Nguyên nhân gây ra giãn phế quản

pdf
Số trang Nguyên nhân gây ra giãn phế quản 4 Cỡ tệp Nguyên nhân gây ra giãn phế quản 139 KB Lượt tải Nguyên nhân gây ra giãn phế quản 0 Lượt đọc Nguyên nhân gây ra giãn phế quản 0
Đánh giá Nguyên nhân gây ra giãn phế quản
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nguyên nhân gây ra giãn phế quản Giãn phế quản là tình trạng biến dạng phế quản thường xuyên không hồi phục xảy ra ở các phế quản có kích thước trung bình (từ phế quản cấp 3 đến cấp ) kèm theo thành phế quản bị phá hủy. Như vậy giãn phế quản tạm thời sau viêm phổi kèm xẹp phổi, viêm khí phế quản hay tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục sau vài tuần hay vài tháng không phải là giãn phế quản thực sự. Giãn phế quản có thể khu trú hay lan tỏa, có thể giãn phế quản lớn còn phế quản nhỏ thì bình thường hay ngược lại. Nguyên nhân giãn phế quản Có ba nhóm nguyên nhân chính gây ra giãn phế quản là: viêm nhiễm, tắc nghẽn và co kéo mà cuối cùng đều phá hủy cấu trúc phế quản gây nên giãn. Ngoài ra giãn phế quản còn có thể do bất thường cấu trúc bẩm sinh, do nguyên nhân miễn dịch hay vô căn. a. Nguyên nhân viêm nhiễm Đây là nguyên nhân thường gặp. Viêm phổi do vi rút, do vi trùng; ho gà và quai bị thường gặp trong tiền sử bệnh nhân giãn phế quản dạng nang. Cảm cúm và viêm phổi thủy đậu cũng có thể gây ra giãn phế quản. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi hoại tử như: Klebsiella, Staphylococcus aureus, Pseudomonas và vi trùng yếm khí đều có thể gây giãn phế quản dạng túi. Ngày nay nhiễm trùng tạo u hạt là nguyên nhân thường gặp hơn gồm: lao, Sarcoidosis, Histoplasmosis và Coccidioidomycosis. Lao liên quan đến giãn phế quản chủ yếu thùy trên. Lao cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng thùy giữa do tắc phế quản thùy giữa và viêm hạch lympho. b. Nguyên nhân tắc nghẽn: Thường gây ra giãn phế quản khu trú. Vị trí và thời gian tắc nghẽn rất quan trọng, một yếu tố khác cũng cần lưu ý là có nhiễm trùng đi kèm hay không. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn phế quản như: dị vật phế quản, u phế quản, lao phế quản. Cơ chế là dưới chỗ tắc nghẽn dịch tiết bị ứ đọng, áp lực nội phế quản tăng và sự sinh sản của vi trùng gây nên viêm mãn tại chỗ làm ảnh hưởng đến cấu trúc đường hô hấp gây giãn phế quản. c. Nguyên nhân co kéo Có thể kể đến như: lao phổi xơ hang, áp xe phổi mãn tính, bệnh phế nang xơ hóa. Cơ chế: Lực hít vào và sự co rút đàn hồi của mô phổi xung quanh tạo ra lực kéo. Khi phổi bị xẹp thì có sự gia tăng lực co kéo của vùng phổi xẹp làm giãn phế quản kế cận. Sự co kéo thúc đẩy giãn phế quản bên trong vùng phổi bị xơ ở thời kỳ cuối. Cũng như viêm phổi và xẹp phổi, xơ phổi cũng làm gia tăng lực co đàn hồi của phổi và trong suốt thì thở vào phế quản trong vùng xơ hóa bị một lực kéo mạnh tác dụng lên, vì thế phế quản bị kéo mạnh và giãn ra ngay cả khi không có tổn thương cấu trúc thành phế quản. d. Các bất thường cấu trúc bẩm sinh gồm: - Hội chứng Mounier-Kuhn: Khí phế quản phì đại do bất thường cấu trúc mô liên kết. - Hội chứng William-Campell: thiếu sụn phế quản. - Hội chứng Kartagener: giãn phế quản, viêm xoang, đảo ngược phủ tạng. - Hội chứng Young: Vô tinh trùng do tắc nghẽn và viêm xoang, phổi mãn. - Hội chứng bất động nhung mao: bất thường siêu cấu trúc và chức năng nhung mao. - Bệnh xơ nang. - Tất cả các rối loạn trên đều thúc đẩy nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái phát do giảm độ thanh thải nhầy. e. Rối loạn miễn dịch - Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải như chứng vô gglobuline liên quan nhiễm sắc thể X, AIDS, đa u tủy, leucemie mãn, thuốc đọc tế bào. - Do đáp ứng miễn dịch quá mức như trong bệnh aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA) giãn phế quản xảy ra ở các phế quản gần do phản ứng phức hợp miễn dịch type III. f. Giãn phế quản vô căn: ít gặp, có thể do rối loạn thanh lọc phế quản phổi.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.