Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A

pdf
Số trang Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A 9 Cỡ tệp Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A 293 KB Lượt tải Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A 0 Lượt đọc Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A 68
Đánh giá Nghiên cứu thực trạng tuân thủ vệ sinh tay và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐẾN HÀNH VI VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A Nguyễn Thị Thanh Thủy1 TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của NVYT. Đối tượng và phương pháp: 200 nhân viên y tế, gồm 39 bác sĩ, 161 điều dưỡng tại các khoa lâm sàng từ tháng 2/20188/2018. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh trước và sau can thiệp, quan sát mô tả trực tiếp việc thực hành rửa tay, điền vào mẫu phiếu điều tra có sẵn, phỏng vấn đối tượng được quan sát. Kết quả: Trước can thiệp: Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của Nhân viên y tế: đối với Bác sĩ là 30,0%, điều dưỡng là 29,4%. Sau can thiệp:Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của Nhân viên y tế: đối với Bác sĩ là 30,0%, điều dưỡng là 29,4%. Kết luận: Các biện pháp can thiệp đã giúp nâng cao kiến thức, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A. Từ khóa: tuân thủ, vệ sinh tay. RESEARCH ON STATUS IN COMPLIANCE HAND HYGIENE AND EFFICIENT ASSESSMENT OF INTERVENTIONS FOR HEALTHCARE WORKERS HAND HYGIENE AT 7A MILITARY HOSPITAL ABSTRACT Objectives: To research the status and effectiveness of interventions to improve knowledge and compliance rates in hand gygiene of healthcare worker. Subjects: Bệnh viện Quân y 7A/QK7 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Thủy (thanhthuycapcuu.bv7a@gmail.com) Ngày nhận bài: 10/10/2018, ngày phản biện: 25/10/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/12/2018 1 88 HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A 200 healthcare workers, including 39 doctors, 161 nurses from clinical departments from February 2018 to August 8, 2018. Methods: A cross-sectional descriptive study, comparative before and after intervention, direct observation and description of hand-washing practice, fill-in questionnaires, and interviews with observed subjects. Results: The rate of hand hygiene compliance of the medical staff: the doctor is 30.0%, nurses is 29.4%. After the intervention, the rate of hand hygiene; the doctor is 30.0%, nursing is 29.4%. Conclusions: Interventions have helped improving the knowledge and compliance rates in hand hygiene of healthcare workers at the 7A Military Hospital. Keywords: compliance, hand hygiene. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính, ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người trên thế giới mắc NKBV. Năm 2007 tại Việt Nam, theo BYT tỷ lệ NKBV giao động từ 5,8% - 8,1% [5]. Nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai năm 2010 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ là 6,7%, thời gian nằm viện trung bình tăng thêm 11,4 ngày, chi phí điều trị trung bình tăng 3,1 triệu đồng so với chi phí của bệnh nhân không mắc nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Và đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bàn tay NVYT là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên NKBV [10]. VST trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ NKBV ở người bệnh [7]. Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên được BYT ban hành vào năm 1997 trong quyển quy chế bệnh viện kèm theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang trở thành vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của mọi hệ thống y tế trên Thế giới. NKBV có tác động rất lớn, làm gia tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới [1]. NKBV gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, bệnh viện và xã hội trên cả hai phương diện lâm sàng và kinh tế. Ngoài ra, NKBV còn làm tăng khả năng kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị. [8]. Tại bệnh viện, trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân vi sinh