Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường

pdf
Số trang Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 4 Cỡ tệp Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 109 KB Lượt tải Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 0 Lượt đọc Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 0
Đánh giá Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Những lời khuyên cho sinh viên mới ra trường 1. Không nên vội vã với những thông tin tuyển dụng Thông tin tuyển dụng bao giờ cũng đăng tải trong một thời gian nhất định vì vậy khi thấy bất kỳ thông tin tuyển dụng nào bạn không nên vội vã gửi ngay hồ sơ đi. Bạn nên biết rằng dù bạn là người gửi hồ sơ đầu tiên hay người cuối cùng thì nhà tuyển dụng cũng không quan tâm. Hãy dành thêm thời gian để xem xét kỹ loại công việc, tìm hiểu mức lương và sửa chữa lại CV cho phù hợp với vị trí đó. 2. Tận dụng mọi mối quen biết mà bạn có Ngoài những trang đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp, chính thống bạn nên tìm kiếm thông tin qua bạn bè, người thân. Ví dụ, có thể công ty của chị gái bạn làm việc đang cần tuyển thêm người và bạn có được lợi thế về thông tin, thời gian cũng như cơ cấu tuyển dụng của họ. 3. Phải biết rõ về công ty mình ứng tuyển Nếu muốn được trả lương cao nhưng công ty bạn ứng tuyển chỉ là một công ty nhỏ, thị trường hoạt động không rộng vậy làm sao họ có thể đáp ứng được yêu cầu lương của bạn. Vì vậy, trước khi ứng tuyển cho bất kỳ công ty nào bạn cần phải tìm hiểu về lĩnh vực công ty đó kinh doanh, mức lợi nhuận hằng năm của họ, hình ảnh của họ... 4. Biết chính xác công việc mình muốn Sinh viên mới ra trường còn quá ít kinh nghiệm để có thể nhận ra họ thích loại công việc nào. Tiêu chí họ thường nghĩ tới chỉ là mức lương và hợp với chuyên ngành họ học. Tuy nhiên, những tiêu chí để giúp bạn tìm được một công việc bạn thực sự yêu thích và có thể “tồn tại” lâu dài với chúng cần nhiều hơn thế. Ví dụ, bạn là người thích môi trường làm việc như thế nào? Bạn có thích một công việc thường phải công tác xa?... 5. Tôn trọng thời gian Đúng giờ là một đức tính quan trọng và cần thiết không chỉ trong cuộc sống riêng mà còn trong cả công việc. Ví dụ, nếu công ty trả cho mỗi nhân viên 50.000 đồng mỗi giờ và khi bạn đi muộn một cuộc họp để 5 người khác phải ngồi đợi bạn thì số tiền tổn thất sẽ là 300.000 đồng. Vì vậy, hãy tôn trọng giờ giấc của mọi người và mọi người cũng sẽ tôn trọng giờ giấc của bạn và đó cũng chính là tôn trọng công ty. 6. Xây dựng mọi mối quan hệ dựa trên niềm tin Tất cả các mối quan hệ đều dựa trên niềm tin, dù trong cuộc sống riêng hay trong công việc. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn luôn nghi ngờ rằng bạn không đưa cho họ các sản phẩm với giá và chất lượng tốt nhất, bạn sẽ khó có được những khách hàng thân thiết. Hãy luôn chân thật, cởi mở với mọi người để những mối quan hệ bạn có được lâu dài và vững chắc. 7. Nói là làm Có rất nhiều người dù đã có nhiều kinh nghiệm trong công việc nhưng vẫn thường có thói quen lười biếng chỉ tài nói nhưng lại không làm theo những gì mình nói ra. Trong môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh ngày nay, bạn có thể có nhiều ý tưởng nhưng bạn không biết cách hoặc không muốn bắt tay vào thực hiện thì bạn mãi vẫn là người thua cuộc. 8. Bạn sống với sự lựa chọn của mình Bạn là người đã đưa ra quyết định, đã chọn lựa vì thế dù kết quả của chúng có tốt hay xấu thì bạn là người phải chấp nhận. Vì thế rất quan trọng khi bạn tìm được một công việc như mơ ước, niềm đam mê đó sẽ giúp bạn thành công. Hãy lấy 4 tiêu chí: sự vui vẻ, tự do, tiền lương và mức độ công việc để nhận biết được công việc bạn cần tìm. Theo dantri
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.