Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7

pdf
Số trang Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7 8 Cỡ tệp Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7 460 KB Lượt tải Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7 0 Lượt đọc Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7 6
Đánh giá Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương 7: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÀN CỦA TỔNG ĐOẠN GIỮA TÀU 3.1. SƠ LƯỢC VỀ TÀU DẦU 104000 TẤN VÀ TỔNG ĐOẠN GIỮA TÀU. 3.1.1. Sơ lược về tàu dầu 104000Tấn. Tàu dầu Aframax 104.000 DWT là tàu dầu lớn nhất mà Việt Nam thi công kể từ trước đến nay theo thiết kế của Ba Lan với đơn đặt hàng của Công ty Vận tải Viễn Dương. a) Các kích thước chính của tàu: - Chiều dài lớn nhất: 245 (m). - Chiều dài thiết kế: 236 (m). - Chiều rộng: 43 (m). - Chiều cao mạn: 20 (m). - Chiều chìm thiết kế: 11,7 (m). - Chiều chìm tính toán: 14,1 (m). - Chiều cao toàn bộ: 47,6 (m). b) Chức năng của tàu. - Hàng chuyên chở: Dầu thô và dầu sản phẩm (trắng và đen) và lựa chọn hàng hoá chất, ba loại hàng với cụm van đôi riêng biệt có thể hoạt động đồng thời. - Phạm vi hoạt động: không hạn chế. - Trọng tải: +) Trọng tải của tàu tại chiều chìm 14,1m là 104.000 T. +) Trọng tải của tàu tại chiều chìm 11,7m là khoảng 81000 T. c) Đặc điểm của tàu.  Phân cấp, luật và quy tắc. Tàu được đóng và trang bị theo yêu cầu của đăng kiểm ABS đối với các phân cấp như sau: + A1(E); "OIL CARRIER"; SH; + AMS; +ACCU với chú ý VEC Tàu được thiết kế thoả mãn yêu cầu đối với cấp không hạn chế theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép của các Cơ quan Đăng kiểm đã nêu trên đồng thời thoả mãn các công ước quốc tế, các quy phạm và các yêu cầu được áp dụng tại các cảng như sau: - Luật hàng hải Quốc tế và Việt Nam. - Qui phạm phân cấp và đóng tầu biển vỏ thép của Đăng kiểm Việt Nam. - Các quy tắc quốc tế về ngăn ngừa đâm va trên biển. - Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1974, và nghị định thư năm 1978. - Hiệp định IMO và ILO liên quan. - Quy tắc chống ô nhiễm theo USCG (đặc biệt chú ý đến mục ô nhiễm do dầu) đối với cờ tàu nước ngoài mà không có giấy chứng nhận. - OCIMF- Chống rò rỉ dầu qua van bơm hàng, 1991. - OCIMF/ICS- Hướng dẫn vận chuyển từ tàu đến tàu. - Hướng dẫn quốc tế về tàu dầu và cảng đỗ. - Tiêu chuẩn an toàn đường biển đối với tàu công nghiệp theo dịch vụ Exxonmobile, ấn bản năm 2000. Các quy tắc và luật lệ khác bắt buộc liên quan đến hoạt động của tàu (bao gồm cả các quy tắc và luật lệ của các nước, các cảng mà tàu có tham gia).  Bố trí chung: Tàu có một động cơ Diezen, đầu với mũi quả lê, đuôi vát và một boong liên tục. Tất cả không gian sinh hoạt và buồng máy được đặt phía sau két hàng và được cách ly bằng buồng bơm, các két dầu đốt. Vùng chứa hàng được bảo vệ bằng mạn kép và đáy đôi. Không gian mạn kép được thiết kế để chở nước dằn cách li, mạn kép được kéo dài tới buồng máy. Không gian chứa hàng được chia ra thành 6 cặp két và một cặp két cặn bởi vách dọc. Thân tàu hàn liên tục.  Kết cấu tổng quát. Tàu đóng có một boong có đáy đôi, mạn kép, với buồng máy và không gian sinh hoạt được đặt phía sau. Phần mũi, lái của thân tàu và buồng máy được làm bằng hệ thống kết cấu ngang. Các bộ phận còn lại là hệ thống kết cấu dọc. Các loại vật liệu dùng để đóng tàu gồm: - Thép thường có ứng suất chảy: Re = 235 N/mm2. - Thép độ bền cao có ứng suất chảy: Re = 355 N/mm2. Thép độ bền cao được dùng cho số lượng các chi tiết khoẻ dọc của boong chính, phần dưới mạn kép và vách dọc tâm. Các vật liệu khác thoả mãn các qui phạm được áp dụng. 3.1.2 Sơ lược về tổng đoạn giữa tàu. Tổng đoạn giữa tàu kéo dài từ sườn 53 đến sườn 144, gồm các phân đoạn: Các phân đoạn đáy, phân đoạn hông, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, vách dọc giữa tàu và vách ngang. a) Phân đoạn đáy. Kết cấu đáy tại tổng đoạn giữa tàu là đáy đôi (kín) kéo dài giữa các sườn 53 - 144. Khoảng cách sườn 1985mm. Chiều cao đáy đôi trong các két hàng 2220 mm. Trong các két hàng đáy đôi có các nẹp gia cường dọc với đà ngang đặc tại mỗi sườn. Phân đoạn đáy được chia thành 74 Block từ Block 11-0311S đến 110981L (2P) như hình 3-1. Hình 3-1: phân chia phân đoạn đáy. b) Phân đoạn mạn. Kết cấu phân đoạn mạn của tàu là mạn kép, chiều sâu tối thiểu của mạn kép không nhỏ hơn 2.0m. Được chia thành 30 Block từ Block 13-0311L (2P) đến Block 13-0931L (2P) như hình 3-2. Hình 3-2: Phân chia phân đoạn mạn. c) Phân đoạn boong. Boong chính là liên tục trên suốt chiều dài tàu với độ cong dọc là 1000 mm và độ cong ngang boong 600mm. Vùng hàng và máy được làm hệ thống kết cấu dọc. Các phần còn lại của boong là hệ thống kết cấu ngang. Phân đoạn boong được chia thành 45 Block từ Block 14-0311S đến Block 14-0961L (2P). Như hình 3-3. Hình 3-3: Phân chia phân đoạn boong. d) Vách dọc. Vách dọc giữa tàu được chia thành 15 Block từ Block 120311 đến Block 12-0931. Hình 3-4: Phân chia Block vách dọc. e) Vách ngang. Không gian hàng được chia bởi 6 vách ngang kín nước kéo dài từ đáy trong lên tới boong chính, có nẹp gia cường đứng và xà khoẻ. Mỗi vách ngang được chia thành các Block như hình 3-5. Hình 3-5 : Phân chia Block vách ngang
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.