Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức

pdf
Số trang Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức 7 Cỡ tệp Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức 194 KB Lượt tải Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức 2 Lượt đọc Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức 40
Đánh giá Ôn tập phần tiến hóa - Chương 2: Sự phát sinh và sự phát triển của sự sống kiến thức
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHẦN TIẾN HOÁ - Chương 2. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG KIẾN THỨC: 1. Các giai đoạn tiến hoá của quá trình tiến hoá của sự sống: - Giai đoạn tiến hoá hoá học - Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học - Giai đoạn tiến hoá sinh học 2. Giai đoạn : Tiến hoá hoá học a) Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ: - Trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ của trái đất không có oxy, với nguồn năng lượng tự nhiên (tia chớp núi lửa, tia tử ngoại, phân rã của các nguyên tố phóng xạ) một số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo nên các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nucleotit. - Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được Milơ và Urây chứng minh bằng thực nghiệm vào năm 1953. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống như khí quyển nguyên thuỷ trong bình 5 lít. - Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện kliên tục suốt 1 tuần và đã thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin. b) Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ - Quá trình trùng phân các đơn phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protien, axit nucleic - Hiện nay người ta giả thuyết rằng phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN. Chúng có thể tự nhân đôi không càn có sự tham gia của enzim (protein). AND xuất hiện sau và thay thế vai trò của ARN. BÀI TẬP Bài tập tự luận Câu 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa là gì? Nêu ví dụ Câu 2. Lịch sử trái đất được phân chia thành các đại nào? Nêu lịch sử phát triển, đặc điểm địa chất , khí hậu và sinh vật điển hình xuất hiện trong các đại đó? Câu 3. Loài người hiện đại ngày nay phát sinh và phát triển qua những giai đoạn tiến hoá nào? Hãy phân tích mối quan hệ giữa các giai đoạn tiến hoá đó. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Tế bào nguyên thuỷ xuất hiện ở giai đoạn nào A. tiến hoá tiền sinh học B. tiến hoá hoá học C. tiến hoá sinh học D. hình thành các đại phân tử tự tái bản Câu 2. Loài người xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. Homo habilis B. Homo erectus C. Homo neanaderthalensis D. Homo sapien Câu 3.Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh được A. các hợp chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất B. các axit nucleic được hình thành các nucleotit C. sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ D. chất hữu cơ hình thành từ các chất vô cơ Câu 4. Sự tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn A. hình thành mối tương tác giữa các đại phân tử cho đến khi xuất hiện tế bào nguyên thuỷ B. từ tế bào nguyên thuỷ tiến hoá hình thành các cơ thể đơn bào C. từ các phân tử hữu cơ cho đến khi xuất hiện ADN, ARN, prôtêin D. từ tế bào nguyên thuỷ cho đến khi hình thành các cơ thể đa bào đơn giản Câu 5. Trong quá trình phát sinh sự sống, tổ chức tế bào xuất hiện khi có sự tương tác giữa các đại phân tử sinh học mà chủ yếu là A. lipit và prôtêin B. axit nucleic và cacbonhidrat C. prôtêin và axit nucleic D. lipit và axit nucleic Câu 6. Thí nghiệm của Milơ mô phỏng điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã thu được A. các chất hữu cơ B. các axit amin C. các nucleotit D. saccarit Câu 7. Đại trung sinh là đại phát tiển ưu thế của A. cây hạt trần và bò sát B. cây hạt kín và bò sát C. quyết thực vật và bò sát D. quyết thực vật và lưỡng cư đầu cứng Câu 8. Quá trình phát triển của loài người chịu sự chi phối của A. tính di truyền và biến dị B. các loại đột biến và chọn lọc tự nhiên C. chọn lọc tự nhiên và lao động D. tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá Câu 9. Sự kiện nổi bậc nhất trong đại cổ sinh là A. bò sát phát triển nhanh, xuất hiện bò sát răng thú B. sự di chuyển của sinh vật từ nước lên cạn C. sự phát triển cực thịnh của bò sát khổng lồ D. sự ra đời của động vật thân mềm Câu 10. Theo các nhà khoa học hiện đại, trong tiến hoá hoá học, đại phân tử tự nhân đôi được hình thành đầu tiên là A. ADN, có chức năng lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền B. ARN, có chức năng lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền C. ARN, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền D. ADN, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền Câu 11. Trong quá trình phát triển của sự sống : thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú phồn thịnh ở đại A. Tân sinh B. Trung sinh C. Cổ sinh D. Thái cổ Câu 12. Trong qúa trình phát triển của sinh vật, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở A. kỉ than đá, đại cổ sinh B. kỉ pecmi, đại cổ sinh C. kỉ Đêvôn, đại cổ sinh D. kỉ Silua, đại cổ sinh Câu 13. Sự phát triển quan trọng đầu tiên trong quá trình tiến hoá của loài người là A. hiện tượng đi thẳng bằng 2 chân B. bộ não phát triển C. sự phát sinh tiếng nói D. biết chế tạo công cụ lao động Câu 14. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất trong quá trình phát triển của sinh vật là A. hiện tượng di chuyển của các đại lục B. các hoá thạch điển hình C. sự biến đổi lớn của điều kiện địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình D. sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ điển hình của vỏ Trái đất Câu 15. Sự sống ở đại Thái cổ và Nguyên sinh ít để lại di tích vì ở giai đoạn này A. vỏ Trái đất có nhiều biến động lớn B. sự sống tập trung chủ yếu ở nước C. thực vật và động vật có cấu tạo quá đơn giản D. khí quyển có nhiều oxy phân tử Câu 16. Trong qúa trình phát sinh sự sống, nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp các phân tử hữu cơ đơn giản đầu tiên từ chất vô cơ là A. năng lượng ATP B. năng lượng hoá học C. năng lượng sinh học D. năng lượng tự nhiên Câu 17. Trong qúa trình phát sinh sự sống, sự kiện có vai trò quan trọng để hình thành những cơ thể sống có khả năng di truyền các đặc điểm của chúng cho đời sau A. sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi B. sự hình thành các đại phân tử hữu cơ C. sự xuất hiện enzim D. sự hình thành lớp màng lipôprôtêin Câu 18. Sự sống xuất hiện đầu tiên ở A. trong nước đại dương nguyên thuỷ B. trong bầu khí quyển nguyên thuỷ C. trong các đầm lầy D. trong các sông, suối, ao, hồ Câu 19. Trong quá trình phát triển cảu sự sống, thực vật có hoa xuất hiện vào A. đại Cổ sinh B. đại Tân sinh C. đại Trung sinh D. đại Nguyên sinh Câu 20. Sự sống trên Trái đất được phát sinh, phát triển qua các giai đoạn A. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học B. tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học C. tiến hoá sinh học - tiến háo tiền sinh học - tiến hoá hoá học D. tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học Câu 21. Dạng vượn người có quan hệ gần gũi nhất với người là A. tinh tinh B. đười ươi C. khỉ đột D. vượn Câu 22. Sự kiện quan trọng của giai đoạn tiến hoá hoá học là A. tổng hợp nên các axit amin và các nucleotit B. tổng hợp nên các chất hữu cơ cao phân tử từ các chất vô cơ C. hình thành các cơ thể sinh vật đơn giản đầu tiên D. hình thành nên mầm mống của thể sống đầu tiên Câu 23. Sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất theo trình tự từ xưa đến nay là A. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh B. Nguyên sinh, Cổ sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh C. Thái cổ, Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh D. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh Câu 24. Để xác định tuổi của các lớp đất và các hoá thạch tương đối mới, người ta căn cứ vào A. lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ B. lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ C. đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran (Ur) D. đặc điểm địa chất của lớp đất Câu 25. Nguyên nhân làm cho bò sát khổng lồ bị tiêu diệt nhanh chóng là do A. nguồn thức ăn trở nên khang hiếm B. khí hậu lạnh đột ngột C. chấn động địa chất D. khí hậu trở nên khô, nóng đột ngột Câu 26. Hoá thạch là A. di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong lớp băng B. di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong lớp đất sét C. di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong lớp đất đá D. di tích phần cứng của các sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất Câu 27. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Kỉ Jura là thời kì phát triển cảu loài khủng long B. Ở kỉ Jura, động vật có vú nguyên thuỷ chưa xuất hiện C. Vượn người xuất hiện ở kỉ đệ tứ của đại Tân sinh D. Bò sát có lông xuất hiện ở kỉ Jura Câu 28. Cho đến nay, các bằng chứng hoá thạch thu được cho tháy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại A. Nguyên sinh B. Trung sinh C. Tân sinh D. Cổ sinh Câu 29. A. Qúa trình phát sinh sự sống trên Trái đất trải qua các giai đoạn : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và chịu sự tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên C. Sự sống đầu tiên trên Trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ các chất hữu cơ D. Qúa trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiêm diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên Câu 30. Trong lịch sử phát sinh và phát triển sinh vật trên Trái đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thầy thuộc đại A. Tân sinh B. Trung sinh C. Thái cổ D. Nguyên sinh GỢI Ý LÀM BÀI – ĐÁP ÁN Bài tập tự luận Câu 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa : - Lớp vỏ trái đất được chia thành những vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo - Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy gọi là trôi dạt lục địa. - Những biến đổi về kiến tạo của vỏ quả đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi mạnh về điều kiện khí hậu của Trái đất, vì thế ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sinh vật. Ví dụ : Khi các lục địa liên kết với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và tiến hoá của sinh vật. Câu 2. Dựa vào những biến đổi lớn về khí hậu địa chất của Trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng và dựa vào các hoá thạch, người ta phân chia lịch sử Trái đất thành các niên đại. Đại Kỉ Tuổi Đặc điểm địa chất khí hậu Sinh vật điển hình (triệu năm cách đây) Đệ tứ 1,8 Băng hà, khí hậu lạnh khô Xuất hiện loài người Tân Đệ tam 65 Các đại lục gần giống hiện nay. Phát sinh các nhóm linh trưởng. sinh Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ Cây có hoa ngự trị. Phân hoá các lạnh. lớp thú, chim, côn trùng. Kreta 145 Các đại lục Bắc liên kết với nhau. Xuất hiện thực vật có hoa.Tiến hoá (phấn Biển thu hẹp. Khí hậu khô. động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt trắng) nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ. Jura 200 Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá Trung Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm chim. sinh áp. Triat 250 đại lục chiếm ưu thế. Khí hậu khô Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò (tam sát cổ. cá xương phát triển. Phát điệp) sinh chim và thú. Pecmi 300 Các đại lục liên kết với nhau. Phân hoá bò sát. Phân hoá côn Băng hà. Khí hậu khô lạnh. trùng. tuyệt diệt nhiều động vật biển. Cacbon 360 Đầu kỉ ấm và nóng về sau trở nên Dương xỉ phát triển mạnh. Thực (than đá) lạnh và khô vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. Đêvôn 416 Khí hậu lục địa khô hanh, ven Phân hoá cá xương. Phát sinh biển ẩm ướt, hình thành sa mạc. lưỡng cư và côn trùng. Cổ sinh Silua 444 Hình thành đại lục. Mực nước Cây có mạch và động vật lên cạn biển dâng cao. Khí hậu nóng và ấm. Ôcđôvic 488 Di chuyển đại lục. Bang hà. Mực Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự nước biển giảm. Khí hậu khô. trị. tuyệt diệt nhiều sinh vật. Cambri 542 Phân hoá đại lục và đại dương Phát sinh các ngành động vật. Phân khác xa hiện nay. Khí quyển hoá tảo. nhiều CO2. 2500 Động vật không xương sống bậc thấp ở biển. Tảo. Nguyên - Hoá thạch động vật cổ nhất. sinh - Hoá thạch sinh vật nhân thực cổ nhất. Tích luỹ oxy trong khí quyển. 3500 Hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất Thái cổ 4600 Trái đất hình thành Câu 3.. Loài người phát sinh và tiến hoá qua hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá. Thực ra không thể phân biệt rạch ròi các giai đoạn tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá * Tiến hoá sinh học liên tục xảy ra, gen quy định các đặc điểm thích nghi luôn được chọn lọc tụ nhiên giữ lại và nhân rộng làm xuất hiẹn các quần thể thích nghi với môi trường. - Giai đoạn tiến hoá sinh học của loài người bắt đầu từ khi hình thành loài người và tiếp tục cho đến hiện nay và tương lai. - Khi tiến hoá sinh học đem lại cho con người một số đặc điểm thích nghi, dầu tiên là dáng đứng, sau đó là bộ não phát triển, tiếng nói, ngôn ngữ và dần dần loài người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá. * Tiến hoá văn hóa, những kinh nghiệm sống giúp chúng ta thích nghi không phải được truyền qua ADN mà qua tiếng nói và chữ viết. - Con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hoá, biết cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất... nhờ đó xã hội loài người hiện nay khác xa với xã hội loài người cách đây hàng chục nghìn năm. - Nhờ sự tiến hoá văn hoá mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hoá của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hoá của chính mình. Bài tập trắc nghiệm 1A 2A 3D 4A 5C 6B 7A 8D 9B 10B 11 A 12 A 13A 14C 15C 16D 17 A 18 A 19C 20A 21 A 22B 23A 24B 25B 26C 27A 28C 29C 30C
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.