Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998

pdf
Số trang Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998 4 Cỡ tệp Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998 434 KB Lượt tải Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998 0 Lượt đọc Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998 0
Đánh giá Những ngày đầu tiên và nhiệm kỳ 1994-1998
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nguyễn Duy Lƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 213 - 216 NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN VÀ NHIỆM KỲ 1994-1998 PGS.TS. Nguyễn Duy Lƣơng Nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Thái Nguyên Thực hiện đổi mới trong giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một số Nghị định thành lập các Đại học quốc gia, Đại học khu vực, Đại học Thái Nguyên đƣợc thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 trên cơ sở sáp nhập và sắp xếp lại các trƣờng ĐHSP Việt Bắc, Đại học Nông nghiệp 3, Đại học Y Bắc Thái, Đại học Cơ điện và trƣờng Công nhân kỹ thuật Việt Bắc. Cuối những năm 1980 của thế kỷ 20, Bộ Đại học đã chỉ đạo thành lập Hội đồng các trƣờng đại học ở Bắc Thái, Hội đồng này không có biên chế riêng mà các trƣờng kiêm nhiệm – chủ tịch HĐ là Hiệu trƣởng các trƣờng luân phiên hàng năm còn Ban thƣ ký là các trƣởng phòng giáo vụ của trƣờng, ban thƣ ký gồm 4 thành viên là tôi (Nguyễn Duy Lƣơng) và các đồng chí Vịnh (ĐHNN 3), Nhàn (ĐHCĐ) và Long (ĐHY) – tôi là trƣởng ban thƣ ký. Hội đồng giúp Bộ Đại học nắm tình hình các trƣờng về tổng thể và thƣờng cùng với Ban thi đua của tỉnh thực hiện kiểm tra chéo tại các trƣờng để đánh giá tình hình từng trƣờng. Cũng vào năm này bắt đầu sự sáp nhập các trƣờng trung cấp vào các trƣờng đại học theo chủ trƣơng của các Bộ - đặc biệt là năm 1991 trƣờng cao đẳng sƣ phạm Việt Bắc đƣợc sáp nhập vào trƣờng Đại học Sƣ phạm Việt Bắc. Để chuẩn bị cho Nghị định số 31/CP ra đời đã có nhiều chuyên viên các Bộ có liên quan lên Bắc Thái làm việc và khảo sát tìm hiểu các trƣờng và tham khảo ý kiến của địa phƣơng, đặc biệt có hai đoàn cán bộ chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2 bộ đã sáp nhập) do GS.VS Phạm Minh Hạc, Thứ trƣởng thứ nhất dẫn đầu lên Bắc Thái làm việc với địa phƣơng và họp với lãnh đạo các trƣờng hai kỳ họp: một ở ĐHNN3 và một số ĐHSPVB sau nhiều lần tìm hiểu và khảo sát cụ thể hiện trạng các trƣờng. Ngày 28/5/1994, Bộ GD&ĐT cùng Tỉnh ủy, UBNC tỉnh Bắc Thái tổ chức lên công bố Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ về việc thành lập ĐHTN tại trƣờng ĐHSP Việt Bắc đồng thời công bố Quyết định bổ nhiệm Ban Giám đốc ĐHTN nhiệm kỳ 1994-1998 gồm : PGS.TS. Nguyễn Duy Lƣơng – Giám đốc, các TS. Lê Cao Thăng, Nguyễn Khánh Quắc và Hoàng Khải Lập là Phó Giám đốc (cả 4 đ/c vẫn kiêm hiệu trƣởng các trƣờng thành viên). Tỉnh ủy Bắc Thái công bố Quyết định 826/QĐTV ngày 27/5/1994 của Ban thƣờng vụ tỉnh ủy về việc thành lập Ban cán sự Đảng ĐHTN gồm 6 đồng chí do Đ/c Nguyễn Duy Lƣơng làm Bí thƣ – BCS Đảng. Ngày 15/6/1994, Ban cán sự đảng và Ban giám đốc đã thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trƣớc mắt là ổn định tổ chức, xây dựng mục tiêu từng giai đoạn và đã báo cáo với Ban thƣờng vụ tỉnh ủy Bắc Thái và Bộ Giáo dục bằng văn bản. Ngày 18/6/1994 kế hoạch đƣợc triển khai cụ thể nhƣ trụ sở làm việc tại 1 ký túc xá 3 tầng mới xây xong của trƣờng Đại học Sƣ phạm, công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cho các phòng ban nhƣ Bộ quy định để bộ máy hoạt động dần dần. Ngày 5/10/1994 Đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tƣớng Nguyễn Khánh dẫn đầu gồm 2 Bộ trƣởng (Trần Hồng Quân và Trần Thị Tâm Đan, UVTVQH) 6 thứ trƣởng và 9 vụ trƣởng, vụ phó chuyên viên cao cấp lên làm việc với lãnh đạo ĐHTN và kiểm tra việc thực thi Nghị định 31/CP của Chính phủ. 213 Nguyễn Duy Lƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 213 - 216 Những khó khăn ban đầu bắt đầu xuất hiện, đó là: 1/ Đại học khu vực là một mô hình mới ở Việt Nam (dù trên thế giới đã có từ lâu, ngay khu vực SEAN cũng đã có từ những năm 70 của thế kỷ 20) nên các chuẩn mực và tiêu chí đều chƣa có cụ thể, do vậy phải vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, đặc biệt là việc sáp nhập các đơn vị thành viên để thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo và NCKH. 2/ Về mặt tâm lý và do tính lịch sử của từng trƣờng thành viên, từ lãnh đạo đến CBGD, CNVC của đơn vị đều chƣa muốn nhập vào vì lợi ích chƣa thấy rõ, nhƣng bản thân trƣờng thành viên gần nhƣ cảm thấy mất các quyền vốn có: tự chủ, tự do điều hành theo kiểu riêng của mình mà thực chất là vẫn hoạt động theo kiểu manh mún, phân tán thiếu tập trung vẫn thực hiện từ thời chiến tranh hoặc trên dƣới 30 năm tồn tại, kể cả tính bảo thủ, cố hữu, phiến diện và ngại khó của một số cá nhân. 3/ Sự chỉ đạo của Bộ (các Vụ chức năng) thời gian đầu còn chƣa mạch lạc rõ ràng, nể nang... nhƣ chƣa có ý kiến của ĐHKV đã trực tiếp chỉ đạo các trƣờng thành viên dẫn đến sự không đồng bộ, đôi khi có vẻ mâu thuẫn, thậm chí trở ngại đến một số hoạt động thống nhất của ĐHKV do đó hạn chế hiệu quả, sức mạnh và tính đổi mới của ĐHKV – Việc ban hành quy chế (chính thức) hoạt động cho các ĐHKV hơi chậm (ĐHTN tháng 6 năm 1997 mới có quy chế hoạt động). 4/ Bản thân những ngƣời điều hành (BGĐ) của ĐHKV, tuy có nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao nhƣng chƣa có mô hình cụ thể, chƣa đƣợc đào tạo để quản lý và điều hành ĐHKV – đa lĩnh vực, đa ngành, chắc chắn có nhiều hạn chế trong tầm nhìn chiến lƣợc toàn diện và tính đặc thù của từng ngành nằm trong tổng thể đa ngành, tầm nhìn khu vực rộng lớn. 5/ Đối với ĐHTN, các trƣờng thành viên đều đƣợc thành lập trên dƣới 30 năm từ trong chiến tranh nên cơ sở vật chất quá nghèo nàn không đồng bộ, lạc hậu, nhiều thứ cần trang bị lại hoặc sửa chữa lớn mà kinh phí quá hạn hẹp nên việc quy hoạch, trang thiết bị cần phải tính toán hết sức khách quan, công bằng, cụ thể và thiết thực nhằm đạt hiệu quả và có sự thông cảm, đồng cảm chung của toàn ĐH. (ĐHTN đã có các chƣơng trình mục tiêu cho các trƣờng thành viên cho các năm 1995, 1996, 1997 – xếp thứ tự ƣu tiên cho các lĩnh vực cần làm ngay mà không phân chia trung bình, manh mún). 6/ Đánh giá lại đội ngũ CBGD – Khó khăn lớn nhất là không đồng đều, không đồng bộ về trình độ, một số khá lớn đƣợc đào tạo ở Liên xô, Đông Âu và Trung Quốc... nền tảng, kiến thức cơ bản tốt nhƣng vẫn cần đƣợc cập nhật kiến thức mới, phải đƣợc đào tạo bồi dƣỡng thêm, tu nghiệp ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Pháp, Anh, Hoa Kỳ... nhằm hội nhập dần và nâng cao chất lƣợng đào tạo – nhƣng điều kiện để thực hiện ý tƣởng này cũng có nhiều trở ngại nhƣ vấn đề ngoại ngữ, vấn đề kinh phí... Đó là những khó khăn ban đầu, khó khăn chính, khó khăn lớn. Nhƣng mặt khác cũng có những thuận lợi rất lớn đó là: 1/ Sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng và Chính phủ cụ thể là các ban ngành, bộ, văn phòng Chính phủ luôn tạo điều kiện, kiểm tra và giải quyết các vấn đề cấp bách rất nhanh chóng kịp thời. Ngày 16/10/1995 Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã ký Quyết định số 658/TTg về địa điểm quy hoạch xây dựng ĐHTN (với 300 ha đất). Ngày 1/8/1997 Chính phủ đã có Quyết định số 600/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể và đầu tƣ bƣớc 1 ĐHTN do Phó Thủ tƣớng Nguyễn Khánh ký. Các Bộ GD&ĐT, Bộ KH&ĐT đã tạo mọi điều kiện để ĐHTN bảo vệ thành công Dự án quy hoạch tổng thể ĐHTN trong các năm 1995, 1996. 