Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh

docx
Số trang Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh 9 Cỡ tệp Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh 42 KB Lượt tải Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh 1 Lượt đọc Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh 12
Đánh giá Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÁT ÂM BẮC KINH VỚI PHIÊN ÂM PĪNYĪN Vietsciences- Lê Anh Minh 2006 Mỗi chữ Hán (Hán tự 漢 字) được phát ra bằng một âm tiết 音 節 (syllable). Nói đơn giản, âm thanh nổ ra một phát thì kể là một âm tiết. Thí dụ, từ « 漢 語 » (Hán ngữ) gồm hai chữ 漢 và 語 , được phát ra bằng hai âm tiết hàn (đọc như hán trong tiếng Việt) và yǚ (đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi). Để ghi âm của chữ Hán, người ta dùng hệ thống phiên âm. Có nhiều hệ phiên âm chữ Hán, nhưng hiện nay hệ phiên âm pīnyīn (bính âm 拼 音 ) của Bắc Kinh được xem là tiêu chuẩn. Thí dụ: chữ 漢 được phiên âm là hàn, chữ 語 được phiên âm là yǚ. Một âm tiết gồm ba yếu tố: 1- phụ âm đầu (thanh mẫu 聲 母 ), 2- vần (vận mẫu 韻 母 ), 3- thanh (thanh điệu 聲 調 ). Thí dụ: - chữ 漢 được phiên âm là hàn, âm tiết này có phụ âm đầu là h- , vần là -an , thanh là \. (hàn đọc như hán trong tiếng Việt). - chữ 語 được phiên âm là yǚ, âm tiết này không có phụ âm đầu, chỉ có vần là yü , thanh là v. (yǚ đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi). chữ phiên âm phiên âm Hán Hán Việt pinyin 漢 語 HÁN NGỮ hàn yǚ phụ âm đầu (thanh mẫu) vần (vận mẫu) h- -an yü (không có) thanh (than đọc như h điệu) tiếng Việt \ v hán duỳ (Chú ý: Một âm tiết có thể không có phụ âm đầu ; nhưng bắt buộc phải có vần và thanh) 1. THANH (thanh điệu 聲 調 ) Chữ Hán có 5 thanh, ký hiệu là: – , / , v , \ ,.. Thí dụ: âm tiết ma (đọc như ma trong tiếng Việt) gắn thêm thanh điệu sẽ là: mā , má , mǎ , mà , mạ. Trong một số từ điển Hán ngữ và sách giáo khoa dạy Hán ngữ, vì lý do kỹ thuật, người ta thay thế 5 ký hiệu trên bằng các con số: ma1 (= mā ), ma2 (= má ), ma3 (= mǎ ), ma4 (= mà ), ma hay ma5 (= mạ ). - mā : đọc như ma (ma quái) trong tiếng Việt. - má : đọc như mả (mồ mả ) trong tiếng Việt. - mǎ : đọc như mạ (mạ non) trong tiếng Việt. - mà : đọc như má (ba má, lúa má) trong tiếng Việt. - mạ (= ma): đọc nhẹ như ma (ma quái) trong tiếng Việt. (Thanh này đọc nhẹ nên gọi là khinh thanh 輕 聲 , thường thường được viết không dấu chấm, tức là viết ma thay vì mạ ). So sánh: Thanh – tương đương không dấu của tiếng Việt. Thanh / tương đương dấu hỏi của tiếng Việt. Thanh v tương đương dấu nặng của tiếng Việt. Thanh \ tương đương dấu sắc của tiếng Việt. Thanh • tương đương không dấu của tiếng Việt, đọc rất nhẹ. Chú ý quan trọng: Dấu thanh điệu / và \ không tương ứng dấu sắc / và dấu huyền \ tiếng Việt. Xin đừng để chúng gây lẫn lộn. Ta thử click vào < ma >, để nghe lần lượt 5 âm tiết: ma (đánh vần «mơ - a ma»), mā , má , mǎ , mà ; (khinh thanh được đọc trước). Trong phần phát âm ở sau, ta cũng sẽ theo đúng thứ tự đó; tức là: khinh thanh , – , / , v , \. Luật biến đổi thanh điệu: (1) Hai thanh v kế nhau, thì thanh v trước biến thành /. Tức là v + v = / + v. Thí dụ: - nǐ hǎo đọc là ní hǎo (chào anh/chị). - hěn hǎo đọc là hén hǎo (rất tốt/khoẻ). - yǒng yuǎn đọc là yóng yuǎn (vĩnh viễn). (2) Ba thanh v kế nhau, thì hai thanh v trước biến thành /. Tức là v + v + v = / + / + v. Thí dụ: - zǒng lǐ fǔ đọc là zóng lí fǔ (phủ thủ tướng). - zhǎn lǎn guǎn đọc là zhán lán guǎn (nhà triển lãm). 