Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013

pdf
Số trang Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013 3 Cỡ tệp Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013 243 KB Lượt tải Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013 0 Lượt đọc Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013 4
Đánh giá Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của bệnh nhân được chẩn đoán viêm tủy có hồi phục tại trung tâm điều trị chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

tràng thấp. Chuyên đề phẫu thuật nội soi can thiệp, Tạp chí Y học Việt Nam. 2006;2:131-7. 2. Trần Minh Hoàng, Lê Quang Nghĩa. Kết quả sớm của phẫu thuật cắt trước thấp trong điều trị ung thư trực tràng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2008;4:62-70. 3. Nobuyoshi M. Short-term outcome laparoscopic surgery for rectal cancer. Keio J Med. 2008;57 (3):150-4. 4. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh và Nguyễn Quốc Thái. Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010;14, phụ bản của Số 1:119-23. 5. Hasegawa H IY, Nishibori H,, Endo T WM, Kitajima M. Short- and midterm outcomes of laparoscopic surgery compared for 131 patients with rectal and rectosigmoid cancer. Surg Endosc. 2007 June;21(6):920–4. 6. Staudacher C DPS, Tamburini, A VA, Orsenigo E. Total mesorectal excision (TME) with laparoscopic approach: 226 consecutive cases. Surg Oncol. 2007 Dec;16 Suppl 1:S113–6. 7. Rezvani M FJ, Fassler SA,, Harper SG NJ, Zebley DM. Outcomes in patients treated by laparoscopic resection of rectal carcinoma after neoadjuvant therapy for rectal cancer. JSLS. 2007 Apr– Jun;11(2):204–7. 8. Laurent C LF, Gineste C, Saric, J RE. Laparoscopic approach in surgical treatment of rectal cancer. Br J Surg. 2007 Dec;94(12):1555–61. 9. Phạm Văn Bình* Nguyễn Văn Hiếu*, Nguyễn Văn Xuyên**, Hoàng Mạnh Thắng*, Nguyễn Hoàng Minh*, Trịnh Lê Huy*. Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp tại bệnh viện K. Tạp chí Y Học thực hành. 2010;5:37-43. NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQ CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ CHẤT LƯỢNG CAO, VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT TỪ THÁNG 9/2012 ĐẾN THÁNG 1/2013 PHẠM THỊ HẠNH QUYÊN, PHẠM THỊ TUYẾT NGA, TRỊNH THỊ THÁI HÀ Viện Đào tạo RHM, Trường Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Mục đích: Bệnh lý tủy là bệnh lý hay gặp trong răng hàm mặt. Phát hiện bệnh lý tủy giai đoạn sớm giúp tỷ lệ bảo tồn tủy cao hơn. Nghiên cứu nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ của các bệnh nhân nhằm có biện pháp điều trị thích hợp. Mục tiêu: Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và XQ của nhóm bệnh nhân viêm tủy có hồi phục đến khám tại Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Viện Đào tạo RHM từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân tới khám tại trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Viện Đào tạo RHM. Bệnh nhân được khám, làm các thử nghiệm tủy, chụp XQ và làm bệnh án chi tiết. Kết quả: 100% các bệnh nhân tới khám dưới 30 tuổi. Nam có 7 bệnh nhân chiếm 33,3%, nữ 14 bệnh nhân chiếm 66,7%. Vị trí các tổn thương thường gặp thứ tự là: mặt ngoài (43,3%), mặt nhai (40%), còn lại là phối hợp giữa hai mặt (16,7%). Trong nghiên cứu không thấy có tổn thương mặt trong, mặt gần,mặt xa. Thăm khám lâm sàng kết hợp XQ để xác định độ sâu của tổn thương và tương quan với tủy thấy nhóm tổn thương mặt ngoài có độ sâu > 3mm chiếm tỷ lệ 23,3%, nhóm tổn thương mặt nhai có độ sâu > 3 mm là 13,3% và nhóm phối hợp có tổn thương sâu hơn 3mm là 3,3%. Đối với các răng có độ sâu tổn thương < 3mm tỷ lệ gặp ở mặt ngoài là 20%, mặt nhai là 26,7%. Kết luận: Tất cả các bệnh nhân được khám đều <30 tuổi. Bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Các răng trong nghiên cứu hầu hết là răng hàm lớn, rất ít răng hàm nhỏ. Vị trí tổn thương chủ yếu là mặt ngoài 38 và mặt nhai. Độ sâu của tổn thương chủ yếu là <3mm. Từ khóa: Viêm tủy có hồi phục. SUMMARY Object: Remark clinical and radiologic features of reversible pulpitis patients at Institute of OdontoStomatology, Hanoi Medical University. Methods: cross-sectional descriptive study on 30 cases seeking medical care at Institute of Odonto – Stomatology, Hanoi Medical University. Patients were examined, get pupal tests, take X-rays and have detailed medical records. Result: 100% of patients were under 30 years of age. 7 male patients accounted for 33.3%, female 14 patients accounted for 66.7%. Placement of common injure is: the buccal (43.3%), occlusal (40%), the rest is coordination between the two sides (16.7%). In the study there were no injuries in lingual, distal and mesio side. Clinical examination, radiologic combined to determine the depth of the lesion and correlated with the pulp. Bucal injuries group with depth > 3mm percentage of 23.3%, the occlusial surface damage depth> 3 mm is 13.3%, and group collaboration > 3mm deep injury is 3.3%. For lesions that have depth <3 mm on the buccal side encounter rate is 20%, 26.7% is occlusal surface. Conclusion: All patients were under 30 years of age. More female than male patients. The teeth in studies were molars and bicuspids. Location lesions mainly on the buccal and occlusial surfaces. The depth of the lesion mainly <3 mm Keywords: Reversible pulpitis Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý tủy là bệnh lý hay gặp trong chuyên khoa răng hàm mặt. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Tủy sẽ bị hở và nhiễm khuẩn, cần điều trị lấy tủy toàn bộ, vừa đau đớn, tốn kém, mất thời gian của bệnh nhân và bác sĩ, phá hủy nhiều tổ chức cứng của răng. Bảo tồn được tủy làm cho mô răng bền vững và mô nâng đỡ răng khỏe mạnh [1][2]. Phát hiện bệnh lý tủy giai đoạn sớm giúp tỷ lệ bảo tồn được tủy cao hơn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tủy có hồi phục tại trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Viện đào tạo RHM từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013. 2. Nhận xét đặc điểm XQ của nhóm bệnh nhân trên. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến hết tháng 1/2013 tại trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt. 2. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân tới khám tại trung tâm được chẩn đoán là viêm tủy có hồi phục. -Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân hợp tác, bệnh nhân không bị mắc bệnh toàn thân cấp tính hoặc tâm thần. Răng có đau buốt khi có kích thích hoặc có cơn đau tự nhiên, thoáng qua. Cơn đau ngắn từ 3-5 phút, khoảng cách giữa các cơn đau xa, đau không lan. Khám lâm sàng thấy lỗ sâu lớn đang tiến triển hoặc tổn thương lớn, tổ chức cứng của răng không do sâu nhưng không có điểm hở tủy. Răng không lung lay. Thử nghiệm lạnh kết quả dương tính hoặc khi khoan thử bệnh nhân đau buốt. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có bệnh toàn thân cấp tính, bệnh nhân bị viêm quanh răng, lỗ sâu trên răng 8, bệnh nhân có tủy chết hoặc tiền sử có cơn đau tủy, bệnh nhân không có điều kiện kiểm tra lại theo hẹn. 3. Chọn mẫu: chọn cỡ mẫu thuận lợi cho nghiên cứu là 30 răng. 4. Các biến số trong nghiên cứu - Các thông tin về tuổi, giới - Thăm khám phát hiện các tổn thương bằng bộ khay khám thông thường. - Xác định răng bị tổn thương viêm tủy có hồi phục. - Vị trí tổn thương trên răng: mặt nhai, mặt ngoài,mặt trong, mặt gần, mặt xa,tổn thương phối hợp. - Xác định kích thước tổn thương theo 3 chiều trong không gian. Độ sâu biểu hiện tương quan với tủy được đo bằng cây thăm dò nha chu. - Khám phát hiện các bệnh lý kèm theo như viêm lợi, viêm quanh răng - Chụp phim đánh giá độ sâu của đáy tổn thương, tương quan với tủy và phát hiện các tổn thương phối hợp khác. Để hạn chế sai số, đặt một đoạn gutta có kích thước xác định vào sensor của máy chụp XQ để xác định tỷ lệ phóng đại của phim. 5. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới <30 Nam Nữ Tổng n 7 14 21 % 33,3 66,7 100 n 0 0 0 30-45 % - Tổng n 7 14 21 % 33,3 66,7 100 Nhận xét: Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 30 răng trên 21 người, trong đó có 7 nam chiếm 33,3%, nữ có 14 người chiếm 66,7%. 100% bệnh nhân thuộc nhóm trẻ tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 28 tuổi. 2. Phân bố theo răng Bảng 2: Phân bố tổn thương trên các răng Răng hàm nhỏ hàm dưới Răng hàm lớn hàm dưới Răng hàm nhỏ hàm trên Rămg hàm lớn hàm trên Tổng Tần số (n) 2 19 0 9 30 Tỷ lệ (%) 6,7% 63,3% 0% 30% 100% Nhận xét: Hầu hết các răng trong nghiên cứu đều là răng hàm lớn (93,3%), trong đó răng hàm lớn hàm dưới hay gặp nhất (63,3%). Chỉ có 6,7% là răng hàm nhỏ. 3. Phân bố theo vị trí tổn thương. Bảng 3: Phân bố theo vị trí tổn thương trên răng Mặt răng Ngoài Nhai Phối hợp Tổng Tần số (n) 13 12 5 30 Tỷ lệ (%) 43,3% 40% 16,7% 100% Nhận xét: Vị trí các tổn thương thường gặp chủ yếu là mặt ngoài (chiếm 43,3%), mặt nhai (chiếm 40%), còn lại là tổn thương phối hợp giữa các mặt (chiếm 16,7%). Trong nghiên cứu không thấy có tổn thương mặt trong, mặt gần, mặt xa. 4. Phân bố độ sâu tổn thương theo vị trí tổn thương Bảng 4: Phân bố độ sâu tổn thương theo vị trí tổn thương Mặt ngoài Mặt nhai Phối hợp Tổng <=3mm n % 6 20 8 26,7 4 13,3 18 60 >3mm n % 7 23,3 4 13,3 1 3,3 12 40 Tổng n 13 12 5 30 % 43,3 40 16,7 100 Nhận xét: Tổn thương < 3mm chiếm 60%, trên 3mm chiếm 40%. Nhóm tổn thương mặt ngoài có độ sâu > 3mm chiếm tỷ lệ 23,3% cao hơn nhóm có độ sâu > 3mm ở mặt nhai (13,3%) và mặt phối hợp (3,3%). Nhóm có độ sâu < 3mm có tỷ lệ mặt ngoài và mặt nhai xấp xỉ nhau (20% và 26,7%). BÀN LUẬN Trong tổng số 21 bệnh nhân có răng có triệu chứng viêm tủy không hồi phục, số lượng bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 30. Trong đó Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 39 bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 28 và ít tuổi nhất là 18. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 21,9 với độ lệch chuẩn là 2,5. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hưng (2009) lượng bệnh nhân ở nhóm tuổi này chiếm 54,7%. [3] Sở dĩ có sự khác biệt này là do chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu là trung tâm chất lượng cao, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà nội nên lượng bệnh nhân chủ yếu là sinh viên và cán bộ của trường. Trong khi đó đề tài nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hưng thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đống đa Hà nội nên lượng bệnh nhân đa dạng và bao gồm nhiều lứa tuổi hơn. Bệnh nhân trẻ tuổi cũng thuận lợi hơn cho quá trình điều trị bảo tồn tủy vì mô quanh răng khỏe mạnh hơn, Người trên 45 tuổi không còn chỉ định chụp tủy bảo tồn tuỷ mà phải lấy tủy toàn bộ.[5] Sự phân chia về giới trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có sự chênh lệch giữa hai giới nam và nữ (nam chiếm 33,3%, nữ chiếm 66,7%).Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Giải thích cho vấn đề này có thể là do sự quan tâm tới sức khỏe của nữ giới nhiều hơn và nhạy cảm với đau hơn nam giới nên theo dõi và khám răng miệng sớm hơn nam giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi các răng tổn thương hầu hết là răng hàm lớn, chỉ có 2 trường hợp là răng hàm nhỏ, không có răng cửa hay răng nanh. Điều này được giải thích dựa trên cấu trúc giải phẫu của răng hàm lớn và vị trí của nó. Răng hàm lớn có kích thước lớn, có nhiều hố rãnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và phát triển hơn các răng trước. Mặt khác, răng hàm lớn nằm ở vị trí phía trong và khó vệ sinh hơn các răng phía ngoài. Đây cũng là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh sâu răng.[1][4] Kích thước chiều sâu của tổn thương trên nhóm răng nghiên cứu chủ yếu nằm trong khoảng từ 3-4 mm. Có 2 trường hợp có kích thước tổn thương là 2,5 mm đều là tổn thương phối hợp giữa hai mặt và đều nằm trên răng hàm nhỏ. Kết quả này chỉ ra rằng các tổn thương phối hợp sớm ảnh hưởng đến tủy ngay từ khi kích thước lỗ sâu chưa quá lớn.[5] KẾT LUẬN - Trong số bệnh nhân nghiên cứu nam chiếm 33,3%, nữ chiếm 66,7%. Tất cả các bệnh nhân đều dưới 30 tuổi. - Các răng trong nghiên cứu chủ yếu là răng hàm lớn (93,3%), rất ít răng hàm nhỏ (6,7%), không có răng cửa và răng nanh. - Vị trí tổn thương chủ yếu gặp ở mặt ngoài (43,3%) và mặt nhai (40%). Tỷ lệ tổn thương phối hợp trên hai mặt răng là 16,7%. - Độ sâu của nhóm tổn thương <= 3m chiếm tỷ lệ 60%, nhóm > 3mm chiếm 40%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Thị Thái Hà (2010),” Bệnh lý tủy” – Tài liệu giảng dạy bộ môn chữa răng và nội nha, Trường Đại học Y Hà Nội 2. Nguyễn Mạnh Hà (2010), “Bệnh lý tủy răng và phương pháp điều trị” – Sâu răng và các biến chứng. 3. Nguyễn Vũ Hưng (2009), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và XQ nhóm bệnh nhân viêm tủy có hồi phục được chụp tủy gián tiếp bằng Dycal và ZOE” – luận văn thạc sỹ y học,Trường Đại học Y Hà Nội 4. Lê Thị Kim Oanh, (2010) “ Sinh lý học của răng” Tài liệu giảng dạy bộ môn chữa răng và nội nha, Trường Đại học Y Hà Nội 5. Mai Đình Hưng (1996), “Sâu răng – chăm sóc răng miệng ban đầu” – tập bài giảng sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội. KÕT QU¶ §IÒU TRÞ G·Y KÝN §ÇU D¦íI X¦¥NG C¸NH TAY B»NG KÕT HîP X¦¥NG B£N TRONG T¹I BÖNH VIÖN 103 §Æng Hoµng Anh Bệnh viện 103 TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị 45 BN gãy kín đầu dưới xương cánh tay loại C (theo phân loại của AO) bằng kết hợp xương bên trong tại Bệnh viện 103 từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2013. Tuổi trung bình là 36,6. Phân loại theo tổn thương gồm 19 BN gãy loại C1, 23 BN gãy loại C2 và 3 BN gãy loại C3. Kết quả liền vết mổ kỳ đầu là 93,33%, biến chứng nhiễm khuẩn nông là 6,67%. Đánh giá kết quả xa 40 BN theo thang điểm của Morrey đạt tỷ lệ 88,90% với thời gian theo dõi trung bình là 30,05 tháng. Kết quả rất tốt là 22 BN (55%), tốt là 10 BN (25%), trung bình là 6 BN (15%) và kém là 2 BN (5%). Từ khóa: Gãy kín đầu dưới xương cánh tay, Bệnh viện 103 40 SUMMARY EVALUATION RESULTS OF TREATMENT OF THE CLOSE FRACTURES OF THE DISTAL HUMERUS BY INTERNAL OSTEOSYNTHESISAT 103 HOSPITAL The study evaluated the results of treatment of 45 patients with close fractures of the distal of humerus by internal steosynthesis at Department for Othorpaedics and Traumatology at Military Hospital 103 during the times since June/2007- June/2013. Age mean: 36.6 years. The classification including 19 patients with C1, 23 patients C2 and 3 patiens C3. The rate of skin heal on the primary period is 93.33%, infection is 6.67%. Evaluation of long timer results follow-up Morrey score, an average duration is 30.05 months. The rate of bone heal and restore of the Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.