Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm

pdf
Số trang Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm 12 Cỡ tệp Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm 338 KB Lượt tải Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm 2 Lượt đọc Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm 66
Đánh giá Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 31 NHẬN DIỆN PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƯU SƠN MINH QUA VIỆC PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM Võ Thị Minh Trang Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện cho ta thấy một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý - pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Bài viết này là một cố gắng nhận diện phong cách cụ thể của tác phẩm này - một sự nhận diện dựa chủ yếu trên nền tảng phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Từ khóa: Trần Khánh Dư, tiểu thuyết lịch sử, phản gián, kiếm hiệp, ngôn tình Nhận bài ngày 08.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.1.2019. Liên hệ tác giả: Võ Thị Minh Trang; Email: trangvtm@vnu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giữa rất nhiều tác phẩm đương đại, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý, bởi nó pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nhận diện phong cách tác giả qua một tác phẩm cụ thể: tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư - một thành tựu đáng chú ý trong số rất nhiều các tiểu thuyết lịch sử xuất bản thời gian gần đây. Vẫn biết rằng phong cách là sự thống nhất giữa tư tưởng, ý đồ và thực tiễn sáng tạo, được thể hiện nhất quán qua hệ thống sáng tác của nhà văn và nhận diện những nét cơ bản để khái quát nên phong cách tác giả chỉ từ một tiểu thuyết là việc làm võ đoán, thiếu căn cứ; song chúng tôi vẫn mạo muội tiến hành vì sự hấp dẫn từ chính kết cấu nghệ thuật đặc sắc, khác lạ của tác phẩm. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổ chức văn bản tác phẩm hay là kĩ thuật kết cấu trần thuật của tác giả tiểu thuyết Trần Khánh Dư Tiểu thuyết Trần Khánh Dư gồm 25 chương và 6 phiến đoạn gọi là “Khúc vọng” và “Khúc vô thanh”. Có bốn “Khúc vọng” gồm “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách trước 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chương mở đầu, “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách sau Chương XXV. “Khúc vọng thứ nhì” đặt sau Chương II trước Chương III, “Khúc vọng thứ ba” giữa Chương X và Chương XI. Cách gọi “… thứ nhất”, “… thứ nhì”, “… thứ ba”, “… cuối cùng” cho ta thấy bốn khúc vọng này nằm trong một “hệ thống”. Đó là vì cả bốn khúc vọng đều là lời “độc thoại nội tâm” của nhân vật chính Trần Khánh Dư (“Lũ sử quan quý chữ như vàng sẽ chép những dòng dửng dưng về ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhất; “Ta chỉ làm những việc không ai làm” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhì; “Sống làm người ở trên đời, thực là cô độc. Càng ngày, ta càng thấm thía điều đó” - mở đầu Khúc vọng thứ ba; “Giờ đây chỉ còn lại mình ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng cuối cùng) [1]. Dĩ nhiên tính cách “hệ thống” nhóm tứ vọng khúc1 này đến từ sự thuần nhất của ngôi nhân xưng (một chủ thể ta duy nhất), nhưng cũng đến từ cách kiểm đếm “thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, cuối cùng”. Từ góc độ kĩ thuật tiểu thuyết mà nói, kiểm đếm đó cho ta thấy thủ pháp kiến tạo kết cấu văn bản: người viết tiểu thuyết đã “chọn” lấy ba phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (nhân vật chính), trỏ chỉ chúng bằng các từ chỉ thứ tự thứ nhất, thứ nhì, cuối cùng… với mục đích dùng để chen chốt vào chuỗi 25 chương, tạo nên bố cục tổng thể của cuốn sách. Dễ dàng nhận thấy vai trò tạo khung cho văn bản trần thuật của hai phiến đoạn “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách và “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách. Nhưng cuốn sách như ta thấy không chỉ có các “khúc vọng”. Quãng giữa chuỗi dài 25 chương sách còn có sự chêm chèn của hai “khúc vô thanh” (giữa Chương IX và Chương X, và sau đó là giữa Chương XXI và Chương XXII). Đây cũng là hai phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (của hai nhân vật phụ nữ - Thiên Thụy và Thị Thảo)2 và chắc vì thế mà tác giả đã dùng từ “vô thanh” để định danh chúng (Khúc vô thanh của Thiên Thụy và Khúc vô thanh của Thị Thảo). Một độc giả sau khi đã đọc lần lượt theo trục tuyến tính câu chữ (từ trang đầu cho đến trang chót) rồi dừng lại quan sát mục lục cuối sách sẽ không khó khăn lắm trong việc tri giác bố cục văn bản (cuốn sách). Vậy là về mặt kiến trúc văn bản tiểu thuyết, ta thấy một sự tạm gọi là đan kết giữa hai chuỗi văn bản - chuỗi các phiến đoạn độc thoại nội tâm (tiểu thuyết gọi là khúc) và chuỗi 1 Chúng tôi đoán tác giả tiểu thuyết muốn dùng từ “khúc” ở đây theo nghĩa thuật ngữ âm nhạc, tức như một từ Hán Việt. Nhân tiện cũng phải nói thêm, tác giả của các tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư tỏ rõ là một người rất dụng công trong việc sử dụng vốn từ Hán Việt. Hi vọng nhà văn vui lòng chấp nhận cách chúng tôi dùng từ “vọng khúc” trong mô tả kết cấu văn bản tiểu thuyết của ông. 2 Chúng tôi dùng cụm từ “độc thoại nội tâm” ở đây theo nét nghĩa chung nhất - “tiếng nói bên trong”. So sánh môt cách cụ thể các phiến đoạn này ta thấy hình thức này khi diễn ra dưới dạng “một mình mình nói” với mình, khi thì diễn ra dưới dạng “một mình mình nói” với ai đó,… Hình thức “độc thoại nội tâm” trong tiểu thuyết khi chuyển thể điện ảnh sẽ được nhà làm phim chuyển hóa thành một “tiếng vọng” (tiếng nói của chính nhân vật) hay “hình ảnh hóa” thành cảnh nhân vật ngồi ghi nhật kí và có “tiếng đọc” đi kèm. Chúng tôi liên hệ đến điện ảnh vì quả thực tiểu thuyết của Lưu Minh Sơn rất giàu chất phim. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 33 25 chương đánh số thứ tự La Mã (trừ chương thứ nhất thay vì dùng số I tác giả đã gọi là “Chương mở đầu”1). Chuỗi các phiến đoạn độc thoại nội tâm đó ngoài việc được định danh là các Khúc… (chêm xen trước - sau chương nhất định của tiểu thuyết) còn được thống nhất in nghiêng phân biệt với tất cả các chương từ mở đầu cho đến chương cuối cuốn tiểu thuyết. Miêu tả này không tránh khỏi vẻ nhiêu khê nhưng không thể là việc có thể bỏ qua đối với một người đọc thực sự muốn tri giác một cách rõ ràng kết cấu văn bản cuốn tiểu thuyết mà mình đang đọc. Và đó hẳn cũng là trải nghiệm của chính tác giả (nhất là trong thời đại mà công việc viết lách gần như gắn liền với bàn phím computer). Nhưng điều quan trọng hơn đối với chúng tôi không phải hoặc nói đúng hơn, không giới hạn ở việc miêu tả “bề ngoài” văn bản một cuốn sách. Mục đích của sự miêu tả đó là ở việc đi đến chỉ ra giá trị hay ý nghĩa kết cấu của nó. Rõ ràng là bằng vào việc đặt hai phiến đoạn “Khúc vọng thứ nhất” ở đầu sách và “Khúc vọng cuối cùng” ở cuối sách, bố cục văn bản tiểu thuyết đã được định hình. Nói cách khác, sự bố trí hai phiến đoạn “Khúc vọng thứ nhất” và “Khúc vọng cuối cùng” như thế xuất phát từ nhu cầu tạo khung cho văn bản tiểu thuyết. Và điều còn quan trọng hơn là sự đan kết giữa hai chuỗi văn bản tạo nên hiệu ứng “đối thoại”, “va vọng” giữa lời của (các) chủ thể độc thoại từ ngôi thứ nhất (ta) đó với cái chủ thể tự sự từ ngôi thứ ba (hình tượng người kể chuyện)2. Tất nhiên độc giả hoàn toàn có thể đọc cuốn tiểu thuyết theo cách gạt sang một bên chuỗi 6 phiến đoạn “độc thoại nội tâm” mệnh danh là các khúc vọng và khúc vô thanh, một sự gạt bỏ dường như không gây ảnh hưởng quá lớn đến tiếp nhận câu chuyện tiểu thuyết. Nhưng vấn đề như đã nói - một khi chuỗi các phiến đoạn “độc thoại nội tâm” đã