Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

pdf
Số trang Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 10 Cỡ tệp Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 313 KB Lượt tải Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 0 Lượt đọc Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1
Đánh giá Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ NHẬN DIỆN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC HÌNH SỰ HÓA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM DƯƠNG THỊ HỒNG THUẬN* DƯƠNG THỊ CẨM NHUNG** Ngày nhận bài: 08/09/2020 Ngày phản biện: 21/10/2020 Ngày đăng bài: 31/12/2020 Tóm tắt: Hình sự hóa đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội là vấn đề luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách hình sự về hình phạt. Để bảo đảm sự phù hợp của chính sách về hình phạt với yêu cầu bảo vệ quyền con người, với điều kiện phát triển nội tại của đất nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như với xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhà làm luật luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định khi tiến hành hình sự hóa. Bài viết này nghiên cứu, làm rõ một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Abstract: The penalization of behaviors that are dangerous to society is an issue which is always set out in the process formulating and completing the criminal policy on punishment. To ensure the suitability of the punishment policy with the request for protection of human rights, with the development conditions of the country in politics, economy, culture, society as well as with the world’s general development trend, lawmakers always have to follow certain principles when conducting penalization. This article studies and clarifies some basic principles when conducting penalization in the Vietnamese Criminal Code. Từ khóa: Keywords: Nguyên tắc, hình sự hóa, hình phạt, Principles, penalization, punishment, the Bộ luật Hình sự Việt Nam. Criminal Code of Vietnam. 1. Đặt vấn đề Từ trước đến nay, theo quan niệm phổ biến trong xã hội và trong khoa học pháp lý hình sự thì “hình sự hóa hay phi hình sự hóa cũng như tội phạm hóa, phi tội phạm hóa” là những vấn đề thuộc thẩm quyền của nhà làm luật. Bởi vì, việc đánh giá một hành vi nào đó là nguy * ThS., GV Khoa Luật, Trường Đại học Quảng Bình; Email: dththuan.law@gmail.com ThS., GV Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: nhungdtc@hul.edu.vn ** 89 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ hiểm cho xã hội, có lỗi, đáng bị trừng phạt và cần được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS); cũng như việc quyết định công nhận một hành vi, một loại hành vi nào đó thường xảy ra trong đời sống xã hội là tội phạm, hoặc quyết định đưa ra khỏi BLHS hành vi nào đó từng bị coi là tội phạm; quy định tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với những hành vi nào đó đã được quy định trong BLHS chỉ thuộc thẩm quyền của nhà làm luật. Theo đó, hiểu một cách chung nhất về hình sự hóa trong BLHS năm 2015 thì: Hình sự hóa là việc nhà làm luật quy định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự theo hướng nghiêm khắc hơn hoặc tăng nặng hơn1. Quá trình hình sự hóa trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự thể hiện rõ ràng quan điểm của Nhà nước ta là cần răn đe và trừng trị nghiêm khắc đối với một số hành vi phạm tội ở từng thời điểm nhất định. Tuy vậy, thực tiễn xã hội - lịch sử trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng khẳng định rằng, hiệu quả của các quy phạm pháp luật hình sự đạt được không hoàn toàn bằng sự mở rộng phạm vi áp dụng hoặc tăng nặng hình phạt, mà phải bằng việc phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng trong Luật Hình sự. