PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

ppt
Số trang PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 100 Cỡ tệp PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4 MB Lượt tải PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1 Lượt đọc PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 16
Đánh giá PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

4.2.2 Phân tích kỹ thuật • Xây dựng các loại chỉ số chứng khoán để phản ánh tình trạng giá cả của thị trường chứng khóan ở các thời kỳ • Thông qua các chỉ số này ở các thời kỳ xác định xu hướng biến động của thị trường chứng khoán Phần 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Tại sao sử dụng PTKT? Phân tích cơ bản là nền tảng và không có sự xung đột với PTKT Hạn chế của phân tích cơ bản:  Khó tính chính xác giá trị nội tại  Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường  Hạn chế xác định trong thời điểm ngắn hạn Mục tiêu nghiên cứu Hiểu được các khái niệm cơ bản trong PTKT Xây dựng và hiểu được các diễn biến về giá và khối lượng giao dịch Sử dụng các công cụ phân tích để xác định xu thế, các thời điểm đột phá Xây dựng đước các chiến lược đầu tư dựa trên PTKT Khái niệm PTKT PTKT là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. (Steven B.Achelis – TA from A to Z)  PTKT là việc nghiên cứu các hành vi của các bên tham gia thị trường thông qua sự biến động của giá, khối lượng chứng khoán giao dịch nhằm xác định được xu thế biến động giá và thời điểm đầu tư.  PTKT là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán, và khuynh hướng lên xuống của một loại chứng khoán để mua bán chứng khoán ở thời điểm tốt nhất.  PTKT: các qui luật của kinh tế thị trường có thể bị thay đổi bởi các yếu tố tâm lý. Các dao động ngẫu nhiên của giá chứng khóan ít nhiều gắn liền với một xu hướng cơ bản nào đó. Trường hợp những dao động này diễn biến chậm, có thể tận dụng chúng để thu lợi nhuận lớn.  Nguyên tắc cơ bản của PTKT Thứ nhất, xu hướng biến động của thị trường phản ánh tất cả, Thứ hai, luôn luôn tồn tại các dạng thức ứng xử của thị trường. Giá cả của các chứng khoán và giá trị của toàn bộ thị trường có khuynh hướng biến động theo các xu thế. Thứ ba, lịch sử tự lập lại.những nhà tâm lý học cho rằng tâm lý loài người ít thay đổi theo thời gian, Nhìn chung, phân tích kỹ thuật là dùng các lý thuyết về thị trường để nghiên cứu sự biến động của toàn bộ TTCK. 4.2.1. LÝ THUYẾT DOW: Là lý thuyết lâu đời nhất Là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên TTCK Lý thuyết Dow, lấy tên của nhà sáng lập Charles Dow, đây là kỹ thuật nhằm cố gắng giải thích rõ ràng các xu hướng lâu dài và trước mắt của thị giá cổ phiếu Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. 4.2.1. LÝ THUYẾT DOW: Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết DOW:  Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường  Thị trường có 3 xu hướng  Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau  Các mối quan hệ giá và khối lượng  Hành động giá xác định xu hướng Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường - Phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện - Tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. - Thiên tai hay thảm họa không dự tính được thì ngay khi xảy ra chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của các loại chứng khoán. Thị trường có 3 xu hướng a) Xu hướng chính, được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. b) Các xu hướng phụ, được gọi là xu thế cấp hai Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai. c) Các xu hướng thứ ba hay thứ yếu là những biến động hàng ngày, không có vai trò quan trọng đối với TT Hình 4.1. Các xu hướng theo lý thuyết Dow thị trường con bò tót Là xu thế cấp một Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. thị trường con bò tót Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ  Thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều  Nên tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm.  Hoạt động TT ở mức TB, bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh  Hoạt động thị trường lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh  gây nên sự chú ý của công chúng.  Giai đoạn này, các nhà phân tích kỹ thuật thu lợi nhuận cao nhất. Giai đoạn ba là TT cháy bỏng và công chúng lao vào SànGD.  Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến  đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không?  Giai đoạn này KLGD vẫn tăng, giá cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, giá cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa.  Là gđ đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc1,2 tháng. Thị trường con gấu Là xu thế cấp một mỗi đợt giá giảm mới lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Thị trường con gấu Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối  Bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó.  