Nuôi dưỡng tinh thần độc lập

pdf
Số trang Nuôi dưỡng tinh thần độc lập 3 Cỡ tệp Nuôi dưỡng tinh thần độc lập 77 KB Lượt tải Nuôi dưỡng tinh thần độc lập 0 Lượt đọc Nuôi dưỡng tinh thần độc lập 4
Đánh giá Nuôi dưỡng tinh thần độc lập
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nuôi dưỡng tinh thần độc lập Dạy bé có ý kiến riêng của mình - Hãy để bé biết bạn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bé: hỏi cảm nhận của bé về một bộ phim hoạt hình hoặc cho bé được tham gia vào một câu chuyện của bố mẹ. - Khuyến khích con bạn nói chuyện: hãy thu xếp thời gian mỗi ngày để hai mẹ con có thể ngồi lại với nhau, trò chuyện cùng nhau. Bạn có thể hỏi bé bất kỳ điều gì và chờ đợi câu trả lời của bé. - Giải đáp cho bé khi bé hỏi tại sao, giải thích mọi thứ với bé bằng những ngôn từ đơn giản. - Nên duy trì bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Luôn lắng nghe bé nếu bé muốn tham gia nói chuyện cùng mẹ. Đừng bao giờ coi ý kiến của bé là vớ vẩn. "Đó là một ý kiến hay nhưng mẹ nghĩ sẽ hay hơn nếu..." là cách phản ứng phù hợp khi bạn không đồng ý. Chơi một mình - Bé 1 tuổi có thể chơi một mình trong phòng ít phút nhưng bạn phải luôn để mắt tới bé. - 2 tuổi, bé có thể ngồi chơi một mình trên bàn ăn khi bạn nấu nướng hoặc chơi dưới sàn nhà, ngay dưới chân mẹ khi mẹ đang điện thoại cho một người thân. Để bé háo hức thì thỉnh thoảng, mẹ nên tặng bé vài câu khích lệ, một nụ cười hoặc một cái ôm. - 3 tuổi, bé nên đi bộ cách mẹ một khoảng ngắn khi đến siêu thị hoặc cửa hàng địa phương. Đi bộ tốt cho sức khỏe, lại cần thiết để bé phát huy tinh thần độc lập. Nhưng nếu phải băng qua đường, bạn chưa nên vội cho bé đi một mình. Nhiệm vụ dành cho bé 3 tuổi - Nhặt đồ chơi: bật một bài hát và thách bé nhặt mọi thứ trước khi bài hát kết thúc. - Giúp phân loại đồ giặt: bé có thể nhặt riêng quần áo trắng với quần áo màu; đồ lót với quần áo dài... - Dọn bàn ăn: 3 tuổi, bé có khả năng giúp mẹ dọn bàn ăn nhưng trừ dao, kéo. - Trợ giúp việc nhà: bé có thể lau sàn, lau bàn... giúp mẹ. Học cách tự chăm sóc bản thân - Ngay sau khi bé biết bốc thức ăn (khoảng 6-9 tháng), bé có thể tự mình bốc đồ ăn như miếng chuối chín, carrot nấu chín, táo xắt nhỏ, bánh sandwich nhỏ... - Hãy cho bé cái thìa để bé tự ăn. Xúc một thìa thức ăn từ bát tới miệng là cả một "quá trình" với bé, mất thời gian và có thể gây lộn xộn. - Để cho bé tự cầm cốc, bình uống nước thay vì bạn luôn kiểm soát bé. - Hãy cho bé nhiều trò hơn để thực hành các ngón tay; chẳng hạn, cho bé bút, các đồ chơi để khuyến khích bé phân loại, đong, đếm.. Khi có anh chị em, cha mẹ nhiều khi cũng mắc những sai lầm như là: thiên vị hay so sánh chúng với nhau. Cha mẹ sẽ không thể tránh khỏi những câu nói như: "Con hãy dọn dẹp phòng cho sạch sẽ như phòng của chị", hay: "Hãy phấn đấu học cho bằng anh con"... Cha mẹ không cố ý khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự ti hoặc có cảm giác quá kém cỏi hơn chị em của chúng, nhưng điều đó có thể hằn sâu vào tâm trí con trẻ khiến chúng có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. Khi trẻ bị ám ảnh bởi sự so sánh chúng thường không thể có ý chí mạnh mẽ và thiếu tự tin. Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ và môi trường sống của trẻ. Có thể trong một số trường hợp nào đó trẻ chạnh lòng vì không có anh chị em để chia sẻ nỗi mất mát hay sự khó khăn, nhưng đó cũng chính là một lợi thế giúp chúng tự đứng lên bằng khả năng của chính mình, tự tìm thấy sức mạnh bên trong để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.