2. PHỤ ÂM ĐẦU (thanh mẫu 聲 母 ) Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 21 phụ âm đầu: b , p , m , f , d , t , n , l , g , k , h , j , q , x , zh , ch , sh , r , z , c , s. (Ở đây sắp xếp theo cách phát âm, chứ không theo thứ tự alphabet.) Mô tả: Ký hiệu để so sánh: VN = Việt Nam; BVN = giọng miền Bắc Việt Nam; NVN = giọng miền Nam Việt Nam. Trong phần phát âm ở sau, ta sẽ theo đúng thứ tự: [đánh vần] khinh thanh , – , /, v , \. - b : phát âm như p (VN), hơi bặm môi, không bật hơi; thí dụ: pà pa pán pánh pò pị pỏ pót pa pốn pữa... Lắng nghe: < ba > ([đánh vần] ba, bā, bá, bă, bà). - p : phát âm như p (VN), bặm môi nhiều, bật hơi khá mạnh; thí dụ: pà pa pán pánh pò pị pỏ pót pa pốn pữa... Lắng nghe: < pa > ([đánh vần] pa, pā, pá, pă, pà). ● b và p là một đôi, p được phát âm bặm môi và bật hơi mạnh hơn b. - m : phát âm y như m (VN); thí dụ: mù mờ mây mưa mịt mùng man mác mênh mông... Lắng nghe: < ma > ([đánh vần] ma, mā, má, mă, mà). - f : phát âm y như ph (VN); thí dụ: phụng phịu phu phen phù phù phờ phạc phì phò... Lắng nghe: < fa > ([đánh vần] fa, fā, fá, fă, fà). - d : phát âm y như t (VN); thí dụ: tình tiền tù tội toan tính từ từ tự tử... Lắng nghe: < da > ([đánh vần] da, dā, dá, dă, dà). - t : phát âm y như th (VN); thí dụ: thùng thình thủng thẳng thủng thỉnh thậm thụt thẫn thờ... Lắng nghe: < ta > ([đánh vần] ta, tā, tá, tă, tà). - n : phát âm y như n (VN); thí dụ: nó nấu nướng não nùng nông nỗi này... Lắng nghe: < na > ([đánh vần] na, nā, ná, nă, nà). - l : phát âm y như l (VN); thí dụ: lầm lì lú lẫn lỡ làm lụt lội... Lắng nghe: < la > ([đánh vần] la, lā, lá, lă, là). - g : phát âm y như c , k (VN); thí dụ: ca cẩm cà cuống còn cay kỳ cục... Lắng nghe: < ga > ([đánh vần] ga, gā, gá, gă, gà). - k : phát âm y như kh (VN); thí dụ: không khí khang khác không khói, khỉ khô khỏi khì khì khò khè... Lắng nghe: < ka > ([đánh vần] ka, kā, ká, kă, kà). - h : phát âm y như h (VN); thí dụ: Hà hư hỏng hỏi han hờ hững, Hải hung hăng hổn hển hết hơi... Lắng nghe: < ha > ([đánh vần] ha, hā, há, hă, hà). - j : phát âm như ch (BVN), ép mặt lưỡi vào ngạc cứng rồi bật hơi ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt... Lắng nghe: < ji > ([đánh vần] ji, jī, jí, jǐ, jì). - q : phát âm gần như ch (BVN), ép mặt lưỡi vào ngạc cứng rồi bật hơi thật mạnh ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt... Lắng nghe: < qi > ([đánh vần] qi, qī, qí, qǐ, qì). ● j và q là một đôi, q được phát âm bật hơi mạnh hơn j. - x : phát âm như x (VN); thí dụ: xam xám xù xì xương xẩu xấu xí... Lắng nghe: < xi > ([đánh vần] xi, xī, xí, xǐ, xì). - zh : phát âm như tr (BVN); thí dụ: trông trời trong trẻo trông trăng tròn trịa... Lắng nghe: < zha > ([đánh vần] zha, zhā, zhá, zhă, zhà). - ch : phát âm y như ch (tiếng Anh); thí dụ: churches change cheap cheese, choose cheap chalk... Lắng nghe: < cha > ([đánh vần] cha, chā, chá, chă, chà). ● zh và ch là một đôi, ch được phát âm bật hơi mạnh hơn zh. - sh : phát âm y như sh (tiếng Anh); thí dụ: she shall show shoes, shirts, shorts, sharp shafts... hay phát âm như s (VN) nhưng uốn lưỡi thật nhiều; thí dụ: sáng sương sa sáo sang sông sung sướng... Lắng nghe: < sha > ([đánh vần] sha, shā, shá, shă, shà). - r : phát âm như r (VN), uốn lưỡi nhiều; thí dụ: rầu rĩ râu ria ra rậm rạp rờ râu râu rụng rờ rún rún rung rinh... Lắng nghe: < re > ([đánh vần] re, rē, ré, rě, rè). - z : phát âm gần như ch (BVN), đầu lưỡi áp vào lợi trên rồi bật hơi ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt... Lắng nghe: < za > ([đánh vần] za, zā, zá, ză, zà). - c : phát âm gần như ch (BVN), đầu lưỡi áp vào lợi trên rồi bật hơi mạnh ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt... Lắng nghe: < ca > ([đánh vần] ca, cā, cá, că, cà). - s : phát âm như x (VN); thí dụ: xam xám xù xì xương xẩu xấu xí... Lắng nghe: < si > ([đánh vần] si, sī, sí, sǐ, sì). 2. VẦN (vận mẫu 韻 母 ) Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 36 vần. Mỗi vần gồm: nguyên âm (+ phụ âm cuối). Nguyên âm (đơn hoặc kép) bắt buộc phải có; còn phụ âm cuối thì có thể có hoặc không. 36 vần trong hệ thống ngữ âm Trung Quốc là: -a, -o, -e, -er, -ai, -ei, -ao, -ou, -an, -en, -ang, -eng, -ong, -i, -ia, -iao, -ie, -iou, -ian, -in, -iang, -ing, -iong, -u, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, -uang, ueng, -ü, -üe, -üan, -ün Phụ âm đầu và vần kết hợp có chọn lọc, chứ không phải một phụ âm đầu này sẽ kết hợp với tất cả các vần hiện có. Thí dụ: phụ âm đầu b- không hề kết hợp với các vần: -e, -er, -ia, -iou, -iang, iong, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, -uang, -ueng, -ü, -üe, -üan, -ün. Hay vần -ueng, chẳng kết hợp với phụ âm đầu nào cả, và nó luôn là âm tiết, được viết hẳn là weng. (w và y không phải là phụ âm; chúng được xem là bán nguyên âm). Vần -er cũng là một âm tiết độc lập, được viết hẳn là er. Mô tả: Ký hiệu để so sánh: VN = Việt Nam; BVN = giọng miền Bắc Việt Nam; NVN = giọng miền Nam Việt Nam. Trong phần phát âm ở sau, ta sẽ theo đúng thứ tự: [đánh vần] khinh thanh , – , /, v , \. -a : phát âm y như a (VN). Thí dụ: la tá lả. Lắng nghe: < a > (ā, á, ă, à) ; < ba > ([đánh vần] ba, bā, bá, bă, bà). -o : phát âm y như o (VN). Thí dụ: cò đó lò mò. Lắng nghe: < o > (o, ō, ó, ǒ, ò) ; < fo > ([đánh vần] fo, fō, fó, fǒ, fò). -e : phát âm y như ơ (VN). Thí dụ: lơ tơ mơ. Lắng nghe: < e > (e, ē, é, ě, è) ; < ne > ([đánh vần] ne, nē, né, ně, nè). -er : phát âm y như er (tiếng Mỹ), rung lưỡi thật rõ phụ âm r. Thí dụ: her, farmer, teacher, water. Lắng nghe: < er > (er, ēr, ér, ěr, èr). -ai : phát âm y như ai (VN). Thí dụ: ai hai tai mai mái. Lắng nghe: < ai > (āi, ái, ăi, ài) ; < mai > ([đánh vần] mai, māi, mái, măi, mài). -ei : phát âm y như ây (VN). Thí dụ: thầy đây lẩy bẩy lấy đầy mấy cây. Lắng nghe: < ei > (ei, ēi, éi, ěi, èi) ; < lei > ([đánh vần] lei, lēi, léi, lěi, lèi). -ao : phát âm y như ao (VN). Thí dụ: sao bảo tao lao đao lảo đảo. Lắng nghe: < ao > (ao, āo, áo, ăo, ào) ; < hao > ([đánh vần] hao, hāo, háo, hăo, hào). -ou : phát âm y như âu (VN). Thí dụ: âu sầu lâu đâu thấu. Lắng nghe: < ou > (ou, ōu, óu, ǒu, òu) ; < tou > ([đánh vần] tou, tōu, tóu, tǒu, tòu). -an : phát âm y như an (BVN). Thí dụ: hạn hán than van lan man. Lắng nghe: < an > (ān, án, ăn, àn) ; < han > ([đánh vần] han, hān, hán, hăn, hàn). -en : phát âm y như ân (BVN). Thí dụ: chần dần lần khân bần thần. Lắng nghe: < en > (en, ēn, én, ěn, èn) ; < gen > ([đánh vần] gen, gēn, gén, gěn, gèn). -ang : phát âm y như ang (BVN). Thí dụ: hàng tháng chàng lang thang. Lắng nghe: < ang > (āng, áng, ăng, àng) ; < kang > ([đánh vần] kang, kāng, káng, kăng, kàng). -eng : phát âm y như âng (BVN). Thí dụ: lâng lâng nâng bâng. Lắng nghe: < eng > (eng, ēng, éng, ěng, èng) ; < sheng > ([đánh vần] sheng, shēng, shéng, shěng, shèng). -ong : phát âm y như ung (BVN). Thí dụ: thung dung lung tung lùng bùng. Lắng nghe: < long > ([đánh vần] long, lōng, lóng, lǒng, lòng) ; < rong > ([đánh vần] rong, rōng, róng, rǒng, ròng). -i : (1) phát âm như i ( VN) trong các âm tiết: < bi > , < mi > , < di > , < ti > , < ni > , < li > , < ji > , < qi > , < xi >. Thí dụ: đi thi thì đi. (2) phát âm như ư ( VN) với hai hàm răng khít lại (chứ không hở ra như tiếng Việt) trong các âm tiết: < zhi > , < chi > , < zi > , < ci > , < si > , < shi > , < ri >. (3) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yi , phát âm như di hay gi (NVN). Thí dụ: dí gì dị. Lắng nghe: < yi >. -ia : (1) phát âm i rồi lướt qua a, không đọc là ia (VN) như «lia thia kìa». Lắng nghe: < lia >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là ya , phát âm như da hay già (NVN). Thí dụ: giả da già dạ. Lắng nghe: < ya >. -iao : (1) phát âm i rồi lướt qua ao, giống như i-eo (BVN). Lắng nghe: < diao >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yao , phát âm như dao hay giao (NVN). Thí dụ: giáo giao dao dạo. Lắng nghe: < yao >. -ie : (1) phát âm i rồi lướt qua e, giống như i-e (BVN). Lắng nghe: < nie >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là ye , phát âm như de (NVN). Thí dụ: de dẻ dè. Lắng nghe: < ye >. -iou : (1) có phụ âm đầu thì viết là -iu, phát âm i rồi lướt qua u, giống như i-iu (BVN). Lắng nghe: < miu >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là you , phát âm lơ lớ giữa diêu vàdâu (NVN). Lắng nghe: < you >. -ian : (1) phát âm i rồi lướt qua an, giống như i-en (BVN). Lắng nghe: < nian >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yan, phát âm như den (NVN). Lắng nghe: < yan >. -in : (1) phát âm i rồi lướt qua in, giống như i-in (BVN). Lắng nghe: < lin >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yin, phát âm như din (NVN). Lắng nghe: < yin >. -iang : (1) phát âm i rồi lướt qua ang, giống như i-eng (BVN). Lắng nghe: < jiang >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yang, phát âm như dang hay giang (NVN). Lắng nghe: . -ing : (1) phát âm như inh (BVN). Lắng nghe: < ming >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là ying : y phát âm như d- hay gi- (NVN), ing phát âm như inh (BVN). Lắng nghe: . -iong : (1) phát âm i rồi lướt qua ong, giống như i-ung (BVN). Lắng nghe: < xiong >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yong, phát âm như dung (NVN). Lắng nghe: < yong >. -u : (1) phát âm giống như u (VN). Thí dụ: lù đù thù lù. Lắng nghe: < mu >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wu, phát âm u chúm môi, phát âm w như quơ (NVN) trong «quờ quạng quê quá». Lắng nghe: < wu >. -ua : (1) phát âm u rồi lướt qua a, chúm môi giống như oa (BVN) như «hoa qua loa», không đọc là ua (VN) như «mua cua». Lắng nghe: < hua >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wa, phát âm a chúm môi, phát âm w như quơ (NVN) trong «quờ quạng quê quá». Lắng nghe: < wa >. -uo : (1) phát âm u rồi lướt qua o, giống như u-o (BVN). Lắng nghe: < guo >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wo, phát âm o chúm môi, phát âm w như quơ (NVN) trong «quờ quạng quê quá». Lắng nghe: < wo >. -uai : (1) phát âm u rồi lướt qua ai, giống như u-oai (BVN). Lắng nghe: < kuai >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wai, phát âm như quai hay oai (NVN) trong «oai oai quai quái». Lắng nghe: < wai >. -uei : (1) có phụ âm đầu thì viết là -ui, phát âm giống như u-uây (BVN). Lắng nghe: < kui >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wei, phát âm như quây (NVN) trong «quây quẩy». Lắng nghe: < wei >. -uan : (1) phát âm u rồi lướt qua an, giống như u-oan (BVN). Lắng nghe: < huan >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wan, phát âm gần như quan hay hoan (NVN). Lắng nghe: < wan >. -uen : (1) có phụ âm đầu thì viết là -un, phát âm giống như u-uân (BVN). Lắng nghe: < hun >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wen, phát âm như quân hay huân (NVN). Lắng nghe: < wen >. -uang : (1) phát âm u rồi lướt qua ang, giống như u-oang (BVN). Lắng nghe: < kuang >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là wang, phát âm gần như quang hay hoang (NVN). Lắng nghe: < wang >. -ueng : luôn là âm tiết, được viết hẳn là weng, phát âm như quâng (NVN). Lắng nghe: < weng >. -ü : (1) phát âm như u (tiếng Pháp) trong «tu, su» hay ü (tiếng Đức) trong «üben», gần như uy (BVN) nhưng không nhếch môi. Lắng nghe: < nü >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yu : y phát âm như d- hay gi- (NVN), u phát âm gần như uy (BVN). Lắng nghe: < yu >. -üe : (1) phát âm như uy-oe (BVN). Lắng nghe: < nüe >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yue : y phát âm như d- hay gi- (NVN), ue phát âm như oe (BVN). Lắng nghe: < yue>. -üan : (1) phát âm như uy-oen (BVN). Lắng nghe: < xuan >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yuan : y phát âm