NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH

pdf
Số trang NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH 29 Cỡ tệp NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH 409 KB Lượt tải NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH 3 Lượt đọc NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH 17
Đánh giá NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HIỀN NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng những thập niên 30 60 của thế kỷ trước trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông có một phong cách thơ được nhiều thế hệ đương thời mến mộ, đặc biệt có nhiều bài tuy sáng tác trong phong trào Thơ Mới nhưng đậm chất trữ tình dân gian cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Di sản thơ Nguyễn Bính nói chung, thơ tình Nguyễn Bính nói riêng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu về mặt nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cho đến nay phương diện ngôn ngữ trong thơ tình của ông vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Ngôn ngữ có vai trò “là phương tiện thứ nhất của văn học”, nên chắc chắn việc khảo sát kỹ lưỡng hệ thống ngôn ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính sẽ góp phần xác định những điểm độc đáo, đặc sắc về hình thức biểu hiện, nhất là về cấu trúc, âm điệu, các lớp từ giàu giá trị biểu nghĩa và các biện pháp tu từ nổi bật. Đề tài luận văn “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” chúng tôi đi theo hướng tiếp cận thơ Nguyễn Bính dựa trên quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức cũng như quan hệ giữa cá tính của nhà thơ và thi phẩm của ông. Mặt khác, kết quả khảo sát “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” có thể góp phần lý giải tại sao mảng thơ này lại có sức cuốn hút nhiều thế hệ người Việt đến vậy. 1.2. Là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung, nên khá nhiều bài thơ của Nguyễn Bính được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Trong chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn ở các trường đại học và cao đẳng, Nguyễn Bính luôn có vị trí một tác giả lớn. Tuy vậy, phương diện ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính nói chung, ngôn ngữ trong những bài thơ của Nguyễn Bính được giảng dạy ở nhà trường nói riêng chưa được đề cập, phân tích. Đề tài luận văn “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” chúng tôi lựa chọn và thực hiện với mong muốn tiếp cận mảng thơ tình của Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ, qua đó góp phần nhỏ vào việc dạy học tác giả và tác phẩm Nguyễn Bính trong nhà trường hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác biệt hoặc những mâu thuẫn gay gắt. Về căn bản, những nhận xét đánh giá của giới phê bình về 2 Nguyễn Bính khá thống nhất. Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”, “Tình quê”. Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều góc độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng điệu đến kết cấu. Chưa có một tác giả nào trực tiếp nghiên cứu ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính một cách tập trung có hệ thống. * Lịch sử nghiên cứu thơ tình Nguyễn Bính Có thể thấy các nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính đều gặp nhau ở điểm: ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính vừa truyền thống vừa hiện đại nhưng nghiêng về truyền thống, gần gũi với ca dao hơn là sự cách tân, đây cũng là chỗ đặc sắc hơn người của Nguyễn Bính 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Qua khảo sát bộ phận thơ tình Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ, đề tài có mục đích góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, một phong cách thơ có sự nối kết hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nền thơ Việt Nam giữa thế kỉ XX. 3.2. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu a. Nhiệm vụ Luận văn đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau: - Khảo sát và miêu tả về cấu trúc và âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính. - Khảo sát và miêu tả các lớp từ và các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ tình Nguyễn Bính. b. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát 106 bài thơ tình (được sáng tác trước cách mạng tháng tám năm 1945) có trong tập thơ: Thơ tình Nguyễn Bính (Nxb Đồng Nai, 1996) và Tuyển tập Nguyễn Bính (Nxb văn học, Hà Nội 1986). 4. Phương pháp nghiên cứu 3 Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thống kê - phân loại: Được dùng khi khảo sát nguồn tư liệu theo từng vấn đề cụ thể. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm, từ đó khái quát thành các luận điểm cơ bản. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được dùng khi so sánh đối chiếu với nhà thơ cùng thời về sử dụng ngôn ngữ để làm rõ những đặc điểm riêng về phong cách ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. 5. Cái mới của đề tài Chúng tôi hy vọng đây là một trong những luận văn đầu tiên cố gắng đi vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính một cách toàn diện về phương tiện nội dung và hình thức góp phần vào việc giảng dạy thơ Nguyễn Bính trong nhà trường một cách tốt hơn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Cấu trúc và âm điệu thơ tình Nguyễn Bính. Chương 3: Ngữ nghĩa ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. 4 Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ 1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi Thơ và văn xuôi là hai kiểu tổ chức ngôn từ nghệ thuật mà sự khác nhau thuần tuý bề ngoài trước hết là ở cơ cấu nhịp điệu. Trong khi văn xuôi thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Tác phẩm văn xuôi thường có cốt truyện và hành động. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ. Thơ thường không có cốt truyện, mỗi bài thơ thể hiện một tâm trạng nên dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài). Trong thơ, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình. Còn ở văn xuôi thì nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí là nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nó đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật. Thơ là tiếng nói bộc bạch làm việc trên trục dọc (trục lựa chọn, thay thế, tương đồng, quy chiếu, trục của các ẩn dụ) còn văn xuôi là tiếng nói đối thoại làm việc trên trục ngang (trục kết hợp, trục tuyến tính). Không gian trên trang giấy in thơ có nhiều khoảng trắng hơn trang in văn xuôi. Trong văn xuôi, ngôn từ mang tính miêu tả (tạo hình), nó ít tập trung vào chính nó, trong khi đó thơ thì không thể tách rời ngôn từ. Có những hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi: thơ văn xuôi, văn xuôi nhịp điệu. Đôi khi thơ và văn xuôi xuyên thấm lẫn nhau (ví dụ văn xuôi trữ tình) hoặc chứa đựng trong nhau những mảng văn bản “dị loại” (tác phẩm thơ có những mảng văn xuôi hoặc tác phẩm văn xuôi có những đoạn thơ xen kẽ của các nhân vật hoặc của tác giả). 1.1.2. Các đặc trưng của ngôn ngữ thơ 5 Để thấy rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ, chúng tôi phân biệt thơ với văn xuôi trên ba cấp độ: ngữ âm, từ vững, ngữ pháp. a. Về ngữ âm Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi là đặc trưng tính nhạc. b. Về ngữ nghĩa Ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà từ nghĩa ban đầu đó còn có những ý nghĩa mới tinh tế hơn, đa dạng hơn, mới lạ hơn. Đó là nghĩa bóng hay ý nghĩa biểu trưng của ngôn ngữ thơ ca. c. Về ngữ pháp Cấu trúc câu trong ngôn ngữ thơ thường không tuân theo quy tắc bắt buộc và chặt chẽ như câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng. Nhà thơ có thể sử dụng các kiểu câu khác nhau như câu đảo ngữ, câu vắt dòng, câu trùng điệp mà không làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn bản của người đọc. Ngược lại những kết hợp tổ chức ngôn ngữ “bất quy tắc” lại mở ra những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca. 1.1.3. Các lớp từ giàu mầu sắc biểu cảm trong thơ ca Việt Nam 1.1.3.1. Lớp từ láy Từ láy là “những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho giá trị giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về âm và về nghĩa có giá trị tương đương hoá”. 1.1.3.2. Lớp từ tình thái Tình thái là “những từ biểu thị sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói”. 1.1.4. Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ ca 1.1.4.1. Ẩn dụ Ẩn dụ là “phương thức tu từ trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo”. 1.1.4.2. So sánh (tỉ dụ) So sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện tượng kia”. 6 1.1.4.3. Đối (đối ngẫu) Đối là “một phương thức tổ chức lời văn bằng cách điệp ngữ pháp nhằm tạo ra hai vế, mỗi vế là một câu tương đối hoàn chỉnh được viết thành hai dòng cân xứng, sóng đôi với nhau”. 1.1.4.4. Điệp ngữ Điệp ngữ là “một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc, người nghe”. 