Nhà đầu tư có tầm nhìn bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ.  Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, TT sôi động nhưng bắt đầu có dấu hiệu chập chờn Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn  Số người mua giảm, còn người bán thì mất bình tĩnh.  Xu hướng giảm giá tăng đột ngột, KLGD tăng không bình thường.  Sau giai đoạn hoảng loạn là giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba. Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc  Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi.  Việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở gđ2. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá ít hơn Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau Các mối quan hệ giá và khối lượng  KLGD có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một.  KLGD có xu hướng giảm xuống khi giá hướng theo xu thế cấp hai. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế.  Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận.  Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm A chỉ số ngành đường sắt lại bắt đầu đi lên bằng việc hình thành những đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, nhưng tại đây chỉ số công nghiệp vẫn chưa bắt đầu phục hồi, chỉ số ngành đường sắt báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót nhưng chỉ số công nghiệp lại cho thấy việc hình thành các đáy mới thấp hơn. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống.  Tại điểm B khi chỉ số ngành công nghiệp bắt đầu xu hướng đi lên của chỉ số ngành đường sắt bằng việc hình thành những đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ thì xu thế cấp một mới được coi là xu thế đi lên của thị trường.  Hành động giá xác định xu hướng Cách xác định sự bắt đầu và kết thúc của xu hướng thị trường giá lên • Một chuỗi 3 đỉnh và 3 đáy, đỉnh hay đáy sau cao hơn mức trước đó •TT tăng giá sau lần giảm thứ 3, nhưng không vượt qua đỉnh 3 •Sự giảm giá tiếp theo dẫn đến mức trung bình thấp hơn đáy trước đó  dấu hiệu TT giá xuống Cách xác định sự bắt đầu và kết thúc của xu hướng thị trường giá xuống. hỗ trợ và kháng cự Mức hỗ trợ  Mức hỗ trợ là việc mua với khối lượng đủ lớn để ngưng lại xu thế giảm giá trong một thời kỳ tương đối dài. Mức kháng cự  Mức kháng cự là việc bán với khối lượng đủ để thoả mãn các mức chào mua do đó làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thời gian tương đối dài. hỗ trợ và kháng cự  Đưa ra quy tắc lựa chọn cổ phiếu để mua hoặc bán, trong việc đánh giá diễn biến giá cả của cổ phiếu và xác định vùng có vấn đề.  Hỗ trợ: việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó.  Kháng cự: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoản chào mua, và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên.  Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá, hoặc có thể tăng giá.  Mức kháng cự là mức giá tại đó có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá.  Vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Xu thế, đường xu thế và kênh xu thế  Xu thế  Đường xu thế  Kênh xu thế Xu thế - Trend  Gồm có:  Xu thế tăng giá  Xu thế giảm giá. ĐƯỜNG XU THẾ Đường xu thế - Trenline  Đường xu thế hướng lên  Đường xu thế hướng xuống Đường xu thế giá tăng là các đường nối các điểm đáy cao dần. Đường xu thế giá giảm là các đường nối các điểm đỉnh thấp dần. ĐƯỜNG XU THẾ - Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, nối các điểm đáy cao dần lên Có thể kéo dài thậm chí nhiều năm. - Khi vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước. Tuy nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước. Đường xu thế có thể không đi qua đáy thứ ba mà chỉ đi sát, như thế là đạt yêu cầu. Thực hành GMD GMD ĐƯỜNG XU THẾ - Với xu thế giá tăng, sau mỗi đợt tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế những sẽ không xuống thấp hơn nếu xu thế thị trường vẫn đang ổn định. Đường xu thế lúc này là biên thấp nhất của dao động giá. - Tương tự, với thị trường đang có xu thế giá giảm thì đường xu thế sẽ là biên cao nhất cho mọi dao động giá. Như thế, các đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao động cơ sở để xác định mức giá mua và bán tối đa và tối thiểu hợp lý. -Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới đường xu thế giá tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là sớm nhất, cho sự thay đổi trong xu thế thị trường. Kênh  Kênh là khoảng dao động của giá, nếu giá sẽ dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh. Dải dao động đó được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh (channel line), hai đường này song song với nhau. Kênh xu thế - Trend channel  Kênh xu thế hướng xuống Kênh xu thế - Trend channel  Kênh xu thế hướng lên  Mỗi lần giá chạm vào hoặc đến gần đường kênh rồi quay trở lại xuống đến đường xu thế là một lần kênh được kiểm tra thành công. Kênh tồn tại càng lâu với càng nhiều lần thử thành công thì vai trò cũng như độ tin cậy của nó càng lớn.  