Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi

pdf
Số trang Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi 7 Cỡ tệp Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi 142 KB Lượt tải Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi 0 Lượt đọc Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi 0
Đánh giá Nhân viên xã hội – Tác nhân của sự thay đổi
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2006. 2. Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở - Bán công, TP. HCM, 1999. 3. Lê Chí An (biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 1998. 4. Nguyễn Thị Nhẫn (biên dịch), Công tác xã hội với trẻ em, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2002. 5. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2000. 6. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998. 7. TS. MaryAnn Forgey, TS. Carol S. Cohen, Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 1997. Đại học Đồng Tháp 54 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" NHÂN VIÊN XÃ HỘI – TÁC NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI CN. Nguyễn Thanh Nguyên Giảng viên Khoa Vật lý - Trường ĐHĐT Khi đề cập đến các lĩnh vực xã hội (XH) chúng ta liên tưởng ngay đến các lĩnh vực quan trọng trong đời sống cộng đồng như: Chính sách XH; an sinh XH; khuyết tật; sức khỏe; gia đình và phụ nữ; trẻ em và thanh niên; người cao tuổi; lĩnh vực HIV/AIDS… đó là những vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm sâu sát. Để có được một XH công bằng, lành mạnh, hạn chế tối đa các hành vi trái với pháp luật, mọi người luôn vì nhau, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn để có một cuộc sống ổn định… thì vai trò của nhân viên XH càng quan trọng hơn, khó khăn hơn trong giai đoạn hiện nay.Trong những năm gần đây ở nước ta đã nở rộ phong trào từ thiện và hoạt động XH giúp đỡ hữu ích cho biết bao người dân có hoàn cảnh và số phận không may mắn. Ở đây cần phân biệt rõ giữa công tác XH chuyên nghiệp và công tác từ thiện: - Công tác từ thiện: Mục đích do nhân đạo, phương pháp xin-cho, vận động, giải quyết cấp thời, quan hệ nhất thời, ban ơn và người được giúp thụ động, ỷ lại, kết quả không bền vững. - Công tác xã hội chuyên nghiệp: lợi ích của thân chủ là mối quan tâm hàng đầu, phương pháp khoa học, phát huy tiềm năng của thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, kết quả bền vững. Đội ngũ những người làm công tác XH đang là việc khá đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau: Từ các cơ sở đào tạo, y tế, bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức giúp đỡ cá nhân - gia đình - cộng đồng, các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động công nghiệp. Công tác XH hướng đến các đối tượng đa dạng về lứa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, mức sống, tôn giáo, cũng như có những năng lực cá nhân và XH khác nhau.[1] Công tác XH ngày nay đặt trọng tâm vào tổng thể và toàn bộ con người cũng như đặt nặng vai trò của gia đình - gia đình được xem như trường hợp trong công tác XH. Mặc dù gia đình hiện đại đang thay đổi và nhiều hình thức hôn nhân mới xuất hiện nhưng gia đình vẫn là thiết chế cơ bản trong XH và theo đúng nghĩa của nó gia đình là yếu tố Đại học Đồng Tháp 55 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" trọng tâm trong công tác XH.[3]. Công tác XH xem việc vận dụng các tài nguyên cộng đồng để giúp con người là rất quan trọng, nó nhấn mạnh ba tiến trình căn bản: công tác XH cá nhân; công tác XH nhóm và tổ chức cộng đồng. - Công tác XH cá nhân bao gồm: mối quan hệ gần gũi, mặt đối mặt chủ yếu trên cơ sở cá nhân nhân viên XH với cá nhân than chủ – trong khi làm việc với con người và vấn đề của họ. - Công tác XH nhóm sử dụng nhóm như công cụ mang đến sự thay đổi mong muốn trong việc thực hiện chức năng XH với những người có vấn đề. - Tổ chức cộng đồng là cách tiếp cận liên nhóm nhằm giải quyết vấn đề thuộc bệnh lý học XH, nó nhằm tăng cường sự nhận diện nắm bắt các nhu cầu cộng đồng và tìm cách đáp ứng. Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: - Những rào cản trong xã hội - Sự bất công. - Và sự bất bình đẳng. Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm ...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...); Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để dáp ứng các nhu cầu đó. Nghề công tác xã hội luôn quan tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ. Môi trường sống bao gồm: môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, cơ quan & đồng nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...) Đại học Đồng Tháp 56 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Vậy trên phương diện đấy thì người làm công tác XH, nói chung là nhân viên XH có vai trò, chức năng gì? Nói đến vai trò của nhân viên XH chúng ta hiểu nó bao gồm hàng loạt các hành vi như việc thực hiện các dịch vụ XH trực tiếp cho các thân chủ hoặc giúp đỡ các cá nhân khác tham gia vào các dịch vụ XH đó. Cụ thể vai trò và nhiệm vụ quan trọng thể hiện ở chỗ: 1. Là một cán sự luôn đi trước vấn đề: Một cán sự xã hội là người luôn xác định và tìm ra các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng đang gặp khó khăn (rơi vào khủng hoảng) hoặc đang có nguy cơ trở thành các nhóm dễ bị tổn thương (nguy hại) được gọi là cán sự luôn đi trước vấn đề. Việc xác định trước vấn đề của thân chủ là một khía cạnh có truyền thống lâu dài trong công tác xã hội. 2. Là người môi giới: Người cán sự định hướng cho các cá nhân tiếp cận đến các dịch vụ xã hội hiện có hoặc hướng đến xây dựng các dịch vụ xã hội cho các cá nhân được gọi là người môi giới theo cùng nghĩa việc người môi giới cổ phần định hướng cho các khách hàng tiềm năng về các cổ phiếu có hữu ích đối với họ. 3. Hoạt động biện hộ: Một cán sự là người đấu tranh vì quyền và nhân phẩm của các cá nhân cần trợ giúp, các cán sự đó là người vận động đấu tranh vì mục tiêu đó. Đây là một vai trò của cán sự xã hội, nhưng không phải lúc nào cũng hiện ra. 4. Là người lượng giá: Một cán sự xã hội là người tổng hợp thông tin, đánh giá vấn đề và đưa ra các quyết định cho các hành động, đó chính là vai trò của người lượng giá. 5. Là người vận động: Một cán sự là người kết nối, tiếp sức và tổ chức các nhóm hiện có hoặc xây dựng các nhóm mới thực hiện vai trò của người vận động nguồn lực. Vai trò này thường gắn với vai trò rộng lớn hơn của cả tổ chức. 6. Là người giáo viên: Một cán sự có nhiệm vụ chính là truyền đạt và phổ biến thông tin và tri thức và phát triển các kỹ năng được xem là có vai trò như một giáo viên. Vai trò này có thể hoặc không thể được thực hiện theo một tình huống sư phạm chính thức. 7. Là tác nhân thay đổi hành vi: Một cán sự xã hội là người hoạt động nhằm đem lại sự thay đổi về hành vi, thói quen và những việc cùng với cộng đồng, người dân xung quanh, các tổ chức-nhóm của địa phương và cộng đồng và cả các tổ chức nhà nước nhằm Đại học Đồng Tháp 57 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" xây dựng, phát triển các chương trình vì cộng đồng. Hoạt động đó được xem là vai trò của người lập kế hoạch cho cộng đồng. 8. Là người quản lý cơ sở dữ liệu: Một cán sự xã hội là người tổng hợp, phân loại và phân tích các dữ liệu từ các hoạt động về phúc lợi xã hội. Vai trò này được thực hiện chủ yếu bởi các kiểm huấn viên hoặc những người quản trị tổ chức, nó có lẽ cũng được thực hiện qua cá nhân giữ nhiệm vụ thư ký của tổ chức. Làm được điều này cần có những kỹ năng nghiệp vụ cụ thể - Là nhận thức của các cá nhân, các nhóm. 9. Là người tư vấn: Một cán sự là người hoạt động cùng các cán sự khác hoặc các tổ chức xã hội khác để tự giúp mình nâng cao kỹ năng và giúp đỡ giải quyết các vấn đề của than chủ, nhiệm vụ - vai trò đó được xem là người tư vấn. 10. Là người lập kế hoạch cho cộng đồng: Một cán sự xã hội là người làmngười quản lý: Một cán sự xã hội là người quản lý một tổ chức, một hoạt động hoặc một nhiệm vụ cụ thể của tổ chức. 11. Là người cung cấp hoạt động chăm sóc: Một cán sự xã hội là người đưa ra các hoạt động chăm sóc về thể chất, tài chính hoặc trông nom-những nhiệm vụ đó được xem như là người cung cấp các hoạt động chăm sóc. Một điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các vai trò được thiết lập ở trên luôn được kết hợp với nhau, được lồng ghép với nhau trong các hoạt động. người cán sự xã hội cần biết lồng ghép và vận dụng tối đa các kỹ năng của mình trong việc thực hiện vai trò của mình. Đồng thời để hiểu hơn về công tác XH, cán sự công tác XH cần thêm những kiến thức về xã hội học và tâm lý học. Ngoài ra nhân viên XH còn có vai trò và các trách nhiệm sau đây: - Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc. - Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn. - Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng. - Liêm chính. - Luôn học tập để đổi mới chính mình. Trách nhiệm đối với thân chủ: + Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu. Đại học Đồng Tháp 58 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" + Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ. + Đảm bảo sự riêng tư của thân chủ. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp: + Tôn trọng, bình đẳng. + Trách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp. Trách nhiệm đối với xã hội : + Nhân viên xã hội làm việc vì lợi ích xã hội,vì phát triển cộng đồng. Cụ thể kể đến các chương trình phát triển có ứng dụng phát triển cộng đồng: Chương trình tăng thu nhập: giúp tăng kinh tế gia đình như chương trình xóa đói giảm nghèo, Tín dụng tiết kiệm, Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình... + Chương trình cung cấp các dịch vụ xã hội: Tiêm chủng mở rộng, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, Phổ cập giáo dục, Bảo hiểm y tế, Kế hoạch hóa gia đình, v.v.. + Chương trình cải thiện hạ tầng cơ sở: Chương trình nước sạch, Điện sáng nông thôn, Tôn tạo nền nhà, Cầu đường, Thủy lợi.... + Chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật: Chương trình nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cây trồng, giống mới, chương trình VAC, trồng cây đất dốc... + Chương trình tổ chức cộng đồng: tổ chức các hình thức hợp tác trong CĐ để giải quyết các vấn đề của chính CĐ để giải quyết các vấn đề của chính CĐ như nhóm tín dụng PN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm thanh niên tình nguyện... thông qua đó để giáo dục nhận thức mới và khuyến khích nhóm cùng lên chương trình hành động cụ thể. Thí dụ: chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, Phòng chống HIV/AIDS, xìke ma túy, mại dâm trẻ em. Những điều cần biết cho cuộc sống (UNICEF). Thể hiện sự hòa hợp giữa các cấp độ giá trị: giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị của cơ quan làm việc, giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình.[2] Tóm lại: Phải thừa nhận một điều “Nhân viên xã hội – tác nhân của sự thay đổi” là một cách nhìn đúng đắn nhằm có được một XH công bằng về giới, về quyền con người và hơn hết là mọi người trong cộng đồng đều vì mục đích chung là phát triển một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Đại học Đồng Tháp 59 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1].Trần Văn Kham “Hiểu về quan niệm công tác xã hội” Tạp chí khoa học ĐHQG Hà nội, Khoa học xã hội và nhân văn 2009. [2] www.vnsocialwork.net [3] Lê Chí An “Tài liệu hướng dẫn môn học Công tác xã hội nhập môn” Đại học mở - bán công TP Hồ Chí Minh, 2006 Đại học Đồng Tháp 60
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.