như d- hay gi- (NVN), uan phát âm như oen (BVN). Lắng nghe: < yuan >. -ün : (1) phát âm như uy-uyn (BVN). Lắng nghe: < qun >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yun : y phát âm như d- hay gi- (NVN), un phát âm như uyn (BVN). Lắng nghe: . ● ü đứng sau l và n thì luôn viết là ü (như lü, nü, lüe, nüe); còn như ü đứng sau j , q , x , y thì luôn viết là u (bỏ dấu : ). Thí dụ: ju, jue, juan, jun, qu, que, quan, qun, xu, xue, xuan, xun, yu, yue, yuan, yun. Luyện tập phát âm Các bước luyện tập: (1) Ta click vào từng âm tiết sau để nghe nó được phát âm theo thứ tự: [đánh vần] khinh thanh , – , / , v , \ ; ta nhận xét và đối chiếu nó với phần mô tả trên đây về nó. (2) Ta click vào từng âm tiết và đọc lớn tiếng 20 lần bắt chước theo nó. (3) Ta nhìn âm tiết, tự phát âm; rồi click vào nó để kiểm tra mình phát âm có đúng không. Mỗi lần luyện tập thật kỹ một hàng thôi. Phải tập phản xạ: hễ nhìn vào ký hiệu phiên âm pinyin của một chữ Hán thì tức khắc ta liên hệ nó với ngữ âm tương ứng. ● -a -o -e -er -ai -ei -ao -ou -an -en -ang -eng -ong -i -ia -iao -ie -iou -ian -in -iang -ing -iong -u -ua -uo -uai -uei -uan -uen -uang -ü -üe -üan -ün ● yi ya yao ye you yan yin yang ying yong ● yu yue yuan yun ● wu wa wo wai wei wan wen wang weng B ba bo bai bei bao ban ben bang bi biao bie bian bin bing bu P pa po pai pei pao pou pan pen pang pi piao pie pian pin ping pu M ma mo me mai mei mao mou man men mang meng mi miao mie miu mia n min ming mu F fa fo fei fou fan fen fang feng fu D da de dai dei dao dou dan den dang deng dong di diao die diu du duo dui duan dun dian ding T ta te tai tao tou tan tang teng tong ti tiao tie tian ting tu tuo tui tuan tun N na ne nai nei nao nan nen nang neng nong ni niao nie niu nian nin niang ning nu nuo nuan nü nüe L la le lai lei lao lou lan lang leng long li lia liao lie liu lian lin liang ling lu luo luan lun lü lüe G ga ge gai gei gao gou gan gen gang geng gong gu gua guo guai gui guan gun guang K ka ke kai kei kao kou kan ken kang keng kong ku kua kuo kuai kui kuan kun kuang H ha he hai hei hao hou han hen hang heng hong hu hua huo huai hui huan hun huang J ji jia jiao jie jiu jian jin jiang jing jiong ju jue juan jun Q qi qia qiao qie qiu qian qin qiang qing qiong qu que quan qun X xi xia xiao xie xiu xian xin xiang xing xiong xu xue xuan xun ZH zha zhe zhi zhai zhei zhao zhou zhan zhen zhang zheng zhong zhu zhua z huo zhuai zhui zhuan zhun zhuang CH cha che chi chai chao chou chan chen chang cheng chong chu chua chuo chuai chui chuan chun chuang SH sha she shi shai shei shao shou shan shen shang sheng shu shuo shuai shui shuan shun shuang R re ri rao rou ran ren rang reng rong ru ruo rui ruan run Z za ze zi zai zei zao zou zan zen zang zeng zong zu zuo zui zuan zun C ca ce ci cai cao cou can cen cang ceng cong cu cuo cui cuan cun S sa se si sai sao sou san sen sang seng song su suo sui suan sun < về trang chính > http://dantiengtrung.com/forum/showthread.php?t=7247
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.