NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4)

pdf
Số trang NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4) 15 Cỡ tệp NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4) 262 KB Lượt tải NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4) 0 Lượt đọc NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4) 76
Đánh giá NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4)
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG (4) Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường. Định nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về môi trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại, phát triển, các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn. I- Khái niệm viết báo về môi trường 1- Định nghĩa rộng Viết báo về môi trường không chỉ bao hàm viết về những sự kiện môi trường. Định nghĩa về môi trường bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động khác. Do đó viết về môi trường cũng có nghĩa là viết về sức khỏe, kinh tế, chính trị, thương mại, phát triển, các nguồn vật chất và các vấn đề khoa học rộng lớn. Tóm lại, những quan hệ tương tác với các yếu tố môi trường nuôi sống và phục vụ con người, cóa khả năng làm thay đổi môi trường do sử dụng, phân phối hay lại phá vỡ các nguồn tài nguyên của nó, tất cả hợp lại như là một đề tài cho lĩnh vực viết về môi trường. 2-Định nghĩa hẹp Viết báo về môi trường là phản ánh những mối quan tâm về môi trường với cấp độ liên tục, từ cấp độ quốc tấ tới cấp độ khu vực, quốc gia, cơ sở... cho đến cấp độ cá nhân, bao hàm những vấn đề cần giải quyết cũng như những hoạt động tích cực. 3-Đề tài về môi trường Đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực, theo khái niệm về môi trường đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên trong đề tài viết báo về môi trường có nhiều cấp độ khác nhau như sau: 1-Đề tài cấp độ quốc tế: Bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến những vấn đề rộng lớn có tính toàn cầu, khu vực như sự bùng nổ dân số, sự nghèo đói, nạn dịch và bệnh tật, nạn thiếu nước sạch, nạn ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, nạn sa mạc hoá, lỗ thủng tầng ô dôn, động vật tuyệt chủng, sự chuyển giao công nghệ... 2-Đề tài cấp độ Quốc gia: Những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến toàn quốc, có tính quốc gia như trong lĩnh vực đô thị hoá, ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và không khí, các dự án lồng ghép bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các loại hoá chất, quản lý đất đai, diệt trừ côn trùng có hại... 3-Những cấp độ thấp hơn: Như giữ gìn môi trường khu phố, làng bản thôn xóm, phòng tránh dịch bệnh, ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh... Tóm lại: đề tài viết báo về môi trường rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, nông nghiệp...và được thể hiện theo sự phân chia các trang, mục, chuyên đề...trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình báo chí. II - Cách tìm ý tưởng, đề tài cho bài báo viết về vấn đề môi trường. 1-Tìm ý tưởng, đề tài qua thực tế Có thể tìm các ý tưởng, đề tài viết báo về môi trường qua các chuyến đi khảo sát tình hình thực tế. Theo chúng tôi, có thể có 2 trường hợp như sau: 1-các ý tưởng, đề tài về môi trường đã xuất hiện, hình thành và có sẵn trong đầu, trong khi bạn chưa tiến hành đi thực tế. Trong trường hợp này thì các chuyến đi thực tế mà bạn thực hiện tiếp sau đó chủ yếu hướng theo các ý tưởng, đề tài mà bạn đã có sẵn, nhằm tìm các tư liệu phục vụ cho ý tưởng, đề tài đó. Nói cách khác là bạn đang tìm tư liệu để “minh hoạ” cho các đề tài của bạn. Sau khi đã hoàn thành các chuyến đi, bạn đã “thu nạp” đủ các tư liệu cho bài viết, khi đó bạn sẽ có thể ngồi vào bàn để hoàn thành bài viết về môi trường của mình. Ví dụ: Bạn có ý định viết một bài báo thật cụ thể về nạn phá rừng. Như vậy là bạn đã có sẵn ý tưởng về đề tài. Vậy bước tiếp theo cần phải làm gì để thực hiện đề tài đó? trước hết bạn sẽ nghiên cứu xem tại những địa phương nào trên cả nước đang xảy ra nạn phá rừng? Sau khi đã có danh sách những địa phương đó, bạn sẽ lại nghiên cứu xem những địa phương nào nạn phá rừng đang xảy ra một cách trầm trọng và điển hình nhất mà khi đưa lên mặt báo sẽ “đánh động” đến dư luận, có hiệu quả tuyên truyền cao nhất? và khi bạn đã có trong tay danh sách những địa phương xảy ra nạn phá rừng trầm trọng, đáp ứng những yêu cầu mà bạn đặt ra, bạn sẽ lại phải làm tiếp một việc nữa: lựa chọn trong số đó, địa phương nào mà bạn có thể tiếp cận được một cách thuận lợi nhất? Chỉ sau khi hoàn thành tất cả những bước đó, bạn mới có thể tiến hành chuyến đi thực tế, tìm kiếm những tư liệu cần thiết cho bài báo của bạn. 2-Bạn tiến hành các chuyến đi thâm nhập thực tế, trong khi chưa có một ý tưởng, đề tài nào về môi trường trong đầu. Rất nhiều trường hợp bạn muốn viết những bài báo về môi trường. Tuy nhiên cho tới lúc này, bạn vẫn chưa có một ý tưởng, đề tài nào trong đầu. Vậy bạn sẽ làm thế nào? Bạn sẽ đi thực tế. Đó cũng là một cách làm tốt để tìm ý tưởng, đề tài cho các bài báo viết về môi trường. Bởi vì trong nghề viết báo, nếu cứ thường xuyên nằm “cố thủ” trong phòng làm việc tại các toà soạn, ít cọ sát với thực tế, thiếu vốn sống kinh nghiệm và sự từng trải thì khó có thể tưởng tượng được thực tiễn muôn màu muôn vẻ, phong phú và đa dạng tại các địa phương, cơ sở. Đặc biệt lại là các vấn đề về môi trường đang luôn luôn có nhiều biến động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống, xã hội. Chính vì vậy, khi đã đắm mình trong cái thực tiễn “ngồn ngộn và đầy ắp những tư liệu” của cuộc sống, bạn sẽ có rất nhiều những cơ hôi để nắm bắt thông tin, tư liệu để tìm tòi, xác định những ý tưởng, đề tài của những bài báo viết về môi trường mà bạn sẽ bắt tay vào viết. Ví dụ: Toà soạn phân công bạn thực hiện một bài viết về môi trường. Nhưng cho đến lúc này bạn vẫn chưa suy nghĩ được một đề tài nào. Bạn bèn làm một chuyến đi điền dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, khi đến địa phận huyện Đông Sơn, Bạn phát hiện ra rất nhiều lò vôi đang đốt nghi ngút khói suốt ngày đêm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và ô nhiễn môi trường sống của dân cư trong vùng. Và như vậy bạn đã có một đề tài cụ thể cho bài báo viết về môi trường của mình. 2-Tìm ý tưởng - đề tài qua những cuộc hội nghị, hội thảo. Đây cũng là một trong những nguồn quan trọng để bạn có thể khai thác các ý tưởng, đề tài các bài báo viết về môi trường. Bởi vì ngày nay vấn đề môi trường đang được đặt ra như một vấn đề có tính sống còn đối với nhân loại, được dư luận hết sức quan tâm. Chính vì vậy, thời gian này có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về vấn đề môi trường, với cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương...đang liên tiếp được tổ chức. Rất nhiều vấn đề về môi trường được đặt ra và bàn luận trong các hội nghị, hội thảo đó. Và nếu bạn đang chuẩn bị viết những bài báo về môi trường, không có gì tốt hơn cho việc tìm đề tài qua các hội nghị hội thảo như vậy. Nếu tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo đó, chắc chắn bạn sẽ tha hồ mà nắm bắt các ý tưởng, đề tài và cả rất nhiều nhiều tri thức trong lĩnh vực môi trường để thực hiện các bài viết của mình. Ví dụ1: Sau khi tham dự cuộc Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, bàn về vấn đề khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho khu vực dân cư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, các nhà báo sẽ nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng trong lĩnh vực này để từ đó nảy sinh và thực hiện một loạt những bài báo tuyên truyền cho vấn đề trên. Ví dụ 2: Sau khi tham