Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

pdf
Số trang Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 12 Cỡ tệp Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 85 KB Lượt tải Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 0 Lượt đọc Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 15
Đánh giá Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) HOÀNG MINH ĐỨC* TÓM TẮT NỘI DUNG Trong thực tế chúng ta gặp một số trường hợp, hành vi của một người xét về mặt hình thức có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng trong hành vi đó lại chứa đựng một số yếu tố nhất định làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gọi đó là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Bài viết tập trung phân tích, luận giải về tính cấp thiết của việc quy định cũng như nội dung, giá trị, ý nghĩa của các quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Từ khóa: Trách nhiệm hình sự; loại trừ trách nhiệm hình sự. SUMMARY In fact, there are some cases that one’s act has full form of an offence but it contains some factors that eliminate the danger to the society. This is called case of exemption of Criminal responsibility in the Criminal Code 2015 (Amended in 2017). In this article, the author presented and discussed the exigency of the legalisation as well as the content, value and meaning of the regulations of exemption of criminal responsibility in the Criminal Code 2015 (Amended in 2017). Key words: Criminal responsibility; exemption from criminal responsibility. C húng ta biết rằng, công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế là giá trị chung của nền văn minh nhân loại, đồng thời, được coi là giá trị tự thân, là các quan điểm, tư tưởng pháp lý tiến bộ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Thể chế chính trị, luôn coi các quyền và tự do của con người là 84 SỐ 99 [01 - 2018] những giá trị xã hội cao quý nhất. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức…”1. Như vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước mà ở đó pháp luật được tôn trọng và đề cao, đã chính thức thừa nhận và đảm bảo trên thực tế mọi quyền lợi và nghĩa vụ của con người, của công dân. Điều này đồng nghĩa rằng, mọi hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của con người, của công dân đều phải bị lên án kịp thời và xử lý phù hợp nhằm tạo lập trật tự pháp luật, duy trì sự ổn định của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân hoàn thiện và phát triển bản thân mình, được sáng tạo và cống hiến không hạn chế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa sử dụng nhiều công cụ và bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng của Luật Hình sự với tư cách là một ngành luật, một ngành khoa học, một đạo luật quy định những vấn đề có liên quan đến tội phạm và hình phạt nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác phòng ngừa và đấu tranh Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 1 chống tội phạm góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Với ý nghĩa như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu thông qua đó làm sáng tỏ bản chất của một số chế định trong Luật Hình sự góp phần nâng cao khả năng nhận thức pháp luật, tư duy pháp lý và kỹ năng thực hành, đặc biệt là những điều, việc làm mà pháp luật không cấm (công dân được phép và có quyền làm trong tình huống nhất định) là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2018. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ sự cần thiết, những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. 1. Sự cần thiết của việc quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính lịch sử và tính giai cấp. Việc TẠP CHÍ KHGD CSND 85 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định một hành vi nào đó là tội phạm hay không phải là tội phạm phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị xã hội, phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn nhất định. Ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo, sâu sắc các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các yếu tố thuộc về tâm lý, tinh thần, nền tảng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của nhân dân cùng với những yếu tố khác, tội phạm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự xác lập và bảo vệ mà theo quy định của BLHS phải bị xử lý hình sự. Nhận thức và quy định tội phạm nêu trên thể hiện rõ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; cụ thể hóa các nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội và hành vi phạm tội; tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện các chế định khác trong Luật hình sự. Đồng thời, là cơ sở thực tiễn cho việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật hình sự trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Việc xác định một người phạm tội không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà còn thể hiện chính sách, quan điểm 86 SỐ 99 [01 - 2018] của Nhà nước về bảo vệ trật tự xã hội nói chung. Do đó, trong quy định của BLHS, bên cạnh những quy định tội phạm là những quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng được thực hiện vì lợi ích của Nhà nước, tập thể hoặc của cá nhân. BLHS được ban hành năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đến nay thực tế đã có nhiều thay đổi, cùng với đó, đòi hỏi phải có chính sách hình sự phù hợp. Và một trong những