Khi chuyển động của giá trên thị trường phá vỡ đường xu thế thì có thể gây ra sự đảo chiều của xu thế thị trường, nhưng nếu đường kênh bị chuyển động của giá phá vỡ (khi giá vượt ra ngoài đường kênh) thì tác động lại hoàn toàn ngược lại: đây là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu thế hiện tại, thậm chí một số nhà đầu tư tin tưởng rằng việc giá chuyển động làm mất đi đường kênh sẽ xác nhận cho một xu thế ổn định trong thời gian dài và là cơ hội cho những nhà đầu tư thực hiện những hợp đồng dài hạn.  Ngược lại, khi giá không lên được đến đường kênh mà quay ngược trở lại quá sớm thì đây lại là dấu hiệu dự báo sớm sự suy giảm của xu thế hiện tại và là dấu hiệu cho thấy có thể chuyển động của giá sẽ phá vỡ đường xu thế. Nếu chuyển động của giá vượt qua đường kênh một khoảng lớn thì đây là dấu hiệu cho thấy xu thế lên giá đang mạnh lên, thường ta sẽ phải vẽ một đường xu thế mới dốc hơn từ điểm đáy cuối cùng song song với đường kênh mới. Thực tế cho thấy đường xu thế mới này hoạt động tốt hơn đường cũ. Nếu giá không đạt được đến đường kênh và chuyển động phá vỡ đường xu thế thì điều này chỉ ra rằng xu thế thị trường đổi ch iều thành xu thế giá giảm. Hai đỉnh mới xuất hiện (đỉnh 5 và 7) sẽ là cơ sở để vẽ đường xu thế giá giảm, tương tự ta sẽ vẽ đường kênh song song đường xu thế và đi qua đáy 4. Chú ý là ở đây có sự đổi vai trò đường xu thế ban đầu trở thành đường kênh và ngược lại - Kênh còn mang ý nghĩa: Khi giá chuyển động phá vỡ xu thế hiện tại - xuất hiện ‘breakout’ từ kênh hiện tại, giá thường sẽ chuyển động một khoảng bằng với độ rộng của kênh đó. - đường kênh chỉ là một công cụ kĩ thuật xuất phát từ đường xu thế Cận dưới ( Support Level)  Cận dưới là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại do cầu lớn hơn cung. Nếu giá chứng khoán tiếp tục vượt qua cận dưới, triển vọng cuả chứng khoán đó sẽ bị coi là rất xấu Cận trên (Resistance Level) Cận trên là mức kháng cự, là mức giá mà tại đó các nhà đầu tư sẽ bán ra. Họ cũng cho rằng khi giá chứng khoán vượt qua cận trên là dấu hiệu rất tốt vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục tăng tới một đỉnh cao mới. Cận trên của một cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá đây là mức giá mà phần lớn các nhà đầu tư đều cho đây là thời điểm thích hợp để bán ra thu lợi. Điểm đột phá(Breakout )  Là điểm mà tại đó xu hướng chính bị phá vỡ, báo hiệu một xu thế đổi chiều xuất hiện  Xuất hiện khi giá cuả chứng khoán vượt qua mức cận trên hoặc xuống thấp hơn mức cận dưới.  Điểm đột phá được coi là dấu hiệu xu thế sẽ tiếp diễn. Xây dựng đồ thị  Biểu đồ dạng đường – Line Chart  Biểu đồ dạng then chắn – Bar Chart  Biểu đồ hình ống – CandleStick Chart Đồ thị dạng đường thẳng Đồ thị dạng then chắn Đồ thị dạng ống Các hình mẫu kỹ thuật   Định nghĩa:  HMKT là các mô hình giá hoặc hình mẫu giá là “bức tranh” hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên biểu đồ giá Ứng dụng:  Áp dụng với TTCK  trong phân tích TT Furtures và các hàng hoá khác  Áp dụng cho cả dài hạn lẫn ngắn hạn và chia thành 2 loại mô hình: MH củng cố và duy trì xu thế hiện tại và đảo chiều xu thế hiện tại. Các hình mẫu kỹ thuật  Hình mẫu kỹ thuật củng cố (duy trì) xu thế thị trường + HMKT hình tam giác hướng lên(1) + HMKT cốc và chuôi( Cup and Handle)(2) + HMKT hình tam giác hướng xuống(3) + HMKT hình tam giác cân(4) + HMKT hình cờ chữ nhật và hình cờ đuôi nheo(5) + HMKT hình chữ nhật(6) Các hình mẫu kỹ thuật  Hình mẫu kỹ thuật đảo chiều xu thế thị trường + Mô hình hai đáy(7) + HMKT hình hai đỉnh(8) + HMKT cái nêm hướng xuống(9) + HMKT đỉnh đầu vai(10) + HMKT hình đáy vòng cung(11) + HMKT hình ba đáy(12) + HMKT hình ba đỉnh(13) Hình Tam Giác Lên (Ascending Triangle còn gọi là Resistance Triangle) Khi giá cả lên và cứ chạm mãi một mức giá cả rồi bị kéo xuống. Nhưng mỗi lần giá xuống thì được mua nhiều, đẩy giá lên lại mau hơn, đường support không còn đi song song mà lại đi chéo lên. Cho ta thấy rằng cầu dần dần thắng thế, khi giá cả đến gần góc cuối hình tam giác thì có khả năng bị đẩy lên rất là nhiều. Nên mua vào ngay khi hình tam giác này mới hình thành và khi tam giác càng rõ thì mua thêm khi đến cuối hình tam giác. Điều kiện giá sẽ vượt lên khỏi mức resistance là khối lượng mua bán đột nhiên dồi dào hơn Hình tam giác hướng lên Hình tam giác hướng lên ASCENDING TRIANGLE IN AN UPTREND (BULLISH) ASCENDING TRIANGLE(S) IN AN UPTREND (BULLISH) Tam Giác Hướng xuống (Descending Triangle, còn gọi là Support Triangle)  Trong trường hợp này thì bán lại nhiều hơn mua, giá cả cứ rớt xuống, chạm mức giá support rồi trồi lên. Nhưng mức giá lên của nó lại ít hơn và nó rớt trở lại đường support cũng lẹ hơn. Đến cuối góc tam giác, khi cầu bị yếu thế hẳn thì khả năng giá rớt rất là lớn.  