Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam

pdf
Số trang Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam 20 Cỡ tệp Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam 505 KB Lượt tải Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam 2 Lượt đọc Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam 148
Đánh giá Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THANH KHOẢN NGÂN HÀNG Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Loan1 Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Phạm Đức Anh Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng - Học viện Ngân hàng ThS. Trần Thị Thúy An Sở giao dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này khảo sát các nhân tố tác động tới khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam dưới các giác độ sở hữu và hoạt động niêm yết. Sử dụng phương pháp hồi quy moment tổng quát hệ thống (SGMM) cho dữ liệu bảng của 30 ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2015, nghiên cứu thu được các kết quả sau: (i) tỷ suất sinh lời, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP là những tác nhân chính làm suy giảm thanh khoản của ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài, trong khi quy mô hoạt động có quan hệ phi tuyến dạng chữ U đối với thanh khoản; (ii) với nhóm Ngân hàng Nhà nước, biên lãi ròng tác động tích cực, trong khi an toàn vốn, tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu và độ sâu tài chính ảnh hưởng tiêu cực tới thanh khoản; (iii) đối với ngân hàng niêm yết, ngoài việc tìm ra tác động tiêu cực của nợ xấu đối với thanh khoản, quá trình thực nghiệm cũng xác nhận mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U ngược giữa quy mô hoạt động và mức độ thanh khoản. Từ khóa: Thanh khoản, ngân hàng thương mại, sở hữu, niêm yết 1. GIỚI THIỆU Theo Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS, 2013), thanh khoản ngân hàng được định nghĩa là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ như thanh toán tiền gửi, cho vay, giao dịch vốn... trong thời gian ngắn với những tổn thất nhỏ nhất. Theo đó, rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán, dẫn tới những hậu quả không mong muốn. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, rủi ro thanh khoản đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức tài chính, nhà hoạch định chính 1 Email: loanntq@neu.edu.vn 343 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" sách và nhà nghiên cứu xuất phát từ những tác động bất lợi đối với sự ổn định của nền tài chính. Mặc dù các chính phủ đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ, một lượng lớn ngân hàng trên thế giới vẫn đang gặp phải vấn đề thanh khoản và bị buộc phải sáp nhập hoặc bị mua lại. Riêng tại Việt Nam trong thời gian qua, không khó liệt kê ra những sự kiện rủi ro thanh khoản tiêu biểu, ví dụ như tại Ngân hàng Thương mại Á Châu (2003) và Ngân hàng Phương Nam (2005). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ cho vay trên huy động của toàn hệ thống đã tăng từ 83,4% năm 2008 lên 89,9% vào năm 2016, và xét riêng từng nhóm tại thời điểm cuối năm 2016, tỷ lệ này của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài lần lượt ở mức 97,7%, 82,4% và 61,1%. Hơn nữa, mức lãi suất huy động cao nhất lên đến 15,6% như một hệ quả từ những cuộc chạy đua lãi suất; sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng để huy động vốn cùng với sự biến động mạnh về lãi suất liên ngân hàng (lên đến 50%/năm) dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để tìm kiếm nguồn dự trữ thanh khoản lớn hơn. Báo cáo tình hình kinh tế tháng 4/2017 và dự báo cả năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong những tháng đầu năm 2017 tiếp tục có dấu hiệu khó khăn cục bộ. Điều này thể hiện qua các điểm: Thứ nhất, lãi suất liên ngân hàng dù đã giảm nhẹ so với cuối tháng 3/2016 (khoảng 0,1 - 0,2 điểm phần trăm), song vẫn ở mức khá cao khi kỳ hạn qua đêm và 1 tuần là 4,99%/năm, 2 tuần là 5%/năm, 1 tháng là 5,01%/năm. Thứ hai, trên OMO, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng chủ yếu qua kênh cầm cố, đạt khoảng 27.000 tỷ đồng tính đến ngày 24/4. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng BIDV cũng cho thấy thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì trạng thái khá căng thẳng. Những sự kiện trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tạo lập nên hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản toàn diện tại Việt Nam. Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các nguyên tắc chuẩn hóa để quản trị rủi ro, song hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn ở khoảng cách rất xa so với chuẩn quốc tế. Tuy đã có khá nhiều nghiên cứu nước ngoài luận bàn sâu về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng (Vodová, 2011; Valla và Saes-Escorbiac, 2006; Aspachs và cộng sự, 2005), song số lượng nghiên cứu tương tự tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, từ đó để lại một lỗ hổng lớn trong lĩnh vực này. Do đó, nghiên cứu này được triển khai nhằm bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động tới thanh khoản ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2015 với việc xem xét các yếu tố về sở hữu và hoạt động niêm yết. Phần còn lại của bài được cấu trúc như sau: phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết và khảo lược tài liệu nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng; phần 3 giới thiệu về dữ liệu và mô hình nghiên cứu; phần 4 tập trung thảo luận các kết quả chủ yếu và phần 5 rút ra kết luận. 344 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Thanh khoản ngân hàng và cách thức đo lường Yeager và Seitz (1989) định nghĩa thanh khoản ngân hàng là khả năng ngân hàng đó có thể đáp ứng được mọi nhu cầu tài chính. Theo đó, rủi ro thanh khoản có thể được định nghĩa là rủi ro các ngân hàng không thể thực hiện nghĩa vụ đến hạn với chi phí hợp lý (Muranaga và Ohsawa, 2002). Bàn về đo lường thanh khoản, các tài liệu hiện nay cho thấy có hai phương pháp đo lường thanh khoản ngân hàng truyền thống là: tiếp cận khe hở thanh khoản/dòng tiền và tỷ lệ thanh khoản/dự trữ (Sinkey, 2000; Koch và cộng sự, 2000). Dựa trên sự sẵn có về mặt số liệu tính toán, nghiên cứu này đo lường vị thế thanh khoản của ngân hàng Việt Nam theo đề xuất của Moore (2010), Praet và Herzberg (2008) và Rychtárik (2009) như sau: Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) = Tài sản thanh khoản Tiền gửi khách hàng và tài trợ ngắn hạn Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, dự trữ ngoại tệ và vàng, tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương, chứng khoán chính phủ và chứng khoán kinh doanh. Tiền gửi và tài trợ ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản tiền gửi, vay liên ngân hàng và vay Ngân hàng Trung ương. 2.2. Các yếu tố tác động tới thanh khoản ngân hàng Các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng thanh khoản ngân hàng được quyết định bởi một số đặc điểm nội tại của ngân hàng cũng như các nhân tố vĩ mô cơ bản. 2.2.1. Nhân tố nội tại của ngân hàng - An toàn vốn Mối quan hệ giữa an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng đã được nghiên cứu nhiều trong giai đoạn tiền khủng hoảng. Theo đó, việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng có thể củng cố niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư, từ đó đảm bảo nguồn tài trợ dài hạn. Kết quả là, các ngân hàng có thể yên tâm giữ lại ít tài sản thanh khoản hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây thường nghiêng về ảnh hưởng tích cực của an toàn vốn đối với thanh khoản ngân hàng, ví dụ: Dinger (2009); Vodová (2011)... Trong nghiên cứu này, tác giả dự đoán an toàn vốn có quan hệ nghịch chiều với thanh