vấn đề cần được đặt ra nghiên cứu hiện nay là hoàn thiện chế định loại trừ trách nhiệm hình sự2. Về thực tiễn, sau hơn 10 năm thi hành BLHS, thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp mặc dù có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng lại được thực hiện với mục đích vì lợi ích xã hội như rủi ro trong nghiên cứu khoa học; gây thiệt hại cho người bị bắt trong trường hợp bắt, giữ người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; gây thiệt hại khi thi hành mệnh lệnh của cấp trên… Các trường hợp này, theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này vô hình chung Ban soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) (2015), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Hà Nội, Tr.30-36. TS. Trịnh Tiến Việt (2013), Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Tập 29. 2 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tạo ra một số hạn chế như: Chưa thực sự khuyến khích được những hành vi thực hiện vì mục đích cộng đồng nhưng có rủi ro hoặc gây ra thiệt hại, do đó, đã gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; việc bảo vệ lợi ích của cá nhân thực hiện hành vi gây thiệt hại nhưng động cơ vì lợi ích chung hoặc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên chưa thỏa đáng trong trường hợp này. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền thì việc bảo vệ, đề cao quyền con người, quyền công dân cần được xem xét, tăng cường hơn nữa; xét về thực tiễn phòng, chống tội phạm, thì tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi này và hậu quả xảy ra là rủi ro và ngoài khả năng kiểm soát của người thực hiện hành vi. Do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại trên thực tế là tương đối nặng, chưa phù hợp với bản chất của hành vi. Việc xử lý hình sự đối với các hành vi này chưa thật phù hợp với quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ những bất cập trên, việc nghiên cứu bổ sung thêm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS là cần thiết nhằm các mục tiêu sau: Phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền cơ bản của công dân; thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong điều kiện mới; góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thi hành công vụ. 2. Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự Trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại Chương IV, từ Điều 20 đến Điều 26 với một số nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, về tên gọi Trước đây, trên một số sách báo pháp lý, chuyên khảo Luật Hình sự, các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý đã tiếp cận đến một hoặc một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, bước đầu đã tập trung kiến giải làm rõ những đặc điểm đặc trưng của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong các công trình khoa học này, các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý nêu ra những thuật ngữ khác nhau đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, chẳng hạn: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học luật Hà Nội năm 2005, gọi là: Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Cảnh sát nhân TẠP CHÍ KHGD CSND 87 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) dân năm 2005, gọi là: Những trường hợp không phải là tội phạm; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS. TS Võ Khánh Vinh năm 2014, gọi là: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; Chuyên khảo: Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình sự của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009; Chuyên khảo: Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của tác giả Phạm Văn Beo năm 2009, gọi là: Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mặc dù tên gọi khác nhau, tuy nhiên về bản chất thì cơ bản giống nhau, vì đều đề cập đến những trường hợp không phải là tội phạm. Do đó, để thống nhất về tên gọi, tại chương IV BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Thứ hai, về hình thức pháp lý BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể hoặc một số hành vi tuy có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng không có yếu tố lỗi của chủ thể hoặc chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể là tại Khoản 4 Điều 8 quy định những hành vi không phải là tội phạm; Điều 11 quy định sự kiện bất ngờ; Khoản 1 Điều 13 quy định tình trạng không có 88 SỐ 99 [01 - 2018] năng lực trách nhiệm hình sự; Khoản 1 Điều 15 quy định Phòng vệ chính đáng; Khoản 1 Điều 16 quy định tình thế cấp thiết. Như vậy, các quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nằm rải rác ở các điều luật khác nhau và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự lại được quy định tại chương III: Tội phạm, không có một chương riêng quy định về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự. Khắc phục những bất cập nêu trên, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định những trường hợp loại trừ trong một chương riêng (chương IV) độc lập với chương 3 (Tội phạm), liệt kê đầy đủ các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, gồm: Sự kiện bất ngờ (Điều 20); Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21); Phòng vệ chính đáng (Điều 22); Tình thế cấp thiết (Điều 23); Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). Thứ ba, về kỹ thuật lập pháp Trên cơ sở rà soát, chỉnh sửa một cách toàn diện