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cho những nhà làm luật khi cân nhắc phạm vi và mức độ hình sự hóa đối với một hành vi nào đó phải xem xét toàn diện nhiều vấn đề, trong đó không thể không tuân theo những nguyên tắc nhất định trong quá trình hình sự hóa để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, vì theo C. Mác “nhà làm luật thông minh là phải ngăn ngừa tội phạm để khỏi phải trừng phạt vì nó,... và đừng biến thành tội phạm hành vi nào chỉ mang tính vi cảnh”2. Để việc mở rộng phạm vi của việc áp dụng hình phạt đối với những hành vi bị coi là tội phạm thực sự phản ánh được nhu cầu của xã hội là quy định hình phạt vừa đủ để răn đe, trừng trị, giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, thì việc hình sự hóa cần phải được đặt trên những yêu cầu nhất định, phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách hình sự. Những yêu cầu, những đòi hỏi đó có thể hình thành nên những nguyên tắc cơ bản để tiến hành hình sự hoá. Vậy nguyên tắc của việc hình sự hóa là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt thì nguyên tắc được hiểu là “những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc”3. Từ đó, cho phép chúng tôi có thể hiểu rằng: Nguyên tắc của việc hình sự hóa là những tiêu chí và Xem thêm: Dương Thị Hồng Thuận (2018), Các hình thức thể hiện hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 35, tr.78-83. 2 C. Mác - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.125. 3 Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1217. 1 90 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 quy tắc khoa học dùng làm tư tưởng chỉ đạo, định hướng và điểm xuất phát cho việc đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Hình sự về hình phạt theo hướng mở rộng hơn, nghiêm khắc hơn. 2. Một số nguyên tắc cơ bản của việc hình sự hóa Vấn đề hình sự hóa mặc dù đã được nghiên cứu, sử dụng từ lâu, song cho đến nay việc xác định cụ thể các nguyên tắc của việc hình sự hóa còn “bỏ ngỏ” chưa được đề cập trong khoa học luật hình sự, mà mới chỉ được đề cập chung với nguyên tắc tội phạm hóa ở một số ít công trình nghiên cứu hoặc cũng có công trình nghiên cứu soi quy định hình phạt dưới nguyên tắc của luật hình sự. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra một số nguyên tắc cơ bản sau đây để làm cơ sở cho việc tiến hành hình sự hoá. 2.1. Nguyên tắc về sự phù hợp của việc hình sự hóa với các điều kiện kinh tế - xã hội Đây là một trong những nguyên tắc xuất phát điểm và là căn nguyên của việc hình sự hoá. Bởi lẽ, theo nghiên cứu về xã hội học hình phạt thì tội phạm đi ra từ xã hội, trong khi hình phạt đi ra từ tội phạm; do đó, xã hội là cái có trước, hình phạt là cái có sau và bị quyết định bởi xã hội; xã hội vận động, biến đổi làm thay đổi tính chất các quan hệ xã hội cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi (tội phạm) dẫn đến sự thay đổi trong chính sách về hình phạt. Mặt khác, hình sự hóa là một trong những phương thức thực hiện chính sách hình sự, trong khi đó phương thức thực hiện chính sách hình sự bao giờ cũng do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định4. Do đó, để có một chính sách hình sự nói chung, hình sự hóa hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm nói riêng phải tính đến các điều kiện kinh tế - xã hội. Việc hình sự hóa hành vi bị coi là tội phạm ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau đều đặt ra những yêu cầu khác nhau về việc bảo vệ các quan hệ xã hội trong giai đoạn đó. Việc xác định có tiến hành hình sự hóa hay không đối với một hành vi nào đó nếu phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội thì sẽ phát huy được tác dụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngược lại. Về vấn đề này, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Pháp luật không bao giờ lại có thể cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó tạo nên” và “Sự vi phạm pháp luật thường là kết quả của các yếu tố kinh tế”5. Nguyên tắc về sự phù hợp của việc hình sự hóa với các điều kiện kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi nhất định, thể hiện ở chỗ: khi tiến hành hình sự hóa hành vi này hay hành vi khác bị coi là tội phạm, nhà làm luật phải xuất phát từ điều kiện tồn tại khách quan để xem xét, phân tích, đánh giá đặc điểm, tính chất, kết cấu cũng như xu hướng thay đổi của các loại quan hệ xã hội. Nhà làm luật phải làm sáng tỏ tính công bằng, dân chủ trong xã hội, đánh giá trình độ dân trí, ý thức pháp luật và các yếu tố khác; đồng thời, đánh giá tính chất và mức Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Đào Trí Úc (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.147. 