Nguy cơ Tự Kỷ

pdf
Số trang Nguy cơ Tự Kỷ 626 Cỡ tệp Nguy cơ Tự Kỷ 2 MB Lượt tải Nguy cơ Tự Kỷ 3 Lượt đọc Nguy cơ Tự Kỷ 13
Đánh giá Nguy cơ Tự Kỷ
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 626 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi) Gs. NGUYỄN văn Thành Nội Dung : Lời Mở Đường : Tư Duy Cấu Trúc Chương Một : Xác định mức độ hiện tại của trẻ em Chương Hai : Nội dung chi tiết của 174 Tiết Mục trong Bản Lượng Giá Chương Ba : Thể thức tổ chức công việc Lượng Giá Chương Bốn : Thiết lập dự án can thiệp và dạy dỗ Chương Năm : Những Hành Vi Rối Loạn Chương Sáu : Định Lý của Douglas M. ARONE Lời Nói Cuối : Tình Yêu là một động từ Sách Tham Khảo Lời Mở Đường: Tư Duy Cấu Trúc Trong cuốn sách « Trẻ Em Tự kỷ : Phương thức giáo dục và dạy dỗ » (Mùa Hè 2005), tôi đã liệt kê và khảo sát, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, năm triệu chứng chủ yếu có mặt trong hội chứng tự kỷ. - Triệu chứng thứ nhất là đời sống bít kín, không có những quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại với những người đang cùng có mặt trong môi trường sinh sống hằng ngày, thậm chí xuyên qua liếc nhìn « mắt chạm mắt », hay là « đưa ngón tay trỏ » chỉ đồ vật mong muốn, - Triệu chứng thứ hai là ngôn ngữ bị rối loạn dưới nhiều hình thức khác nhau, hay là hoàn toàn không có mặt, - Triệu chứng thứ ba là vấn đề « lặp đi lặp lại » những câu nói hay là tác phong, một cách máy móc và tự động, gần như suốt ngày, nhất là khi trẻ em không có việc gì để làm, để nhìn, để nghe hay là để tiếp cận bằng xúc giác, - Triệu chứng thứ bốn là những hành vi bạo động và tấn công kẻ khác hay là hủy hoại chính mình, như nhổ tóc, đập đầu vào vách tường, cắn mạnh vào tay và gây ra những vết thương trầm trọng… - Triệu chứng sau cùng là những bộ điệu và cách đi đứng lạ lùng, kỳ dị, những cách làm khác thường, như áp tai xuống sát mặt đất để lắng nghe, ngắm nhìn một cách say mê những hạt bụi, những tia nắng, những kẽ hở… Một số trẻ em có những cơn động kinh nhẹ và nặng. Một số trẻ em khác có thói quen « nhìn trời đất, trăng sao… và phát âm một mình », cơ hồ đang trao đổivà chuyện trò một cách hăng say, với những bóng hình tuy dù xa xôi, nhưng vẫn hiện thực… Tuy nhiên, như tôi đã nhấn mạnh lui tới nhiều lần, với một trẻ em DƯỚI SÁU TUỔI, và nhất là khi tất cả năm triệu chứng trên đây chưa được hội tụ một cách đầy đủ, rõ ràng và khách quan, chúng ta cần có thái độ thận trọng và dè dặt, không bao giờ áp đặt nhãn hiệu Hội Chứng Tự kỷ, một cách quá vội vàng và chủ quan. Thay vào đó, cách đây chừng trên dưới 10 năm, cách nhà chuyên môn thường dùng cách nói « có nguy cơ tự kỷ ». Từ đó, cách làm và thái độ được đề nghị l à « can thiệp tức khắc, càng sớm càng tốt ». Hẳn thực, càng phát hiện và can thiệp sớm như vậy, chúng ta càng có nhiều cơ may tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa, nhằm giúp những trẻ em có nguy cơ tự kỷ, có thể chận đứng kịp thời những rối loạn đang thành hình. Trong trường hợp ngược lại,những triệu chứng sẽ dần dần lan tỏa ra, từ địa hạt phát triển nầy sang qua địa hạt phát triển khác, trong suốt thời gian và giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi. Chính vì lý do nầy, các tài liệu y khoa và giáo dục đương đại, cũng như các hội nghị quốc tế đã đề nghị sử dụng cách nói « trẻ em PDD » (Pervasive Developmental Disorders), hay là « TED » (Troubles Envahissants du Développement). - Disorders trong tiếng Anh, hay là Troubles trong tiếng Pháp có nghĩa là những rối loạn, - Developmental hay là Développement : địa hạt phát triển, - Pervasive (to pervade) hay là Envahissant (envahir) : lan tỏa, lấn chiếm. Tuy nhiên, với một số trẻ em, trong điều kiện và hiện tình tiến bộ của y khoa cũng như của bao nhiêu phương pháp giáo dục và sư phạm, hội chứng Tự kỷ vẫn chưa được chận đứng một cách hoàn toàn, mỹ mãn và dứt điểm. Hiện thời, khắp đó đây, nhất
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.