214 Nguyễn Duy Lƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 213 - 216 Các đồng chí Bộ, Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo sát sao trong thời kỳ đầu xây dựng ĐHTN; các đ/c Vụ trƣởng, Vụ phó, các chuyên viên của các Vụ chức năng nhƣ KHTC, ĐH, Văn phòng... luôn tạo điều kiện để ĐHTN dần dần đƣa hoạt động thời kỳ đầu vào quỹ đạo chung của ngành giáo dục đại học. Thƣờng xuyên có đại diện Bộ làm việc với ĐHTN. Ngày 11/3/1996 Ban Khoa giáo Trung ƣơng đã cử một đoàn đại biểu lên làm việc với ĐHTN.... 2/ Việc tạo điều kiện và giúp đỡ cụ thể của tỉnh Bắc Thái: Các đồng chí Bí thƣ tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhiệt tình làm việc với Bộ GD&ĐT để xây dựng tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị và các vấn đề xây dựng cơ sở vật chất cho ĐHTN. Các ngành địa chính, xây dựng của tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên đã có những văn bản cụ thể giúp cho việc quy hoạch ĐHTN theo các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc. Sau gần 1 năm chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cần thiết, ngày 1/4/1995, ĐHTN chính thức đi vào hoạt động – các trƣờng thành viên cũng chính thức dùng con dấu mới. Ngày 23/9/1995, Tỉnh ủy Bắc Thái đã có các Quyết định số 15, 16 về việc thành lập Đảng bộ ĐHTN và Chỉ định BCH lâm thời gồm 15 đồng chí do đ/c Nguyễn Duy Lƣơng làm Bí thƣ và đ/c Nguyễn Văn Vƣợng làm Phó bí thƣ, thay thế BCS Đảng để lãnh đạo toàn diện ĐHTN. Ngày 10/10/1995 Lễ công bố thành lập Đảng bộ ĐHTN đƣợc tổ chức long trọng tại Hội trƣờng trƣờng ĐHSP với hơn 200 đại biểu đảng viên đại diện cho hơn 800 đảng viên của Đảng bộ. Công tác tuyển sinh đại học do đHTN đảm nhiệm từ năm học 1995-1996. Ngày 1/11/1995: Lễ công bố thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐHTN đƣợc tổ chức trọng thể. Ngày 5/1/1996: Lễ công bố thành lập Công đoàn ĐHTN đƣợc tổ chức. Nhƣ vậy sau hơn 1 năm thành lập ĐHTN đã có đầy đủ cơ cấu tổ chức đảng, chính quyền, đoàn TNCS HCM và Công đoàn đi vào hoạt động. Đã sơ bộ thống kê phân loại về mặt nhân sự cụ thể của các trƣờng thành viên và của toàn đại học. Về tài sản cố định theo văn bản báo cáo của các trƣờng thành viên đến 1/1/1995 là: Trƣờng ĐHNN3: 6.140.212.905đ Trƣờng ĐHSPVB: 11.647.143.975đ Trƣờng ĐHY: 7.361.062.284đ Trƣờng ĐHCĐ: 7.866.099.000đ Trƣờng CNCĐVB: 4.613.484.694đ (không kể diện tích đất đai đang quản lý và sử dụng) Số trung tâm của các trƣờng thành viên (đến 1995) là: Trƣờng ĐHSP : 3 (GDQP, Ngoại ngữ, Tin học) Trƣờng ĐHNN3: 2 (1 + 1 trại thực nghiệm) Trƣờng ĐHCĐ : 3 (1 + 1 xƣởng + 1 Công ty TNHH) Về phần hợp tác quốc tế - các trƣờng thành viên vẫn tiến hành theo kế hoạch đã có. Đến ngày 19/3/1996 Đại hội Đảng bộ ĐHTN lần thứ nhất khai mạc để bàn thảo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của đảng bộ trong xây dựng và phát triển ĐHTN cho tới năm 2000 và tầm nhìn cho các nhiệm kỳ sau. Ngày 12/1/1997 khai mạc Đại hội Đoàn TNCS HCM ĐHTN lần thứ nhất Ngày 17/1/1997 khai mạc Đại hội Công đoàn ĐHTN lần thứ nhất Nhƣ vậy hơn nữa nhiệm kỳ (1994-1998) Đảng bộ và BGĐ ĐHTN đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đƣợc