Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng

pdf
Số trang Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng 4 Cỡ tệp Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng 522 KB Lượt tải Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng 0 Lượt đọc Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng 2
Đánh giá Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 503 PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Nguyễn Quang Lâm Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ Tóm tắt: Bài báo là bản báo cáo đề tài: “Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng” của Công ty Điện lực Phú Thọ. 1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ Giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh điện. Hàng năm, ngành Điện đầu tư vốn rất lớn cho công tác nâng cấp hệ thống nguồn và lưới điện, trong đó 70% số tiền này là phải đi vay nước ngoài và các tổ chức khác. Để thực hiện tốt việc giảm tổn thất điện năng sẽ đồng nghĩa với tăng sản lượng điện sản xuất ra, như vậy sẽ bớt gánh nặng đầu tư phát triển thêm nguồn và lưới điện của ngành Điện và của Nhà nước, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ bản của quốc gia. Giai đoạn 2011 2015, EVN đã chỉ đạo các đơn vị điện lực, truyền tải điện, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả TTĐN toàn EVN đã giảm từ 10,15% (năm 2011) xuống 7,94% (năm 2015). Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm TTĐN trên hệ thống lưới điện, Ban chỉ đạo giảm TTĐN của EVN đã ban hành “Hướng dẫn các biện pháp cơ bản về quản lý kỹ thuật  vận hành và quản lý kinh doanh để giảm TTĐN“. Hướng dẫn này đã hệ thống hóa lại các giải pháp giảm TTĐN trong nhiều năm qua, phổ biến đến tận các tổ, đội quản lý vận hành, quản lý kinh doanh nhằm tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý giảm TTĐN, phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng của EVN đến năm 2020 xuống còn 6,5%. Tập đoàn đã có các chỉ thị 898/CTEVN ngày 18/03/2015, văn bản số 1839/EVNKTSX để triển khai xuống các Tổng công ty triển khai các Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016 2020. Các Tổng công ty đã xây dựng các Đề án giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2016 2020, trong đó đã đưa mục tiêu giảm tổn thất điện năng của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo từng năm. Trong các đề án cũng đề cập đến các giải pháp trọng tâm giảm tổn thất điện năng cần thực hiện trong khi thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm TTĐN được hướng dẫn trong tài liệu được ban hành theo Quyết định số: 994/QĐEVN ngày 15/09/2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thực hiện mục tiêu của EVN, các đơn vị thành viên đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giảm tổn thất điện năng trên phần lưới điện thuộc đơn vị mình quản lý (cũng là một trong các biện pháp tối ưu hóa chi phí mà EVN đặt ra hiện nay và những năm tiếp 504 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 theo). Những năm gần đây, nhu cầu về điện tăng cao trong khi đó lưới điện đã vận hành lâu năm, xuống cấp, xây dựng chắp vá chưa đáp ứng theo quy hoạch, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cung cấp điện dẫn đến tổn thất điện năng cao. Có nhiều biện pháp chỉ đạo điều hành đang được các đơn vị trong ngành điện tổ chức thực hiện như: Tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc kiện toàn Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng, phân công trách nhiệm cụ thể cho các Phó Tổng Giám đốc và ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo; tổ chức kiểm tra các đơn vị có tổn thất điện năng tăng cao; giao cho từng lãnh đạo phụ trách từng khu vực, tùng bộ phận, đánh giá kết quả hoạt động thường xuyên, tính toán, giao chỉ tiêu kế hoạch tổn thất điện năng theo từng quý ngay từ đầu năm, hàng tháng đánh giá việc thực hiện (dựa vào vào chỉ tiêu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao và dựa trên thực tế của lưới điện tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật) để các đơn vị chủ động triển khai thực hiện. Đặc biệt là gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị với chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng, kiên quyết xử lý nghiêm nếu trong một nhiệm kỳ có hai năm không hoàn thành chỉ tiêu giảm tổn thất. Duy trì và nâng cao vai trò điều hành của ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng; Đánh giá kiểm điểm tình hình tổn thất điện năng hàng tháng thông qua hội nghị truyền hình để kịp thời chấn chỉnh hoạt động giảm tổn thất điện năng. Bổ sung công tác chốt số liệu tổn thất điện năng tháng cùng thời điểm của lưới điện trung áp đối với tất cả các công ty điện lực. Theo đó, quy định cụ thể về các yêu cầu đối với báo cáo phân tích, các số liệu được định lượng cụ thể, bắt buộc các đơn vị phải xác định cụ thể khoanh vùng nhận dạng nguyên nhân tăng, giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, các biện pháp đang thực hiện tại các công ty ở trên vẫn có một số hạn chế: đầu tư kinh phí lớn nhưng tối ưu giảm tổn thất chưa cao, tốn nhiều nhân lực, tổn thất chưa được kiểm soát thường xuyên hàng tuần và khó khăn trong việc nhận dạng, phân tích tổn thất, chưa phối hợp được các nguồn lực, lĩnh vực (nhân lực, thiết bị, hạ tầng phần mềm hiện có), thông tin về thực hiện giảm tổn thất chưa được công khai và chia sẻ kịp thời cho các cấp quản lý biết (đơn vị nào biết đơn vị đó), thiếu đồng bộ trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt chưa có phần mềm điều hành giảm tổn thất điện năng đồng bộ và hiệu quả từ cấp công ty trở xuống cấp điện lực. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu  Xây dựng phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng nhằm: + Phối hợp các đơn vị, nhân lực, thiết bị, hạ tầng hiện có để thực hiện điều hành giảm tổn thất điện năng một cách có hệ thống. PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 505 + Xác định được bộ phận, vị trí, khâu nào thực hiện chưa kịp thời các biện pháp giảm giảm tổn thất điện năng. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các bộ phận, vị trí, khâu để đạt hiệu quả cao trong việc giảm tổn thất điện năng và tối ưu hóa chi phí sản xuất.  Phục vụ cho các cấp lãnh đạo từ các Công ty điện lực đến EVN theo dõi tổn thất kịp thời.  Nâng cao hiệu quả đầu tư.  Tạo ra một hệ thống mở có thể bổ sung thêm các module theo yêu cầu thực tế, trao đổi với các hệ thống cơ sở dữ liệu của EVN. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu tổng quan về  Tổn thất điện năng kỹ thuật và phi kỹ thuật.  Công tác quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng.  Một số hệ thống phần mềm đang dùng trong ngành điện về thu thập dữ liệu từ xa. 2.2.2. Khảo sát thực tế  Khảo sát lưới điện Công ty Điện lực Phú Thọ.  Khảo sát các giải pháp đang thực hiện để giảm tổn thất điện năng tại Tổng công ty miền Bắc.  Khảo sát các mẫu biểu và công tác điều hành giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Phú Thọ.  Khảo sát các hệ thống liên quan đến quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng.  Thu thập dữ liệu các điểm đo xa. 2.2.3. Xây dựng quy trình điều hành giảm tổn thất điện năng và phân cấp cho các đơn vị thực hiện việc giảm tổn thất điện năng  Xây dựng lưu đồ tổng quát quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng.  Xây dựng quy trình lập và duyệt kế hoạch công việc.  Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả công việc theo kế hoạch trong điều hành giảm tổn thất điện năng.  Xây dựng quy trình xét hoàn thành nhiệm vụ từng bộ phận, đơn vị.  Mô tả rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị và bộ phận trong việc thực hiện giảm tổn thất điện năng. 2.2.4. Phân tích và thiết kế hệ thống  Phân tích bài toán điều hành giảm tổn thất điện năng.  Thiết kế hệ thống điều hành giảm tổn thất điện năng. 506 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 2.2.5. Xây dựng phần mềm điều hành giảm tổn thất điện năng gồm các module  Module điều hành giảm tổn thất điện năng: Phân tích khoanh vùng, nhận dạng được các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng để đưa ra các giải pháp cần làm để quản lý tổn thất.  Module quản lý kế hoạch: Biết được các công việc cần làm để tổ chức triển khai kế hoạch nhằm quản lý tổn thất.  Module đánh giá thực hiện: Đánh giá được từng công việc, mảng việc của từng đơn vị liên quan đến giảm tổn thất điện năng.  Module xếp loại ABC: Xếp loại A, B, C, D cho từng cá nhân trong đơn vị theo mức độ hoàn thành công việc.  Module xét hoàn thành nhiệm vụ: Thực hiện chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ tự động dựa vào kết quả tổng hợp trên phần mềm.  Module áp chức danh: Xây dựng được chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân trong công tác giảm tổn thất điện năng.  Module quản lý dự án đầu tư xây dựng liên quan đến giảm tổn thất điện năng: Biết được nguyên nhân và các công việc cần làm để quản lý tổn thất liên quan đến công tác đầu tư xây dựng.  Module quản lý danh mục liên quan đến giảm tổn thất điện năng: Xây dựng được các danh mục mảng việc, công việc liên quan đến giảm tổn thất điện năng.  Module quản lý điều hành tổn thất điện năng về kinh doanh: Biết được nguyên nhân và các công việc cần làm để quản lý tổn thất liên quan đến công tác kinh doanh.  Module quản lý điều hành tổn thất điện năng về kỹ thuật: Biết được nguyên nhân và các công việc cần làm để quản lý tổn thất liên quan đến công tác kỹ thuật.  Module đồng bộ dữ liệu: Đồng bộ nhanh, chính xác dữ liệu từ các hệ thống trong ngành điện như CMIS, OMS, MRIS, GIS, FMIS, hệ thống giám sát điều khiển lưới điện.  Module quản trị hệ thống: Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thuận tiện cho người dùng, phân quyền theo đúng chức năng thực tế. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Quang Lâm. Hàm học, học vị: Thạc sỹ. Chức vụ: Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ. Email: Lamnq.pcpt@gmail.com Số điện thoại: 0915.283.666
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.