gia hội thảo về vấn đề phòng chống đại dịch thế kỷ HIVAIDS do UB phòng chống HIV-AIDS Việt Nam phối kết hợp với Diễn đàn Nhà báo và Môi trường Việt Nam (VFEJ) tổ chức, các nhà báo sẽ có thể nắm bắt được nhiều ý tưởng, đề tài về phòng chống căn bệnh thế kỷ, bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống trong lành mạnh của nhân loại... 2-Tìm ý tưởng, đề tài qua sách báo, tạp chí Theo chúng tôi, sách báo và tạp chí cũng là một nguồn khá quan trọng để những người viết báo về môi trường có thể khai thác để truy cập, tìm tòi ý tưởng, đề tài. Trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, với cùng một đề tài về môi trường như nhau, nhưng với đặc trưng khác nhau, mỗi loại hình báo chí, kể cả các báo chí có chung một loại hình (như báo viết, báo hình...) nhưng có tôn chỉ mục đích khác nhau, vẫn có thể đăng tin, bài khác nhau phục vụ cho mục đich tuyên truyền về môi trường nói riêng, cũng như tất cả các loại đề tài khác nói chung. Chính vì vậy, báo chí có thể khai thác lại, sử dụng lại đề tài về môi trường của nhau, và sau đó có cách thể hiện với đặc trưng riêng của mình về đề tài mà báo bạn đã trình bày, theo một cách thức mà chỉ riêng mình mới có. Cũng với ý nghĩa trên, báo chí có thể khai thác đề tài, tìm tư liệu để thực hiện các bài viết về môi trường qua các loại sách vở, tạp chí. Đó là các loại sách viết về đề tài môi trường, hoặc các đề tài gần gũi với vấn đề môi trường. Thậm chí ngay cả trong các loại sách vở, tạp chí về các lĩnh vực khác như văn học, lịch sử, kinh tế, chính trị...cũng vẫn có thể khai thác những ý tưởng, đề tài để dựa vào đó thực hiện những bài viết báo về môi trường. Ví dụ1: báo “Sức khoẻ và Đời sống” số cuối tháng 10- 2004 có bài viết về nạn rác thải y tế. Bài báo đã nêu lên một thực trạng đáng báo động về sự gây ô nhiễm môi trường sống của người dân đô thị. Sau đó trên báo “Người Lao đông” số đầu tháng 11-2004 cũng có bài viết về vấn đề này, nhưng dưới giác độ bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trước nạn xả rác thải y tế bừa bãi của các cơ sở y tế. Như vậy, có thể tác giả của báo “Người Lao động” đã tham khảo và khai thác đề tài rác thải y tế của báo “Sức khoẻ và Đời sống”, nhưng đã có một cách thể hiện khác với đặc trưng của báo mình, và bài báo cũng đã gây được sự chú ý của dư luận. Ví dụ 2: Qua cuốn truyện viết cho thiếu nhi “Mùa hè cuối cùng” của nhà văn Đào Hữu Phương, ta có thể thấy bối cảnh dòng sông Mã chảy qua vùng quê Thanh Hoá, đoạn sông qua huyện Thọ Xuân xưa kia là một dòng sông rất trong xanh thơ mộng, là nơi bọn trẻ chăn trâu có thể đằm mình tắm táp và bơi lội suốt ngày. Nhưng hiện nay đoạn sông trên đã bị ô nhiễm khá nặng nề bởi nước thải của nhiều nhà máy, trong đó có nhà máy đường, nhà máy giấy...đóng trên địa bàn địa phương. Bọn trẻ đã từ lâu thôi không dám bơi lội trên dòng sông hiện nay nước không còn trong xanh như xưa. Và những đàn cá chết nổi lập lờ trắng bụng trên con sông đã là một lời cảnh báo nặng nề đối với sự tàn phá của con người... Như vậy, chỉ đọc qua cuốn truyện viết cho thiếu nhi trên, người cầm bút đã có thể rút ra rất nhiều ý tưởng, đề tài cho các bài báo viết về môi trường của mình. 3-tìm đề tài qua các loại tài liệu khác (văn kiện, chính sách...) Đây cũng là một nguồn khá quan trọng có thể khai thác để qua đó có thể tìm được nhiều ý tưởng, đề tài viết báo về môi trường. ví dụ thông qua các điều luật, chính sách, nghị định... về bảo vệ môi trường, nạn phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép... nhà báo có thể nắm bắt và viết những bài báo về những lĩnh vực trên. Đây cũng chính là những lĩnh vực “xung yếu” trong vấn đề môi trường... II- Nghiên cứu ý tưởng - đề tài, thu thập tài liệu cần thiết để có thể bắt tay thực hiện bài viết. Sau khi thông qua các nguồn mà chúng ta đã phân tích như trên, nhà báo đã có sẵn ý tưởng, đề tài