4 5 91 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi kết hợp với việc xem xét các yếu tố chính trị - pháp lý, tư tưởng - tâm lý và văn hóa - xã hội. Ngoài ra, cần phải làm sáng tỏ sự tác động của việc áp dụng hình phạt hiện có đến cơ cấu và động thái của tình hình tội phạm và tình hình vi phạm pháp luật nói chung. Từ đó, nhà làm luật dự báo nhu cầu quy định hay thay đổi hình phạt, đồng thời cân nhắc dư luận xã hội, các công trình nghiên cứu đối với hình phạt hiện có hay hình phạt cần phải có và điều quan trọng là phải tính đến lợi ích của các chủ thể khi quy định hình phạt để có thể đạt được mục đích của hình phạt. Như vậy, khi thực hiện hình sự hóa thì việc dự báo được nhu cầu xã hội để từ đó xác định loại hình phạt, mức hình phạt đủ sức răn đe, trừng trị, giáo dục và ngăn ngừa phạm tội mới là vấn đề hết sức quan trọng. Phạm vi và mức độ quy định hình phạt không thể quá nặng cũng không thể quá nhẹ mà phải được cân nhắc trên cơ sở phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Ví dụ, BLHS năm 2015 đã thực hiện hình sự hóa bằng việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các loại tội phạm mang tính kinh tế như các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; công nghệ thông tin, mạng viễn thông; môi trường; tham nhũng;… là phù hợp với “tính chất kinh tế” trong tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa phù hợp với định hướng cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005. Dù vậy, sau hơn 16 năm đổi mới (từ khi có BLHS năm 1999) nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, song Điều 35 BLHS năm 2015 vẫn quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền 1.000.000 đồng trên cơ sở kế thừa quy định của BLHS năm 1999, theo tác giả là quá thấp, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta. Điều đó phần nào sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của hình phạt6. Như vậy, bên cạnh những nội dung mà nhà làm luật thực hiện hình sự hóa đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp của việc hình sự hóa với các điều kiện kinh tế - xã hội thì vẫn còn đó những quy định chưa thực sự đảm bảo được nguyên tắc này trong quá trình hình sự hóa, cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Việc phân tích và đánh giá đầy đủ, chính xác các điều kiện kinh tế - xã hội sẽ cho chúng ta một cái nhìn bao quát về yêu cầu của sự phù hợp của việc hình sự hóa với các điều kiện kinh tế - xã hội, sẽ giúp nhà làm luật hình sự hóa chính xác những hành vi bị coi là tội phạm, sẽ bảo đảm việc hình sự hóa được thực thi có hiệu quả trong đời sống xã hội và sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 2.2. Nguyên tắc về sự phù hợp, thống nhất của việc hình sự hóa với hệ thống pháp luật trong nước cũng như luật pháp quốc tế Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc đồng bộ và thống nhất về mặt biện pháp pháp lý trong quá trình hình sự hóa. Việc quy định một hành vi phạm tội hay hành vi vi phạm Xem thêm: Dương Thị Hồng Thuận (2019), Hoàn thiện quy định về một số loại hình phạt chính tại Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 41, tr.95-103. 