Khi gặp loại hình tam giác này, thì tốt hơn bạn cũng nên bán ra phân nữa cổ phần mà bạn đang giữ rồi bán tiếp phần còn lại khi mà khi giá cả rớt qua đường support vì khả năng hạ giá của nó rất mạnh và rất lâu. Mô hình tam giác hướng xuống Descending Triangles Hình tam giác cân Symmetrical Triangles Hình tam giác mở rộng expanding triangle thể hiện những nhà đầu tư trong trạng thái chờ đợi, hai bên mua bán đang trong trạng thái ‘‘bên tám lạng người nửa cân’’ chưa biết ai thắng ai thua. Bạn đừng nên mua bán mà nên chờ đợi như mọi người, khi giá cả vượt qua đường resistance hay support rồi mới tính sau. Mô hình tam giác cân Symmetrical Triangles SYMMETRICAL TRIANGLE IN AN UPTREND (BULLISH) Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo Là mô hình tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn, đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường. Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn Mô hình cờ chữ nhật Flags "BULL" FLAG IN AN UPTREND (BULLISH) chuôi • xuất hiện khi đang trong xu thế lên giá và nó củng cố xu thế đó •“cốc” kéo dài trong 1 đến 6 tháng , •“chuôi” kéo dài trong 1 đến 4 tuần.  Tính củng cố của mô hình sẽ được đảm bảo hơn nếu xu thế tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng. Lu ý với dạng của mô hình cốc: đáy của nó càng vòng càng tốt và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra.  Mô hình “chuôi” làm cho đợt gia tăng giá ở bên phải “cốc” ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch và có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành “cốc”.Toàn bộ chiều cao của khung thường đạt mức 1/3 chiều cao “cốc”. "Breakout" xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật  là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường  được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu thế biến động giá chứng khoán. đường nối các đỉnh và các đáy của xu thế biến động giá chứng khoán tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật.  hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi "breakout" xuất hiện. thỉnh thoảng những tín hiệu sớm có thể được nhận biết, nhưng thường thì dấu hiệu "breakout" khó có thể xác định trước một cách sớm và chính xác. Double bottom (Mô hình hai đáy Hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. MH dễ nhận ra,cũng rất dễ nhầm  nên cẩn thận Để có thể nhận diện chính xác mô hình, chú ý : đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng Double top (Mô hình hai đỉnh)  Hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình.  Là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán – nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá).  Là MH rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn thận Falling wedge (Mô hình cái nêm hướng xuống):  Là hình mẫu kỹ thuật dạng chỉ báo thị trường tăng giá  MH bắt đầu thì biên khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một hình chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ.  Hình mẫu kỹ thuật Falling wedge trượt hướng xuống phía dưới và có dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá), tuy nhiên dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá) này sẽ không thể được nhận ra cho đến khi có "breakout" (đảo chiều xu thế ) khỏi đường kháng cự. shoulders top (hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai)  là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất, dễ dàng nhận ra. Nhà phân tích KT chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự.  Là hinh mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.  Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline. Phần 2 CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT CƠ BẢN & ỨNG DỤNG  1. Trung bình động là gì Trung bình động tại một thời điểm là giá trị trung bình của giá trong một giai đoạn tính đến thời điểm đó. Trung bình động là kim chỉ nam xác định xu thế đi lên hay đi xuống của giá. Trong phân tích khoa học kỹ thuật và quản lý, trung bình động đã được ứng dụng rất rộng rãi. Vì vậy tất yếu trong phân tích thị trường chứng khoán với tư cách là một khoa học, trung bình động đã được ứng dụng ơhổ biến và rộng khắp. Về phân loại các phương pháp phân tích kỹ thuật, trung bình động thuộc nhóm phương pháp phân tích xu thế, vì vậy trung bình động có các thuộc tính và tính chất của các phuơng pháp phân tích xu thế 2. Các phương pháp trung bình động 2.1. Trung bình đơn SMA Trung bình đơn tại một phiên là lấy giá trị trung bình của phiên đó và các phiên trước. Gọi: SMAt là giá trị trung bình động tại phiên t. Pt là giá của CP tại phiên t. n là số phiên tính trung bình động Giá trị của trung bình đơn tại phiên t là SMAt = (Pt + Pt – 1 + Pt – 2 + … + Pt – n + 1) / n 2.2. Trung bình hàm mũ EMA EMAt là giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t Giá trị của trung bình hàm mũ tại phiên t là EMAt = ((Pt – EMAt – 1) * M) + EMAt – 1 (Với hệ số M thường được lấy với giá trị = 2 /(1 +n)) Đường trung bình động giá CP của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội - MHC nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn 3. Trung bình động và độ trễ  TB động dựa vào thông tin trong quá khứ mà không tính toán đến các giá trị tương lai, vì vậy trung bình động chỉ thị xu thế tăng hoặc giảm trễ hơn sau khi sự kiện đã xảy ra.  