Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang

pdf
Số trang Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang 12 Cỡ tệp Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang 479 KB Lượt tải Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang 0 Lượt đọc Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang 86
Đánh giá Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải, Kiên Giang
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - XÃ HỘI HỌC NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở KIÊN HẢI, KIÊN GIANG NGUYỄN TRỌNG NHÂN* Du lịch có trách nhiệm v ang nhận ược sự quan tâm của toàn cầu và sẽ l xu hướng phát triển của ngành công nghiệp du lịch trong tương lai. Để phát triển hình thức du lịch này hiệu quả, òi hỏi cộng ồng phải có nhận thức, thái ộ v h nh ộng một cách úng ắn. Từ dữ liệu thu thập qua phỏng vấn 123 người dân ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, bài viết phân tích nhận thức, thái ộ, v h nh ộng ối với du lịch có trách nhiệm; ồng thời ề xuất một ố iện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng ồng về du lịch có trách nhiệm ở iểm ến Kiên Hải. Từ khóa: cộng đồng, du lịch, du lịch có trách nhiệm, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Nhận bài ngày: 16/10/2020; duyệt ăng: 27/1/2021 ưa v o 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế kỷ XXI, nhu cầu du lịch của du khách và ngành công nghiệp du lịch tiếp tục tăng trưởng nhanh (Leslie, 2012: ix). Đây là tín hiệu tích cực đối với những quốc gia, địa phương định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn và những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch * Trường Đại học Cần Thơ. iên tập: 5/11/2020; phản biện: 9/12/2020; cần đảm bảo chất lượng môi trường, giảm những tác động tiêu cực của du khách, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương; phân phối lợi ích công bằng hơn cho người dân địa phương; đảm bảo quyền lợi và hình thành thói quen tiêu dùng của du khách… ở điểm đến. Để giải quyết những vấn đề này, một trong những giải pháp đáng lưu ý là tiếp cận và thực hành phát triển du lịch có trách nhiệm. 2 NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG… Huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn có nhiều triển vọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thu hút du khách. Sự phát triển du lịch ở Kiên Hải đã giải quyết nhiều việc làm và mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng gây sức ép lên tài nguyên, môi trường... Vì vậy cần thiết có nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng về phát triển du lịch có trách nhiệm, và đó là hướng đi phù hợp với điều kiện đặc thù của Kiên Hải, đồng thời kéo dài thời gian phát triển du lịch của điểm đến. Nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng có ảnh hưởng quyết định đến phát triển du lịch có trách nhiệm thành công ở điểm đến; tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu được phổ biến ở một số địa phương và Kiên Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ có ích cho phát triển du lịch địa phương và những điểm đến du lịch khác ở Việt Nam trong việc thực thi các giải pháp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về phát triển của du lịch có trách nhiệm. 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về du lịch có trách nhiệm Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và tổ chức phi chính phủ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của du lịch đại chúng (mass tourism) và kỳ vọng vào hình thức du lịch thay thế (alternative tourism) ít gây tác động tiêu cực đối với môi trường. Đến thập niên 70 và 80 của thể kỷ XX, nhiều hình thức du lịch thay thế thân thiện hơn với môi trường và cộng đồng ra đời, trong đó có du lịch có trách nhiệm (Leslie, 2012: 17). Du lịch có trách nhiệm không phải là sản phẩm hay nhãn hiệu du lịch mà nó thể hiện cách thức quy hoạch, chính sách phát triển du lịch đảm bảo phân phối tối ưu lợi ích cho cư dân, chính quyền, du khách và nhà đầu tư (Scheyvens, 2002; dẫn theo Leslie, 2012: 20). Phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa của điểm đến, tạo ra hoạt động kinh doanh khả thi và những lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, cung cấp trải nghiệm du lịch chất lượng cao cho du khách (Spencely, 2008: xix-xx). Theo Liên minh Quốc tế: Du lịch có trách nhiệm là bất kỳ hình thức phát triển hoặc hoạt động du lịch mà tôn trọng và bảo tồn các nguồn lực tự nhiên, văn hóa và xã hội lâu dài, đóng góp tích cực và công bằng cho sự phát triển và thăng hoa của những người sống, làm việc và dành kỳ nghỉ của họ ở điểm đến (dẫn theo Manente, Minghetti & Mingotto, 2014: 6). Hiệp hội Du lịch có trách nhiệm của Ý cho rằng: Du lịch có trách nhiệm là du lịch phát triển theo các nguyên tắc công bằng kinh tế và xã hội, tôn trọng môi TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 trường và văn hóa địa phương, thừa nhận vai trò trung tâm của cộng đồng địa phương, hỗ trợ sự tương tác tích cực giữa ngành du lịch, cộng đồng địa phương và du khách (dẫn theo Manente, Minghetti & Mingotto, 2014: 6). Từ đó, có thể hiểu du lịch có trách nhiệm là hình thức du lịch tôn trọng và bảo tồn tài nguyên, môi trường của điểm đến, tạo ra những lợi ích kinh tế trực tiếp cho cộng đồng địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch và duy trì sự tương tác tích cực giữa nhiều bên liên quan. Theo The Cape Town Declaration (2002: 3) đặc điểm của du lịch có trách nhiệm là (i) hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội và văn hóa; (ii) tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn cho người dân địa phương và nâng cao phúc lợi của cộng đồng địa phương thông qua cải thiện điều kiện làm việc và khả năng tiếp cận; (iii) thu hút người dân địa phương tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội; (iv) tạo ra những đóng góp tích cực đối với bảo tồn di sản tự nhiên, văn hóa và duy trì sự đa dạng của thế giới; (v) tạo cho du khách sự trải nghiệm thú vị thông qua sự kết nối ý nghĩa với người dân địa phương và sự hiểu biết những vấn đề môi trường, văn hóa địa phương; (vi) tạo điều kiện tiếp cận cho những người gặp khó khăn về thể chất; (vii) tôn trọng văn hóa giữa khách du lịch và quốc gia đón khách, xây dựng niềm tự hào và niềm tin địa phương. 3 Du lịch có trách nhiệm là một quan điểm phát triển du lịch và nó có liên quan đến du lịch đạo đức, du lịch xanh, du lịch giảm nghèo, du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch thương mại công bằng… (Leslie, 2012: 21-24; Responsible Travel Hanbook, 2006: 11-12). Điểm khác biệt quan trọng của du lịch có trách nhiệm với du lịch bền vững là du lịch có trách nhiệm nhấn mạnh các hành động nhằm khuyến khích du khách tôn trọng thiên nhiên, văn hóa và con người, đồng thời mang lại phúc lợi cho con người ở địa phương nơi họ viếng thăm. Trong khi đó, du lịch bền vững chủ yếu tập trung vào việc hoạch định chính sách phát triển và chiến lược quản lý điểm đến nhằm mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan (Manente, Minghetti & Mingotto, 2014: 11). Cũng như du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, khách hàng, người dân địa phương. Những biểu hiện của sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở điểm đến là phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm, truyền thông có trách nhiệm, sử dụng lao động có trách nhiệm, hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm, quản lý du lịch có trách nhiệm, vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm, điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm, hành động của người dân có trách nhiệm. Trường hợp huyện Kiên Hải của tỉnh Kiên Giang, nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng đối với du 4 NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG… lịch có trách nhiệm, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung: nghe/biết về du lịch có trách nhiệm, kênh thông tin nghe/biết về du lịch có trách nhiệm, hiểu về du lịch có trách nhiệm; hình thức du lịch liên quan đến du lịch có trách nhiệm; các đối tượng chủ yếu có được lợi ích từ du lịch có trách nhiệm, đối tượng phải hành động có trách nhiệm trong phát triển du lịch; những lợi ích từ phát triển du lịch có trách nhiệm; huyện Kiên Hải có nên phát triển du lịch có trách nhiệm, lý do huyện Kiên Hải nên phát triển du lịch có trách nhiệm?; những hoạt động của cộng đồng thể hiện phát triển du lịch có trách nhiệm, tham gia hoạt động tiếp cận kiến thức, kỹ năng về du lịch có trách nhiệm. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu dân; 46 doanh nghiệp dịch vụ du lịch nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, nhà hàng, công ty du lịch, đại lý bán vé tàu; 16 nhân viên lao động trong ngành du lịch; 4 đại diện chính quyền cấp xã; 1 đại diện cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện) ở 4 xã (Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du). Cấu trúc của bảng hỏi gồm 2 phần, phần 1 có 9 câu hỏi về thông tin cá nhân của đáp viên. Phần 2 có 13 đến 14 câu hỏi về nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng ở Kiên Hải đối với du lịch có trách nhiệm. Thời gian phỏng vấn từ 22/7/2020 đến 1/8/2020. Dữ liệu được mã hóa, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu. Một số thông tin cá nhân của cộng đồng như Bảng 1. Dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi từ 123 người ở huyện Kiên Hải (56 người Song song phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ Bảng 1. Thông tin cá nhân của 123 đáp viên Biến Giới tính Tuổi Trình độ học vấn/chuyên môn Dân tộc Diễn giải Nam Nữ 21-33 34-38 39-46 47-71 Dưới THPT THPT Trên THPT Kinh Khmer CQĐP 4/4 0 0 1/4 3/4 0 0 0 4/4 4/4 0 Đối tượng CQQLNNDL DNDVDL 1/1 30/46 0 16/46 0 8/46 0 4/46 1/1 14/46 0 20/46 0 26/46 0 18/46 1/1 2/46 1/1 46/46 0 0 NVDL 9/16 7/16 10/16 3/16 0 3/16 6/16 4/16 6/16 16/16 0 NDĐP 27/56 29/56 13/56 24/56 12/56 7/56 26/56 24/56 6/56 54/56 2/56 Ghi chú: CQĐP (chính quyền địa phương), CQQLNNDL (cơ quan quản lý nhà nước về du lịch), DNDVDL (doanh nghiệp dịch vụ du lịch), NVDL (nhân viên phục vụ du lịch), NDĐP (người dân địa phương). Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 cấp (sách, bài báo khoa học, số liệu thống kê) và thông tin điền dã. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Kiên Hải Huyện Kiên Hải có diện tích 24,61km2, gồm 4 đơn vị hành chính cấp xã: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du, với dân số 17.591 người (2019). Phần lớn người dân ở Kiên Hải thuộc dân tộc Kinh (97,78%); các dân tộc khác (Khmer, Hoa…) khoảng 2,22%. Sinh kế chính của người dân Kiên Hải nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Huyện Kiên Hải có địa hình đa dạng và độ tương phản cao, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch tắm biển, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, leo núi, cắm trại…; khí hậu ôn hòa, nền nhiệt tương đối ổn định trong năm, ít bão và áp thấp nhiệt đới, nên thích hợp cho vui chơi, tắm biển, tham quan trên biển; sinh vật biển đa dạng nên vừa hỗ trợ cho ẩm thực vừa hỗ trợ cho du lịch câu cá, lặn ngắm cá, san hô,… Bên cạnh đó, Kiên Hải sở hữu nhiều cơ sở thờ tự và nghề truyền thống, là nền tảng quan trọng để khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và du lịch làng nghề. Với thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa cùng sự quan tâm, đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân ở Kiên Hải và đặc biệt là nhu cầu đến Kiên Hải của du khách và việc tổ chức tour đến 5 Kiên Hải của công ty du lịch đã đóng góp quan trọng cho phát triển du lịch ở địa phương trong thời gian qua. Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiên Hải (2020), từ năm 2015 đến năm 2019, số lượt du khách đến địa phương không ngừng gia tăng, từ 34.900 lượt khách năm 2015 lên 441.659 lượt năm 2019. Du khách tăng dẫn đến cơ sở lưu trú cũng tăng, năm 2015 có 31 cơ sở lưu trú, đến năm 2019 là 137 cơ sở. Nhu cầu ăn uống, tham quan, đi lại, mua sắm của du khách tăng và doanh thu du lịch của địa phương tăng hàng năm. Năm 2015 là 102 tỷ đồng, đến năm 2019 là 637 tỷ đồng. Các điểm du lịch quan trọng ở huyện là bãi Chén (xã Hòn Tre), bãi Bàng, bãi Bấc, bãi Xếp, đỉnh Ma Thiên Lãnh, làng bè, lăng Ông Nam Hải (xã Lại Sơn), bãi cây Mến, dinh Nam Hải Ngư thần (xã An Sơn), bãi biển Hòn Mấu (xã Nam Du)... 