Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam

pdf
Số trang Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam 3 Cỡ tệp Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam 213 KB Lượt tải Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam 5
Đánh giá Nguồn (E)-β-ocimen tự nhiên mới từ loài Nô nhiều quả (neolitsea polycarpa liou) ở Việt Nam
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGUỒN (E)-β-OCIMEN TỰ NHIÊN MỚI TỪ LOÀI NÔ NHIỀU QUẢ (NEOLITSEA POLYCARPA Liou) Ở VIỆT NAM LÊ CÔNG SƠN, ĐỖ NGỌC ĐÀI Trường Đại học Vinh TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) thuộc chi Nô (Neolitsea) là một chi nhỏ của họ Long não (Lauraceae) có khoảng 85 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc các vùng Đông Nam Á, Ấn Độ và Đông Á. Ở nước ta, số loài thuộc chi Nô (Neolitsea) có 17 loài [1, 3]. Hiện nay, những nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong chi này trên thế giới chỉ có một số ít công trình được đề cập đến như: Ở Ấn Độ Gopan Raj và cs. (2007) đã cho thấy các thành phần chính của tinh dầu loài này là β-caryophyllen (35,3%), caryophyllene oxit (9,6%), elemol (8,2%) và β-elemen (6,1%) [4]. Theo kết quả nghiên cứu của Yoon W.J. và cs (2010), sericenin (32,3%), sabinen (21,0%), trans-β-ocimen (13,3%), β-caryophyllen (4,8%), và 4-terpineol (4,2%) là những thành phần chính của tinh dầu [5]. Bài báo này thông báo một số kết quả bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của loài Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lá Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) được thu hái ở VQG Vũ Quang vào tháng 7 năm 2010. Tiêu bản của loài này được so mẫu và lưu trữ ở Phòng mẫu Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. Lá tươi (2kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam [6]. Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã đư ợc làm khô bằng natrisunfat khan trong 1ml metanol tinh khiết sắc ký hoặc loại dùng cho phân tích phổ. Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD được lắp với cột tách mao quản và vận hành sắc ký như ở trên với He làm khí mang. Tra thư viện phổ Willey/Chemstation HP.[7-10]. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Một số đặc điểm hình thái và sinh thái Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa) là loại cây bụi, cao rừ 3-4m. Nhánh mọc chụm, không lông. Lá mọc chụm ở ngọn; phiến lá thon có kích thước 12cmx 3,5cm, đầu nhọn, đáy tù; mặt trên không lông, màu nâu; mặt dưới mốc mốc. Gân lồi, cuống lá ngắn. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả tháng 10-11. Quả hình trứng, có kích thước 6-8mm. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao 800-1500m. Phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Hòa Bình (Chợ Bờ), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bạch Mã). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam). 2. Hàm lượng và chất lượng tinh dầu Hàm lượng tinh dầu từ lá cây Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) ở VQG Vũ Quang Hà Tĩnh đạt 0,3% theo nguyên liệu khô không khí. Tinh dầu là chất lỏng màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS), 19 hợp chất được xác định (chiếm 99,2%) tổng hàm lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là (E)-β-ocimen (85,6%), limonen (6,5%), alloocimen (1,8%) và spathulenol (1,1%). Các hợp chất còn lại phần lớn có hàm lượng từ 0,1% đến 0,9%. Như vậy Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) là một trong những nguồn cung cấp (E)-β-ocimen trong tự nhiên (Bảng 1). 1294 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 Bảng 1 Thành phần hoá học tinh dầu lá cây Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Hợp chất α-pinen Camphen Sabinen β-pinen Myrcen α-phellandren Limonen (E)-β-ocimen linalool Alloocimen KI 939 953 976 980 990 1006 1032 1053 1100 1128 Tỷ lệ % 0,3 0,1 0,1 0,2 0,6 0,1 6,5 85,6 0,7 1,8 TT 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. Hợp chất (E)-anethol β-elemen β-caryophyllen γ-elemen Aromadendren germacren D β-selinene (E,E)-α-farnesen Spathulenol KI 1285 1391 1419 1433 1443 1480 1490 1506 1577 Tỷ lệ % 0,3 0,2 0,3 0,1 0,2 0,1 0,2 0,7 1,1 III. KẾT LUẬN Hàm lượng tinh dầu từ lá cây Nô nhiều quả (Neolitsea polycarpa Liou) ở Hà Tĩnh đạt 0,3% theo nguyên liệu khô không khí; bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS), 19 hợp chất được xác định (chiếm 99,2%) tổng hàm lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là (E)-βocimen (85,6%), limonen (6,5%), alloocimen (1,8%) và spathulenol (1,1%). (E)-β-ocimen là nguồn nguyên liệu mới trong tự nhiên được tìm thấy trong loài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adams R.P., 2001: Identification of Essential Oil Components by Gas Chromatography/ Quadrupole Mass Spectrometry. Allured Publishing Corp. Carol Stream, IL. 2. Bộ Y tế, 1997: Dược điển Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội. 3. Gopan Raj, V. George, N.S. Pradeep, M.G. Sethuraman, 2007: J. Essent. Oil. 4. Joulain D., W.A. Koenig, 1998: The Atlas of Spectral Data of Sesquiterpene Hydrocarbons, E. B. Verlag, Hamburg. 