TB động không dự đoán trước tương lai mà chỉ là công cụ xác định xu thế hiện thời của thị trường.  Để điều chỉnh độ trễ, cần phải điều chỉnh số phiên tính trung bình động hoặc lựa chọn phương pháp tính trung bình động có độ trễ ít hơn. Nếu số phiên lấy trung bình động càng lớn thì độ trễ càng cao và ngược lại số phiên lấy trung bình động càng nhỏ thì đỗ trễ càng thấp. Trong hai loại trung bình động nêu ở trên thì với cùng số phiên lấy trung bình động thì EMA cho độ trễ thấp hơn so với SMA.  Nếu độ trễ nhỏ, trung bình động rất nhạy với các biến động thị trường, phản ánh kịp thời các biến động này nhưng khả năng trung bình động phản ánh sai càng lớn và ngược lại  Nếu sử dụng đỗ trễ nhỏ, nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận biết biến động của thị trường để kịp thời nắm bắt cơ hội nhưng có thể phải trả giá cho các dấu hiện sai lầm do khả năng sai là rất lớn. Nếu sử dụng độ trễ lớn, nhà đầu tư có thể hạn chế khả năng sai xót nhưng lại chậm nắm bắt cơ hội đầu tư.  Chọn số các phiên tính trung bình động Lựa chọn số phiên tính trung bình động phụ thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư.  Số phiên tính trung bình động nên bằng ½ số phiên trong một chu kỳ “lướt sóng” mà nhà đầu tư dự định: Số phiên tính trung bình động = Số phiên trong 1 chu kỳ lướt sóng / 2 + 1 Mục tiêu Rất ngắn hạn 5 – 10 ngày Ngắn hạn 11 – 25 ngày Trung bình 25 – 100 ngày Dài hạn 100 – 200 ngày Thông thường nhà đầu tư nên sử dụng cùng lúc 2 trung bình động trong phân tích, một trung bình động với số phiên tính toán ngắn và một trung bình động có số phiên tính toán dài. 5. Sử dụng trung bình động để xác định và xác nhận xu thế  Nếu đường TBĐđi lên, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên. Nếu đường trung bình động đi xuống, xu thế hiện tại của thị trường là đi xuống. Chú ý đến tính ngắn hạn và dài hạn của trung bình động do việc lựa chọn số phiên tính toán.  Nếu giá ở trên đường TBĐ, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên, nếu giá ở dưới đường TBĐ, xu thế hiện tại là đi xuống. Hãy cảnh giác với thị trường khi đang ở trạng thái dập dềnh. Khoảng cách giữa giá và TBĐ càng lớn thì biểu hiện của xu thế càng mạnh.  Nếu TBĐ ngắn hạn vượt lên trên TBĐ dài hạn hơn, xu thế của thị trường là đi lên. Nếu TBĐ ngắn hạn nằm dưới trung bình động dài hạn, xu thế của thị trường là đi xuống. Nếu khoảng cách này càng lớn thì biểu hiện của xu thế càng mạnh.  Nếu giá vượt qua ngưỡng Resistance trước báo hiện xu thế tăng giá, việc TBĐ xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế tăng của giá. Nếu giá vượt xuống dưới ngưỡng Support trước báo hiệu xu thế giảm giá, việc TBĐ xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế giảm của giá.  Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần FPT Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím) và trung bình động tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước biển thể hiện biểu đồ giá. Ví dụ này minh hoạ về sử dụng trung bình động xác nhận xu thế biến động giá.  Giai đoạn từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3, thị trường ở trạng thái biến động dập dềnh với hai ngưỡng resistance và support thể hiện bằng hai đường kẻ ngang xanh và đỏ. Tại các thời điểm số (1) và (2) giá CP xuyên phá các ngưỡng resistance và support, tuy nhiên việc xuyên phá này chỉ là tạm thời và giá sớm trở lại dao động trong các ngưỡng resistance và support. Việc khẳng định thị chuyển hướng sang biến động có xu thế chỉ dựa vào việc giá xuyên phá các ngưỡng resistance và support không đủ chắc chắn với xác suất sai xót lớn. Đến thời điểm số (3), giá CP xuyên phá ngưỡng support, đến thời điểm số (4) sau đó đến lượt trung bình động SMA – 5 xuyên phá ngưỡng này, lúc này có thể khẳng định giá CP đã chuyển hướng sang biến động có xu thế với một xác suất chắc chắn hơn.  Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần REE Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím) và trung bình động tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước biển thể hiện biểu đồ giá.  