được chêm xen vào giữa chuỗi 25 chương tiểu thuyết thì hiệu ứng “tiếng vọng” giữa các tiếng nói tự sự là một thực tế rất đáng chú ý về mặt nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Tự sự của tiểu thuyết thay vì luân chuyển, tiếp nối dòng chảy câu chuyện theo mạch nhất định các chương trong sự thống nhất của một tiếng nói trần thuật thống nhất (hình tượng người kể chuyện bao trùm) giờ đây đã có thêm những quãng “ngừng”, một tiết tấu chuyện kể khác đã hình thành do sự xuất hiện của những tiếng nói trần thuật làm nên một “hợp âm” mới. Chẳng phải là do đặt lên đầu sách Khúc vọng thứ nhất mà đến khi gấp lại cuốn tiểu thuyết độc giả không khó phát hiện ra rằng, toàn bộ chuỗi dài các câu chuyện kể qua các 1 Điều này hẳn cũng có dụng ý của nó. Thực tế đây là chương giới thiệu gần hết các nhân vật của cả cuốn sách, phác thảo trên nét lớn thời gian và không gian chính của câu chuyện tiểu thuyết. Tự sự của tiểu thuyết dừng lại với cảnh Trần Khánh Dư bộ dạng tràn đầy tâm sự dù xa xa ngoài cửa biển khói lửa trên chiến thuyền quân địch vừa mới chìm vẫn còn vướng vất. Tuồng như câu chuyện về người anh hùng vẫn còn dài và vì thế nhà tiểu thuyết thay vì đặt tên “Chương kết thúc” để đối ứng với “Chương mở đầu” thì lại dùng cách gọi tên bằng số thứ tự - “Chương XXV”. 2 Mượn thuật ngữ âm nhạc ta cũng có thể gọi đó là hiệu ứng “âm thanh stereo”. 34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chương như tuồng cũng là một sự “đồng vọng” đối với khúc vọng đó? Chí ít, độc giả cũng nhận ra lí do của việc phải kể về một kẻ tự xưng: “Ta đã từng là Thiên tử nghĩa nam - con nuôi vua, rồi đi bán than và buôn lậu, rồi lại làm Phó Đô tướng quân. Có gì đâu!… Tên ta là Dư” (Khúc vọng thứ nhất - đoạn cuối) chí ít cũng là để phân biệt nó với (hay đối thoại với) tự sự của - dùng cách gọi không tránh khỏi “ý vị ngạo mạn” của kẻ độc thoại kia - “lũ sử quan”: “Lũ sử quan quý chữ như vàng sẽ chép những dòng dửng dưng về ta và rồi thế nào cũng còn bình thêm những lời khắc nghiệt…” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhất)1. Chẳng phải là cũng do đặt lên đầu sách Khúc vọng thứ nhất mà khi bạn đọc ai cũng cảm thấy một vẻ tiếp nối tự sự hết sức tự nhiên khi chuyển từ câu cuối cùng “Tên ta là Dư” của Khúc vọng thứ nhất sang câu đầu tiên Chương mở đầu cuốn tiểu thuyết “Một ngày cuối tháng Chạp năm Trùng Hưng thứ nhất, đúng giờ Dậu gà lên chuồng, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư sai gia nô bày bàn tiệc”. Một bạn đọc theo dõi cẩn thận câu chuyện tiểu thuyết cũng sẽ có cảm giác tương tự khi đọc đến chuyển đổi tự sự từ cuối chương chót: “Giữa trời đất Vân Đồn mênh mông, ông tướng đánh thủy ấy mới cô độc làm sao” sang Khúc vọng cuối cùng nơi cuối sách “Giờ đây chỉ còn lại mình ta”. Đương nhiên ngoài cặp Khúc vọng thứ nhất - Khúc vọng cuối cùng ở đầu và cuối sách, quãng giữa tiểu thuyết còn có sự chêm chèn của chuỗi Khúc vọng thứ nhì - Khúc vô thanh của Thiên Thụy - Khúc vọng thứ ba - Khúc vô thanh của Thị Thảo. Và sự bố trí này dĩ nhiên cũng hàm chứa một giá trị kết cấu to lớn: mỗi một phiến đoạn “độc thoại nội tâm” đó tiếp nối nhau tạo nên những va đẩy hay kết nối đầy thú vị giữa nó và các chương sách. Thử phân tích một trường hợp Khúc vô thanh của Thị Thảo. Tự sự của chương XXI dồn trọng tâm vào việc tô đậm chuyện Trần Khánh Dư cùng quân tướng đêm trước cuộc nghênh chiến đoàn chiến thuyền Ô Mã Nhi - trận “đánh thì phải quyết đánh” nhưng “không cảm thấy rằng trận này ông có thể đánh thắng”. Chương này kết thúc với cảnh nhân vật nữ hầu cận Thị Thảo - người cần vụ lo cái ăn cái uống cho chủ tướng Trần Khánh Dư - “lặng lặng ra trước sân, chắp hai tay vái trời vái biển. Trời thăm thẳm trên cao. Và biển cũng thăm thẳm ngoài xa” (kết chương). Tiếp nối Khúc vô thanh của Thị Thảo bắt đầu với những dòng độc thoại nội tâm: “Suốt bao đêm