Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

pdf
Số trang Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương 6 Cỡ tệp Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương 116 KB Lượt tải Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương 0 Lượt đọc Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương 44
Đánh giá Phân loại thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4 PHÂN LOẠI THALASSEMIA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Khamkhanxay Mangnomek1, Nguyễn Thị Yến1, Lê Thị Lan Hương1, Nguyễn Thị Mai Hương2 1 Trường Đại học Y Hà Nội; 2 Khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh nhân Thalassemia đến khám và theo dõi tại khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 bệnh nhân. Kết quả: Tần suất mắc bệnh giữa nam và nữ là 1,2:1; độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là dưới 5 tuổi chiếm 73,9%. Thể β-thalassemia chiếm 42,8%, E/β thalassemia chiếm 35,6% và α-thalassemia chiếm 21,6%. Trên 80% là mức độ nhẹ và trung gian còn mức độ nặng phụ thuộc truyền máu chiếm 16,7%. Thể bệnh β-thalassemia có tỷ lệ phụ thuộc truyền máu cao nhất chiếm 60,4%, E/β thalassemia chiếm 22,9% và α-thalassemia chiếm 16,7%. Từ khoá: Thalassemia, trẻ em, truyền máu. ABSTRACT Classification thalassemia according to the severity, dependent or non-dependent blood transfusions Objective: Describe the current situation Thalassemia patients to examination and monitoring in Clinical Hematology Department, at the Vietnam National Children’s Hospital. Methods: cross-sectional descriptive study on 287 patients. Results: The frequency of the disease between boy and girl is 1,2:1, encounter rate below 5 years old accounts for the highest of 73.9%. Accounting to the disease, β-thalassemia accounted for 42.8%, E/β thalassemia accounted for 35.6% and α-thalassemia accounted for 21.6%. Over 80% is a mild and intermediate, the major level depend blood transfusions accounted for 16.7%. β-thalassemia with the highest rate of transfusion dependence accounted for 60.4%, E/β thalassemia accounted for 22.9% and α-thalassemia accounted for 16.7%. Keyword: Thalassemia, children, blood transfusion. Nhận bài: 2-7-2019; Thẩm định: 5-8-2019; Chấp nhận: 15-8-2019 Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Yến Địa chỉ: Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội 58 phần nghiên cứu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh rối loạn huyết sắc tố ảnh hưởng tới sức khỏe ở 71% của 229 quốc gia trên thế giới. Hơn 330.000 trẻ sơ sinh bị rối loạn Hb được sinh ra hàng năm trong đó 83% bệnh tế bào hình liềm, 17% thalassaemias [1]. Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 7% dân số mang gen bệnh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh; 0,27% trường hợp có thai sinh ra con bị bệnh HST; mỗi năm có khoảng 300.000 - 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia mức độ nặng [1]. Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á Thái Bình Dương trong đó Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Mức độ phổ biến của bệnh tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực. Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện hầu hết các đột biến gen gây bệnh Thalassemia. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đều thống nhất bệnh Hb phát hiện thấy là α-thalassemia, β-thalassemia và HbE trong đó β-thalassemia là bệnh di truyền phổ biến. Những bệnh này phổ biến ở tất cả các tỉnh và các dân tộc trong cả nước [2], [3]. Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang gen bệnh Thalassemia trên toàn quốc năm 2017, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc đặc biệt đồng bào dân tộc có tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao. Hiện nay, có trên 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng [4]. Thalassemia là bệnh di truyền không thể chữa khỏi được, vì vậy tư vấn di truyền để phòng bệnh là rất quan trọng. Bệnh nhân Thalassemia có thể có chất lượng cuộc sống tốt nếu như được điều trị và theo dõi thường xuyên. Bệnh thalassemia có nhiều cách phân loại như dựa vào mức độ nặng nhẹ, có phụ thuộc truyền máu hay không phụ thuộc truyền máu. Hàng năm các nghiên cứu về bệnh cần phải cập nhật mới chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu: Phân loại thalassemia theo mức độ nặng nhẹ, phụ thuộc và không phụ thuộc truyền máu ở trẻ em Bệnh viện Nhi Trung ương.. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 287 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Thalassemia, điều trị và theo dõi bệnh tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương (TƯ) từ ngày 1/11/2016 - 30/12/2018. 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện, chọn tất cả các bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu: Phòng vấn, khám bệnh và tra cứu dữ liệu trong bệnh án của khoa Huyết học lâm sàng, BV Nhi TƯ. 2.5. Biến số nghiên cứu - Thể bệnh được phân loại dựa trên kết quả điện di huyết sắc tố như sau [5], [6]. + Thể bệnh α-thalassemia: HbA1 bình thường hoặc giảm, HbH, có hoặc không Hb CS/PS. Thể nặng có Hb Bart’s. + Thể bệnh β-thalassemia: HbA1 giảm, HbF tăng hoặc HbA2 tăng. Thể nặng HbF tăng cao, HbA2 tăng, HbA1 giảm hoặc không có. + Thể E/β-thalassemia: có HbE, có HbF, HbA1 giảm hoặc không có. 59 tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4 - Hiện nay, dựa trên biểu hiện lâm sàng và nhu cầu truyền máu, thalassemia được phân loại thành 2 nhóm [5], [6]: trong một khoảng thời gian nhất định, đó là các thể trung gian và thể nhẹ. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập + Nhóm phụ thuộc truyền máu: bệnh nhân được thống kê bằng phần mềm SPSS 2.0, Exell và cần phải truyền máu thường xuyên để duy được xử lý bằng các thuật toán sử dụng trong y học. trì sự sống, thường có biến chứng nặng. Gồm β-thalassemia thể nặng, HbE/β-thalassemia thể nặng và α-thalassemia thể nặng (Hb Bart’s). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu 287 bệnh nhân được chẩn đoán + Nhóm không phụ thuộc truyền máu: bệnh Thalassemia tại khoa Huyết học lâm sàng BV Nhi nhân không cần truyền máu thường xuyên, chỉ TƯ từ ngày 1/11/2016 – 30/12/2018, chúng tôi cần truyền máu trong một số trường hợp hoặc thu được kết quả sau: Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới. Nam Nữ Tổng Tuổi n % n % n % <5 114 53,7 98 46,2 212 73,9 5 – 10 30 55,5 24 44,4 54 18,8 ≥ 10 12 57,1 9 42,8 21 7,3 Tổng 156 54,3 131 45,7 287 100,0 Tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia ở trẻ nam (54,3%) lớn hơn trẻ nữ (45,7%). Tỷ lệ nam : nữ là 1,2:1. Tuổi trung bình là 3,3 ± 1,1 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là < 5 tuổi (73,9%), ít gặp nhất là ≥ 10 tuổi (7,3%). Biểu đồ1. Phân bố bệnh theo dân tộc Bệnh gặp ở trẻ người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%, dân tộc Thái 13,9%, Mường 10,5%, Tày chiếm 9,8%, dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,9 %. 60 phần nghiên cứu Bảng 2. Phân loại bệnh Thalassemia theo thể và mức độ bệnh Mức độ bệnh Thể bệnh Nhẹ Trung gian Tổng Nặng P n % n % n % N % α-thalassemia 6 9,7 48 77,4 8 12,9 62 21,6 β-thalassemia 48 39,0 46 37,4 29 23,6 123 42,8 E/β-thalassemia 54 52,9 37 36,3 11 10,8 102 35,6 Tổng 108 37,6 131 45,6 48 16,7 287 100,0 <0,05 Thể β-thalassemia có tỷ lệ mắc (42,8%) và tỷ lệ bệnh nặng cao nhất (23,6%). Thể E/β-thalassemia chiếm 35,6%, hầu hết (90%) biểu hiện nhẹ và trung gian. Thể α-thalassemia có tỉ lệ mắc thấp nhất, 87,1 % ở mức độ trung gian và nhẹ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. Phụ thuộc và không phụ thuộc truyền máu theo thể bệnh Phụ thuộc TM Không phụ thuộc TM α-thalassemia β-thalassemia E/β-thalassemia Tổng (n= 62) (n= 123) (n= 102) (n= 287) 8 (16,7 %) 29 (60,4 %) 11 (22,9 %) 48 (16,7 %) 54 (22,6 %) 94 (39,3 %) 91 (38,1 %) 239 (83,3 %) Có 48/ 287 bệnh nhân phụ thuộc truyền máu (chiếm 16,7%), trong đó thể β-thalassemia gặp tỷ lệ cao nhất 60,4%, E/β-thalassemia 22,9% và α-thalassemia thấp nhất 16,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 4. BÀN LUẬN 4.1. Tình trạng mắc