Trong giai đoạn trước tháng 11 năm 2006, biến động thị trường luôn ở trạng thái dập dềnh, việc sử dụng phân tích xu thế trong giai đoạn này tiềm ẩn nhiều khả năng sai xót. Xét về tính chính xác trong giai đoạn này SMA – 20 tỏ ra chính xác hơn, đường trung bình động không đi lên không đi xuống, SMA – 5 trong ngắn hạn vẫn có lúc lên hoặc xuống nhưng chỉ thể hiện xu thế trong giai đoạn rất ngắn. Tại thời điểm số (1) các dấu hiện sau thể hiện xu thế tăng của giá: Các đường trung bình động của SMA – 5 và SMA – 20 đi lên. Ngưỡng Resistance bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA – 5 và SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định xu thế tăng của giá. Giá cao hơn giá trị trung bình động. Giá trị trung bình động SMA – 5 vượt giá trị trung bình động SMA – 20 Tại thời điểm số (2) các dấu hiện sau thể hiện xu thế giảm của giá: Các đường trung bình động SMA – 5 và SMA – 20 đi lên. Ngưỡng Support bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA – 5 và SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế giảm của giá. Giá đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động. Giá trị trung bình động SMA – 5 đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động SMA – 20. Tại cả 2 thời điểm số (1) và số (2): SMA – 5 thể hiện tính nhạy bén, nhanh chóng thể hiện và xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của giá trước SMA – 20. CHỈ SỐ SỨC MUA/BÁN TƯƠNG ĐỐI 1. Tính toán RSI RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Gọi  n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.  Giá TB các phiên tăng trong n phiên là AIn  Giá TB các phiên giảm trong n phiên là ADn Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1) Với: RS = AIn / ADn là tỷ số giá TB các phiên tăng và các phiên giảm  2. Ý nghĩa RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100.  Giá trị 50 của RSI gọi là giá trị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau.  RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng.  RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản ánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống. RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo  Số phiên sử dụng để tính càng lớn thì RSI càng chính xác.  Tác giả J. Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI. (nguồn ảnh đồ thị: http://www.vietstock.com.vn ) MACD-Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ  1. Tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho giá trị trung bình động trong dài hạn.  Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho hiệu số trên.  MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn.  Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn. Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông thường đồ thị này được vẽ kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD – Histogram là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Về MACD - Histogram sẽ được nêu trong một bài khác. 2. Ý nghĩa MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị.  Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo.  Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo.  Đường trung bình của MACD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường. Ví dụ về MCAD giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP Tại điểm số 1 và 2, đường MACD (Màu xanh) giao cắt đường zero, tại đây các đường đồ thj trung bình động EMA - 12 và EMA - 26 giao cắt nhau trên đồ thị giá. Trên đồ thị MACD, đường EMA - 9 của chính MACD được vẽ trên cùng đồ thị với màu tím và MACD - Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với các cột màu xanh dương. 3. Sử dụng MACD chú ý các tín hiệu sau: Nếu đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán. Xét ví dụ sau về giá của chứng chỉ quỹ VF1:  Trong giai đoạn cuối tháng 2 năm 2007, RSI đạt trên ngưỡng 50 và tiến dần đến ngưỡng siêu mua, phân kỳ dương xuất hiện và có sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó tại thời điểm số (1) là tín hiệu mua vào. Từ lúc đó cho đến thời điểm số (2) (giao đoạn ngay trước và ngay sau tết), thị trường có dạng dập dềnh nhưng MACD luôn ở trên đường trung bình động EMA của chính nó vì vậy nhà đầu tư vẫn ôm chặt chứng chỉ quỹ của VF1 chờ thời. Sang đầu tháng 3 giá của VF1 vẫn tăng tốt, ngưỡng siêu mua đã bị xuyên phá tại thời điểm số (2). Sang đến giữa tháng 3 tại thời điểm số (3), MACD đã giao cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này, các tín hiệu trên đồ thị RSI đã phá vỡ và đi xuống dưới ngưỡng siêu mua cùng với sự xuất hiện của phân kỳ dương khẳng định đã đến lúc cần phải rút lui khỏi thị truờng. Vào giữa tháng 4, tại thời điểm số (4), lúc này RSI đã phá vỡ ngưỡng siêu bán và đi lên trên giá trị này, phân kỳ dương xuất hiện cho thấy sự khởi sắc của thị trường. sự giao cắt giữa MACD và EMA của chính nó báo hiệu tín hiệu mua vào. Tuy nhiên sự giao cắt này không đảm bảo một sự chắc chắn cho những sự kiện bất ngờ xảy ra sau đó đối việc phát hành của chứng chỉ quỹ VF1 đã đẩy giá của VF1 tụt dốc. Chú ý các thời điểm RSI xuyên phá các ngưỡng siêu mua, siêu bán và sự giao cắt của MACD và các đường trung bình động EMA của chính nó xảy ra sau đó trên đồ thị giá của cổ phiếu của công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nôi (MHC). MACD-Histogram dự đoán MACD  Thomas Aspray giới thiệu MACD – Histogram vào năm 1968 như một giải pháp làm giảm thiểu độ trễ của MACD. 1. Tính toán Giá trị của MACD – Histogram bằng hiệu của MACD và giá trị trung bình động EMA của chính MACD.  