nay, Đức ông đều trằn trọc. Ta biết, Đức ông đang phải cân nhắc quá nhiều lợi hại trong trong trận đánh sắp tới”. Độc thoại nội tâm tiếp diễn đưa người đọc ôn lại mối quan hệ giữa hai nhân vật rồi kết lại ở câu: “Cầu cho Đức ông thắng trận ngày mai”. Kĩ xảo kết cấu tự sự của nhà văn đạt đến trình độ tinh tế và điêu luyện: Lời nguyện cầu gợi ý độc giả quay lại với cảnh kết chương phía trước: “Thị Thảo lặng lặng ra trước sân, chắp hai tay vái trời vái biển”; đồng thời cũng hướng người đọc tiếp nối vào chương 1 Những độc giả xem sử kí “như vàng” cũng nên rộng lượng đừng trách cứ đó là sự xem thường đối với cụ thể một Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên hay Phan Huy Chú về sau. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 35 sau với mở đầu biểu thị mối liên hệ tình tiết tự sự chính vẫn được duy trì: “Thượng hoàng Thánh Tông trầm ngâm nhìn đống tấu sớ ngổn ngang trên án. Quan gia Nhân Tông cũng im lặng ngồi. Thế là Nhân Huệ vương đã bại quân”. Tự sự tiểu thuyết đi đến cao trào: Trần Khánh Dư bại quân (có vẻ như là từ dùng trong một bản tấu sớ) hoặc như trần thuật cho thấy ông chủ định tránh mũi nhọn của cuộc tấn công đành phải đánh thua để dành lực lượng đánh trận quyết định toàn cục cuộc chiến - triệt hạ đoàn binh lương phía sau (trần thuật của sử kí chỉ xem đó là “lập công chuộc tội”). Nhưng giá trị kết cấu của chuỗi các phiến đoạn gọi là “khúc vọng” hay “khúc vô thanh” không chỉ bộc lộ ra trong liên hệ qua lại giữa chúng với chuỗi 25 chương sách. Mối liên hệ nội bộ giữa các phiến đoạn trong bản thân chuỗi này cũng phản ánh đặc sắc kết cấu tiểu thuyết. Nếu như trên đây chúng tôi có nêu giả định một người đọc có thể đọc cuốn tiểu thuyết theo cách gạt qua một bên chuỗi các phiến đoạn gọi là “khúc vọng/khúc vô thanh” này thì giờ đây không ngại tiến hành thử nghiệm theo hướng ngược lại - gạt qua một bên các chương sách để chỉ nối đọc liền mạch chuỗi các phiến đoạn này. Dĩ nhiên thử nghiệm này là vô nghĩa xét từ góc độ tiếp nhận tiểu thuyết một cách tự nhiên, nhưng không phải là không có chút ý nghĩa nào xét từ góc độ nghiên cứu kĩ thuật tiểu thuyết. Sự thực là khi đặt liền kề các phiến đoạn độc thoại nội tâm đó, ta dường như đã tạo ra một cơ hội giúp kéo ba kẻ cô đơn kia vào trong một cuộc chuyện trò chung - cuộc chuyện trò giữa ba kẻ thấu hiểu nỗi lòng nhau: người đàn ông và hai người phụ nữ (Nhân Huệ vương - Thiên Thụy - Thị Thảo). Và khi người đàn ông kia cất lên tiếng gọi thầm thì: “Thị Thảo… Thị Thảo… Em ở đâu?” (câu cuối cùng của Khúc vọng cuối cùng) tự sự tiểu thuyết đã dừng lại nhưng viễn cảnh của không gian chuyện như tuồng đang thấp thoáng hiện lên bên chân trời: bóng người con gái Vân Đồn thoáng khuất dần về phía Kinh thành Thăng Long… Vì sao ta có thể nói “tự sự tiểu thuyết đã dừng lại nhưng viễn cảnh của không gian chuyện như tuồng đang thấp thoáng hiện lên bên chân trời: bóng người con gái Vân Đồn thoáng khuất dần về phía Kinh thành Thăng Long”? Đó là vì căn cứ vào tình tiết cốt truyện. Phối hợp cả hai “văn bản” - CHƯƠNG XXV (chương chót) và KHÚC VỌNG CUỐI CÙNG (phần sau cùng) độc giả tự mình sẽ biết tự sự của tiểu thuyết không duy trì một sự tiếp liền thời gian chuyện ở “bước chuyển” giữa hai “văn bản” trên. Nói cách khác giữa hai thời điểm - thời điểm nhân vật chính của thiên tiểu thuyết thầm kêu “Thị Thảo… Thị Thảo… Em ở đâu?” (Khúc vọng cuối cùng) và thời điểm cuối chương XXV với cảnh nhân vật này “chầm chầm bỏ đi… khuất về phía xa” (để mặc cô nữ hầu cận và viên trung sứ của triều đình sau lưng) đã có một khoảng cách thời gian (đủ để thấm thía nỗi cô đơn). Không phải là nhân vật chính không biết “… Em ở đâu?” (Trần Khánh Dư quyết ý tác thành Thị Thảo với vương gia Trần Đức Việp và sắp xếp cho người nữ hầu cận về Thăng 36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Long cùng Hoàng Chí