khoản ngân hàng. - Quy mô hoạt động Mối quan hệ giữa thanh khoản và quy mô hoạt động ngân hàng đã được tìm thấy 345 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" trong khá nhiều các nghiên cứu (Holmstrom và Tirole, 1998; Kiyotaki và Moore, 1997). Theo đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn, do đó có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản hơn (Kashyap và Stein, 1995; Kashyap và cộng sự, 2002). Theo Vodová (2011), đa phần các ngân hàng lớn ở trạng thái kém thanh khoản hơn các ngân hàng nhỏ, điều này phù hợp với lý thuyết “quá lớn để sụp đổ”. Nếu các ngân hàng lớn coi mình là “quá lớn để sụp đổ”, họ sẽ có động lực để duy trì thanh khoản ít hơn do họ có thể phụ thuộc vào sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương khi xảy ra sự cố. Iannotta và cộng sự (2007) nhận thấy khi các ngân hàng lớn có thể tận dụng được sự đảm bảo ngầm định và chi phí tài trợ thấp, họ sẽ có động cơ để thực hiện các khoản đầu tư rủi ro cao. Ngược lại, một số học giả lại cho rằng vì ngân hàng nhỏ vẫn cần tập trung vào các hoạt động truyền thống, họ thường duy trì ít thanh khoản hơn các ngân hàng lớn (Rauch và cộng sự, 2009; Berger và Bouwman, 2009). Dù các hướng luận giải trên có thể hợp lý trên phạm vi từng quốc gia hoặc khu vực, song tác giả cho rằng vẫn còn một cách lý giải khác - mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và thanh khoản ngân hàng có thể không tuyến tính mà sẽ thay đổi cùng với sự tăng lên của quy mô hoạt động (Deléchat và cộng sự, 2014; Dinger, 2009). Do đó, tác giả dự đoán mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và thanh khoản ngân hàng tuân theo quy luật phi tuyến dạng chữ U. - Khả năng sinh lời Theo Bourke (1989), các ngân hàng sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn nếu họ nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn vì chi phí huy động vốn ở mức thấp hơn. Ngược lại, một số tác giả khác cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng do chi phí cơ hội nắm giữ tài sản lưu động gia tăng (Molyneux và Thornton, 1992; Goddard và cộng sự, 2004; Deléchat và cộng sự, 2014). Ngược lại, Aspachs và cộng sự (2005) không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về mối quan hệ lợi nhuận - thanh khoản của ngân hàng. Do đó, tác giả dự đoán khả năng sinh lời có mối tương quan nghịch với thanh khoản ngân hàng. - Tăng trưởng tín dụng Keynes (1936) và Aspachs và cộng sự, (2005) cho rằng vì đa số các khoản vay là tài sản kém thanh khoản, mức tăng trưởng tín dụng cao đồng nghĩa với thanh khoản ngân hàng giảm. Trên thực tế, thanh khoản ngân hàng thường phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn, theo đó ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản khi nhu cầu vay thấp và ngược lại (Pilbeam, 2005). Aspachs và cộng sự (2005) cho thấy mức độ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều. Do đó, tác giả kỳ vọng thanh khoản ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng tín dụng. 346 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" - Nợ xấu và thanh khoản ngân hàng Nhiều học giả đồng tình rằng các ngân hàng thất bại vì họ không thể tối ưu hóa danh mục đầu tư bằng cách cho vay nhiều hơn nhu cầu (Barr và cộng sự, 1994). Do đó, tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp và đổ vỡ ngân hàng. Bên cạnh đó, Bloem và Gorter (2001) nhấn mạnh rằng tỷ lệ nợ xấu cao có thể ảnh hưởng đến sức cung tín dụng của ngân hàng đồng thời làm giảm niềm tin của khách hàng, từ đó dẫn đến các vụ “rút tiền hàng loạt” do lo sợ ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Do đó, tác giả dự đoán rằng nợ xấu có quan hệ nghịch với thanh khoản ngân hàng. - Biên lãi ròng Theo Baltensperger (1980) và Santomero (1984), mức độ thanh khoản được quyết định bởi chi phí cơ hội của việc giữ tài sản lưu động nhằm giảm thiểu nguy cơ suy kiệt quỹ. Điều này