Thông thường nếu chọn MACD được tính bằng hiệu hai đường trung bình động của giá là EMA – 12 và EMA – 26 thì giá trị trung bình động EMA của chính MACD được chọn là 9 phiên. MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với MACD dưới dạng biểu đồ hình cột. Nếu MACD vượt đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram dương và biểu đồ cột quay lên trên. Nếu MACD nằm dưới đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram âm và biểu đồ cột quay xuống dưới.  đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) minh hoạ về đồ thị MACD – Histogram dưới dạng các cột màu xanh. Khi MACD – Histogram bằng 0 là lúc có sự giao cắt giữa MACD và trung bình động của chính nó.  2. Ý nghĩa MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị của MACD và giá trị trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Nếu giá trị của MACD – histogram dương và càng lớn thể hiện phe bò tót càng thắng thế trên thị trường. Nếu giá trị MACD – histogram âm và càng nhỏ thì phe gấu càng thắng thế trên thị trường. Việc giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó là một hiệu lệnh cho hành vi mua vào hoặc bán ra. Tại điểm giao cắt này MACD – Histogram có giá trị 0. Bằng việc dựa vào sự tăng giảm của MACD – Histogram để dự đoán việc MACD – Histogram bằng 0 sẽ xảy ra, nhờ đó MACD – Histogram đưa ra khuyến cáo về một hành vi mua bán của nhà đầu tư nên đến sớm hơn. Kỹ thuật sử dụng để dự đoán như vậy chính là phân kỳ dương và phân kỳ âm. Hình dưới là đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) minh hoạ về sự xuất hiện của phân kỳ dương và âm trên MACD – Histogram sớm dự báo sự giao cắt cắt của MACD và trung bình động của chính nó. 3. Sử dụng Nếu MACD đang ở trên đường trung bình, giá cả đang lên nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ âm  cảnh báo về sự giao cắt của MACD với trung bình động của chính nó và sẽ thấp hơn trung bình động.có thể ra quyết định bán ra sớm hơn việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định bán. Nếu MACD đang ở dưới đường trung bình, giá cả đang xuống nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ dương  cảnh báo sự giao cắt của MACD và đường trung bình động EMA của chính nó và cao hơn trung bình động.có thể ra quyết định mua vào sớm hơn là việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định mua.  vì MACD – Histogram dự đoán sự giao cắt của MACD nên dù có độ trễ ít hơn so với MACD nhưng tính chính xác lại kém hơn. Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần bao bì Bình Dương – HBD  Tại khoảng thời gian số 1, có rất nhiều tín hiệu xuất hiện lần lượt tại các thời điểm khác nhau: sự giao cắt của giá và đường trung bình động SMA – 5, giá rớt rất mạnh sau khi giao cắt đường này, RSI cắt ngưỡng siêu mua và đi xuống dưới, sự xuất hiện của phân kỳ âm trên MACD – Histogram và sự giao cắt của MACD với đường trung bình động của nó. Tín hiệu cuối cùng về sự giao cắt của MACD với đường trung bình động của nó là phát pháo lệnh chắc chắn nhất đòi hỏi nhà đầu tư phải rút lui gấp nếu không muốn bị thua lỗ thêm mặc dù lúc đó giá có tăng trong ngắn hạn một vài phiên. Ví dụ này cho thấy việc sớm dự báo giảm giá giúp nhà đầu tư sớm thoát khỏi thị trường hơn là chờ đợi phát pháo lệnh cuối cùng. Tại khoảng thời gian số (2), có nhiều tín hiệu báo hiệu về sự tăng giá mạnh: Giá giao cắt trung bình động SMA – 5 và vượt lên rất mạnh so với trung bình động, sự xuất hiện của phân kỳ dương trên MACD Histogram, RSI vượt lên ngưỡng siêu bán. Tuy nhiên phát pháo lệnh cuối cùng và chắc chắn nhất là sự giao cắt của MACD và trung bình động của nó đã không xảy ra và giá đã không thực sự tăng mạnh và nhanh chóng giảm. Ví dụ này điểm hình cho tính chất sớm nắm bắt thời cơ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng khả năng chính xác kém hơn. Tại khoảng thời gian số (3), nhiều dấu hiệu về sự tăng giá xuất hiện: phân kỳ dương xuất hiện đồng thời trên RSI và MACD – histogram, RSI vượt lên trên ngưỡng siêu bán. Những tín hiệu này xảy ra trước phát pháo lệnh cuối cùng là sự giao cắt giữa MACD và trung bình động của chính nó. Tuy nhiên cũng cần cảnh giác với biến động dập dềnh của giá trong giai đoạn này. Tại khoảng thời gian số (4): sự xuất hiện của phân kỳ âm, ngưỡng siêu mua trên RSI không còn và sự giao cắt và rớt mạnh của giá so trung bình động thúc giục sự rút lui của nhà đầu tư. Lúc này chưa có phát pháo lệnh cuối cùng là sự giao cắt MACD và trung bình động của chính nó, giá đã có sự tăng trở lại. Giá sắp tới sẽ như thế nào? Cần phải chờ đợi những tín hiệu chắc chắn hơn hay phải rút lui cho kịp thời? Vấn Đề Khối Lượng  Suốt giai đoạn số 1, giá cả biến động dập dềnh, khối lượng giao dịch quá nhỏ, nhà đầu tư không hào hứng nhiều với cổ phiếu này, đường MACD luôn sát với đường trung bình động EMA của chính nó, giai đoạn này khó có thể dự đoán trước được điều gì.  