Hiển). Cũng vậy, câu hỏi của trần thuật tiểu thuyết cuối chương chót này “Chẳng biết nàng còn đứng đó chờ đến bao giờ…” chỉ là một câu hỏi tu từ - nàng không thể đứng đó mãi vì chàng đã quyết ý “chầm chầm bỏ đi…” để tránh phải nói lời từ biệt trước mặt kẻ thứ ba - người nhận nhiệm vụ đưa nàng về Kinh thành. Nhưng một khi đã đọc hiểu màn kết của tự sự tiểu thuyết như trên thì chính là lúc ta đã bước từ kết cấu văn bản (kết nối chương đoạn trên trang sách) sang kết cấu hình tượng tiểu thuyết (liên tưởng cảnh huống trong truyện). Dĩ nhiên phân tích kết cấu hình tượng tiểu thuyết cũng không thể thoát khỏi việc đeo bám “chương - đoạn” nhưng đó không phải là sự đeo bám tuyến tính câu chữ qua các trang mà là một sự tái thống hợp các tình tiết, kết nối đa chiều các thông tin trần thuật trên khắp văn bản tiểu thuyết. Do đặc tính vừa nói nên việc phân tích kết cấu hình tượng tiểu thuyết là rất phức tạp, diễn ra trên nhiều góc cạnh đọc hiểu. Ở đây chúng tôi chỉ lẩy ra một vấn đề nhỏ nhưng tin tưởng rằng qua vấn đề đó đã có thể thấy được tài nghệ tổ chức tự sự của tác giả tiểu thuyết Trần Khánh Dư. 2.2. Nối kết các tình tiết tự sự bằng “di chuyển” nhân vật hay là thủ pháp kết cấu hình tượng tác phẩm Trần Khánh Dư Như chúng tôi phát hiện thấy, nhân vật mà tác giả đã cho - dùng tạm từ vừa dùng trong tiểu mục - “di chuyển” nhằm mục đích kết cấu hình tượng cho tác phẩm ở cuốn tiểu thuyết này chính là Hoàng Chí Hiển1. Nhân vật này xuất hiện ngay từ đầu sách theo cách “được giới thiệu dần” - một cách trần thuật như tuồng cố ý “sao phỏng” tiểu thuyết kiếm hiệp (như sau sẽ chỉ rõ - Hoàng Chí Hiển là một tình báo hoạt động trong hậu phương địch): “Khách chỉ có ba. Một nhà sư, một chàng trai và một cô gái trẻ” (Chương mở đầu, tr.10), “Chàng thanh niên là phó tướng dưới cờ Hoài Văn vương Trần Quốc Tuấn”, “Bây giờ giặc đã tan, Hoài Văn hầu đã ngã xuống bên bờ Như Nguyệt và được truy phong vương tước. Đội quân trẻ trung ngày nào nay đã sung và quân của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật” (Chương mở đầu, tr.11). Chính xác cho đến trong đoạn tự sự sau, độc giả nối kết các thông tin trần thuật lại mới chính thức biết tên nhân vật - “Nhân Huệ vương lớn giọng: “Nào các vị, ta mời các vị hôm nay là để khoe một vật và bàn một một việc…”. Hỏi thì hỏi tất cả nhưng Nhân Huệ vương nhìn chằm chằm vào mặt Hoàng Chí Hiển” (Chương mở đầu, tr.14). Đợi cho đến khi đọc hết chương mở đầu, xuyên qua dòng trần thuật lúc giữ giọng nước đôi, lúc cố tình đánh lạc hướng độc giả tự phát hiện thấy Hoàng Chí Hiển đến phủ đệ Chí Linh dự tiệc Trần Khánh Dư mời thực ra là đang tham dự giải quyết một điệp vụ. Màu 1 Đây cũng chính là nhân vật từng/sẽ (tùy vào việc độc giả đọc cuốn nào trước - cuốn xuất bản 2005 trước Trần Khánh Dư hay cuốn xuất bản 2017 sau Trần Khánh Dư) xuất hiện trong tự sự cũng của Lưu Sơn Minh về Trần Quốc Toản [3]. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 37 sắc kiếm hiệp và phản gián của tiểu cuốn tiểu thuyết lịch sử này ngay từ chương mở đầu cuốn tiểu thuyết đầu đã thoáng ẩn thoáng hiện cùng lúc với sự xuất hiện của nhân vật này. Điệp vụ giải phá âm mưu li gián vua tôi nhà Trần trình rõ kết quả trong trần thuật chương thứ hai. Qua chương III xuất hiện một đoạn trần thuật hồi cố về Đỗ Vĩ - được giới thiệu ngay là một tình báo chịu chỉ huy trực tiếp từ đại bản doanh Vạn Kiếp của Trần Hưng Đạo (trong hồi tưởng của nhân vật lịch sử Hưng Nhượng vương Quốc Tảng). Vẻ như cuộc tương phùng Quốc Tảng và Đỗ Vĩ cũng là một cách tô láy môtip hiệp khách tương phùng: “Đột nhiên, Hưng Nhượng vương chạnh lòng nhớ tới người anh em Đỗ Vĩ. Bậc tài hoa ấy giờ đã là người cõi khác. Hai người quen nhau trong một đêm trăng sáng ở Vân Đồn. Trần Quốc Tảng đã một mình một kiếm đấu với lũ buôn lậu Lôi Châu và được Đỗ Vĩ trợ chiến đúng vào lúc nguy nan