trao là ổn định tổ chức, chuẩn bị các mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHTN về 215 Nguyễn Duy Lƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 213 - 216 các mặt tổ chức nhân sự, cán bộ đảng, chính quyền các đoàn thể, về mục tiêu đào tạo, nhân lực, quản lý tuyển sinh chung, xây dựng dần cơ sở vật chất từng bƣớc. Trong thời gian này phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của sinh viên ĐHTN khá tốt nổi bật là chƣơng trình SV 96, SV ĐHTN đã qua các vòng loại và đứng thứ nhì toàn quốc (sau học viện thủy lợi) cũng là dịp để mọi ngƣời hiểu biết hơn về ĐHTN – 1 ĐHKV mà ngƣời ta luôn nghỉ là chỉ có “rừng núi âm u lạc hậu” Ngày 11/9/1996, lãnh đạo ĐHTN cũng rất vinh dự đƣợc về báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời về tiến trình xây dựng ĐHKV – ĐHTN và những khó khăn, thuận lợi cụ thể. Ngày 15/5/1997, Văn phòng Chính phủ mời ĐHTN về dự họp với các ĐHQG và ĐHKV do Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt và Phó thủ tƣớng Nguyễn Khánh chủ trì. Năm 1998, ngày 21/2, một lần nữa ĐHTN lại đƣợc làm việc và báo cáo với Tổng Bí thƣ ĐCS VN Lê Khả Phiêu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt ngành ĐH do Bộ GD&ĐT chủ trì. Trong khoảng 2 năm mà ĐHTN đã có 3 lần đƣợc báo cáo với các đồng chí lãnh đạo cao nhất về việc xây dựng ĐHKV – thật là quá vinh dự và hiếm có. Đáng tự hào biết bao. Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ĐHTN, tôi và các đồng chí, các cộng sự của tôi đƣợc điều động từ các trƣờng thành viên về để làm việc từ những ngày đầu tiên xây dựng ĐHTN nhƣ các đồng nghiệp Lê Cao Thăng, Từ Quang Hiển, Trần Liên Hƣơng, Nguyễn Khắc Hùng, Ngô Văn Hải, Trần Đình Hoán, Nguyễn Văn Cự, Ma Thị Ngân, Vi Quế Thanh, Đinh Ngọc Trịnh, Ngô Văn Thịnh, Đỗ Thị Mai Hƣơng, Trịnh Quang Vinh, Trần Thị Việt Trung, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Khắc Sơn, Nguyễn Bá Viện, Nguyễn Văn Trại, Đỗ Văn Phƣơng, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Ánh Nguyệt, Vũ Đức Dục, Ngọc Côn Cƣơng, Ngọc Hùng, Nguyễn Phi Hùng, Lƣơng Bảo Ngọc, Nguyễn Thế Biều, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thị Bích Nga, Đỗ Thị Thu, Hà Thu Hiếu, Phạm Thị Đoan, Bùi Thị Ngƣ, Trƣơng Thị Thùy, Ngô Thị Sự, Trần Văn Phú, Phan Thanh Vụ, ... Đa phần đã nghỉ hƣu, một số đã mất (Nguyễn Văn Sửu, Lê Cao Thăng, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Thế Biều, Nguyễn Văn Đạm) chỉ còn một số rất ít, một số đã chuyển đi nơi khác. Chúng tôi tự hào là đã hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, những ngƣời đầu tiên xây dựng ĐHTN, dù mỗi ngƣời ở cƣơng vị và trách nhiệm khác nhau nhƣng quan trọng là chúng tôi đã đoàn kết thống nhất xây dựng ĐHTN bƣớc đầu có hiệu quả. 20 năm so với lịch sử một đơn vị thì cón quá ngắn nhƣng so với 1 con ngƣời thì cũng đáng tự hào khi đã góp sức lực và trí tuệ của mình để xây dựng đơn vị lớn mạnh. Bài viết này chắc chắn là còn chƣa nêu đầy đủ sự kiện mà chỉ mong ghi lại đƣợc một số cột mốc quan trọng của giai đoạn đầu xây dựng ĐHTN để các thế hệ tiếp theo phát huy trí tuệ nhằm xây dựng ĐHTN thành trung tâm đào tạo và NCKH xứng tầm của đất nƣớc Việt Nam. Bài viết này cũng còn là để bày tỏ long biết hơn của ĐHTN tới Đảng, chính phủ, các ban, bộ, ngành trung uowng với tỉnh bắc Thái (trƣớc đây) tỉnh Thái Nguyên và mong muốn đƣợc sự chỉ đạo, lãnh đạo, giúp đỡ tạo điều kiện hơn nữa để ĐHTN trƣởng thành và tiến bộ vững vàng. Thái Nguyên, 12/2/2014 Nguyễn Duy Lương 216
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.