hàm ý rằng mức độ thanh khoản tối ưu có liên quan đến sự cân bằng giữa hoạt động tự bảo hiểm để tránh rủi ro và lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay và tài sản có lợi tức cao khác. Valla và Saes-Escorbiac (2006) thấy rằng thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với biên lãi ròng. Do đó, dựa trên lý thuyết và kết quả thực nghiệm như trên, chúng tôi dự đoán tồn tại một mối quan hệ nghịch chiều giữa thanh khoản ngân hàng và biên lãi ròng. 2.2.2. Nhân tố vĩ mô - Tăng trưởng GDP Hành vi mang tính chu kỳ của việc nắm giữ thanh khoản, trong đó các ngân hàng dự trữ thanh khoản nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ tăng trưởng được đề cập trong nghiên cứu của Deléchat và cộng sự (2014). Từ đó thấy rằng, nhu cầu thanh khoản dường như có tính chu kỳ mà nguyên nhân xuất phát từ sự kém hoàn hảo của thị trường vốn. Mối quan hệ nãy cũng đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước đây (Valla và Saes-Escorbiac, 2006; Deléchat và cộng sự, 2014; Aspachs và cộng sự, 2005; Dinger, 2009). Dựa trên lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, chúng tôi kỳ vọng thanh khoản ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng GDP. 2.2.3. Sở hữu và hoạt động niêm yết Các ngân hàng sở hữu nhà nước nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ thường có ưu thế trong nắm bắt thông tin, huy động vốn để đối phó với các biến cố xảy ra nhất là khi có khủng hoảng về thanh khoản nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống (Barry et al., 2011). Các nghiên cứu trước còn cho thấy cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng tới quyết định chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Chẳng hạn nghiên cứu của Berger 347 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" et al., (2007) và Lannota et al., (2007) cho thấy các ngân hàng có yếu tố sở hữu nhà nước thường có tỷ lệ các khoản cho vay chất lượng kém và vì thế thường có mức độ rủi ro cao hơn các ngân hàng sở hữu tư nhân. Nguyễn, Skully, và Perera (2012) nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và sức mạnh thị trường của 47684 ngân hàng tại 113 quốc gia khác nhau cho thấy các ngân hàng lớn, đã niêm yết thường có nhiều tài sản lỏng hơn các ngân hàng không niêm yết. Do vậy nghiên cứu này xem xét liệu khả năng thanh khoản có khác biệt giữa ngân hàng niêm yết và không niêm yết cũng như cấu trúc sở hữu của ngân hàng với giả thuyết dự đoán ngân hàng đã niêm yết có xu hướng nắm giữ thanh khoản nhiều hơn các ngân hàng chưa niêm yết và Ngân hàng Nhà nước thường nắm giữ ít tài sản thanh khoản hơn các ngân hàng tư nhân. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (tần suất năm) của 30 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam (mức độ đại diện cho toàn hệ thống ngân hàng đạt 75% tính theo tổng tài sản) trong giai đoạn 2008-2015. Dữ liệu tính toán các chỉ tiêu nội tại của ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính được công bố (trích xuất từ Orbis Bank Focus). Dữ liệu kinh tế vĩ mô củaViệt Nam được tổng hợp từ bộ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) của World Bank. 3.2. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy SGMM (hai bước) được phát triển bởi Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (2000) để kiểm chứng các nhân tố tác động tới thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam. Lý do lựa chọn vì mô hình SGMM phù hợp với dạng dữ liệu bảng có chuỗi thời gian ngắn (8 năm) và số lượng ngân hàng lớn (30 ngân hàng), đồng thời cũng giúp giải quyết vấn đề nội sinh và sự tương quan tiềm ẩn (Doytch và Uctum, 2011). Để đánh giá tính hiệu quả của mô hình, kiểm định Hansen về ràng buộc xác định quá mức (overidentifying restrictions) và kiểm định Arellano-Bond nhằm phát hiện tự tương quan sẽ được sử dụng. Ngoài ra, để ngăn ngừa sự gia tăng của biến công