Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim

pdf
Số trang Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim 7 Cỡ tệp Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim 209 KB Lượt tải Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim 0 Lượt đọc Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim 0
Đánh giá Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Overclock điện thoại - Thủ thuật không dành cho người yếu tim Trước khi đọc bài viết này, hãy chú ý rằng ép xung không dành cho những người sử dụng không muốn mạo hểm. Cuộc tranh cãi xem giữa iOS và Android, hệ điều hành nào tốt hơn vẫn đang là đề tài nóng bỏng và dường như khó có hồi kết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, có một yếu tố mà các thế hệ điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Google đang chiếm ưu thế trước đối thủ đến từ Apple. Đó là khả năng “hack”. Những người sử dụng iPhone có thể Jailbreak chiếc điện thoại yêu quý của mình để cài đặt những ứng dụng trái phép thay vì phải tải trên Apple Store và đồng bộ qua iTunes. Về phần mình, người dùng Android hoàn toàn làm được điều đó, thậm chí còn có thể can thiệp vào hệ điều hành để tiến hành ép xung và… cài đặt một hệ điều hành khác. Điều này có thể thực hiện được phần lớn nhờ việc Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, được xây dựng trên nền tảng Linux. Nhờ đó, người dùng có thể xem được tất cả mã nguồn của hệ điều hành cũng như tiến hành chỉnh sửa một cách hợp pháp và không mắc phải sự can thiệp hay ngăn cản từ các nhà sản xuất phần cứng. Ép xung cho điện thoại? Trong tất cả những thao tác tùy biến, ép xung hay Overclocking đã trở thành một thú vui của những người đam mê công nghệ. Nhờ ép xung, người dùng có thể “kích” xung nhịp của CPU điện thoại lên cao hơn, và qua đó, nhận được những kết quả ngoài mong đợi. Một chiếc điện thoại chạy chậm chạp, hay “đơ” có thể “thay da đổi thịt” mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào nhờ ép xung. Tuy nhiên, đổi lại, ép xung điện thoại cũng có mặt trái mà người dùng không thể nào tránh khỏi. Thứ nhất, đó là nhiệt độ cao tỏa ra, và thứ hai, là tốc độ hao pin tăng đáng kể. Đối với việc ép xung các linh kiện máy tính, người dùng có thể giảm nhiệt độ khi phần cứng hoạt động quá công suất bằng quạt, khí nitơ lỏng thì với điện thoại, điều này không dễ do thiết kế “kín”. Bởi vậy, nếu không tính toán kỹ càng, một chiếc smartphone hàng chục triệu đồng có thể trở thành “cục gạch” đúng nghĩa sau khi Overclock. Thêm nữa, việc overclock sẽ khiến cho chiếc điện thoại của bạn mất bảo hành chính hãng. Bởi vậy, hãy suy xét thật kỹ. Cách ép xung? Để có thể overclock một chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, những việc bạn cần làm là cài vào một bản ROM “hack”. Lý do chính cho việc này là những bản ROM hack sẽ cho phép bạn thâm nhập sâu hơ vào hệ thống và cho phép tùy chỉnh phần cứng (những việc không được phép với bản ROM của nhà sản xuất). Bạn có thể tìm được những bản ROM phù hợp cho điện thoại mình tại diễn đàn XDADevelopers. Hiện nay, bản ROM mang tên Cyanogen Mod Firmware đang được “ưa chuộng’. Tiếp theo, hãy lên Android Marketplace hoặc bất kỳ trang web nào về điện thoại Android và cài đặt ứng dụng mang tên SetCPU (ứng dụng này trên Marketplace có giá 2$). Sau đó, công việc của bạn vô cùng đơn giản: Kéo thanh trượt để chọn xung nhịp CPU cho điện thoại. Không chỉ vậy, phần Profiles trong SetCPU còn cho phép bạn thiết lập tốc độ chip xử lý theo từng mẫu điện thoại nổi tiếng trên thị trường. Chú ý cuối cùng khi overclock là hãy “ép xung” theo từng khoảng, đừng tham ép xung kiểu “một tấc lên giời” vì hệ thống có thể không thích ứng kịp, quá tải và hỏng. Chúc bạn thành công trong việc ép xung chiếc điện thoại yêu quý của mình!
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.