nhất. “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Một con hổ có dũng mãnh đến đâu cũng khó địch được cả bầy cáo. Vậy mà cuối cùng, chính Đỗ Vĩ đã đơn thương độc mã lần vào hang của lũ lang sói để chuyển về những đạo tin mật giúp Quốc công Tiết chế có được quyết sách thật chắc chắn. Sau lần gặp gỡ ở Vạn Kiếp, hai người không còn cơ hội để tái ngộ nữa. Họ chỉ nhớ tới nhau trong trí tưởng theo cái cách của những kẻ tri âm thường dùng tới khi xa cách. Bây giờ, Đỗ Vĩ đã khuất núi. Con người tài hoa ấy đã bị giặc phát hiện và đầu độc” (Chương III, tr.49). Đỗ Vĩ là người yêu của một thị tì của An Tư công chúa đã gả cho Thoát Hoan, trở thành điệp viên chuyển tin từ công chúa An Tư về nước. Sau khi Đỗ Vĩ hy sinh, người thị tì của công chúa về Đại Việt làm ni cô Tuệ Liên ở chùa Nghi Tàm1. Với tình tiết Hưng Nhượng Vương vào chùa Nghi Tàm thăm Tuệ Liên, trần thuật của tiểu thuyết quay về với “hiện tại” của mạch chuyện chính. Trường đoạn về Đỗ Vĩ thực ra là để nối kết vào chuyện Hoàng Chí Hiển - người tiếp nối vị trí của Đỗ Vĩ. Nối kết trần thuật này dựa vào tình tiết Hưng Nhượng vương sau chuyến thăm chùa làng Nghi Tàm đã ra Vân Đồn mừng tuổi Nhân Huệ vượng và gặp Hoàng Chí Hiển đã ở đó (vẫn chuyện Chương III). Từ chương mở đầu, đôi chỗ Hoàng Chí Hiển được gọi là “cư sĩ” nhưng phải đến chương III độc giả mới hiểu nguyên do của cách gọi đó: Tất cả người nhà Hoàng Chí Hiển đã bị bị giặc Nguyên sát hại. Hoàng kết nghĩa đồng sinh đồng tử với Trần Quốc Toản và vì thế đã chối lời mẹ Hoài Văn hầu ướm gả con dâu hụt cho (sợ Thoan không nguôi hình bóng Trần Quốc Toản). Trần thuật của tiểu thuyết giữ một ý kín đáo khi nói Trần Quốc Tảng “Ông chưa hiểu rõ ý khi Hoàng Chí Hiển chọn trở thành một cư sĩ. Để né tranh một mối duyên? Để chuyên tâm thấu hiểu cõi Bồ Đề? Để thõng tay cõi tục?” (Chương III, tr.58). Nói trần thuật “kín đáo” là vì dường như đó cũng là cách ám gợi độc giả hiểu lấy 1 Cứ như trần thuật về sau ở trang 57 (“Trần Quốc Tảng kể cho Hoàng Chí Hiển nghe về buổi chiều trong chùa Kim Liên”) thì lí ra nên gọi “đúng” là chùa Kim Liên (dù ta biết chùa này thuộc làng Nghi Tàm). 38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI rằng chính cũng vì là cư sĩ mà chàng trai mới tiện bề hoạt động phản gián. Tại đại bản doanh Vân Đồn của Trần Khánh Dư, Hưng Nhượng vương mang chuyện Đỗ Vĩ kể cùng Hoàng rồi nhân vì Hoàng chọn cuộc sống cư sĩ nên Hưng Nhượng vương tiến cử với Hưng Ninh vương Trần Tung (xuất hiện chính thức ở chương XVIIII, tr.202) - anh của Hưng Đạo vương. Qua chương IV, trần thuật hội họp giữa Thoát Hoan, quân sư A Lý Hải Nha, Trần Ích Tắc. Chủ đề phản gián trong tự sự của tiểu thuyết có một “tổng kết” bước đầu: Thoát Hoan tin dùng chiến tranh gián điệp - “Một kế vu cho Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư đồng mưu làm phản. Một kế vừa xúi giục vừa tung tin Trần Quốc Khang1 hưng binh trả thù cho con và đòi ngôi đại bảo. Một loạt những gián điệp tung vào Đại Việt. Thoát Hoan hể hả cười với A Lý Hải Nha: - Chúng có một thằng Đỗ Vĩ, ta sẽ ném một ngàn thằng Đỗ Vĩ vào An Nam” (Chương IV, tr.63). Ích Tắc hiến thêm kế giả mạo chữ Trần Văn Lộng viết thư dụ hàng anh Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư) - “Đòn thứ ba trong kế liên hoàn li gián” vương thất nhà Trần. Tất cả những trần thuật đó đều ẩn hiện ánh xạ hoặc xa hoặc gần đến Hoàng Chí Hiển. Trần thuật ở chương V kể chuyện Trần Khánh Dư nhớ đến Hoàng Chí Hiển, nhưng “Hoàng Chí Hiển cũng đã đi. Giờ con người ấy như mây ngàn hạc nội, nay đây mai đó, chẳng ai biết được hành tung. Trần Khánh Dư tặng Hoàng Chí Hiển một cây tiêu ngọc nhưng chàng cư sĩ chối từ: - Bẩm đức ông, kẻ lang bạt không nên mang theo báu vật trong người” (Chương V, tr.72). Đọc tiếp trần thuật về sau, người đọc càng sẽ hiểu cư sĩ vân du tự do như thế cũng là một cách để làm “tình báo”. Hoàng