các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về những trường hợp loại trừ trách nhiệm Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hình sự, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thiết kế lại về mặt nội dung lẫn văn phong đảm bảo tính chính xác, thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng của các quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Điều 20 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về sự kiện bất ngờ đã lược bỏ bớt cụm từ “… do sự kiện bất ngờ, tức là…”; Điều 21 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đã thiết kế lại theo hướng: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”, tức là lược bỏ bớt cụm từ: “Đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” tại Khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999 và “Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự” tại Khoản 2 Điều 13 BLHS năm 1999. Bởi vì, thực tế những nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 49 chương VII: Các biện pháp tư pháp của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cho nên việc quy định một lần nữa tại Điều 21 là không cần thiết. Điều 22, 23 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đã có những sửa đổi cơ bản về từ ngữ, văn phong đảm bảo sự chuẩn xác về mặt thuật ngữ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng các điều luật này trong thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đặc biệt, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đó là: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24), Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25), Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26) góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu bổ sung thêm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự sẽ tạo điều kiện khuyến khích sự sáng tạo của con người, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm sự yên tâm cũng như sự thận trọng của chủ thể trong các hoạt động có rủi ro, cũng như khuyến khích sự tham gia của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời, việc bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là thực thi mệnh lệnh của cấp trên sẽ góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính của Nhà TẠP CHÍ KHGD CSND 89 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước ta. Như vậy, có thể thấy ưu điểm trong việc nghiên cứu bổ sung chế định loại trừ trách nhiệm hình sự là việc tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. Qua đó, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, không chỉ về kinh tế mà tạo ra một xã hội trật tự, tuân thủ pháp luật. Với việc bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì những hành vi gây thiệt hại khi thực thi mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong sản xuất hoặc thí nghiệm hoặc khi bắt giữ người phạm tội sẽ không bị coi là tội phạm. Điều này thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, nếu xét dưới góc độ của người thực hiện hành vi gây thiệt hại thì không chỉ bảo đảm được quyền, lợi ích của họ mà còn tạo được sự an tâm của các chủ thể khi thực hiện hành vi vì lợi ích chung hoặc thực thi công vụ. Thứ tư, về nội dung pháp lý Thông qua việc nghiên cứu về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chúng tôi cho rằng: Một là, về cơ bản, so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì bản chất, nội dung, cơ sở, điều kiện áp dụng của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự không có sự thay đổi quá nhiều, tuy nhiên được thiết kế lại theo 90 SỐ 99 [01 - 2018] hướng chặt chẽ về hình thức và chính xác về nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự thống nhất trong thực tiễn, góp phần tạo dựng uy tín, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hai là, về trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, Khoản 1 Điều 24 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm”. Có thể khẳng định, cơ sở, điều kiện, quyền hạn bắt giữ người phạm tội là một chế định của pháp luật tố tụng hình sự, nhưng việc thực hiện những hành vi để bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại cho người bị bắt giữ lại là vấn đề thuộc về lĩnh vực hình sự. Sử dụng vũ lực đối với người thực hiện hành vi phạm tội cần bắt giữ mà không vượt quá mức cần thiết thì được loại trừ trách nhiệm hình sự, được Nhà nước xem là hành vi tích cực, khuyến khích các thành viên, cá nhân trong xã hội thực hiện khi gặp hoàn cảnh mà luật dự liệu. Như vậy, điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này bao gồm: Người bị bắt giữ là người đã thực hiện hành vi phạm tội; Người bắt giữ có hành vi sử dụng vũ lực gây thiệt hại cho người Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bị bắt giữ; Hành vi sử dụng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ của người bắt giữ phải cần thiết. Vấn đề gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng hình sự và ở mức độ khái quát trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tại các Điều 110 (Giữ người trong trường hợp khẩn cấp), Điều 111 (Bắt người phạm tội quả tang), Điều 112 (Bắt người đang bị truy nã), Điều 113 (Bắt bị can, bị cáo để tạm giam). Sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội là biện pháp cần thiết bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực phải được người sử dụng nhận thức là hợp pháp và hợp lý, tức là không vượt quá mức cần thiết. Trong trường hợp này, người phạm tội cố tình bỏ trốn hoặc có hành vi khác nhằm thoát khỏi sự bắt giữ thì có thể bị áp dụng vũ lực, bị đau đớn hoặc bị tổn thương về sức khỏe ở mức độ này hay mức độ khác. Thiệt hại mà người bắt giữ gây ra cho người phạm tội bị bắt giữ không đòi hỏi phải ngang bằng với thiệt hại mà người phạm tội đó đã gây ra. Như vậy, tính hợp pháp của hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội bao hàm các điều GS. TS Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 290 - 292. TS. Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr.303 - 306. 3 kiện cần thiết, không còn cách nào khác và không vượt quá giới hạn cần thiết của việc bắt giữ3. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng lạm dụng quy định này mà những người bắt giữ người phạm tội đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây tổn hại sức khỏe, thể chất của người bị bắt giữ cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ, Khoản 2 Điều 24 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”. Quy định này được xây dựng dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền được bảo vệ về sức khỏe, về thân thể kể cả khi người đó là người bị bắt giữ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đồng thời, quy định cũng thể hiện tính ưu việt của hoạt động nội luật hóa Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (tên gọi tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) năm 1984 mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. TẠP CHÍ KHGD CSND 91 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Qua đó, pháp luật hình sự Việt Nam khẳng định mọi người đều được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, được bảo vệ giá trị con người, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và công minh của pháp luật hình sự. Đối với trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết cho người bị bắt giữ, thì người gây thiệt hại tuy phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng pháp luật hình sự Việt Nam vẫn xác định đó là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 51 và trong một số tội phạm liên quan đến việc bắt giữ người phạm tội, thì mức độ trách nhiệm hình sự cũng được quy định theo hướng giảm nhẹ đặc biệt, cụ thể: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 126 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Quy định này thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước đối với các trường hợp phạm tội cụ thể, đảm bảo cơ chế pháp lý để mọi người dân có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật. Ba là, về trường hợp rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ 92 SỐ 99 [01 - 2018] khoa học, kỹ thuật và công nghệ, Điều 25 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm…”. Như vậy, điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này bao gồm: Người gây thiệt hại tham gia hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ theo đúng pháp luật và quy định của cơ quan, tổ chức; thiệt hại phải xảy ra trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; người gây thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa. Thực tế cho thấy, được coi là rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ nếu những rủi ro này xảy ra khi tiến hành các hoạt động nhằm mục đích phục vụ lợi ích xã hội và mục đích đó không thể đạt được nếu không có sự mạo hiểm xác đáng và người thực hiện sự mạo hiểm xác đáng đó đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra cho các lợi ích hợp pháp được pháp luật hình sự bảo vệ. Việc quy định trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, tiến bộ không ngừng của nền khoa học, kỹ thuật nước nhà, khơi dậy tinh thần và ngọn lửa đam mê nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới của các nhà khoa học, các chuyên gia và của mọi người dân trong xã hội. Bên cạnh đó, không được thừa nhận là rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (hay nói cách khác là không được thừa nhận sự mạo hiểm có căn cứ xác đáng) nếu người nào đó trước khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp, sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học đã nhìn thấy trước nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đe dọa gây ra thảm họa môi trường hoặc tai họa cho xã hội và không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này góp phần khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ xảy ra thiệt hại của các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng nói trên. Bốn là, về trường hợp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên, Điều 26 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên gây thiệt hại cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên phải là người làm trong lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành mệnh lệnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người chỉ huy hoặc cấp trên ra mệnh lệnh nhưng vẫn bị yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó4. Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước nói chung, trong tổ chức và hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân nói riêng, quan hệ phục tùng - mệnh lệnh có tính đặc thù, xuất phát Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (2016), Những điểm mới trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr117 - 129. 4 TẠP CHÍ KHGD CSND 93
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.