3.2. Nhận thức của cộng đồng ở huyện Kiên Hải đối với du lịch có trách nhiệm Nhận thức của cộng đồng ở huyện Kiên Hải về du lịch có trách nhiệm là sự biết và hiểu của những người đang sinh sống ở Kiên Hải đối với nhiều khía cạnh liên quan đến du lịch có trách nhiệm. Cấp độ thấp nhất, đầu tiên nhưng cũng quyết định nhất đối với nhận thức của cộng đồng là biết. Khi được hỏi đã từng biết về du lịch có trách nhiệm chưa thì có 65 người (52,8%) trả lời chưa biết và 58 người (47,2%) trả lời có biết. 6 NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG… Hình 1. Tỷ lệ biết và chưa biết của cộng đồng về du lịch có trách nhiệm Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. Với những người đã từng biết về thuật ngữ du lịch có trách nhiệm, khi được hỏi biết qua những kênh nào, thì hầu hết họ biết qua internet (40 người, chiếm 32,5%), qua truyền hình là 26 người (21,1%), qua sách, báo và tạp chí, hội thảo và hội nghị, radio và truyền thanh địa phương (lần lượt là 12 người - 9,8 ; 12 người - 9,8%; và 11 người - 8,9%). Cộng đồng hiểu đầy đủ về bản chất, vai trò của du lịch có trách nhiệm có ý nghĩa to lớn đối với điểm đến, bởi chỉ có hiểu, cộng đồng mới quan tâm và thực hiện du lịch có trách nhiệm một cách tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho tài nguyên, môi trường và các bên liên quan. Để đo lường phần nào sự hiểu của cộng đồng ở Kiên Hải về du lịch có trách nhiệm, 1 định nghĩa về du lịch sinh thái, 1 định nghĩa về du lịch bền vững, 1 định nghĩa về du lịch có trách nhiệm, 1 định nghĩa về du lịch văn hóa được soạn thảo. Kết quả, có 43,9 người chọn đúng định nghĩa du lịch có trách nhiệm. Bên cạnh những người nhận diện được du lịch có trách nhiệm, vẫn còn nhiều người chưa hiểu bản chất của hình thức du lịch này nên đã nhầm với khái niệm du lịch sinh thái (26,8%), du lịch văn hóa (20,3%) và du lịch cộng đồng (8,9%). Đối với nhà quản lý và lãnh đạo, không có đại diện của chính quyền địa phương cấp xã nhận diện đúng khái niệm của du lịch có trách nhiệm (0/4), trong khi đó, đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện lại chọn đúng khái niệm du lịch có trách nhiệm (1/1). Trong những đối Hình 2. Kênh thông tin giúp cộng đồng biết đến du lịch có trách nhiệm Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 7 Bảng 2. Đối tượng chủ yếu có được lợi ích từ du lịch có tượng được khảo sát trách nhiệm theo sự hiểu của cộng đồng ở Kiên Hải (ngoài cơ quan công quyền), người dân Đối tượng chủ yếu có được lợi ích Số ý kiến Phần trăm Người dân địa phương 102 82,9 địa phương có tỷ lệ Khách du lịch 62 50,4 trả lời đúng khái niệm Chính quyền địa phương 55 44,7 du lịch có trách Doanh nghiệp dịch vụ du lịch 51 41,5 nhiệm cao nhất Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 28 22,8 (29/56 - 51,79%), kế Hiệp hội du lịch 15 12,2 đến là doanh nghiệp Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. dịch vụ du lịch (18/46 -39,13%). Mặc dù được đào tạo về du cho thấy sự hiểu biết của cộng đồng lịch hoặc các ngành có liên quan đến ở Kiên Hải về lợi ích mang lại của du du lịch nhưng tỷ lệ nhân viên phục vụ lịch có trách nhiệm đối với các bên trong ngành du lịch trả lời đúng khái liên quan tương đối phù hợp với lý niệm du lịch có trách nhiệm thấp nhất thuyết. (6/16 - 37,5 ). Như vậy, tần suất Để phát triển du lịch có trách nhiệm, chọn đúng khái niệm du lịch có trách đòi hỏi các bên liên quan (doanh nhiệm theo thứ tự giảm dần là đại nghiệp, chính quyền địa phương, diện cơ quan quản lý nhà nước về du khách du lịch, người dân địa phương, lịch, người dân địa phương, doanh nhân viên phục vụ du lịch) phải hành nghiệp dịch vụ du lịch, nhân viên lao động có trách nhiệm (67,5%). Tỷ lệ động trong ngành du lịch, chính quyền thừa nhận người dân địa phương, địa phương. chính quyền địa phương phải hành Với câu hỏi du lịch có trách nhiệm chủ yếu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch, khách du lịch, người dân địa phương, có 82,9% ý kiến cho rằng du lịch có trách nhiệm chủ yếu mang lại lợi ích cho người dân địa phương. Trên 50 trường hợp (50,4%) thừa nhận du khách có được lợi ích từ sự phát triển du lịch có trách nhiệm. Tỷ lệ người tán thành du lịch có trách nhiệm mang lại lợi ích cho chính quyền địa phương là 44,7%, doanh nghiệp dịch vụ du lịch là 41,5 , cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là 22,8% và Hiệp hội Du lịch là 12,2% (Bảng 2). Kết quả này động có trách nhiệm trong phát