6 92 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 kéo theo đó là các chế tài phải phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật. Đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ, tránh những “lỗ hổng”, sự chồng chéo của pháp luật và có ý nghĩa rất lớn trong áp dụng pháp luật hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi khi nhà làm luật hình sự hóa hành vi nào đó không được trái với quy định của các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận trong pháp luật quốc tế. Do vậy, vấn đề đặt ra là quy định của các ngành luật trong hệ thống pháp luật chung cũng như các quy định trong cùng một ngành luật không được mâu thuẫn nhau mà phải phù hợp, thống nhất với nhau và đòi hỏi hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi của ngành luật nào phải sử dụng đúng mức độ biện pháp của ngành luật đó để điều chỉnh. Đặc biệt, quy phạm pháp luật hình sự phải thống nhất, đồng bộ với các quy phạm pháp luật dân sự, hành chính, kinh tế. Có thể nói, đây là những ngành luật có đối tượng điều chỉnh bao gồm những quan hệ xã hội gần hoặc thậm chí rất gần với luật hình sự. Ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế chỉ là mức nguy hiểm “đáng kể” hay “chưa đáng kể”. Vì vậy, quá trình hình sự hóa cùng với tội phạm hóa nhất thiết phải đảm bảo sự phù hợp với những quy định trong luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính và các ngành luật khác để từ đó xác định đúng vị trí, vai trò của hình phạt trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật, thì biện pháp cưỡng chế hình sự được coi là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, cho nên việc hình sự hóa chỉ nên thực hiện khi mà các biện pháp pháp luật khác không thể đưa lại kết quả mong muốn; hoặc là, chế tài hình sự hiện có không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của sự thay đổi các quan hệ xã hội. Vì lẽ đó, khi tiến hành hình sự hóa phải đảm bảo sao cho các biện pháp cưỡng chế của luật hình sự đạt mức độ nghiêm khắc nhất theo thứ bậc trong hệ thống pháp luật nước ta. Theo đó, mức độ nghiêm khắc giữa các hành vi bị coi là tội phạm cũng phải tương xứng với tính chất nghiêm trọng của hành vi. Chính vì thế, điều chỉnh, sử dụng đúng mức biện pháp pháp luật hình sự để đấu tranh phòng, chống tội phạm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và tạo ra một trật tự pháp luật đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật chung. Việc hình sự hóa hành vi nào đó đã được tội phạm hóa đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ những văn bản pháp lý quốc tế để đảm bảo sự phù hợp và tương thích với luật pháp quốc tế (hình phạt không được quá nhẹ mà cũng không nên quá nặng). Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật hình sự với hệ thống pháp luật trong nước cũng như luật pháp quốc tế. Ví dụ, xuất phát từ tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây mang tính phổ biến, với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân; song, việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính hay nghĩa vụ phải tự mình chứng minh thiệt hại trong thủ tục đòi bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự đã làm cho việc xử lý đối với những hành vi vi phạm do pháp nhân gây ra không hiệu quả, gây khó khăn cho người dân (đối 93 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ tượng bị thiệt hại chính), thậm chí không thể đòi bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải có biện pháp nghiêm khắc hơn để ngăn chặn loại hành vi này và BLHS năm 2015 đã thực hiện hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 33 tội danh, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của các pháp nhân thương mại ở nước ta hiện nay, vừa để hoàn thiện hệ thống pháp luật khi hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế; đồng thời, cũng phù hợp với khuyến nghị của quốc tế trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Như vậy, việc hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015 là khá hợp lý và đã tuân thủ nguyên tắc này. 2.3. Nguyên tắc về sự bảo đảm công bằng của việc hình sự hóa đối với các hành vi tội phạm Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự, từ nguyên tắc trách nhiệm chỉ được áp dụng đối với những hành vi cụ thể, nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật và có lỗi dẫn đến luận điểm quan trọng được rút ra là, biện pháp trách nhiệm hình sự (hình phạt) phải