cụ, Roodman (2006) khuyến nghị số lượng biến công cụ trong mô hình không nên vượt quá số lượng nhóm. Dựa trên tổng quan nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, chúng tôi đề xuất mô hình hồi quy cơ sở như sau: LIQit = 348 β0 + β1LIQi,t-1 + β2SIZEit+ β3SIZE_SQi,t-1 + β4CAPit+ β5LGit+ β6NIMit + β7ROEit + β8NPLit + β9GDPit+ β10IRSt + β11FINDEPt + εit (1) Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Trong đó: LIQit (biến phụ thuộc): Mức độ thanh khoản của ngân hàng i tại năm t, được đo bằng tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi khách hàng và tài trợ ngắn hạn - tương tự như các nghiên cứu của Moore (2010), Praet và Herzberg (2008), Rychtárik (2009) và Vodová (2011); Các biến giải thích được phân vào hai nhóm: (1) Nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng: LIQi,t-1 (biến trễ thanh khoản được sử dụng làm biến giải thích vì theo kết quả nghiên cứu của Opler et al., (1999) tính thanh khoản có thể kéo dài theo thời gian), SIZE, SIZE_SQ, CAP, LG, NIM, ROE và NPL; (2) Nhóm nhân tố vĩ mô: GDP, IRS và FINDEP trong đó, chênh lệch lãi suất (IRS) và độ sâu tài chính (FINDEP) được bổ sung vào mô hình theo gợi ý của Deléchat và cộng sự (2014). Ngoài ra, để thấy được khác biệt về nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thanh khoản giữa các nhóm ngân hàng, tác giả bổ sung vào vế phải phương trình cơ sở ba biến giả tương tác gồm FOREIGN, STATE và LIST, đặc trưng cho tình trạng sở hữu (nhà nước - tư nhân và nước ngoài - nội địa) và niêm yết của ngân hàng. Bảng 1 mô tả cụ thể việc lựa chọn biến số và các giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi. Các phương trình tương tác (2), (3) và (4) được thiết lập như sau: LIQit β0 + β1LIQi,t-1 + β2SIZEit + β3SIZE_SQi,t-1 + β4CAPit + β5LGit + β6NIMit + = β7ROEit + β8NPLit + β9GDPit+ β10IRSt + β11FINDEPt +β12SIZEitFOREIGNit + β13SIZE_SQitFOREIGNit + β14CAPitFOREIGNit + β15LGitFOREIGNit + β16NIMitFOREIGNit + β17ROEitFOREIGNit + β18NPLitFOREIGNit + (2) β19GDPtFOREIGNit + β20IRStFOREIGNit + β21FINDEPtFOREIGNit+ εit LIQit β0 + β1LIQi,t-1 + β2SIZEit + β3SIZE_SQi,t-1 + β4CAPit + β5LGit + β6NIMit + = β7ROEit + β8NPLit + β9GDPit+ β10IRSt + β11FINDEPt + β12SIZEitSTATEit + β13SIZE_SQitSTATEit + β14CAPitSTATEit + β15LGitSTATEit + β16NIMitSTATEit + β17ROEitSTATEit + β18NPLitSTATEit + β19GDPtSTATEit + β20IRStSTATEit (3) + β21FINDEPtSTATEit+ εit LIQit β0 + β1LIQi,t-1 + β2SIZEit + β3SIZE_SQi,t-1 + β4CAPit + β5LGit + β6NIMit + β7ROEit = + β8NPLit + β9GDPit+ β10IRSt +β11FINDEPt + β12SIZEitLISTit + β13SIZE_ SQitLISTit + β14CAPitLISTit + β15LGitLISTit + β16NIMitLISTit + β17ROEitLISTit + β18NPLitLISTit + β19GDPtLISTit + β20IRStLISTit + β21FINDEPtLISTit+ εit (4) 349 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1. Thống kê mô tả Bảng 2 trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình. Có thể thấy tỷ lệ thanh khoản tối đa và tối thiểu tương ứng là 2,3% và 99,7%. Tài sản thanh khoản bình quân trong ngân hàng tương đương 33,5% lượng tiền gửi khách hàng và tài trợ ngắn hạn, trong đó tỷ lệ thanh khoản cao nhất được ghi nhận tại Ngân hàng Bảo Việt và thấp nhất tại Ngân hàng Phương Nam. Về an toàn vốn, trung bình 12,6% tổng tài sản rủi ro được bảo đảm bằng vốn cổ đông. Độ lệch chuẩn 15,4% của an toàn vốn cho thấy sự phân tán khá thấp giữa các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nhìn chung, sự khác biệt về mức an toàn vốn giữa các ngân hàng là rất lớn, dao động từ 1% đến 17%. Tăng trưởng tổng tài sản ngân hàng dao động từ 3,5 - 8,3% trong suốt giai đoạn nghiên cứu với mức bình quân đạt 5,4%. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất 0,02% ghi nhận tại Ngân hàng Tiên Phong và mức cao nhất 37,6% thuộc về Shinhan Bank trong giai đoạn 2008 - 2015. Tăng trưởng tín dụng dao động từ -0,3% (Ngân hàng Tiên Phong) đến 1,7% (PG Bank). Biên lãi ròng dao động từ -0,3% đến 9,8% với mức trung bình là 3,3%. Về khả năng sinh lời, PG Bank tỏ ra vượt trội hơn cả với tỷ suất ROE đạt 7,3%, trong khi Southern Bank có tỷ suất sinh lời thấp nhất (-0,3%). Phân tích ma trận tương quan (Bảng 3) cho thấy quy mô ngân hàng, biên lãi ròng, tăng trưởng GDP, chênh lệch lãi suất và độ sâu tài chính tương quan nghịch; trong khi an toàn vốn, tăng trưởng tín dụng, hiệu suất sinh lời và nợ xấu tương quan thuận với tỷ lệ thanh khoản. Ngoài ra, do không có cặp biến giải thích nào cho hệ số tương quan vượt quá 60%, có thể khẳng định mô hình nghiên cứu không gặp phải vấn đề đa cộng tuyến. 4.2. Kết quả ước lượng Kết quả ước lượng SGMM được trình bày trong Bảng 4. Cột đầu tiên cho biết kết quả hồi quy phương trình cơ sở, trong khi ba cột tiếp theo kiểm định giả thuyết tình trạng sở hữu (nhà nước - tư nhân; trong nước - nước ngoài) và hoạt động niêm yết ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng ra sao. Trong cả bốn phương trình, giá trị p-value của kiểm định Hansen vượt 5% chứng tỏ việc lựa chọn biến công cụ là hợp lý (Hansen, 1982). P-value thu được của kiểm định AR(2) lớn hơn 5% cho thấy các mô hình không gặp phải vấn đề tự tương quan. Ngoài ra, trong cả bốn mô hình, tiêu chuẩn Roodman (số nhóm lớn hơn số biến công cụ) được thỏa mãn. 4.2.1. Mô hình cơ sở Từ Bảng 4, tăng trưởng tín dụng và độ sâu tài chính ảnh hưởng tích cực, trong khi lãi biên ròng, khả năng sinh lời và tăng trưởng GDP ảnh hưởng tiêu cực (ở mức ý nghĩa 350 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thống kê cao) tới thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác nhận mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản, theo đó các ngân hàng quy mô tầm trung có xu hướng duy trì thanh khoản ở mức khiêm tốn, trong khi đó ngân hàng quy mô nhỏ và lớn thường có tấm đệm thanh khoản lớn hơn. Đầu tiên, tác giả thấy rằng tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng có quan hệ phi tuyến dạng chữ U. Theo đó, tính thanh khoản giảm theo quy mô tài sản ngân hàng do ngân hàng nhỏ thường duy trì thanh khoản ở mức cao do hạn chế về tiếp cận tài chính, trong khi ngân hàng lớn có động lực nắm giữ ít tài sản thanh khoản hơn dựa trên nguyên lý “quá lớn để sụp đổ” (“too big to fail”) cũng như có sự hỗ trợ của chính phủ và tới một ngưỡng, thanh khoản ngân hàng bắt đầu được củng cố khi quy mô ngân hàng tăng lên (Angora và Roulet (2011), Malik và Rafique (2013), Deléchat và cộng sự (2014), Chagwiza (2014) và Vadova, 2011). Tác động tích cực của tăng trưởng tín dụng đối với thanh khoản ngân hàng thể hiện trong mô hình dường như trái ngược với dự đoán của tác giả và các kết quả thực nghiệm của Aspachs và cộng sự (2005), Kashyap và Stein (1995). Trong ngắn hạn, việc thúc đẩy cho vay có thể là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế, song về lâu dài, bất kỳ một sự kiện vỡ nợ nào xảy ra cũng sẽ làm tăng rủi ro cho các ngân hàng, đặc biệt là các vấn đề mất thanh khoản. Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lời (thể hiện qua ROE) và mức độ thanh khoản. Điều này cũng đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước đây (Deléchat và cộng sự, 2014; Vodová, 2011; Berger và Bouwman, 2009; Aspachs và cộng sự, 2005; Deep và Schaefer, 2004; Goddard và cộng sự, 2004; Arif và Anees, 2012; Valla và cộng sự, 2006). Theo đó, các ngân hàng có lợi nhuận cao thường có xu hướng duy trì ít tài sản thanh khoản vì họ có thể dễ dàng tự tài trợ khi cần thiết. Tương tự, thanh khoản ngân hàng tương quan nghịch với nợ xấu (dù không có ý nghĩa thống kê), thống nhất với giả thuyết nghiên cứu và kết quả của Joseph và cộng sự (2012) và Iqbal (2012), đồng thời phản bác lại kết luận của Vodová (2011). Có thể lý giải hợp lý kết quả này như sau: tỷ lệ nợ xấu cao có thể làm mất niềm tin của công chúng (đặc biệt là người gửi tiền và nhà đầu tư nước ngoài) và kết quả có thể gây ra