triển du lịch (lần lượt 22,8% và 19,5%). Không có nhiều người cho rằng hành động có trách nhiệm trong du lịch thuộc về doanh nghiệp dịch vụ du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch và khách du lịch (lần lượt 8,9%, 6,5% và 6,5%). Kết quả cho thấy, bên cạnh nhiều người nhận diện được mấu chốt của vấn đề thì vẫn còn không ít người chưa thấy được nhiệm vụ tổng thể của các bên liên quan trong phát triển du lịch có trách nhiệm. Phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm 8 NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG… đối với thiên nhiên và văn hóa, môi trường, người dân địa phương, khách du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có 65% cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với tất cả các đối tượng. Ý kiến cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với môi trường, người dân địa phương, thiên nhiên và văn hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là 22,8%, 13% và 11,4%. Số ý kiến cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm thực hiện hành động có trách nhiệm đối với khách du lịch, nhân viên lao động trong ngành du lịch chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 8,1 và 6,5 . Qua đó cho thấy, người dân địa phương đã nhận thức được trách nhiệm của phát triển du lịch có trách nhiệm đối với các đối tượng liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa thấy được tính tổng thể trách nhiệm của phát triển du lịch đối với nhiều đối tượng liên quan. Bảng 3. Hành động có trách nhiệm đối với những đối tượng trong phát triển du lịch có trách nhiệm theo sự hiểu của cộng đồng Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đều cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm sẽ bảo tồn thiên nhiên và văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương và doanh nghiệp, bảo vệ cảnh quan. Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển du lịch có trách nhiệm tương đối phù hợp với quan điểm chung của thế giới. Thời gian qua, cộng đồng ở Kiên Hải đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm như: Hành động có trách Số ý kiến Phần trăm nhiệm đối với đối tượng Thiên nhiên và văn hóa 14 11,4 Môi trường 28 22,8 Người dân địa phương 16 13 Khách du lịch 10 8,1 Nhân viên lao động trong ngành du lịch 8 6,5 Tất cả các đối tượng trên 80 65 Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. 3.3. Thái độ và hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải Mặc dù người dân ở Kiên Hải chưa nhận thức đầy đủ về du lịch có trách nhiệm, nhưng họ thể hiện thái độ ủng hộ rất tích cực đối với sự phát triển du lịch có trách nhiệm. Với câu hỏi “Kiên Hải có nên phát triển du lịch có trách nhiệm không?” thì 100 ý kiến trả lời: Kiên Hải cần phát triển du lịch có trách nhiệm. - Trên phương diện sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch được khai thác ở Kiên Hải gồm tham quan, tìm hiểu biển, rừng, núi, nghề truyền thống, cơ sở thờ tự, sinh kế của người dân bằng xe gắn máy; leo núi; tắm biển; đi ghe, tàu trên biển; lặn ngắm san hô; câu cá, câu mực; bắt nhum; ẩm thực hải sản. Các loại hình du lịch này chủ 9 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 Bảng 4. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch có trách nhiệm ở Kiên Hải CQĐP CQQLNNDL DNDVDL Kiên Hải có nên phát triển du lịch có trách nhiệm không? Nên Không nên 4 người 100% 0 người 0% 1 người 100% 0 người 0% 46 người 100% 0 người 0% NVDL NDĐP Tổng 16 người 56 người 123 người Đối tượng 100% 100% 100% 0 người 0 người 0 người 0% 0% 0% Ghi chú: CQĐP (chính quyền địa phương), CQQLNNDL (cơ quan quản lý nhà nước về du lịch), DNDVDL (doanh nghiệp dịch vụ du lịch), NVDL (nhân viên phục vụ du lịch), NDĐP (người dân địa phương). Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của tác giả, 2020. yếu được khai thác trên nền tảng những nguồn lực tự nhiên và văn hóa sẵn có, do người dân địa phương đứng ra tổ chức và phục vụ. Những loại hình du lịch trên đáp ứng được đa dạng nhu cầu của du khách, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương và thân thiện với môi trường (Kết quả điền dã của tác giả, 2020). - Đối với truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, thời gian qua, huyện Kiên Hải đã thực hiện một số hoạt động nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo an ninh trật tự du lịch ở địa phương như thiết lập bảng thông tin ở những tuyến, điểm du lịch và đưa tin trên đài truyền thanh. Các thông điệp tuyên truyền điển hình như giữ vệ sinh bãi biển, nước biển và không xả rác, vứt rác bừa bãi, phải thu gom và đổ rác đúng nơi quy định; không đốt lửa tại các khu rừng khô dễ cháy xung quanh bãi tắm; không được đánh bắt hải sản, neo đậu các phương tiện đánh bắt hải sản và các phương tiện vận tải thủy trong khu vực bãi tắm; xin giữ rừng sạch - xanh; hãy chung tay bảo vệ môi trường biển đảo; lặn ngắm san hô, không được bẻ hái, nếu bẻ hái thì sẽ bị Nhà nước phạt 5.000.000 đồng; không sử dụng đồ nhựa, túi nilon gây hại cho sức khỏe sinh vật; không được làm những điều trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam tại các bãi tắm; những người mắc các chứng bệnh tim mạch, tâm thần, những người say rượu không được tắm biển; trẻ em dưới 13 tuổi và người không biết bơi khi tắm biển phải mặc áo phao, có người trông coi và không nên bơi quá xa; du khách không nên tắm biển riêng lẻ ở khu vực bãi biển ít người; không buôn bán hàng rong tại khu du lịch; mặc áo phao khi đi tham quan du lịch trên biển (Kết quả điền dã của tác giả, 2020). - Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch: Phản ánh đúng thực trạng sử dụng lao động có trách 10 NGUYỄN TRỌNG NHÂN – NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG… nhiệm hay không ở địa phương là doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Qua khảo sát 46 doanh nghiệp ở Kiên Hải, 91,3% cho rằng họ không sử dụng lao động trẻ em; có 87% doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương và 82,6% doanh nghiệp trả lương cho nhân viên ở mức tối thiểu hoặc cao hơn mức quy định của nhà nước. Không phân biệt đối xử đối với nhân viên và đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh và an toàn cho nhân viên được 78,3% và 73,9% doanh nghiệp chọn. Trong khi đó, có tiền thưởng và những ưu đãi khác cho nhân viên, có hợp đồng lao động với nhân viên, tuyển dụng theo quy trình (xây dựng bản mô tả vị trí công việc, đăng thông tin tuyển dụng, áp dụng các tiêu chí để tuyển dụng), cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp với việc làm cho nhân viên được rất ít doanh nghiệp chọn (26,1%, 8,7%, 4,3%, 0%, tương ứng). - Hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm: Khảo sát 46 doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Kiên Hải cho thấy, ý kiến được nhiều doanh nghiệp chọn nhất là sử dụng lao động địa phương (65,2%); 56,5% doanh nghiệp cho rằng họ sử dụng hàng hóa và vật liệu ở địa phương; 52,2% chi trả thỏa đáng cho hàng hóa của nhà cung cấp ở địa phương. Việc cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch của địa phương ít được doanh nghiệp thực hiện (21,7 và 17,4 , tương ứng). - Quản lý du lịch có trách nhiệm: Theo sự phản hồi của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, để phát triển du lịch có trách nhiệm, thời gian qua, địa phương có những hoạt động quản lý như gặp gỡ doanh nghiệp và hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù biển đảo; tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; mở 20 lớp tập huấn, đào tạo nghề du lịch tại các xã; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú du lịch; để các cơ sở lưu trú tự quyết định giá phòng theo cơ chế thị trường dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai và đăng ký giá với cơ quan thuế; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đảm bảo môi trường du lịch an toàn, chất lượng và thân thiện; giải quyết triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách; tổ chức 14 đợt kiểm tra về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; tuyên truyền người dân giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ san hô, môi trường, văn hóa và phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững. - Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm: Khảo sát nhiều cơ sở lưu trú ở Kiên Hải, chúng tôi nhận thấy, chủ cơ sở đã có quan tâm đến việc khuyến
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.