Chí Hiển quả thật đã khuất ẩn đi sau một loạt chuyện vẫn liên quan đến chiến tranh phản gián - ám sát Trần Khánh Dư (Chương VI) “Thực là xác đáng. Giặc càng cố tìm cách hại Nhân Huệ vương, ta càng phải tin giặc sẽ sang bằng đường biển. Chúng quá hiểu ông Phô Đô tướng là tướng mặt biển giỏi nhất của ta” (Thượng Hoàng nói với Quan gia và Tể tướng Trần Quang Khải sau khi đọc bản tấu của Trần Hưng Đạo, chương VII, tr. 97). Qua chương XIII, trần thuật cho thấy đối thoại giữa Thoát Hoan và công chúa An Tư trước giờ tấn công Đại Việt lần ba: “Ta sẽ cai trị đất nước nàng (…) Nàng sẽ đứng giữa Thăng Long như một bà hoàng”. Sự xuất hiện trở lại của nhân vật An Tư công chúa chính thức gợi dẫn trở lại sự xuất hiện của Hoàng Chí Hiển: “Nàng cúi nhìn những que chuyền cuối cùng còn sót lại trên bàn. Chỉ còn hai que trong cỗ chuyền của Dã Tượng làm cho Tiểu Bội năm xưa giờ vẫn lưu lạc trên đất Nguyên. Hưng Đạo vương đã trao cho Đỗ Vĩ cỗ chuyền để anh đưa người truyền tin cầm theo làm tín vật. Những que chuyền kia đã mang theo những tin tức quý giá vè tận tay Quốc công Tiết chế. Chỉ còn hai que, như mọt kỉ niệm về Đỗ Vĩ. Quanh An Tư giờ không còn người tin cẩn để mang một que chuyền nào về nữa”. 1 Trần thuật ở ngay đầu chương III. Con của Trần Quốc Khang Trần Kiện trên đường chạy sang Bắc quốc hàng Nguyên bị quân trấn thủ biên giới của Trần Hưng Đạo bắn chết. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 39 Người tin cẩn nối tiếp này chính là Hoàng Chí Hiển. Chương XVIII: “Thám báo ta cũng gửi tin chính xác số quân mà Nguyên chúa Hốt Tất Liệt trao cho Thoát Hoan để chuẩn bị chinh Nam… Năm trăm chiến thuyền giặc đang dồn tới Khâm Châu” (tr.197). Hưng Ninh vương bí mật về đại bản doanh Vạn Kiếp gặp riêng Quốc công Tiết chế với thông tin về người đồ đệ của ông “Hoàng Chí Hiển mặc áo du tăng lang bạt sang Nguyên, dạo khắp Đại Đô. Ta trao cho nó tín phù Hưng Ninh chỉ để phòng hơ, ai ngờ hữu dụng. Nó tìm gặp được lệnh bà An Tư”. “Đức ông Hưng Đạo nghe thế cũng không khỏi giật mình. Mỗi tin tức từ lệnh bà An Tư truyền về đều quý giá vô cùng. Đỗ Vĩ và những người đưa tin đã phải đổi cả tính mạng để đem những tin tức ấy về. Đỗ Vĩ đã tử tiết, bao lâu nay lệnh bà An Tư bặt tin. Tham báo ta tung sang Nguyên khá nhiều, tin gửi về cũng tốt, nhưng tin của lệnh bà thì không thấy. (…) Hưng Ninh vương rút từ trong bọc ra một que chuyền (…) Ông nói tiếp: - Lệnh bà An Tư bảo với Hoàng Chí Hiển rằng… ” (Chương XVIII, tr.202-203). Bình luận của người kể chuyện: “Quả là một tin quý giá. Những tin như thế này, các thám báo không sao dò nổi. Lần trước chỉ vì một tin về A Lý Hải Nha, kẻ nắm giữ linh hồn của đội quân xâm lược mà bốn người đưa tin bị giặc giết. May mà vừa rồi, Hoàng Chí Hiển lại trở về nhà an toàn. Xem ra, đội quân xâm lược lần này sẽ khác hẳn lần trước” (Chương XVIII, tr.203). Trần thuật cho biết như vậy là thông tin quan trọng về đội quân xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyên đã được thám báo đem về. Và ngay sau khi về nước vào lúc Hưng Ninh vương đang truyền đạt trực tiếp với Quốc công Tiết chế tại đại bản doanh Vạn kiếp thì người tình báo viên chiến lược Hoàng Chí Hiển lại đã ra Vân Đồn để lên thuyền sang Hải Nam (danh xưng lúc đó là Quỳnh Châu) dưới vai thầy phong thủy thực hiện điệp vụ quan trọng tiếp theo. Tự sự của tiểu thuyết bước sang chương XIX với dòng mở đầu “Lúc Hưng Đạo vương nhắc tới, chính là lúc Hoàng Chí Hiển đang ngồi trên con tàu buôn cực lớn” sang Hải Nam gặp An phủ sứ Quỳnh Châu Trần Trọng Đạt (kẻ tham gia đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ). Tiểu thuyết dành trọn cả chương XIX, XX để trần thuật điệp vụ của Hoàng Chí Hiển ở Quỳnh Châu - một cốt truyện phản gián pha trộn thêm yếu tố kiếm hiệp và ngôn tình1. Dễ hiểu vì sao đến đây (ngay sát trước cuộc động binh thủy bộ xâm lăng Đại Việt lần ba) cốt