được quy định và quyết định tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện. Một chế tài hình sự chỉ được coi là công bằng khi nó phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội (tức là không được quy định nhẹ hay nặng hơn so với hành vi phạm tội). Đồng thời, chế tài đó lại tương xứng trong sự so sánh với các chế tài áp dụng đối với các tội khác. Đó là một trong những đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc về sự bảo đảm công bằng trong việc quy định hình phạt đối với tội phạm. Bởi vì giữa tội phạm và hình phạt có mối liên hệ chặt chẽ, loại và mức hình phạt cần phải tương xứng với hành vi - tội phạm, nghĩa là phải được đo lường. Theo GS.TS. Võ Khánh Vinh: Để đạt được sự tương xứng giữa tội phạm và hình phạt cần phải có những tiêu chuẩn bao gồm những đặc điểm về chất và lượng cho phép để nếu như không đo lường được thì cũng so sánh được7. Vì rằng “giới hạn của hành vi phải là giới hạn của sự trừng phạt mới là công bằng”, cho nên quan điểm công bằng đối với những tội phạm khác nhau cần phải có loại và mức hình phạt khác nhau phù hợp với mức độ nguy hiểm của các tội phạm, và do vậy, khi tiến hành hình sự hóa cũng phải đặt trong nội hàm đó. Ví dụ, Tội dùng nhục hình (Điều 373) và Tội bức cung (Điều 374) của BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung loại hình phạt cao nhất là tù chung thân (trong khi BLHS năm 1999, Tội dùng nhục hình tại Điều 298 quy định loại hình phạt cao nhất là tù có thời hạn và mức phạt tù tối đa là 12 năm, Tội bức cung tại Điều 299 quy định loại hình phạt cao nhất là tù có thời hạn và mức phạt tù tối đa là 10 năm). Tội dùng nhục hình và Tội bức cung có thể nói là biểu hiện của tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS năm 1999 (Điều 134 BLHS năm 2015) có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn và do đó, về mặt nguyên tắc phải xử lý tương ứng, thậm chí nặng hơn tội cố ý gây thương tích thông thường do có tình tiết tăng nặng lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, việc tăng nặng hơn loại hình phạt đối với Võ Khánh Vinh (1992), Những đòi hỏi của nguyên tắc công bằng đối với việc quy định hệ thống hình phạt, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, tr.43. 7 94 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 02 tội danh này nhằm bảo đảm sự cân xứng về hình phạt cũng như bảo đảm sự công bằng trong xử lý tội phạm giữa những tội giống nhau về bản chất. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc về sự bảo đảm công bằng của việc hình sự hóa đối với hành vi tội phạm đó là phải có một hệ thống hình phạt công bằng. Hệ thống hình phạt công bằng được quy định ở Phần chung là những luận điểm xuất phát cho việc quy định các chế tài công bằng đối với các tội phạm cụ thể ở Phần các tội phạm của BLHS. Điều này thể hiện ở các yêu cầu, đòi hỏi như sau: hệ thống có mức độ nghiêm khắc (loại và mức hình phạt) tương xứng với mức độ nghiêm trọng của các loại tội phạm; các hình phạt phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo sự sắp xếp của việc phân loại tội phạm; các hình phạt thể hiện được sự cân đối nhất định, các hình phạt kế tiếp nhau, xét về bản chất, nội dung, điều kiện áp dụng không khác biệt nhau quá lớn; quy định rõ loại hình phạt nào được áp dụng đối với loại tội phạm nào, đối với chủ thể phạm tội nào và loại hình phạt nào không được áp dụng đối với ai, đối với tội phạm nào; mỗi loại hình phạt được quy định rõ ràng, cụ thể về nội dung và điều kiện áp dụng nó; quy định rõ giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa đối với từng loại hình phạt trong sự tương xứng chung; các hình phạt quy định ở Phần chung và hình phạt được quy định ở các chế tài của các điều luật trong Phần các tội phạm cụ thể phải có sự tương xứng, hài hòa nhất định; các hình phạt được quy định đối với những loại tội phạm khác nhau cần phải tuân theo một tỷ lệ tương xứng nhất định, đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cần áp dụng các hình phạt nghiêm khắc