bệnh Thalassemia theo tuổi và giới Thalassemia là một trong những bệnh di truyền thường gặp nhất trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng trên 8000 trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia, hiện nước ta có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. bệnh trung bình là 5,8 ± 3,5 tuổi [8]. Nghiên cứu của Sarmi Palit trên 53 bệnh nhân tại huyện Chittagong Bangladesh độ tuổi trung bình là 6,4 ± 2,6 tuổi[9]. Nghiên cứu 37 trẻ mắc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Huế, Phan Hùng Việt ghi nhận tuổi mắc bệnh trung bình là 8 ± 4,1, tần suất mắc bệnh nam và nữ là ngang nhau [10]. Nghiên cứu của Bùi Văn Viên, Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em chiếm tỷ Phạm Thị Thuận (2009) ở bệnh nhi Thalassemia lệ cao. Nghiên cứu trên 287 trẻ tại BV Nhi Trung tại khoa Huyết học Bệnh viện Nhi Trung ương, ương, chúng tôi nhận thấy: tuổi mắc bệnh trung tuổi trung bình trong nghiên cứu là 7,54 ± 4,46 bình là 3,3 ± 1,1 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh thalassemia tuổi [11]. Từ những kết quả trên cho thấy tuổi gặp nhiều ở trẻ < 5 tuổi chiếm tỷ lệ 73,9%, gặp mắc bệnh của trẻ trong nghiên cứu của chúng ít nhất ở trẻ >10 tuổi. Theo Đỗ Thị Quỳnh Mai tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác. (2010), nghiên cứu ở trẻ mắc Thalassemia tại Tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia trong nghiên cứu Bệnh viện trẻ em Hải Phòng ghi nhận tuổi mắc của chúng tôi gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ 61 tạp chí nhi khoa 2019, 12, 4 (54,3% và 45,7%), tần suất nam: nữ là 1,2:1 (Bảng α-thalassemia chiếm tỷ lệ thấp nhất 21,6%. Trên 1). Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu 80% bệnh nhân nghiên cứu ở mức độ nhẹ và trung của Nguyễn Công Khanh và Dương Bá Trực trên gian, thể nặng chiếm 16,7%. Thể α-thalassemia 217 trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 1981 - chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ trung gian 77,4%, 1985, cho thấy tỷ lệ nam: nữ là 1,13:1 [7]. Còn trong β-thalassemia mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất nghiên cứu của Đỗ Thị Quỳnh Mai lại ghi nhận tỷ lệ là 23,6% và 90% E/β-thalassemia ở mức độ nhẹ trẻ trai mắc Thalassemia thấp hơn trẻ gái (1/1,07) và trung gian (Bảng 2). Nghiên cứu 37 trẻ mắc [8]. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc Thalassemia bệnh Thalassemia tại BV Trung ương Huế, Phan theo giới tính được ghi nhận trong một nghiên cứu Hùng Việt nhận thấy E/β-thalassemia có tỷ lệ cao trên 315 trẻ tại Thái Lan của Montarat T (1,02/1). Sự nhất chiếm 54,1%, β-thalassemia chiếm 29,7%, khác biệt về giới tính ở các nghiên cứu là không α-thalassemia chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,2% [10]. đáng kể, điều này phù hợp với cơ chế di truyền của Nghiên cứu của Bùi Văn Viên và Phạm Thị Thuận cho bệnh Thalassemia là bệnh di truyền gen lặn trên thấy tỷ lệ bệnh HbE/β-thalassemia, β-thalassemia nhiễm sắc thể thường. 4.2. Tình trạng mắc bệnh Thalassemia theo dân tộc Thalassemia là bệnh phổ biến ở khắp các tỉnh trên cả nước, các tỉnh cao nguyên, miền núi phổ biến hơn các tỉnh đồng bằng [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ là người dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 57,1%, thái 13,9%, mường 10,5%, tày 9,8% và nùng 5,9% (biểu đồ 1). Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực cho thấy 67,8% là dân tộc kinh và 32,2% là dân tộc ít người [7]. và α-thalassemia ở nhóm bệnh nhân truyền máu 4.3. Phân loại thalassemia theo thể bệnh và α-thalassemia chiếm 16,7% (Bảng 3). Nhóm Nghiên cứu 101 trẻ thiếu máu sống ở Metro không phụ thuộc truyền máu có 239 trẻ gồm Manila, Philippin, Capanzana M.V và cộng sự [12] β-thalassemia chiếm 39,3%, HbE/β-thalassemia nhận thấy nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất chiếm 38,1% và α-thalassemia 22,6%. Theo Nguyễn của thiếu máu là thiếu sắt (37,6%), sau đó là thiếu Thu Hà nghiên cứu trên 211 trẻ tại Bệnh viện Nhi máu do các nguyên nhân khác (34,7%) và bệnh trung ương năm 2016 - 2017 có 34,6% phụ thuộc huyết sắc tố (27,8%). Thể bệnh phổ biến nhất của truyền máu bao gồm β-thalassemia và HbE/ bệnh huyết sắc tố là α-thalassemia (20,8%), tiếp β-thalassemia. Nhóm không phụ thuộc truyền theo là beta thalassemia (5%), thiếu máu do thiếu máu chiếm 65,4% [13]. sắt với HbE đồng thời (1%) và β-thalassemia/HbE (1%). Kết quả nghiên cứu cho thấy Thalassemia ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương lần lượt là 56,7%, 29,6% và 14,7% [11]. 