộ có thể sử dụng xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong rừng, cách duy nhất của hộ là đi bộ hoặc sử dụng ngựa thồ. Khoảng cách bình quân của hộ tới trung tâm xã và chợ địa phương lần lượt là 3,71 km và 9,42 km. Sự khác biệt giữa các nhóm hộ là không rõ ràng. Mặc dù đường đi đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn rất khó khăn, địa hình quanh co, phức tạp. Việc di chuyển bằng ôtô vào các thôn, bản vào các thôn vùng cao là đặc biệt khó khăn cho dù đó là ôtô cỡ nhỏ. Vào mùa mưa, sự di chuyển này là không thể. Đối với việc tiếp cận chợ địa phương để hộ có thể mua các nhu yếu phẩm cần thiết, hay trao đổi những nông lâm phẩm thu được là không dễ dàng. Tại địa bàn nghiên cứu, một cụm xã (thường là 5 xã) mới có một chợ, chợ được họp theo phiên (khoảng 3-6 phiên/tháng). Nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân vùng cao, trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn cũng đã hỗ trợ, đầu tư công trình nước đảm bảo vệ sinh cho người dân. Bình quân, 65% hộ dân đã có thể tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Nguồn nước của cộng đồng dân cư sống gần rừng chủ yếu là hệ thống ống dẫn nước từ thượng nguồn tới thôn, bản được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, hộ dân cần đầu tư đường ống từ bể nước chung của thôn về. 206 Bảng 4. Thực trạng nguồn vốn tự nhiên của hộ Chỉ tiêu ĐVT Diện tích đất nông nghiệp TB Diện tích đất rừng TB Diện tích đất khác TB ha Mức độ phụ thuộc vào rừng Cao TB Thấp Nghèo 0,50 0,48 0,53 0,37 (p) T-test ha 0,571 2,11 (p) T-test ha 0,05 2,66 Khoảng cách từ hộ tới rừng TB 1,13 Khoảng cách từ hộ tới rừng TB Khoảng cách từ hộ tới trung tâm xã TB Khoảng cách từ hộ tới chợ địa phương TB Tỷ lệ hộ tiếp cận nước đảm bảo vệ sinh TB 19,66 2,15 1,04 20,06 3,92 3,70 6,32 (p) T-test 10,73 1,14 (p) T-test 0,61 0,106 3,87 3,45 0,11 0,09 0,10 3,16 4,54 4,05 1,18 1,07 1,11 0,603 22,23 19,57 21,58 20,87 0,574 3,57 3,50 3,82 3,71 0,064 9,46 0,018 0,75 2,69 0,183 0,208 7,92 0,51 0,769 0,808 (p) T-test % 0,15 0,867 (p) T-test km 0,06 0,58 0,251 0,000 (p) T-test km 5,64 0,078 Tổng diện tích TB ha đất (p) T-test phút 1,60 Tính chung Không nghèo 0,000 0,000 (p) T-test km Mức kinh tế hộ 9,69 9,27 9,42 0,598 0,62 0,57 0,70 0,65 0,053 Nguồn: Phân tích từ số liệu phỏng vấn hộ, 2015. 2.2.4. Nguồn vốn vật chất Nguồn lực vật chất được đo lường bằng chỉ tiêu tình trạng nhà ở và tài sản của hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận theo quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo theo Thông tư số 21/2012/TTBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự khác biệt về tình trạng và chất lượng nhà ở của hộ nghèo và không nghèo là rất rõ ràng. Tương tự, chất lượng nhà ở của hộ không nghèo 207
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.