5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003: Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 1: 105-108. 6. Phạm Hoàng Hộ, 1999: Cây cỏ Việt Nam. NXB. Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, 1: 370. 7. Stenhagen E., S. Abrahamsson, F.W. McLafferty, 1974: Registry of Mass Spectral Data, Wiley, New York. 8. Swigar A.A., R.M. Siverstein, 1981: Monoterpenens, Aldrich, Milwaukee. 9. Wu Zhengyi, Peter H. Raven (eds), 2003: Flora of China, Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. 7:102-254. Res., 19, 498. 10. Yoon W.J., J.Y. Moon, J.Y. Kang, G. Kim, N.H. Lee, C.G. Hyun, 2010: Nat. Prod. Commun., 5(8): 1311-1316. A NEW NATURAL SOURCE OF (E)-β-OCIMEN FROM NEOLITSEA POLYCARPA Liou IN VIETNAM LE CONG SON, DO NGOC DAI, TRAN HUY THAI SUMMARY Neolitsea polycarpa is a shrub in the Lauraceae family. The essential oil content from leaves of Neolitsea polycarpa collected in Vu Quang National Park, Ha Tinh province in 2010 accounts for 0.3% by air dry material. By GC and GC/MS analysis, nineteen constituents were identified. The major constituents of the oil are (E)-β-ocimene (85.6%), limonene (6.5%), alloocimene (1.8%) and spathulenol (1.1%). The study result shows that this species is a new natural source of (E)-β-ocimene. 1295 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE VÙNG ITS NHÂN VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA 3 LOÀI GỖ QUÝ VIỆT NAM: TRẮC (DALBERGIA COCHINCHINENSIS), CẨM LAI (D. OLIVERI) VÀ SƯA (D. TONKINENSIS) DƯƠNG VĂN TĂNG, NGUYỄN QUỐC BÌNH, ĐINH THỊ PHÒNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Dalbergia là một chi thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) bao gồm những loài từ cây thân leo đến gỗ lớn với có trên 100 loài, nhiều loài cho gỗ có giá trị kinh tế cao. Việt Nam có 3 loài gỗ quý thuộc chi Dalbergia gồm: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai ( D. oliveri) và Sưa (D. tonkinensis). Các loài này được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, do bị khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đẩy chúng tới nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy việc nghiên cứu để cung cấp thêm các dữ liệu, thông tin cho phân loại học là rất cần thiết, trong đó cấu trúc DNA đóng một vai trò quan trọng. Trình tự ITS (Internal Transcribed Spacer) được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu phân tử ở thực vật và nấm. Nghiên cứu sử dụng trình tự ITS đã tách được các loài chị em của nhiều nhóm thực vật khác nhau cho thấy vùng gen này hiệu quả cho giám định loài thực vật, do chúng có tốc độ tiến hoá nhanh, mức độ da dạng cao hơn nhiều lần các vùng ADN lục lạp. Vì vậy, ITS hiện đang được đề xuất như là vùng ADN chuẩn cho giám định thực vật. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên các trình tự ITS của 3 loài gỗ quý hiếm trên ở Việt Nam được xác định, bổ sung cho Ngân hàng gen thế giới và mối quan hệ di truyền của chúng đã được phân tích. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lá của D. cochinchinensis, D. oliveri được thu từ Đắk Lắk (VQG York Đôn) và D. tonkinensis thu ở Hà Nội. Các loài được nhận dạng theo miêu tả hình thái của Phạm Hoàng Hộ (1991). Tách chiết ADN tổng số theo phương pháp CTAB của Dolye and Dolye (1987). Nhân bản vùng trình tự đích bằng kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi ITS1/ITS4 của White et al.. Chu trình nhiệt PCR: 94°C - 3 phút, 35 chu kỳ ở 94 °C - 30 giây, 58°C - 30 giây, 72°C - 1 phút và chu kỳ cuối ở 72°C cho 10 phút. Sản phẩm PCR được tinh sạch và giải trình tự trực tiếp sợi đôi, sử dụng bộ Kít giải trình tự và máy ABI PRISM® 3100 Avant Genetic Analyzer. Bảng 1 Loài và mã số Genbank của trình tự ITS được sử dụng xây dựng cây tiến hoá TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Loài Dalbergia miscolobium Dalbergia acuta Dalbergia cuiabensis Dalbergia elegans Dalbergia foliolosa Dalbergia villosa Dalbergia ecastaphyll Mã số genbank EF451070 EF451064 EF451065 EF451066 EF451067 EF451068 EF451072 TT 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Loài Dalbergia monetaria Dalbergia nigra Dalbergia brasiliensi Dalbergia decipularis Dalbergia frutescens Dalbergia congestiflo Dalbergia sissoo Mã số genbank EF451073 EF451075 EF451076 EF451077 EF451078 AF068140 EF451079 Đối chiếu trình tự xác định được với trình tự tương đồng của loài Dalbergia congestiflora (mã hiệu G enbank AF068140) để xác định trình tự đích. Trình tự tương đồng của 14 loài Dalbergia khác (Bảng 1) đã được sử dụng để phân tích quan hệ di truyền. Phân tích di truyền 1296
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.