1.2. Nguyễn Bính - cuộc đời và thơ 1.2.1. Cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Nhà thơ sinh vào cuối xuân đầu hạ năm Mậu Ngọ (1918) trong một gia đình nhà nho nghèo tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở bé Nguyễn Bính không được đi học ở trường mà mà chỉ học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm nuôi dạy. Năm 1932 Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và từ đây bắt đầu nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác văn học. Ông được giải khuyến khích của tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi (1940). Năm 1943 Nguyễn Bính được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ Cây đàn tỳ bà. Năm 1947 Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Nhà thơ hăng hái tham gia mọi công tác và được giữ những trách nhiệm trọng yếu. Thời gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng giết giặc lập công. Tháng 11-1954 Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông công tác ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1956, ông làm chủ bút tuần báo “Trăm hoa” Năm 1958 Nguyễn Bính về cư trú tại Nam Định, ông công tác tại ty văn hoá thông tin Nam Định. Mùa thu năm 1965, ông theo cơ quan văn hoá Nam Định sơ tán vào huyện Lý Nhân. 7 Nguyễn Bính mất đột ngột vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ (20-1-1966) lúc đến thăm một người bạn ỏ xã Hoà Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, khi ông chưa kịp sang tuổi 49. Trong hơn 30 năm sáng tác với nhiều thế loại khác nhau (Thơ, truyện thơ, kịch thơ, kịch bản chèo, lý luận sáng tác). Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng song thành tựu xuất sắc nhất được độc giả ưa chuộng là thơ bởi thơ là mảng sáng tác kết tụ tài năng và tâm huyết của cuộc đời ông. Riêng về thơ có thể nói rằng ông là cây bút sung sức nhất của phong trào Thơ Mới. Chỉ trong một thời gian ngắn (1940-1945) Nguyễn Bính đã cho ra đời những tập thơ có giá trị: Tâm hồn tôi (1940); Lỡ bước sang ngang (1940); Hương cố nhân (1941); Một nghìn cửa sổ (1941); người con gái ở lầu hoa (1942); Mười hai bến nước (1942); Mây tần (1942); Bóng giai nhân (Kịch thơ - 1942); Truyện tỳ bà (truyện thơ - 1944). Sau cách mạng Nguyễn Bính lại cho ra mắt các tập thơ: Ông lão mài gươm (1947); Đồng tháp mười (1955); Trả ta về (1955); Gửi người vợ miền Nam (1955); Trông bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958); Tình nghĩa đôi ta (1960); Đêm sao sáng (1962). Với lối viết giầu chất trữ tình dân gian Nguyễn Bính đã tạo được một gương mặt riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 2000 Nguyễn Bính đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 1.2.2. Thơ tình trong thơ Nguyễn Bính Trong phong trào Thơ Mới (1932 - 1945), Nguyễn Bính là nhà thơ tình có phong cách riêng. Ông tự xem mình là “Thi sĩ của thương yêu”. Đương thời, dư luận báo chí nhận xét đọc “Hương cố nhân ta thấy thi sĩ Nguyễn Bính là người đa cảm, mảnh hồn trong trẻo của tuổi thanh niên đã sớm theo luồng gió ái ân mà nên câu tuyệt diệu”. Con tằm đã luỵ ba sinh Mà em đã luỵ của anh muôn đời. (Chức nữ Ngưu lang) Trong thơ tình Nguyễn Bính có một tâm hồn luôn khao khát yêu đương, nhớ nhung, chia sẻ. 8 Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính không bình yên ổn định mà luôn ở trạng thái bất an. Và chính cái bất an ấy làm cho câu thơ sao xuyến không ngừng rất thích hợp với tâm trạng người đang yêu. Lạ quá ! làm sao tôi cứ buồn? Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn? Làm sao tôi cứ tương tư mãi Người đã cùng tôi phụ rất tròn? (Vâng) Thơ tình Nguyễn Bính là tiếng lòng buồn bã, lỡ làng của một trái tim đang thổn thức yêu đương và đến với người đọc như một cô gái quê duyên dáng kín đáo. Thơ tình Nguyễn Bính không đắm đuối ca ngợi tình yêu hưởng lạc như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng. Nguyễn Bính có ý thức không để cho tình yêu làm tha hoá biến chất, không để những ham muốn trong tình yêu lứa đôi cuốn con người vào vòng truỵ lạc. Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ Đành phụ nhau thôi kẻo đến ngày Thơ tình Nguyễn Bính luôn khao khát một mái ấm gia đình đơn sơ giản dị. Nhà gianh thì sẵn đấy Vợ xấu có làm sao Quốc kêu ngoài bãi sậy Hoa súng nở đầy ao (Thanh đạm) Nguyễn Bính luôn nghĩ tới mối tình thuỷ chung, đến những người con gái biết chung tình với mối tình không dứt, với cuộc sống đoàn viên. Như truyện Tương Như và Trác Thị Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng Tôi với em Nhi kết vợ chồng (Hoa với rượu) 9 Thơ tình Nguyễn Bính toát lên tình yêu thương mãnh liệt “Nguyễn Bính đã đi sâu vào thế giới tâm tình của những mảnh đời ngang trái, dở dang, phân cách, bẽ bàng. Với ngòi bút của thi nhân, Nguyễn Bính tả chân thực được nỗi u buồn, trầm lặng, giải toả được những tiếng kêu bi thương của những tâm hồn mộc mạc”. Chính điều đó đã làm cho hồn thơ Nguyễn Bính đi vào tâm hồn người đọc một cách nhẹ nhàng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.