nhất, đối với các tội ít nghiêm trọng và nguy hiểm không lớn cho xã hội cần áp dụng những hình phạt ít nghiêm khắc hơn. Như vậy, khi quy định hình phạt cũng như khi tiến hành hình sự hoá, nếu các nhà làm luật bảo đảm được các yêu cầu, đòi hỏi đó thì sẽ bảo đảm được sự công bằng khi áp dụng hình phạt đối với các chủ thể phạm tội. 2.4. Nguyên tắc bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ và có hiệu quả hơn Nguyên tắc này đòi hỏi khi tiến hành hình sự hóa cần phải nghiên cứu sâu sắc những thay đổi về “chất” đã và đang diễn ra trên đất nước ta, những thay đổi đó đòi hỏi một sự bảo vệ tương ứng từ phía Nhà nước thông qua việc hình sự hoá. Chúng ta biết rằng, mọi sự trừng trị bằng pháp luật hình sự đều là giải pháp sau cùng khi không thể nào làm khác được và xét đến cùng thì đó là sự hy sinh một loại giá trị này vì một loại giá trị khác cần hơn, cao hơn. Chẳng hạn như, trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù thì rõ ràng mục tiêu cần đạt được của hình phạt ở đây là trừng trị người phạm tội, thể hiện sự nghiêm minh của xã hội và Nhà nước, khẳng định công lý, răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, đằng sau đó là những hệ quả tiêu cực của hình phạt có thể nhìn thấy trước được như: ảnh hưởng xấu của môi trường tội phạm đối với người phạm tội; mối liên hệ với gia đình, người thân, xã hội bị gián đoạn; làm mất đi hoặc giảm đi thói quen lao động hoặc tay nghề, trình độ chuyên môn, lối ứng xử bình thường của con người;… 95 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Vì rằng, mục đích của việc hình sự hóa là bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ và có hiệu quả hơn các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, vậy nên, mỗi một quyết định về hình sự hóa phải xuất phát từ quan điểm về mối tương ứng cho phép giữa hệ quả tích cực với những hệ quả tiêu cực có thể xảy ra nhằm chủ động hạn chế đến mức tối đa những hệ quả nằm ngoài mong muốn đó. Chỉ nên tiến hành hình sự hóa khi chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng, hệ quả tích cực dứt khoát sẽ vượt trội so với những hệ quả tiêu cực mà quá trình hình sự hóa sẽ làm phát sinh. Ví dụ, BLHS năm 2015 đã hình sự hóa đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, thì hệ quả tiêu cực có thể nhìn thấy trước đối với hình phạt này là gây ra tình trạng mất việc làm cho rất nhiều công nhân, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gia đình của họ là những người không có lỗi đối với hành vi phạm tội của pháp nhân. Tuy nhiên, nếu hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội như gây sự cố môi trường trên diện rộng mà không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra, trong khi hành vi đó gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của rất nhiều người,… thì hậu quả mà những pháp nhân này để lại là rất nặng nề, cao gấp nhiều lần so với hệ quả tiêu cực có thể thấy trước được như đã nói ở trên, và nếu cho phép những pháp nhân này tiếp tục hoạt động thì không ai đảm bảo được rằng pháp nhân đó sẽ không tiếp tục phạm tội và những hậu quả tương tự đó sẽ không tiếp diễn. Trong trường hợp này, hệ quả tích cực từ việc thực hiện hình sự hóa khi áp dụng hình phạt chấm dứt hoạt động của pháp nhân là có thể ngăn chặn pháp nhân đó tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật cũng như sự bình đẳng trong chính sách xử lý tội phạm. Chính vì thế, khi tiến hành hình sự hóa hành vi này hay hành vi khác phải xem xét, đánh giá để bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ và có hiệu quả hơn các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm đạt được mục đích của hình sự hóa. 2.5. Nguyên tắc về sự bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng các quy định được hình sự hóa Khi tiến hành hình sự hóa nhà làm luật thận trọng xem xét, cân nhắc để bảo đảm rằng việc hình sự hóa đó có tính khả thi cao khi áp dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn như, khi quy định một hình phạt mới thì phải xem xét