Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy

pdf
Số trang Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy 7 Cỡ tệp Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy 313 KB Lượt tải Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy 0 Lượt đọc Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy 117
Đánh giá Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Lũy
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÂN VÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƢỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG LŨY PGS. TS. Huỳnh Phú Bộ môn kỹ thuật môi trường  Viện Khoa học Ứng dụng Hutech, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nghiên cứu trình bày các nội dung với cơ sở khoa học và quản lý tin cậy dựa trên các nghiên cứu, đánh giá chi tiết về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mặt sông Lũy kết hợp với công tác điều tra khảo sát thu thập thông tin bổ sung trong quá trình thực hiện. Kết quả đã thống kê, phân tích và đánh giá các nguồn thải vào dòng chính sông Lũy và nhánh phụ lưu, tính toán dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm chi tiết theo từng nguồn thải thời điểm hiện tại và dự báo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nội dung quan trọng là tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lũy. Cơ sở khoa học của phương pháp tính toán là dựa vào định luật bảo toàn khối lượng mà đã được quy định và hướng dẫn trong Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đã đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Từ đó, tải lượng ô nhiễm tối đa (Ltđ) của nguồn nước, tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (Lnn), tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận (Lt) được xác định. Từ khóa: Sông lũy Bình thuận; Tiếp nhận nước thải; Phân vùng; Quản lý chất lượng nước sông. 1. GIỚI THIỆU Nhằm đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông Lũy, phân vùng tiếp nhận nước lưu vực ứng với các mục đích sử dụng nước khác nhau. Từ đó, quy định mức xả thải đối với từng nguồn thải để đảm bảo chất lượng nước cho sông Lũy, phục vụ nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Thuận. 2. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƢỚC THẢI Kết quả điều tra khảo sát thực địa và thống kê các cơ sở nước thải ≥ 5m3/ngày.đêm; Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020” của UBND Bình Thuận; Đồ án “Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận; Đồ án “Quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnh bình thuận đến năm 2020” của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn; Dự án: “Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận 2011-2020”; Quyết định 3228/QĐ-UBND, 16/12/ 2013 của UBND Bình Thuận Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình thuận đến 2020; Quyết định 2532/QĐ-TTg 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Mục đích sử dụng đối với từng nguồn tiếp nhận thì chất lượng nước của các nguồn thải phải được xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn: 996 – Loại A theo các QCVN về nước thải công nghiệp, y tế, chế biến thủy sản, sinh hoạt,…: đối với các nguồn tiếp nhận có mục đích sử dụng cho sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh .. – Loại B theo các QCVN về nước thải công nghiệp, y tế, chế biến thủy sản, sinh hoạt,…: đối với các nguồn tiếp nhận có mục đích sử dụng không dùng cho sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh …quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf) và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải (Cmax) được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƢỚC THẢI Hình 1. Phân vùng tiếp nhận nước thải lưu vực sông Lũy Đối với các sông, suối, kênh, rạch, hồ không thuộc bảng phân vùng nêu trên nhưng nếu có số liệu về giá trị lưu lượng trung bình từ ba (03) năm trở lên (nguồn số liệu được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận) hoặc dung tích và mục đích sử dụng sông, suối nhỏ) và Kq = 0,6 (ứng với các hồ nhỏ). Kết quả phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải vào các hồ chứa trên lưu vực song Lũy có Hồ cà Giây tại Xã Bình an, huyện Hàm thuận bắc có dung tích 36,7x 106m3. Có hệ số kq: 0,8; đây là nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt. nguồn nước thì áp dụng phân vùng theo các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải. Trường hợp không có số liệu về lưu lượng/dung tích của các sông, suối, hồ nhỏ thì có thể áp dụng hệ số Kq = 0,9. 