cho bài báo viết về môi trường của mình. Có thể nói nhà báo đã có phần “xương cốt”, cần đắp thêm “phần da thịt” để hoàn chính một tác phẩm báo chí phản ánh về môi trường. Vậy bước tiếp theo cần phải làm gì? Trước hết, cần nghiên cứu kỹ ý tưởng, đề tài mà mình muốn viết. Phải cân nhắc, xem xét với ý tưởng, đề tài đó, cần phải có các tư liệu, thông tin nào để “minh hoạ”, có thể tập trung làm nổi bật ý tưởng, đề tài của bài báo, tạo hiệu quả và sức thuyết phục cao nhất. Sau khi đã xác định được các tư liệu, thông tin cần thiết cho bài báo. để có được những thông tin, tư liệu cần thiết đó, nhà báo cần thực hiện, tác nghiệp nhiều biện pháp có tính nghiệp vụ chuyên môn như sau: Tiến hành những chuyến đi thâm nhập thực tế, đi điền dã, tiến hành các cuộc điều tra... để thu thập tài liệu cho bài viết. Tiến hành các cuộc trao đổi, phỏng vấn những người có trách nhiệm, những nhân chứng, những người có liên quan lấy thêm những thông tin cần thiết để hoàn chỉnh bài viết. Sau khi đã có đủ tư liệu, thông tin cần thiết, bước cuối cùng nhà báo cần bố trí, sắp xếp, hệ thống lại “kho” tư liệu cho hoàn chỉnh để bắt tay vào viết bài. Ví dụ: Một nhà báo đang thực hiện loạt bài phóng sự viết về nạn phá rừng ở tỉnh Đắc Lắc. Như vậy, anh ta cần phải có mặt tại các khu rừng đang bị tàn phá ở Đắc Lắc, để tiến hành các cuộc điều tra, thâm nhập thực tế, thu thập các số liệu, cứ liệu, chụp ảnh để minh hoạ cho bài viết. Cạnh đó, nhà báo cần phải tiến hành một số vài cuộc phỏng vấn với một số người có trách nhiệm: Các vị quan chức địa phương như chủ tịch xã, huyện, tỉnh sở tại, đại diện cho cơ quan chức năng địa phương như như công an xã, huyện, tỉnh, bộ đội biên phòng, chi cục kiểm lâm… trao đổi với vài người khác có liên quan như những nhân chứng, những người dân địa phương có chứng kiến vụ việc xảy ra; thậm chí nhà báo đó cũng có thể gặp gỡ, trao đổi với những đối tượng có liên quan đến nạn phá rừng... qua các cuộc phỏng vấn, trao đổi và gặp gỡ đó, nhà báo sẽ có thêm nhiều tư liệu, thông tin cần thiết. Sau khi đã có đầy đủ tư liệu cần thiết cho một bài phóng sự về nạn phá rừng ở Đắc Lắc, nhà báo cần sắp xếp, hệ thống lại những tư liệu đã thu nhận được theo một trình tự thật lô-gíc. Và bây giờ thì chỉ còn mỗi một việc là bắt đầu bắt tay vào viết bài phóng sự của mình. III- Những điều cần chú ý khi viết báo về môi trường 1 -Vấn đề môi trường thường là một vấn đề có tính tổng hợp, liên quan tới nhiều mặt khác nhau như đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá.... cạnh đó, vấn đề môi trường thường kéo dài, có khi qua nhiều thế hệ. Vì thế bài báo viết về MT cần chú ý đến tính tổng hợp và tính liên tục, tính quá trình. 2-Bài viết về MT thường chứa đựng yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin…do đó nhà báo khi viết về đề tài môi trường, phải có kiến thức và am hiểu về các lĩnh vực trên. Nếu thiếu chuyên môn hoặc chưa hiểu rõ, cần trao đổi thêm với các nhà chuyên môn về vấn đề này. Người viết cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn và diễn đạt sao cho bạn đọc có thể hiểu được các thuật ngữ này. Nói cách khác là cố gắng đơn giản hoá những thuật ngữ và vấn đề khó hiểu để công chúng có thể nắm bắt được vấn đề. 3- Có thể nhiều lĩnh vực khác cũng liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau. Nhưng đặc biệt vấn đề môi trường có liên quan đến quá nhiều người, quá nhiều tổ chức và các khía cạnh khác nhau. Rất phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố kỹ thuật. Nên nó thường gây khó khăn cho nhà báo khi viết vì cần phải cân bằng nhiều quan điểm khác nhau. Một số nhà báo dung hoà bằng cách cân bằng theo tính định lượng các nhóm ý kiến khác nhau, hoặc đề cập đến các ý kiến ngang bằng nhau. Một số nhà báo khác cố gắng đánh giá cái đã “được khoa học công
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.