nhiều khía cạnh, góc độ của xã hội để đánh giá hình phạt đó có phù hợp với văn hóa tinh thần và đạo đức xã hội, có được đại đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ hay chỉ là ý chí của nhà làm luật; hình phạt đó có phù hợp với chủ thể của tội phạm, có đủ sức răn đe, trừng trị, giáo dục, cải tạo họ trở thành người hoặc pháp nhân thương mại có ích cho xã hội, có đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung... Bên cạnh đó, khi hình sự hóa đối với hành vi phạm tội nào đó bằng cách tăng nặng hơn loại hình phạt hay mức hình phạt cũng cần phải chứng minh được rằng, phải sử dụng biện pháp nghiêm khắc hơn thì mới có thể giáo dục, cải tạo và ngăn ngừa được các hành vi phạm tội, khi đó việc 96 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 hình sự hóa mới có thể đạt được mục đích của mình. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn để việc hình sự hóa bảo đảm phù hợp với tính chất và mức độ hành vi phạm tội cũng là yếu tố nhằm bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng. Bởi việc hình sự hoá, tức là quy định một hình phạt nào đó quá nghiêm khắc so với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì sẽ làm cho người bị kết án và những người khác nhận thức là không công bằng, không hợp lý. Trong trường hợp này, chủ thể phạm tội luôn luôn mang tư tưởng cho rằng mình phải chịu một hình phạt không phù hợp hoặc gây ra oán hờn và không tin tưởng vào pháp luật. Và tất nhiên, trong những điều kiện như vậy, việc cải tạo và giáo dục người bị kết án khó mà đạt được hiệu quả cao và vì vậy tính khả thi sẽ không cao. Tính khả thi của việc hình sự hóa còn thể hiện ở chỗ, bằng việc thông qua các trình tự, thủ tục được pháp luật quy định, tức là khả năng chứng minh về mặt tố tụng hình sự, để chứng minh cho được các dấu hiệu của tội phạm xảy ra trên thực tế, mức độ lỗi, động cơ, mục đích,… từ đó để xử lý chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội, một mặt để giáo dục, cải tạo và mặt khác để trừng trị kẻ đã đi ngược lại lợi ích cộng đồng. Tính khả thi này bắt nguồn từ quá trình tội phạm hoá. Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể phải cần và đủ để có thể định tội danh một cách chính xác, từ đó mới có thể quyết định hình phạt phù hợp, đúng mức. Nếu không chứng minh được hành vi thỏa mãn những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể, nghĩa là không chứng minh được tội phạm thì sẽ không áp dụng được hình phạt, vì thế việc quy định hình phạt là không có ý nghĩa. Do đó, chỉ có trên cơ sở khả năng chứng minh được tội phạm về mặt tố tụng thì hoạt động hình sự hóa mới có ý nghĩa, mới đạt được mục đích đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả. 3. Kết luận Kết quả của quá trình hình sự hóa có thể mang lại hiệu quả tích cực trong thực tiễn áp dụng pháp luật, bảo vệ đầy đủ hơn, hiệu quả hơn các quan hệ xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm nếu xác định đúng đắn, chuẩn xác giới hạn của việc hình sự hoá. Tuy nhiên cũng có thể là tiêu cực nếu hình sự hóa không chính xác, không phản ánh đúng nhu cầu xã hội, từ đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Chính vì lẽ đó, quá trình hình sự hóa đòi hỏi các nhà làm luật phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của việc hình sự hóa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C. Mác - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 3. Dương Thị Hồng Thuận (2018), Các hình thức thể hiện hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 35. 97 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 4. Dương Thị Hồng Thuận (2019), Hoàn thiện quy định về một số loại hình phạt chính tại Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 41. 5. Đào Trí Úc (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Võ Khánh Vinh (1992), Những đòi hỏi của nguyên tắc công bằng đối với việc quy định hệ thống hình phạt, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3. 98
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.