truyện tiểu thuyết đã bước vào cao trào. Vì thế, trên sân khấu trần thuật liên tục từ trong năm chương cuối (chương XX đến XXV) luôn thấp thoáng bóng dáng của 1 Dĩ nhiên điệp vụ này là một phần của cốt truyện toàn tiểu thuyết - danh tướng Trần Khánh Dư từ hội nghị Bình Than đến chiến thắng Vân Đồn (1282-1288). Trong đó, sự kiện hội nghị Bình Than xuất hiện như là một hồi cố tự sự (đánh dấu việc khởi đầu quay lại đời sống của vương triều tham dự việc nước của viên tướng đã bị “án khai trừ”), không gian sân khấu tự sự dành chủ yếu cho các tình tiết chuyện của “hiện tại” kéo dài trong khoảng từ tháng Chạp Trùng Hưng nguyên niên (1285) đến mùa Xuân Trùng Hưng năm thứ tư (1288). 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhân vật “tình báo viên” Hoàng Chí Hiển. Trần thuật mở đầu chương XXI: “Giặc đã khởi binh. Hoàng Chí Hiển trở về với những tin tức xác thực những gì các thám báo đã dò xét và phỏng đoán. Cánh quân đi đường biển của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đã sẵn sàng. Thêm vào đó, vì không còn cách nào để chuẩn bị đoàn phu vận lương theo đường bộ hiểm trở và đầy cạm bẫy cho đội quân xâm lược, Hốt Tất Liệt đã giao Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn dẫn đoàn thuyền tải lương vượt biển sang Đại Việt. Cơn giáo bắc thổi căng buồm đưa Chí Hiển về nhanh. Nhưng cũng chính cơn gió ấy sẽ đẩy thuyền giặc rầm rộ tiến về Đại Việt. Trần Khánh Dư thảo một loạt sớ tấu”. Độc giả nhớ lại cảnh trần thuật Hoàng Chí Hiển hẹn với Trần Khánh Dư trước khi lên thuyền rời Vân Đồn qua đất Đại Nguyên đế quốc “Cháu đi trước sau chừng bốn tháng. Mong vương gia nhớ kĩ, khi nào gió Bắc nổi thì cháu về”. Hoàng Chí Hiển vì sao về? Dĩ nhiên, theo logic sự việc thì điệp vụ phải kết thúc và điệp viên cần về nước trước lúc cuộc chiến tranh bắt đầu. Nhưng đối với nhà tiểu thuyết mà nói, anh ta còn phải trả lời nhiều hơn thế! Chương XXI trần thuật việc Hoàng Chí Hiển quay về Vân Đồn và ở đấy với Trần Khánh Dư chứng kiến trận thua (hoặc dùng cách nói của người trong cuộc - người tại trận là “trận phải đánh thua”) mở màn cuộc hải chiến với Ô Mã Nhi. Để liền đó (chương XXII), Hoàng Chí Hiển lên Kinh đô vào cung trực tiếp trình bày một “kiến giải khác” về “ý nghĩa chiến lược” của trận thua Ô Mã Nhi của Trần Khánh Dư ở An Bang ngay trước mặt hai vua. Liên quan đến sự kiện này Đại Việt sử kí toàn thư kí thuật vắn tắt “Khánh Dư đánh thất lợi, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói với trung sứ: “Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn". Trung sứ theo lời xin đó” [2, tr.60]. Viên trung sứ đó ở tiểu thuyết này chính là Hoàng Chí Hiển! Dưới đây một đoạn ở chương XXII trần thuật cảnh viên trung sứ quay lại Vân Đồn: “Khi trung sứ Hoàng Chí Hiển ra Vân Đồn trong vai học sĩ cung Quan Triều, Trần Khánh Dư đã hiểu ngay tình thế. Đầu tiên, ông cũng bày vẽ tiệc này tiệc nọ đãi trung sứ. Rồi cũng nói trước mặt quân tướng dâng sớ về triều tạ tội, xin được “đái tội lập công”. Và Hoàng Chí Hiển cũng lập tức thảo một sớ tấu dâng lên hai vua, nói Nhân Huệ vương xin khất hai, ba ngày để lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn. Diễn trò xong xuôi, vào trong trướng, hai người nhìn nhau và phá ra cười. Hoàng Chí Hiển kể lại mọi sự, đoạn nói: “- Dù vậy, mong vương gia cố sức cả phá Trương Văn Hổ. Xem ra nếu diệt được nửa đoàn thuyền của hắn thì công đã lớn hơn tội nhiều rồi. Trần Khánh Dư đáp: - Nửa thì chắc là làm được. Nhưng ta muốn đốt sạch thuyền của chúng, chỉ tiếc không đúng mùa”. Từ đây cho đến hết hai chương cuối cùng - chương XXIV và XXV, tiểu thuyết dồn toàn bộ cho tự sự trận phá đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ - viên Giao Chỉ hải thuyền vạn hộ hầu mang theo cả viên An phủ sứ Quỳnh Châu tin tưởng Ô Mã Nhi tiên phong
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.