Từ thời điểm (2) đến (5) là thời điểm giá CP tăng vọt. (2) với sự không hào hứng của nhà đầu tư nên khối lượng giao dịch nhỏ. Tiếp theo đó với sự tăng giá liên tiếp, nhiều nhà đầu tư găm hàng lại không bán ra nên khối lượng giao dịch vẫn thấp. (3) một số nhà đầu tư cảm thấy được giá liền bán ra gặp đúng cơn khát của các nhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch lớn, giá vẫn tiếp tục tăng vì cầu vẫn lấn át. Những người có hàng lại tiếp tục găm hàng (4) một số nhà âầu tư cảm thấy được giá và lại bán ra nhưng vẫn bị cầu lấn át. Lúc này khả năng về một sự thay đổi xu thế đã gần kề khi đã hai lần xảy ra hiện tượng những người có hàng cảm thấy được giá trong đợt tăng giá liên tục này. (5) - (6) có thể coi là biến động dập dềnh với khối lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ về sự thay đổi giá khó đoán trước. Trong giai đoạn này nếu quan sát trên MACD sẽ thấy sự tiến sát đến EMA – 9 của chính MACD và khi hai đường này giao nhau đã khẳng định sự xuống giá.  Gđ 1 có thể coi là một gđ biến động dập dềnh với KL tiềm ẩn nguy cơ khó đoán trước, trong ngắn hạn gđ này được chia thành các kỳ giảm và tăng giá với KL lớn.  Gđ 2 là gđ giảm giá, KLGD nhỏ được kết thúc bằng những cú xốc lại về KLGD lớn hơn trong những phiên giảm giá cuối cùng. Ở cuối gđ này có một phiên giá lên với KL lớn hơn các phiên trước, đây là lúc mà một số nhà đầu tư vội vàng bán ra để giảm lỗ khi thấy có dấu hiệu phục hồi lại.  Gđ (3),(4)là lúc giá biến động dập dềnh, KLGD nhỏ bởi sự giằng co giữa phe mua và bán. Gđ này khó dự đoán tuy nhiên cần chú ý xu hướng đi xuống. dải băng Bollinger (Bollinger Bands)  1. Tính toán Về tính toán và vẽ đồ thị, dải băng Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn và được vẽ bởi hai đường đồ thị trên cùng đồ thị giá của cổ phiếu: một đường goi là băng trên (upper band) và một đường gọi là băng dưới (lower band): Băng trên được vẽ bởi giá cổ phiếu cộng với độ lệch chuẩn. Băng dưới được vẽ bởi giá cổ phiếu trừ đi độ lệch chuẩn. Nếu gọi X là giá trị của cổ phiếu, E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau: S = E[(X – EX)2] = E(X2) – [E(X)]2 d = Căn bậc hai của S  2. Ý nghĩa Xác suất giá cổ phiếu nằm trong dải băng Bollinger là xấp xỉ 70%. Nếu giá cổ phiếu không nằm trong dải băng Bollinger, tức là thuộc về phần xác suất 30% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý. Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp hơn băng dưới (lower band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải băng dưới thì điều này có nghĩa là sức giảm giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự tăng hoặc giảm giá đã đạt đến sự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối.  3. Cách sử dụng:  Nếu giá nằm quá dải trên (upper band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế tăng sẽ tiếp tục tăng mạnh.  Nếu giá nằm dưới dải dưới (lower band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế giảm sẽ tiếp tục giảm mạnh.  Nếu giá cổ phiếu vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band.  Nếu giá cổ phiếu xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band. Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về các dấu hiệu đảo chiều này, cần phải kết hợp với các phương pháp phân tích khác. công ty Cổ phần Vận Tải Hà Tiên – HTV sử dụng Dải băng bollinger tính trong 20 phiên.  Tại các thời điểm xác định bằng các đường kẻ màu đỏ và xanh, giá cổ phiếu đã vượt quá băng trên (upper band) hoặc xuống thấp hơn băng dưới (lower band), nếu so sánh lên đồ thị RSI sẽ thấy các thời điểm này tương ứng với các ngưỡng siêu mua và siêu bán. Điều này khẳng định sức tăng (hoặc giảm giá) hiện tại là rất mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 2, các đỉnh của giá liên tục được thiết lập cao hơn băng trên (upper band) khẳng định sức tăng giá rất mạnh và còn tiếp diễn dài trong giai đoạn này. Tại các vùng được khoanh tròn là các tín hiệu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng này. Vòng tròn số 1 và số 4 là khoảng thời gian mà một đỉnh của giá cổ phiếu được thiết lập nằm trên băng trên và một đỉnh tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang giảm và càng được khẳng định chắc chắn hơn khi giá cổ phiếu đi xuống dưới đường trung bình động SMA-20. Vòng tròn số 2 và số 3 là khoảng thời gian mà một đáy của giá cổ phiếu được thiết lập nằm thấp hơn băng dưới và một đdáy tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang tăng. Tuy nhiên vòng tròn số 3 được khẳng định chắc chắn và có sức tăng mạnh mẽ hơn vì giá cổ phiếu sau đó đã xuyên phá và vượt lên trên đường trunh bình động SMA – 20.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.