Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ

pdf
Số trang Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ 12 Cỡ tệp Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ 361 KB Lượt tải Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ 0 Lượt đọc Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ 19
Đánh giá Những vấn đề thiết yếu để chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ THIẾT YẾU ĐỂ CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TỪ NIÊN CHẾ SANG TÍN CHỈ TS. Lê Đình Phương Trong quát trình triển khai quy chế học phần từ 1990 đến nay, giáo dục nước ta đã từng bước từ niên chế tiếp cận với học chế tín chỉ. Chúng ta đã thấy rõ học chế học phần là “bước đệm” từ niên chế sang tín chỉ và có thể nói học chế tín chỉ là tiếp tục cải tiến và tăng dần sự mềm dẻo của học chế học phần, chứ không tạo ra một sự đột biến, bất ngờ vì nhiều tài liệu đã cho thấy rằng “sự biến đổi nhanh chóng và triệt để một hệ thống dường như không có hiệu quả. Thời kỳ chuyển đổi có hiệu quả từ mô hình này sang mô hình khác có thể chiếm mất hàng thập kỷ hoặc hơn và thời gian đó là cần thiết cho hệ thống tín chỉ để nó được hoàn toàn vận hành trôi chảy và đủ để phát triển cơ chế hỗ trợ”. (theo Omporn Regel, hệ thống tín chỉ học tập trong giáo dục Đại học: tính hiệu quả và sự thích hợp ở các nước đang phát triển – bản tiếng Việt, in trong “Về hệ thống tín chỉ học tập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, HN 1994, trang 31). Do đó để áp dụng học chế tín chỉ, không phải cứ tuyên bố đào tạo theo tín chỉ, hay đưa thuật ngữ tín chỉ vào chương trình đào tạo là xem như đã áp dụng học chế tín chỉ, mà nhất thiết phải chuẩn bị đủ ít nhất 5 điều kiện, đó là: 1. Thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi ngành đào tạo phải có nhiều học phần tự chọn để sinh viên lựa chọn theo định hướng phát triển nghề nghiệp; 2. Có đủ các hướng dẫn về tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo toàn khóa của từng ngành đào tạo, chương trình chi tiết từng học phần …; 3. Có đủ giảng viên có trình độ chuyên môn để giảng dạy lý thuyết thực hành thực tập …; 4. Có đủ đội ngũ giảng viên tham gia làm chủ nhiệm (hay cố vấn học tập), có đủ sách tham khảo, giáo trình tài liệu học tập. Tất nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập hiện đại cũng phải được quan tâm đầu tư mua sắm đúng mức. Ngoài 5 điều kiện cần phải có để đào tạo theo học chế tín chỉ, trường cần phải đầu tư và chuẩn bị những gì? I. VỀ TƯ TƯỞNG a. Phải có sự thống nhất và quyết tâm cao trong Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ - giảng viên chuyên viên. b. Trong chỉ đạo thực hiện, cần xác định lộ trình chuyển đổi cụ thể và mạnh dạn tự đánh giá chất lượng đào tạo và tổ chức quản lý. 56 II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ a. Xác định chức năng quản lý và biên chế lại tổ chức nhân sự. b. Tổ chức bộ máy của trường phải được vận hành xuyên suốt thông qua việc thực sự tin học hóa quản lý bằng một hệ thống quản lý chúng. c. Thành lập bộ phận khảo thí, lưu trữ tài liệu, văn bản hành chánh với chức năng quản lý vận hành các trang thiết bị phục vụ cho việc đánh giá kết quả học tập theo hình thức trắc nghiệm khách quan. III. VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN a. Phải có đủ giảng viên cơ hữu cho tất cả môn học. b. Các giảng viên cơ hữu lên lớp theo yêu cầu đăng ký của sinh viên và theo sự sắp xếp thời khóa biểu của Phòng Đào tạo. c. Hợp đồng giảng dạy phải được ký kết theo các điều khoản chặt chẽ hơn như giảng viên phải lập kế hoạch giảng dạy, công bố giáo trình, tài liệu tham khảo, mô tả môn học, đề cương môn học … vào đầu học kỳ. d. Chuyển đổi phương pháp giảng dạy theo tiêu chí “người học là trung tâm” sẽ là một thách thức lớn đối với giảng viên, đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiêu thời gian, công sức, cung cấp tài liệu để sao cho 1 tiết lên lớp của giảng viên thì sinh viên phải dành ít nhất 2 tiết chuẩn bị. e. Bước đầu xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm ở tất cả các môn học, các Khoa. IV.VỀ ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO LẠI a. Đội ngũ chuyên viên phải thực sự mạnh và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc quản lý đào tạo mới. Họ phải được đào tạo bổ sung nâng cao những kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, sử dụng tốt các phần mềm quản lý. b. Đội ngũ cố vấn học tập đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý đào tạo theo tín chỉ nên đội ngũ này cần phải được chuẩn bị ngay từ bây giờ và tuyển chọn từ cán bộ, giảng viên và chuyên viên có tâm huyết. V. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ a. Phải có đủ phòng học và phải được trang bị bàn ghế thích hợp cho việc học theo phương pháp tích cực. b. Các phòng học phải được kết nối mạng để giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập bằng tra cứu tài liệu. 57 c. Toàn trường phải liên kết với nhau bằng 1 hệ thống mạng nội bộ, kể cả thư viện. d. Đầu tư trang bị: - Máy server chuyên dụng dùng cho hệ thống quản lý toàn trường; - Máy scanner chuyên dụng dùng cho lưu trữ công văn, tài liệu, luận văn, quét bài thi trắc nghiệm …; - Phần mềm hệ thống quản lý toàn trường; - Phần mềm nhận dạng bài thi trắc nghiệm; - Phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm. VI.VỀ THƯ VIỆN a. Đầu tư và xác định đây là những tiện ích không thể thiếu để phục vụ giảng dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ. b. Thư viện phải được nâng cấp theo đúng yêu cầu của một thư viện điện tử. c. Website của trường cần được cập nhật thông tin hàng ngày hàng giờ. Cần thiết kế với cấu trúc sao cho đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ. VII. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC a. Tăng dần tỉ lệ đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, vì đây là cách đánh giá phù hợp với học chế tín chỉ, khắc phục được yếu tố chủ quan, cảm tính khi đánh giá của giảng viên. Ngoài ra cách đánh giá này còn tiết kiệm nhiều công sức, thời gian và trả tiền chấm bài. b. Cần có chế độ lương bổng phù hợp để thu hút và giữ nguồn nhân lực. c. Sinh viên cần được hướng dẫn và trang bị những kiến thức về đào tạo theo học chế tín chỉ trước khi bắt đầu khóa học để sinh viên hiểu rõ quy trình làm việc và có sự chuẩn bị tốt về tư tưởng. d. Đào tạo theo tín chỉ thực hiện theo cách “cuốn chiếu từng khóa” và bắt đầu từ khóa mới, các khóa đang học vẫn tiếp tục đào tạo như cũ. e. Chương trình đào tạo phải được hiệu chỉnh bổ sung sao cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ. Chương trình được thiết kế có tính liên thông giữa các khoa trong trường, giữa trường này với trường khác. 58 HỆ THỐNG GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC CẦN VÀ PHẢI CÓ NHỮNG GÌ TRƯỚC VẬN HỘI MỚI? TS Lê Đình Phương. Trong những năm gần đây “toàn cầu hoá” là một trong những chủ đề được nói nhiều trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hoá đề cặp đến các tách động của thương mại và tự do thương mại. Thực tế, toàn cầu hoá không chỉ tác động đến kinh tế mà còn có những tác động sâu sắc đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có văn hoá – giáo dục. Trong bối cảnh đó, giáo dục Đại học Việt Nam cũng đối diện với những thách thức to lớn, đòi hỏi các trường Đại học phải nhanh chóng xây dựng chiến lược và thực hiện những chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, vươn đến tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong quá trình hội nhập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, hội thảo VUN lần này với chủ đề “Giáo dục Đại học – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá”. Ngoài các nhà khoa học và nhà quản lý giáo dục từ nhiều cơ sở giáo dục và nghiên cứu trong nước, còn có các đồng nghiệp đến từ đại học Chinan, đại học Diwan, đại học Chiayi của Đài Loan tham dự. Đến hội nghị, các đại biểu đều mang tâm tư về những tác động của toàn cầu hoá đối với giáo dục đại học, các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở nước ta và quyền tự chủ, tính trách nhiệm xã hội của các trường đại học Việt Nam trong tương lai. 1. Giáo dục Đại học trước thềm hội nhập: Trong giai đoạn hiện nay, ai cũng nhận thức được rằng, năng lực cạnh tranh quyết định hiệu quả hội nhập. Cho dù vài năm gần đây, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhìn chung còn yếu kém do năng suất lao động chưa cao, chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm còn thấp, trình độ công nghệ và khả năng tiếp cận công nghệ còn hạn chế, chi phí đầu vào chưa hợp lý, dẫn đến hàng hoá chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định. Do vậy, các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng mặt hàng, thương hiệu, đặc biệt phải có sản phẩm hấp dẫn khách hàng (tương đồng về giá cả và chất lượng với sản phẩm của các nước khác). Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, khu vực và ngay cả trên “sân nhà” cần nhanh chóng đầu tư công nghệ hiện đại đảm bảo quá trình đi tắt đón đầu, tạo ra hàng hoá tốt nhất với giá cả cạnh tranh tối ưu để tồn tại và phát triển; phải có đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi về chuyên môn và ngoại ngữ, có tầm hoạch định kinh doanh dài hạn, có chiến lược tiếp thị phù hợp và ăn khách. Thực trạng trên chứng tỏ giáo dục đào tạo đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, có nghĩa là giáo dụng phải đi trước, tạo nguồn nhân lực cho kinh tế. Đáp ứng nguồn nhân lực có trình 59 độ chuyên môn cao ở Việt Nam hiện tại còn có một vấn đề nan giải: các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng giỏi của các ngành cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, tài chính kế toán. . . Trong khi đó các ngành xã hội và quản trị lại có xu hướng dư thừa, như vậy cái cần thì không được đào tạo, sản phẩm được tạo ra lại không được sử dụng! Khi bàn về vấn đề này, báo chí cũng đã đề cập và giải thích nguyên nhân sự bất cập trên là do cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viên ở một số trường Đại học kỹ thuật và Cao đẳng dạy nghề hầu như chỉ được tiếp xúc với các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu không bắt nhịp với trình độ khoa học kỹ thuật mới hiện đại, Một số cơ sở khác có thiết bị, phương tiện dạy học mới nhưng đội ngũ giáo viên lại không tiếp cận được, một phần do kiến thức không cập nhật, mặt khác do trình độ ngoại ngữ hạn chế, không giải mã được những nội dung thao tác cần thiết, và do vậy thiết bị không được sử dụng. Như vậy, máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu cũng không thể thay đổi được vị trí của con người – sản phẩm của quá trình đào tạo. Chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng đào tạo trước hết phải phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường tuyển dụng. Mô hình lý tưởng nhất là sự kết hợp liên thông với các cơ sở tuyển dụng trong đó nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu phẩm chất cần có của sản phẩm đào tạo và cơ sở đào tạo dựa vào để xây dựng chương trình, kế hoạch, thời lượng đào tạo cần và đủ cho sản phẩm. Với mô hình này, một số trường đại học đã triễn khai và thực hiện với các Công ty tuyển dụng sinh viên của một số ngành như tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Xây dựng_công trình, . . Sinh viên các ngành nói trên học hết năm thứ 3 ( chương trình 4 năm) được tham gia phỏng vấn với mục đích kiểm tra năng lực và vốn kiến thức có được trong 3 năm đào tạo, gọi là bước sát hạch tiền tuyển dụng; phỏng vấn xong, nhà tuyển dụng đưa ra những yêu cầu cụ thể, những phẩm chất cần được hình thành, những kỹ năng cần được hoàn thiện, những mảng kiến thức cần được bổ sung trong những năm còn lại: phỏng vấn tuyển dụng (trường Đại học Vinh thực hiện mô hình này với một số cơ sở tuyển dụng tại Cộng Hoà Séc). Đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế xã hội còn có ý nghĩa giáo dục đào tạo phải cung cấp cho kinh tế một nguồn nhân lực không những có trình độ cao, tay nghề giỏi mà còn đảm đương được những công việc cụ thể trong hoạt động kinh tế. Đạt được mục tiêu này, cần phải có 3 yếu tố: cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở đào tạo; chương trình đào tạo phù hợp và đội ngũ giáo viên. Để giải quuyết từng yếu tố một, trong những năm gần đây, các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và góp phần thúc đẩy phát triển nển kinh tế xã hội của nước nhà.Trên thực tế, Bộ Giáo dục đào tạo và các Bộ ngành liên quan đã có 60 các văn bản chỉ đạo các trường thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác quốc tế. Tại mỗi địa phương, các cơ sở giáo dục có cách thực hiện riêng giúp cho quá trình hợp tác được thực hiện hiệu quả nhất. 2. Giáo dục đại học trong thế kỹ 21 đã khác trước những gì ? Trước bối cảnh sinh động của xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đại học đã và đang có nhiều cơ hội phát triển đồng thời phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa qui mô chất lượng và hiệu quả đào tạo, giữa đào tạo – nghiên cứu và dịch vụ phục vụ xã hội, giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển. Để giải quyết các yếu tố, giáo dục đại học ở nước ta đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng với các xu hướng sau: 2.1 Xu hướng đại chúng hoá: chuyển hoá từ giáo dục tinh hoa (Flite)sang giáo dục đại chúng và phổ cập (Massification & Universalization) Qui mô giáo dục đại học tăng nhanh, ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc tỉ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi 1826 lên đến 30%÷50%. 2.2 Xu hướng đa dạng hoá: (diversification) phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và nghành nghề theo hướng hàn lâm (Academy) hoặc nghề nghiệp và công nghệ, nặng về thực hành (professinal & technology) 2.3 Tư nhân hoá :(Privatigation) để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học như Mỹ, Philipin. . . phần lớn các trường đại học là đại học tư thục. 2.4 Bảo đảm chất lượng: (Quality Assurance) và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chuyển đổi văn bằng, chứng chỉ, trao đổi sinh viên. Tập đoàn hoá và công nghiệp hoá (Corporatization and Industrialization) hệ thống giáo dục đại học. 2.5 Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu: để trở thành các trung tâm sản suất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học và công nghệ. 2.6 Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực: Các trường đại học trở thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn đầu tư và đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại. Với vai trò và vị trí của mình, hệ thống các trường đại học trên thế giới luôn tiêu biểu cho đỉnh cao của trí tuệ loài người, nhân tố quyết định sự phát triển khoa học- công nghệ, văn hoá xã hội. Trong quá trình phát triển, hệ thống đại học đã và đang có những biến đổi sâu sắc cả về qui mô, cơ cấu loại hình, mô hình đào tạo. . .với xu hướng đa dạng hoá, chuyển từ giáo dục tinh hoa 61 cho số ít sang nền giáo dục đại học đại chúng, từ tháp ngà kinh niên sang thực tiễn cuộc sống với những thay đổi sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, cơ chế quản lý. . . Tuyên bố thế giới của UNESCO về giáo dục đại học (Paris-1998) đã chỉ rõ:”Phải bảo vệ và phát triển các chức năng cơ bản của giáo dục đại học bằng cách hướng tất cả mọi hoạt động nhà trường đáp ứng những yêu cầu đạo đức, tính nghiêm túc khoa học và trí tuệ. Phải tăng cường chức năng khám phá và phê phán như sự phân tích thường xuyên mọi xu thế mới về xã hội, kinh tế, văn hoá, chính trị , v..v..” 3. Giáo dục đại học là động lực phát triển kinh tế – xã hội: Giáo dục đại học Việt Nam trên thực tế đã cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực bao gồm những công dân được giáo dục tốt trong nhà trường đại học và không ít trong số họ có khả năng làm việc ở trình độ cao trong các trường đại học, các viện nghiên cứu,cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các liên doanh trong và ngòai nước . . .thuộc khắp các lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiê,đất nước ta đang đứng trước những thách thức đồng thời cũng là những yếu kém tồn tại hiệnnay mà báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đảng lần thứ 10 về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010 cũng đã chỉ rõ: Chất lượng phát triển kinh tế – xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Hội nhập kinh tế quốc tế và họat động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề han chế, yếu kém chậm được khắc phục. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Lĩnh vực văn hóa – xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết. Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy rõ ràng giáo dục đại học Việt Nam cần có những thay đổi nhanh chóng, phải từ bỏ mô hình giáo dục đại học cũ, một mô hình còn mang tính thụ động, chứa đựng nhiều cơ chế ràng buộc của thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Một mô hình coi nặng thi tuyển đầu vào và coi nhẹ quá trình giảng dạy của thầy và hoc của trò dẫn đến “cuộc chiến đầu vào” trong tuyển sinh và vào được đại học rồi thì gần như đương nhiên chỉ cần chờ đến ngày,đến tháng là sẽ ra trường với tấm bằng tốt nghiệp đại học. 62 Do đó với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế tòan cầu hóa hiện nay, nhất là khi ta gia nhập WTO, nền kinh tế – xã hội ta hơn bao giờ hết cần đến nhu cầu đào tạo một nguồn nhân lực lớn có trình độ và chất lượng cao. Nói cách khác giáo dục đại học phải tạo ra nguồn nhân lực có bản lĩnh, đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tác phong và lề lớp làm việc công nghiệp, đương nhiên phải giỏi lý thuyết và có tay nghề thành thạo phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Trước yêu cầu này, rõ ràng giáo dục đại học nước ta chưa đáp ứng. Nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giáo dục đại học Việt Nam cần hướng tới nâng cao giá trị nhân văn, tăng cường thêm năng suất trí tuệ. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố này sẽ giúp cho sinh viên có được khả năng độc lập và chủ động giải quyết xử lý và đối phó với những đòi hỏi của thực tiễn xã hội trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh này, để giáo dục đại học Việt Nam trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội cần giải quyết những bất cập sau : - Số lượng sinh viên hàng năm tăng nhanh, nhưng chi phí đào tạo lại không tương ứng; tại các nước phát triển hiện nay bình quân chi phí cho 1 sinh viên là 6520 USD, tại các nước đang phát triển là 651 USD, trong khi đó ở nước ta vào khoảng 400-500 USD. - Nội dung chương trình giảng dạy học tập chưa gắn với thực tế tiến trình phát triển của nền kinh tế chuyển đổi. Sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh, trong khi giáo dục đại học lại trì trệ không theo kịp sự tiến triễn của xã hội. Nội dung chương trình cần thích ứng với nhu cầu thực tế xã hội đòi hỏi, không có nghĩa là giáo dục đại học luôn chạy theo xã hội, mà trái lại, trong điều kiện và chức trách của mình với tư cách giáo dục đại học là động lực phát triển xã hội, là trung tâm tri thức của xã hội, nơi hơn ở đâu hết có tầm nhìn và định hướng được cho sự phát triển xã hội trong tương lai. - Tính bình đẳng trong giáo dục đại học và điều kiện đảm bảo chất lượng, đây được coi là một trong những bất cập cần được sớm khắc phục trong giáo dục đại học ở nước ta. Quan điểm về chất lượng giáo dục đại học hiện còn rất định tính, nếu không nói là “co giãn” theo nhiều cách nhìn nhận khac nhau. Do vậy việc cần làm là sớm xây đựng được 1 bộ công cụ có đủ khả năng đánh giá kiểm định chất lượng cho thực tế từng trường đại học, từ đó có thể đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho mỗi trường đại học. - Sự cạnh tranh giữa các trường đại học còn thấp trên bước đường thiết lập thương hiệu. - Sự quản lý nhà nước đối với các trường đại học còn mang nặng tính tập trung quan liêu theo cơ chế “xin – cho”, dẫn đến các trường đại học luôn trong tình trạng thụ động, thiếu sáng tạo và xơ cứng luôn trong trạng thái chờ đợi, ban phát. - Chưa coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển dài hạn và bền vững của đất nước. Đầu tư ít, nhưng lại tràn lan, không bài bản, không dứt 63 điểm ( với 2 Đại hoc quốc gia đã 12 năm xây dựng, nhưng vẫn chưa rõ hình hài) Từ đó sẽ dẫn đến sự trì trệ trong động lực phát triển kinh tế và ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Giáo dục đại học chưa có chiến lược hội nhập quốc tế. Quá trình hội nhập còn diễn ra thụ động theo kiểu “năng nhặt chặt bị” ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa và nhất là ta đã trở thành thành viên của WTO, hợp tác quốc tế của giáo dục đại học không thể mở rộng chỉ ở bề nổi mà cần ở cả chiều sâu. Điều quan trọng cần được quan tâm và có tiến trình thực hiện đó là chủ động hội nhập và liên thông trong tư thế bình đẳng và cạnh tranh được với hệ thống các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. - Cần nhận rõ và xác định giáo dục đại học ở nước ta đã trở thành một thị trường thực sự, “một thị trường béo bở và to lớn” không biên giới của các nước phát triển. Đứng trước những khó khăn bất cập và nhiều yếu kém, giáo dục đại học nước ta hơn lúc nào hết cần phải tõ bản