997 Bảng 1. Kết quả phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải vào LVS trên địa bàn điều tra TT 1 1.1 Tên sông, suối Cấp sông Đoạn sông Loại Hệ số Kq Ghi chú Lƣu vực sông Lũy Sông Lũy Sông chính Từ thượng nguồn đến đập Xuân Quang, TT. Chợ Lầu (tọa độ: X=1241516; Y=499198) A 0,9 Nguồn nước cấp cho Nhà máy nước Hồng Thái, Phan Thanh, Bắc Bình Từ hạ lưu đập Xuân Quang đến cửa sông B 0,9 Nguồn nước cấp cho tưới tiêu 1.2 Suối Bay Cấp 1 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.3 Sông Cà Tót Cấp 1 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.4 Sông Ke Dun (S. Da Ke Trou) Cấp 2 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.5 Suối Ma Đế Cấp 2 Toàn tuyến A 0,9 Nguồn nước cấp cho Nhà máy nước Sơn Lâm 1.6 Suối Ka Bu Cấp 2 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.7 Sông Ma Hý Cấp 1 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.8 Sông Cà Giây Cấp 1 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.9 Suối Cà Cấu Cấp 2 Toàn tuyến A 0,9 Thượng lưu nguồn cấp nước cho sinh hoạt 1.10 Sông Mao (S. La Bo) Cấp 1 Toàn tuyến B 0,9 Nguồn nước cấp cho tưới tiêu Cấp 1 Toàn tuyến B 0,9 Nguồn nước cấp cho tưới tiêu Cấp 2 Toàn tuyến B 0,9 Nguồn nước cấp cho tưới tiêu Sông Mương Cấp 2 Cái Ma Giang Toàn tuyến B 0,9 Nguồn nước cấp cho tưới tiêu 1.11 1.12 1.13 998 Sông Cầu Nam (Sông Tăm Ro) Sông Mang (Sông Măng) 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG 4.1. Hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý nguồn thải Thiết lập văn bản có tính pháp lý để thực hiện triển khai các giải pháp quản lý nguồn thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách đồng bộ. Tiến hành xây dựng, hoàn thiện chính sách, các quy định, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nguồn thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. 4.2. Biện pháp cƣỡng chế Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng cảnh sát Môi trường, các Sở ngành liên quan, UBND thành phố tổ chức thanh tra các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường nước. Đình chỉ tạm thời hoạt động của các doanh nghiệp có vi phạm nhiều lần cho đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. 4.3. Công cụ kinh tế Chính sách thuế, Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua 15/11/2010. Việc sử dụng công cụ kinh tế này sẽ có một số tác động tích cực: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác BVMT có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho BVMT, gia tăng nguồn thu phục vụ công tác BVMT và cho ngân sách nhà nước. – Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm kế tiếp đối với CSSX thực hiện xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm hoặc di dời; – Thuế môi trường là khoản đóng góp của các thể nhân và pháp nhân khi sử dụng thành phần môi trường. Điều 7- Luật BVMT quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng tài chính cho việc BVMT”. 4.4. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ 4.4.1. Xây dựng các hồ chứa và đập dâng Trong phạm vi điều tra trên hệ thống các LVS Lũy đã đầu tư hồ Cà Giây với dung tích Vh = 37 tr.m3, đập Đồng Mới, đập dâng 812. Tuy nhiên qua thực tế thì vào mùa khô vẫn thiếu nước nên cần có giải pháp xây dựng thêm các hồ chứa. 4.4.2. Giải pháp tiết kiệm nước Tưới tiết kiệm nước là một trong những giải pháp cấp nước tối ưu cho cây trồng, mang lại hiệu quả tổng hợp rất lớn cho người dân cũng như xã hội, cũng chính vì vậy mà ngày nay tưới tiết kiệm nước được nhiều nơi ứng dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. Đáp ứng đúng nhu cầu nước của cây vừa có mức thất thoát nước không đáng kể. 4.4.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) Kết hợp tái chế và tái sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Một giải pháp khác để đảm bảo chất lượng nước sông suối vùng điều tra là khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc áp dụng SXSH vào quá trình sản xuất. 4.4.4. Quản lý các nguồn thải khác nhau Theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó có giao cho UBND tỉnh buộc các đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp 999 đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để thực hiện công tác quản lý các nguồn thải. – Thu gom và xử lý chất thải rắn nông nghiệp độc hại: Xây dựng và phát triển công tác thu gom bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng cho các xã, thị trấn trong toàn tỉnh. – Nhân rộng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hoá học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu; – Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. – Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển nhà máy, CSSX, làng nghề trên địa bàn tỉnh; – Rà soát đánh giá hiện trạng, thiết kế hệ thống thu gom và XLNT của các nhà máy, CSSX; – Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000; – Hỗ trợ về khoa học và công nghệ để triển khai nhân rộng các mô hình thí điểm về SXSH nhằm giảm thiểu lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các cơ sở trên địa bàn. – Kiểm soát hoạt động xả thải từ các cơ sở y tế trên địa bàn các lưu vực để đảm bảo nước thải y tế thải ra môi trường đạt quy chuẩn cho phép; Quản lý chất thải rắn thải vào các LVS: Bên cạnh việc quản lý nước thải từ các hoạt động trên thì việc quản lý hiệu quả chất thải rắn và CTNH phát sinh từ các hoạt động dân sinh, kinh tế thải vào nguồn nước các LVS cũng cần được quan tâm nhằm hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước. 4.4.5. Giải pháp xây dựng hệ thống WebGis chia sẻ dữ liệu hiện trạng chất lượng nước Việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận cũng như công tác quản lý các nguồn nước thải vào LVS. Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu này, các thông tin cơ bản về tài nguyên nước của các LVS và hiện trạng xả thải sẽ được lưu giữ và trở nên tiện ích cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả của công tác điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải các lưu vực sẽ được chia sẻ tới mọi đối tượng sử dụng thông qua cơ sở dữ liệu sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho công tác quản lý nguồn thải. – Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các vấn đề liên quan đến chất lượng nước sông thể hiện trực quan bằng bản đồ số, cập nhật dữ liệu nhanh chóng và chia sẻ thông tin dữ liệu qua mạng internet bao gồm các lớp dữ liệu sau: 4.4.6. Giải pháp xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước Việc đưa vào sử dụng các thiết bị quan trắc nước thải tự động và các hệ thống camera theo dõi cho phép quan sát 24/24h quá trình vận hành hệ thống XLNT và xả nước thải của các doanh nghiệp. Hệ thống này có bố trí các thiết bị lấy mẫu nước thải tự động có thể đo nhanh các thông số COD, TSS, pH, EC và lưu lượng của nước thải. Hình ảnh từ camera giám sát tự động và các số liệu đo đạc được truyền về Trạm điều hành hệ thống quan trắc nước thải tự động. 1000 Cần chú trọng việc quy hoạch các vùng xả nước thải, xác định mục tiêu chất lượng nước trên các dòng sông; hình thành tổ chức LVS điều phối, giám sát các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước chung trên toàn LVS. – Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở xả nước thải lớn hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước cao; – Công bố công khai các cơ sở xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; – Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương tham gia giám sát; 4.4.7. Các giải pháp về truyền thông – Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học hợp lý trong SXNN, không vứt chai, lọ, bao bì thuốc BVTV xuống kênh, mương, ao, hồ, không xả nước thải, rác thải sinh hoạt và sản xuất xuống sông; – Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tài nguyên nước trong học sinh, sinh viên và đoàn thanh niên. – Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng chương trình 3Rs (Recycle - Reuse - Recovery). 4.4.8. Giải pháp đối với nguồn nước cạn kiệt trên LVS Các sông trên lưu vực sông Lũy nhận một nguồn nước dồi dào từ hồ Đại Ninh. Do đó vấn đề cạn kiệt nguồn nước đối với lưu vực sông Lũy không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như chia sẽ nguồn nước cho các lưu vực lân cận cần sớm đầu tư hoàn thiện các công trình hồ chứa và các tuyến nối mạng theo quy hoạch thủy lợi. – Xây dựng hồ chứa để nâng cao dung tích trữ nước cho lưu vực. Hai (2) hồ chứa Cà Tót và Sông Lũy là công trình cần sớm hoàn thành. – Bảo vệ và phát triển diện tích rừng đầu nguồn. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nghiên cứu trình bày các nội dung với cơ sở khoa học và quản lý tin cậy dựa trên các nghiên cứu, đánh giá chi tiết về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mặt sông Lũy. Nội dung quan trọng nhất của nghiên cứu này là tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Lũy. Cơ sở khoa học của phương pháp tính toán là dựa vào định luật bảo toàn khối lượng mà đã được quy định và hướng dẫn trong Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đã đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Từ đó, tải lượng ô nhiễm tối đa (Ltđ) của nguồn nước, tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (Lnn), tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận (Lt) được xác định. 5.2. Kiến nghị Cần điều phối tài nguyên nước, kiểm soát được chất lượng nước trên hệ thống sông Lũy một cách linh hoạt bởi nếu chúng ta dựa vào các kết quả tính toán trên cơ sở các đặc trưng cực đoan nhất (tức là lưu lượng sông vào thời gian kiệt nhất, Qs min và nguồn thải vào nguồn nước cao nhất Qt max), sẽ dẫn đến gần như khả năng tiếp nhận của sông không còn. Điều đó hạn chế và không đáp ứng được tiêu chí khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận. 1001 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2017). Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012). Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 về việc ban hành danh mục sông nội tỉnh. [3] Huỳnh Phú, (2015). Điều tra, phân loại đánh giá chất lượng nước và đề xuất giải pháp phát triển bền vững lưu vực sông La Ngà Bình thuận. Dự án cấp Tỉnh [4] Huỳnh Phú (2013). Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy văn thủy lực dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt lưu vực sông La ngà tỉnh Bình thuận. Đề tài cấp Bộ tài nguyên và môi trường. [5] Nguyễn Kỳ Phùng, (2009). "Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn ( đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè) " Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. [6] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận, (2014). Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Bình Thuận. [7] Agency United Sates Environmental Protection, (1995). Qual2E Windows Interface User's Guide EPA/823/B/95/003, pp. 68. [8] Agency United States Enviromental Protection, (1997). Compendium of Tools for Watershed Assessment and TMDL Development - EPA841-B-97006. 1002
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.