Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

pdf
Số trang Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 8 Cỡ tệp Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 269 KB Lượt tải Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 10 Lượt đọc Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 308
Đánh giá Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TS. Phan Thị Mai Hương1 - TS. Khuất Thị Thu Hiền2 Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc phát triển kỹ năng mềm cho người người lao động nói chung, cho sinh viên nói riêng đóng vai trò quan trọng và cấp bách hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này, các tác giả trình bày tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên và đề xuất một số giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ khóa: Nguồn nhân lực, kỹ năng mềm, hội nhập quốc tế Abstract: In order to improve the quality of human resources to meet the requirements of international integration and the 4.0 industrial revolution, the development of soft skills for workers plays an important and urgent role. In this article, the authors present the importance of soft skills, actual soft skills training for students and propose some solutions to develop soft skills for students to improve the quality human resources. Keywords: Human resources; soft skills; international integration. 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM 1.1. Quan niệm về kỹ năng mềm Theo Wikipedia: “Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”3 Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick cho rằng: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc”4. 1 2 3 4 Email: ptmaihuong@yahoo.com, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Lao động - Xã hội. Email: hienktt2000@yahoo.com.vn, Khoa Luật, Trường Đại học Lao động - Xã hội. https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m. Nancy J. Pattrick. (2008). Social skills for teenagers and adults with esperger syndrome, Jessica Kingsley Publisher. 476 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa cho rằng “Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác1”. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy, kỹ năng mềm là các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc, là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng). Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể đo đếm được hay chứng nhận thông qua bằng cấp, chứng chỉ như kỹ năng cứng mà nó được thể hiện thông qua thái độ, cách thể hiện cũng như khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề của con người. 1.2. Các loại kỹ năng mềm Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại, dưới đây là một số kỹ năng mềm cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức: Đây là kỹ năng nhận thức rõ hơn về bản thân mình, biết mình là ai, mình có mặt mạnh - mặt yếu nào, sở trường - sở đoản gì. Từ đó, cá nhân chủ động, tự tin hơn, lựa chọn và ra ra quyết định phù hợp. Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp: Việc xác định mục tiêu phù hợp giúp cá nhân biết được mong muốn cụ thể của bản thân và cố gắng hoàn thành theo kế hoạch; biết mình cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, thực hiện như thế nào. Kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc và trong cuộc sống. Kỹ năng làm việc nhóm: Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ. Kỹ năng lắng nghe: Việc biết nghe người khác nói (chứ không phải chỉ nói cho người khác nghe), biết giữ thái độ bình tĩnh và có ứng xử phù hợp trước những lời phản biện, phê bình là rất cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của cá nhân. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ và ra quyết định giải quyết phù hợp do vậy cần biết giải quyết vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng làm chủ bản thân: Cuộc sống hiện đại có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng, áp lực nên cá nhân phải làm chủ được bản thân mình. Biết làm chủ bản thân, bình tĩnh để vượt qua sự căng thẳng, “vượt chướng ngại vật” thì mới “về đích” thành công. Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian khoa học để tránh lãng phí vì thời gian trôi qua không lấy lại được. Để quản lý thời gian, cá nhân cần biết xác định mục tiêu, liệt kê các việc cần làm, có kế hoạch cho mỗi công việc, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên việc gì làm trước việc gì làm sau. 1 Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa, (2010). Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 477 Kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, làm cho người khác hiểu được nội dung mà mình muốn diễn đạt. Thuyết trình tốt thì mới dễ thuyết phục người khác. 1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm Đối với mỗi cá nhân, kỹ năng mềm có vai trò đặc biệt quan trọng, “thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị”1 (theo Wikipedia). Các quốc gia và tổ chức quốc tế đều coi kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động. Cuối thế kỷ XX, UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của học tập thế kỷ XXI là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Trong 4 trụ cột này, có 3 trụ cột là kỹ năng mềm. Ở Australian, Hội đồng Kinh doanh (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) trong đó khẳng định các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức, bao gồm 8 kỹ năng như sau: (1) Kỹ năng giao tiếp (Communication skills); (2) Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills); (3) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); (4) Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills); (5) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills); (6) Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills); (7) Kỹ năng học tập (Learning skills); (8) Kỹ năng công nghệ (Technology skills). Canada rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) đã nghiên cứu đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Hiệp hội “Conference Board of Canada” là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada đã đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ XXI (Employability Skills 2000+) bao gồm: (1) Kỹ năng giao tiếp (Communication); (2) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving); (3) Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours); (4) Kỹ năng thích ứng (Adaptability); (5) Kỹ năng làm việc với con người (Working with others); (6) Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills). Nước Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động đó là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh sách gồm 06 kỹ năng quan trọng. Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) của Singapore đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng. 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m 478 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc. Ở Việt Nam, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ và kỹ năng làm việc thành thạo, đặc biệt là kỹ năng mềm. Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 29/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học đặt ra yêu cầu: “Về đào tạo cần tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ngoại ngữ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng…”. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam xác định nội dung bậc trình độ đại học - Bậc 6 là: “Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ”. Như vậy, kỹ năng mềm đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm, quy định, thực hiện. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, trình độ học vấn và bằng cấp (kỹ năng cứng) chỉ là điều kiện cần, kỹ năng mềm là điều kiện đủ. 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Có thể đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, việc giảng dạy của giảng viên và chất lượng của sinh viên. 2.1. Về chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học Kiến thức, kỹ năng và thái độ là 3 mục tiêu cụ thể luôn được đề cập trong mỗi chương trình đào tạo. Việc thực hiện đầy đủ, cân đối cả 3 mục tiêu này sẽ giúp cho sinh viên được phát triển toàn diện, tự tin vững chắc trong cuộc sống sau này. Thời gian qua, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đã được một số cơ sở giáo dục đại học quan tâm thực hiện. Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, “đào tạo kỹ năng mềm là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên thuộc hệ đào tạo đặc biệt (chất lượng cao, tài năng, chương trình tiên tiến, trình độ quốc tế) bắt đầu thực hiện từ năm học 2009 - 2010. Phương thức giảng dạy và học tập theo hình thức online kết hợp với hướng dẫn trực tiếp có ít nhất 3 buổi cho mỗi khoá. Chứng chỉ kỹ năng mềm là một trong các điều kiện để công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho sinh viên hệ đào tạo này1”. Tất cả các đối tượng sinh viên hệ đào tạo đặc biệt này được hỗ trợ kinh phí đào tạo kỹ năng mềm trong số 5 kỹ năng tự chọn. Nếu sinh viên có nguyện vọng học thêm từ kỹ năng thứ 6 trở lên thì sẽ được giảm 50% kinh phí đào tạo. Các đối tượng học sinh, sinh viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội không thuộc đối tượng trên có nhu cầu học kỹ năng mềm cũng sẽ được miễn giảm 50% kinh phí. 1 http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N7868/Lan-dau-tien-dua-ky-nang-mem-vao-chuong-trinh-dao-tao-bat-buoc.htm PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 479 Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các lớp kỹ năng mềm (có cấp chứng chỉ “Kỹ năng mềm”) cho tân sinh viên. Chương trình học gồm các chuyên đề: Phương pháp học tập đại học hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm. Mỗi kỹ năng học 01 buổi. Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học FPT… cũng quan tâm đào tạo kỹ năm mềm cho sinh viên. Bên cạnh đó, ở nhiều cơ sở giáo dục đại học, kỹ năng mềm mới chỉ được tích hợp vào các môn học, đan xen vào hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, giao lưu… và chỉ mang tính hình thức nên không thu hút được sinh viên, các học phần về kỹ năng mềm chiếm số lượng không đáng kể trong chương trình đào tạo. Kỹ năng mềm được cơ sở giáo dục đại học đưa vào chương trình đào tạo đã đủ chưa, hiệu quả ra sao, có đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường, gắn với nhu cầu xã hội hay không thì phải cần có thời gian kiểm chứng. 2.2. Về việc giảng dạy của giảng viên Trong giáo dục, sinh viên vừa là “khách hàng”, vừa là “sản phẩm” của cơ sở giáo dục đại học. Ở đây, chất lượng “sản phẩm” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực của “người thi công” tức giảng viên. Việc đào tạo kỹ năng mềm không chỉ thực hiện ở những học phần về kỹ năng mà phải kết hợp với các học phần lý thuyết, học phần thực hành. Vì vậy, đối với mỗi học phần, giảng viên phải vừa trang bị kiến thức, vừa đào tạo kỹ năng cho sinh viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian... Muốn vậy, cần một hệ thống cũng như tiêu chí cụ thể trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên. Ngoài tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, giảng viên cần có năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu. Trên thực tế, nhiều giảng viên chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Bởi lẽ, đa số giảng viên không tốt nghiệp từ các trường sư phạm, không được trang bị đầy đủ nghiệp vụ sư phạm. Mặt khác, nhiều trường chỉ chú trọng năng lực chuyên môn, mà chưa chú trọng phát triển đồng bộ cả ba năng lực trên. Vì vậy, bản thân giảng viên và nhà trường thường quan tâm tới bằng cấp, chứng chỉ mà Bộ yêu cầu, ít quan tâm đến năng lực thực sự của giảng viên. 2.3. Về chất lượng của sinh viên Chất lượng của sinh viên chính là kết quả của chương trình đào tạo và việc giảng dạy của giảng viên, giống như chất lượng sản phẩm là kết quả của khuôn mẫu do nhà sản xuất thiết kế kết hợp với việc thi công của người thợ. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế được thực hiện năm 2013, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/5 Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Và đặc biệt trong số các kỹ năng lao động, thì nhóm kỹ năng mà người lao động Việt Nam thiếu hụt nhiều nhất là kỹ năng mềm. Gần đây, năng suất lao động của Việt Nam tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, tuy nhiên, mức năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước 480 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào1. Tương tự, theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hơn 13% sinh viên phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc, 41% cần thời gian làm quen với công việc. Do thiếu hoặc yếu kỹ năng mềm nên một số sinh viên bị thất bại trong học tập như kết quả học tập kém, không xác định được mục tiêu, không quản lý được thời gian và lộ trình học tập…; mất cơ hội tìm kiếm việc làm; bị bế tắc mà không biết cách giải quyết dẫn đến hành động tiêu cực như bạo lực, tự tử…; thậm chí bị rủi ro trong khi tham gia hoạt động tình nguyện do thiếu kỹ năng sống… 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các đối tượng có liên quan bao gồm cơ sở giáo dục đại học, giảng viên và sinh viên. 3.1. Đối với cơ sở giáo dục đại học Thứ nhất, hoàn thiện chương trình đào tạo Các cơ sở giáo dục đại học cần điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tăng thêm học phần về kỹ năng mềm. Bên cạnh một số kỹ năng mềm đã được nhiều trường đưa vào chương trình đào tạo như: soạn thảo văn bản, giao tiếp, đàm phán… cần bổ sung thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Việc lựa chọn bổ sung thêm những kỹ năng nào cần căn cứ vào tính đặc thù nghề nghiệp của mỗi ngành đào tạo. Chương trình đào tạo cần gắn lý thuyết với thực hành, thực tập để giúp sinh viên hiểu biết thêm về thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Mỗi cơ sở giáo dục đại học nên có Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm để sinh viên có thể đăng ký học một số kỹ năng mà chương trình đào tạo của ngành mình học không có. Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đoàn thể Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên sao cho đa dạng, phong phú, thích hợp với nhiều đối tượng, sở thích, khả năng khác nhau của sinh viên qua đó rèn luyện thể chất và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp, thành lập các câu lạc bộ tạo ra các sân chơi cho sinh viên để có cơ hội thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng. Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bố trí quy mô lớp học phù hợp, linh hoạt để sinh viên được rèn luyện kỹ năng trong mỗi tiết học, mỗi học phần, chứ không phải chỉ trong một số học phần về kỹ năng. 1 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 481 3.2. Đối với giảng viên Thứ nhất, thay đổi nhận thức về mục đích giảng dạy Đối với giảng viên nói chung, cần nhận thức rằng, việc giảng dạy bất cứ học phần nào không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức mà còn phải giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm. Việc thay đổi tư duy nhận thức là một việc làm khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kiên trì. Thứ hai, có phương pháp giảng dạy tích cực để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Khi bắt đầu học phần, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, lưu ý sinh viên về thái độ học tập, ý thức kỷ luật, tác phong khi đến lớp cũng như thái độ của sinh viên khi giao tiếp. Trong mỗi giờ học, giảng viên cần cho sinh viên được phát biểu ý kiến cá nhân giúp sinh viên mạnh dạn, tạo không khí thoải mái để sinh viên tự tin trình bày quan điểm, hòa nhập với tập thể. Khi cho sinh viên thảo luận nhóm, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách làm việc nhóm. Giảng viên cần đa dạng các hoạt động giảng dạy để giúp sinh viên tích cực hơn như: trò chơi khởi động nhằm tạo hứng thú, giảm sự căng thẳng; sử dụng phim ảnh hoặc tình huống thực tế để yêu cầu sinh viên phân tích, giải quyết vấn đề, rút ra kinh nghiệm sống; yêu cầu sinh viên tự hoàn thành sơ đồ, vẽ bảng biểu để giúp sinh viên có kỹ năng tư duy, lập kế hoạch, sắp xếp công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả, biết phân tích và so sánh… Giảng viên giảng các học phần về kỹ năng mềm cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. Bản thân giảng viên phải thuần thục về kỹ năng đó, như là hình mẫu để sinh viên học tập, ví dụ: giảng về kỹ năng quản lý thời gian thì bản thân giảng viên phải quản lý tốt thời gian của mình, không thể để xảy ra tình trạng cháy giáo án, trả bài chậm, vào lớp muộn… Muốn vậy, giảng viên phải được đào tạo để thay đổi nhận thức và có được năng lực, kỹ năng truyền đạt đúng với đặc trưng của dạy kỹ năng mềm. 3.3. Đối với sinh viên Thứ nhất, cần nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm Sinh viên cần nhận thức được rằng, trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa, trong đó bên mua là các doanh nghiệp, bên bán là người lao động (gồm sinh viên), giá cả của hàng hóa sức lao động là tiền lương. Để bán được sức lao động mà không bị ế (tức là không bị thất nghiệp) và bán với giá cao (tức là được trả lương cao) thì bên bán phải biết bên mua cần gì để chuẩn bị hàng hóa cho tốt. Điều đó có nghĩa, sinh viên phải xác định rõ công việc mình sẽ làm sau khi ra trường, phân tích xem công việc đó cần những kỹ năng gì, nhà tuyển dụng có những đòi hỏi gì… để chuẩn bị hàng hóa sức lao động cho tốt. Kỹ năng mềm cần được nhìn nhận nghiêm túc và là một quá trình tích lũy, chứ không thể vội vàng bù đắp ngày một ngày hai được. Vì vậy, sinh viên nên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi học phần, mỗi học kỳ và mỗi năm học. Có như vậy, khi ra trường sinh viên sẽ tự tin với năng lực của mình, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. 482 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ hai, tích cực tham gia các hoạt động để phát triển kỹ năng mềm Sinh viên cần chủ động tham gia các hoạt động học tập như thuyết trình, làm việc nhóm…; tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội để tích lũy các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý…; tham gia các công tác xã hội để nâng cao tinh thần cộng đồng và phát triển kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề… Sinh viên tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhằm hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai của mình. 4. KẾT LUẬN Nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 phải có khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới, thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng. Ngoài chuyên môn (kỹ năng cứng) người lao động cần có sự tương tác với đồng nghiệp, với môi trường làm việc hiệu quả, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Do đó, việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Chỉ thị số 6036/CT- BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học. 2. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 về việc Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 3. TS. Khuất Thị Thu Hiền và TS. Phan Thị Mai Hương. (2017). Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định của khung trình độ quốc gia. Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Phát triển chương trình đào tạo đại học. 4. TS. Nguyễn Hữu Lam (2017). Phát triển năng lực giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức. Khai thác từ http://www.cemd. ueh.edu.vn. 5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa (2010). Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. 6. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. 7. UNESCO (2003). Kỹ năng sống - Cầu nối tới khả năng con người (Life skills- The Bridge to human Capabilities). Tiểu ban Giáo dục UNESCO. 8. https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m. 9. http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N7868/Lan-dau-tien-dua-ky-nang-mem-vao-chuong-trinh-dao-tao-bat-buoc.htm. Tiếng Anh 10. Nancy J. Pattrick. (2008). Social skills for teenagers and adults with esperger syndrome, Jessica Kingsley Publisher.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.