lĩnh Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự hòan thiện để phát triển theo yêu cầu của xã hội. Không coi giáo dục là gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà phải coi đầu tư cho giáo dục đại học là đầu tư cho phát triển, là một khoảng đầu tư dài hạn, đúng đắn và cấp thiết. Chỉ có mạnh dạn đầu tư tòan diện người và của, kiên quyết đầu tư có trọng điểm theo phương thức đa dạng hóa nguồn lực thì bản thân giáo dục đại học trên đường quốc tế. Thiếu cách nhìn xa và đúng đắn này, không thể có được một nền giáo dục đại học phát triển bền vững và lâu dài và đất nước sẽ mất đi một động lực thiết yếu, quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế – xã hội. 4. Quyền tự chủ và tính trách nhiệm của các trường ĐHVN: Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục đào tạo nước ta còn lúng túng trong những năm đổi mới là vấn đề quản lý tập trung và phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên những cố gắn chuyển quyền quản lý từ trung ương xuống cơ sở chưa được thể hiện nhiều trong các chính sách và cũng chưa đồng bộ. Nhìn lại những năm qua, ngành giáo dục đào tạo, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tăng dần quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập : - Sự quản lí của cấp Bộ đối với các trường đại học còn quá cứng nhắc, ôm đồm và chưa hiệu quả. - Quyền hạn được giao mang tính ban phát,theo từng thời gian,trước sự đòi hỏi của các trường đại học và sức ép cua xã hội. - Chưa tạo cơ chế thích ứng cho các trường đại học với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Việc trao quyền đối với giáo dục đại học còn được tiến hành theo phương thức nhỏ giọt, thiếu đồng bộ nên khó thực hiện. 64 - Cấp Bộ còn thiếu giám sát quá trình các trường thực hiện và chưa đưa ra những chỉ đạo cơ bản. - Chưa có bước đi trong thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường đại học, nên có hiện tượng các trường tự phát hoặc “phá rào” dẫn đến 1 số rối lọan trong chỉ đạo và thực hiện. - Còn lẫn lộn giữa quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý của cơ sở trường đại học . Để các cơ sở giáo dục đại học có thể sớm thực hiện những yêu cầu của mình cũng như những yêu cầu của xã hội, thiết lập được thương hiệu riêng cho mình vơi ý nghĩa là xây dựng một trường đào tạo có uy tín và danh tiếng trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Các trường đại học nhất thiết cần phải có quyền tự chủ và trách nhiệm đầy đủ. Về tự chủ: + Tổ chức biên chế: • Được quyền sắp xếp bộ máy tinh gọn để đảm bảo thực hiện tốt nhất sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ được giao. Được quyền thành lập các khoa, phòng, ban, bộ môn và được lập cả các chuyên ngành mới. • Được quyền tổ chức tuyển sinh theo cách riêng của trường mình trn cơ sở công bằng, công khai, bình đẳng và đảm bảo chất lượng đầu vào. Tùy theo ngành nghề mà có thể có nhiều hình thức tuyển chọn người học ngay trong một trường sao cho phù hợp. • Được tổ chức qu trình dạy v học theo học phần, tín chỉ hoặc kết hợp học phần tín chỉ theo hịan cảnh của mình. • Xây dựng kế họach chiến lược phát triển trường theo hướng dân tộc, hiện đại, tiên tiến đủ sức cạnh tranh lành mạnh trong nước, khu vực và quốc tế. • Nhanh chóng xóa bỏ chế độ biên chế trong trường đại học. Trong khi chờ đợi các trường đại học cần được tự chủ và chịu trách nhiệm x hội về bin chế. • Được quyền quyết định các chức danh khoa học và sư phạm thuộc phạm vi trường mình theo tiu chuẩn của trường và qui định của nhà nước. + Giảng viên đại học : • Giảng viên trong trường đại học giữ vai trị l người hướng dẫn giúp đỡ người học đến với tri thức, khoa học bằng đường đi tốt nhất.ngắn nhất, bằng con đường trên đó luôn có sự đổi mới. • Giảng viên và người học đều bình đẳng trước pháp luật, trước các qui chế, nội qui, qui định, trước tất cả các văn bản pháp qui về giáo dục. Giảng viên cần tôn trọng những suy nghĩ, tình cảm, ý kiến, ý định, nguyện vọng . .. của người học. • Giảng viên đại học luôn tạo cơ hội cho người học có đủ điều kiện tự suy nghĩ tìm hiểu v cĩ khả năng tự quyết định. • Giảng viên đại học cần luôn sáng tạo ngay trong từng bài giảng, giúp cho người học phải nghe giảng, không ỷ lại, không chỉ nghe 65
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.