làn sóng rút tiền hàng loạt dẫn đến rủi ro thanh khoản (Bloem và Gorter, 2001). Kết quả cũng cho thấy, tính thanh khoản thể hiện mối quan hệ ngược chiều với biên lãi ròng (đặc trưng cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản thanh khoản). Phát hiện này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Valla và Saes-Escorbiac (2006), Agénor và cộng sự (2004), Dinger (2009), Deléchat và cộng sự (2014) và Aspachs và cộng sự (2005). Về khía cạnh vĩ mô, nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng GDP tác động tiêu cực tới thanh khoản ngân hàng Việt Nam, điều này trùng hợp với phát hiện của Deléchat và 351 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" cộng sự (2014), Vodová (2011), Valla và cộng sự (2006), Painceira (2010) và Aspachs và cộng sự (2005). Mối tương quan nghịch này được giải thích trên hai khía cạnh: (1) tính chu kỳ của nhu cầu thanh khoản, nghĩa là các ngân hàng thường có xu hướng tích trữ thanh khoản trong thời kỳ suy thoái và giảm thanh khoản khi nên kinh tế bước sang thời kỳ tăng trưởng mới; và (2) lý thuyết “lãi suất quỹ cho vay”, tức là nguồn cung tín dụng sẽ gia tăng khi kinh tế tăng trưởng và sụt giảm khi kinh thế suy thoái mạnh (Pilbeam, 2005). Ngược lại, độ sâu tài chính tác động tích cực đối với thanh khoản ngân hàng. Điều này phù hợp với dự đoán của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của Almeida và cộng sự (2004), Vodová (2011), Bunda và Desquilbet (2008), Malik và Rafique (2013), Heffernan (2005) và Bessis (2002) - theo đó, một nền tài chính phát triển cao có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh thuận lợi cho ngân hàng, và nếu có thể tận dụng tốt chúng, ngân hàng có thể thu về ngày càng nhiều tài sản thanh khoản hơn. 4.2.2. Mô hình với các nhân tố tương tác: sở hữu ngân hàng và hoạt động niêm yết Để phát triển kết quả, tác giả bổ sung các nhân tố tương tác về tình trạng sở hữu và hoạt động niêm yết ngân hàng vào các mô hình (2), (3), (4) và thu được các kết quả khác nhau khi xem xét từng nhóm ngân hàng (xem cột 2, 3, 4 của Bảng 4). Thứ nhất, về quy mô hoạt động, cả ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước đều nhận thấy tác động phi tuyến dạng chữ U của quy mô tài sản đối với thanh khoản (cho dù ảnh hưởng của Ngân hàng Nhà nước không có ý nghĩa thống kê), tức là ngân hàng quy mô lớn nhất thường duy trì nhiều tài sản thanh khoản hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình. Theo Bonner và cộng sự (2013), điều này có được là do trên thực tế, các ngân hàng quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, trong khi đối với các ngân hàng niêm yết thì không. Lý do là vì trong giai đoạn đầu niêm yết, các tổ chức tài chính phải đảm bảo an toàn vốn, an toàn thanh khoản và khả năng thanh toán, cũng như phải đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Thứ hai, trong khi an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có tác động tiêu cực và biên lãi ròng cho thấy tác động tích cực đối với tấm đệm thanh khoản; thì tác động của các yếu tố này dường như không có ý nghĩa với trường hợp ngân hàng nước ngoài và ngân hàng niêm yết. Theo Carney (2013), tỷ lệ CAR của ngân hàng gia tăng (cùng với sự ủng hộ của chính phủ) cũng sẽ giúp củng cố niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư, từ đó nguồn tài trợ dài hạn có thể được bảo đảm. Kết quả là, ngân hàng có thể an tâm duy trì trữ lượng thấp tài sản thanh khoản. Trong khi đó, như đã thảo luận ở trên, tăng trưởng tín dụng nhanh có thể gây ra rủi ro cao đối với ngân hàng, do đó sẽ gây tổn hại tới tấm đệm thanh khoản của ngân hàng. Theo lý giải của Aspachs và cộng sự (2005), hiệu quả tích cực của biên lãi ròng lên thanh khoản ngân hàng được phản ánh qua lượng tài sản thanh khoản của ngân hàng tăng lên do ngân hàng hoạt động có lãi. 352
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.