4.4. Phân loại phụ thuộc truyền máu và không phụ thuộc truyền máu. 287 trẻ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi được phân làm 2 nhóm là nhóm phụ thuộc truyền máu và không phụ thuộc truyền máu. Nhóm phụ thuộc truyền máu có 48 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 16,7%), trong đó thể bệnh β-thalassemia chiếm tỷ lệ cao nhất 60,4%, E/β-thalassemia chiếm 22,9% 5. KẾT LUẬN là bệnh khá phổ biến gây thiếu máu ở trẻ em. Tần suất mắc bệnh Thalassemia giữa nam và Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong các thể nữ là 1,2:1; độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thalassemia thì thể β-thalassemia có tỷ lệ cao là dưới 5 tuổi chiếm 73,9%, tuổi trung bình nhất chiếm 42,8%, E/β-thalassemia chiếm 35,6%, mắc bệnh là 3,3 ± 1,1 tuổi. Thể β-thalassemia 62 phần nghiên cứu chiếm 42,8%, E/β-thalassemia chiếm 35,6% và α-thalassemia chiếm 21,6%. Trên 80% là mức độ nhẹ và trung gian còn mức độ nặng phụ thuộc truyền máu chỉ chiếm 16,7% trong đó thể bệnh β-thalassemia có tỷ lệ phụ thuộc truyền máu cao nhất chiếm 60,4%, E/β-thalassemia chiếm 22,9% và α-thalassemia chiếm 16,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Modell B. and Darlison M. (2008). Global epidemiology of haemoglobin disorders and derived service indicators. Bull World Health Organ, 86(6), 480-487. 2. Nguyễn Công Khanh (2008), Thalassemia Huyết học lâm sàng nhi khoa, xuất bản lần 2, Nhà xuất bản Y học, 132-146. 3. Nguyễn Công Khanh (1993), “Tần số bệnh Hemoglobin ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 174. 8. 11-16. 4. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/hwUjUacn23Hf/content/hoi-nghi-khoa-hocve-thalassemia-toan-quoc-lan-thu-iii (26/4/2019) Hội nghị khoa học về Thalassemia toàn quốc lần thứ 3, Hà Nội. 5. Brancaleoni V., Pierro E.D., Motta I., et al. (2016). Laboratory diagnosis of thalassemia. Int J Lab Hematol, 38(S1), 32-40. 6. Vip Viprakasit, Supachai Ekwattanakit (2018), Clinical classification, screening and diagnosis for thalassemia, Hematol oncol clin N Am, 32, 193-211. 7. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Lý Tuyết Minh và CS (1987), “Sự lưu hành bệnh huyết sắc tố ở một số dân tộc miền Bắc”. Y học Việt Nam 4, 9-15. 8. Đỗ Thị Quỳnh Mai (2010), “Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalassemia ở Bệnh viện trẻ em Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ y khoa. 9, Palit S., Bhuiyan R.H., Aklima J., et al. (2012). A study of the prevalence of thalassemia and its correlation with liver function test in different age and sex group in the Chittagong district of Bangladesh. J Basic Clin Pharm, 3(4), 352-357. 10. Phan Hùng Việt (2016), ”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm bệnh Thalassemia ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế” Tạp chí Y Dược học - ĐH Y Dược Huế, tập 6 (05), 104 - 111. 11. Bùi Văn Viên, Phạm Thị Thuận (2009), “Nghiên cứu thực trạng truyền máu cho bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương ”, Tạp chí y học Việt Nam, 373, 469-475. 12. Capanzana M.V., L Mirasol M.A., Smith G., et al. (2018). Thalassemia and other hemoglobinopathies among anemic individuals in Metro Manila, Philippines and their intake of iron supplements. Asia Pac J Clin Nutr, 27(3), 519-526. 13. Nguyễn Thu Hà (2017), “Nghiên cứu áp dụng phân loại bệnh Thalassemia trẻ em theo Liên đoàn Thalassemia Quốc tế (TIF) tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội. 63
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.