vật gây bệnh có ở da, vết thương, dịch tiết cơ thể, quần áo, vật dụng sinh hoạt của người bệnh và của bản thân NVYT, qua yếu tố trung gian là bàn tay, có thể lan truyền đến mọi nơi mà bàn tay đụng chạm tới (bệnh 89 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018 nhân, NVYT, dụng cụ y tế, quần áo, vật dụng sinh hoạt…). Với sự cam kết của BYT thông qua chương trình VST toàn cầu do WHO phát động. Trong 4 năm qua chương trình tăng cường VST đã được triển khai ở hầu hết các bệnh viện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ VST trong các cơ sở y tế ở nước ta hiện nay chưa tốt. Bên cạnh lý do về kinh tế, kỹ thuật thì rào cản lớn nhất chính là nhận thức của nhà quản lý, của NVYT. Các hoạt động về truyền thông – giáo dục sức khỏe nhằm tuyên truyền tầm quan trọng cũng như những nguy cơ khi không tuân thủ VST còn rất hạn chế. Bệnh viện quân y 7A là bệnh viện đa khoa hạng 1 trực thuộc Cục Hậu cần quân khu 7, trong những năm qua, được sự quan tâm của cục quân y, cục hậu cần, bệnh viện đã có những thành tựu nhất định trong công tác khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe Quân nhân, nhân dân. Công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện cũng được chú trọng phát triển, nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về VST và xây dựng mô hình truyền thông thích hợp tại các khoa phòng trong bệnh viện hơn nữa, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí điều trị và số ngày nằm viện cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện quân y 7A. 90 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đến hành vi vệ sinh tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quân y 7A 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng: Nhân viên y tế trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Tiêu chuẩn lựa chọn: bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia vào quá trình chăm sóc người bệnh trong thời điểm điều tra tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Nhân viên y tế từ chối tham gia nghiên cứu; Nhân viên y tế là những thành phần khác hoặc đang đi học, nghỉ thai sản, ốm. 2.4. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2018 tại bệnh viện Quân y 7A Phương pháp thu thập số liệu: quan sát mô tả trực tiếp việc thực hành rửa tay, điền vào mẫu phiếu điều tra chuẩn, phỏng vấn đối tượng được quan sát về kiến thức có liên quan. Đánh giá kiến thức và thái độ về VSBT của NVYT trước và sau can thiệp được thực hiện bằng phương pháp phát phiếu điều tra. Nghiên cứu được tiến hành theo 3 HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Đánh giá kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại Bệnh viện (tháng 2- 3/2018). - Giai đoạn 2: Can thiệp (tháng 4 6/2015) với một số hoạt động chính như sau: + Hưởng ứng tháng hành động ”Vì sự sống hãy vệ sinh tay” do Bộ Y tế phát động vào ngày 5 tháng 5 hàng năm. Lãnh đạo các đơn vị ký cam kết. + Tổ chức tập huấn NVYT các kiến thức cơ bản về VSBT, tầm quan trọng của VSBT trong phòng ngừa NKBV: 4 buổi; hàng ngày tập huấn, đôn đốc, nhắc nhở tại chỗ NVYT không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng về quy trình VSBT; phát tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dán poster khổ lớn khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn. Những NVYT tuân thủ không đúng chỉ định và quy trình VSBT được giám sát viên hướng dẫn và yêu cầu thực hiện đúng quy định đồng thời thông báo kết quả. + Thống kê phương tiện vệ sinh tay trên các buồng bệnh, giường bệnh, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng kỹ thuật,…báo cáo đầu tư đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác vệ sinh tay (cồn sát khuẩn tay, phương tiện VSBT, …). - Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp: Đánh giá kiến thức và tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT tại Bệnh viện ( tháng 6 7/ 2018). + Đánh giá tỷ lệ tuân thủ VST khi chăm sóc bệnh nhân được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm do nhân viên của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện. Thông tin liên quan tới công tác vệ sinh tay khi chăm sóc bệnh nhân được ghi lại theo mẫu phiếu thiết kế sẵn. + Quan sát số cơ hội vệ sinh tay mà NVYT cần thực hiện, cơ hội vệ sinh tay được định nghĩa dựa trên 5 thời điểm phải vệ sinh tay khi chăm sóc bệnh nhân của Bộ Y tế năm 2007 [2]. + Thời gian tiến hảnh giám sát vào hai thời điểm: Sáng (từ 8h – 10h), chiều (từ 14h – 16h). Xử lý số liệu: Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thông kê y học SPSS 16.0. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 91 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018 3. KẾT QUẢ 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: bác sĩ, điều dưỡng Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: bác sĩ, điều dưỡng (n= 200) Thông tin chung N Tỷ lệ (%) Bác sĩ 39 19,5 Điều dưỡng 161 80,5 Sau đại học 24 12,0 Đại học 30 15,0 Cao đẳng 22 11,0 Trung cấp 124 62,0 Nam 70 35,0 Nữ 130 65,0 Nghề nghiệp Trình độ học vấn Giới Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng ( 80,5%), nữ giới (65%) và trình độ trung cấp 62%). 3.2. Kiến thức của nhân viên y tế về vệ sinh bàn tay Bảng 3.2. Kiến thức của NVYT về VSBT (n=200) Kết quả khảo sát Đạt Không đạt Thời điểm n % n % 19 48,7 20 51,3 Trước can BS (n= 39) thiệp ĐD (n=161) 64 39,8 97 60,2 (1) Cộng (n=200) 83 41,5 117 58,5 Sau can thiệp BS (n= 39) 27 69,2 12 30,8 ĐD (n=161) 100 62,1 61 39,6 ( 2) Cộng (n=200) 127 63,5 73 P < 0,05 36,5 p > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: kiến thức của NVYT về VSBT trước can thiệp còn thấp:bác sĩ (48,7%), điều dưỡng (39,8%). Kiến thức của NVYT về VST tăng 92 HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A lên rõ rệt sau can thiệp là: điều dưỡng (62,1%) so với trước can thiệp là (39,8%), bác sĩ (69,2) so với trước can thiệp là (48,7%) khác biệt với p< 0,05. 3.3. Tỷ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa tay thường quy Bảng 3.3. Tỷ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa tay thường quy Kết quả khảo sát Đúng Sai n % n 21 53,8 18 66 41,0 95 87 43,5 113 29 74,4 10 103 64,0 58 132 66,0 68 p < 0,05 Thời điểm Trước can thiệp (1) Sau can thiệp ( 2) BS (n= 39) ĐD (n=161) Cộng ( n=200) BS (n= 39) ĐD (n=161) Cộng (n=200) p % 46,2 59,0 56,5 15,6 36,0 34,0 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ NVYT làm đúng 6 bước quy trình rửa tay trước can thiệp còn thấp: điều dưỡng (41,0%), sau can thiệp tăng lên rõ rệt (64,0%).Tỉ lệ này trước can thiệp của bác sĩ là (53,8%) sau can thiệp tăng lên 74,4%. Khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05. 3.4. Tỷ lệ tuân thủ VSBT của NVYT trước và sau can thiệp. Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ VSBT của NVYT trước và sau can thiệp Đối tượng Số cơ hội Quan sát Trước can thiệp Số lần có VST(%) Tuân thủ đúng quy trình(%) Số cơ hội Quan sát Sau can thiệp Số lần có VST(%) Tuân thủ đúng quy trình(%) P P< 0,05 Bác sĩ 500 150(30,0) 53(35,3) 500 250(50,0) 138(55,2) Đ. dưỡng 1700 500(29,4) 141(28,2) 1700 800(47,1) 380(47,5) Cộng 2200 650(29,5) 194(29,8) 2200 1050(47,7) 518(49,3) Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSBT của nhân viên y tế các biện pháp can thiệp đã cải thiện rõ rệt ý thức chấp hành VST của P< 0,05 P< 0,05 NVYT sau can thiệp lần lượt là Bác sĩ: (50,0% và điều dưỡng 47,1%). Trong đó số tuân thủ đúng các bước của quy trình là 93 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018 rất thấp lần lượt là: Bác sĩ 55,2% và điều dưỡng 47,5%.Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. 4. BÀN LUẬN Theo kết quả của nghiên cứu năm 2000 của Pitter khi giám sát 2834 cơ hội rửa tay tại bệnh viện ở Thụy Sĩ, tỷ lệ tuân thủ chung của nhân viên y tế là 48%. Với các bệnh viện trong nước như Bệnh viện Bạch mai năm 2007 là 14,1%; năm 2011 là 50,5% bệnh viện Chợ rẫy năm 2010 tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 25,7%. Bệnh viện Trung ương Huế năm 2010 là 46,6%. Như vậy, kết quả điều tra của chúng ta còn chậm nhưng cũng cho thấy sự tiến bộ rõ nét của việc tuân thủ vệ sinh tay trong quá trình thực hành chăm sóc, điều trị người bệnh. Trong những năm gần đây, Bộ Y tế, ngành quân y đã phát động phong trào VST ở cả bệnh viện và cộng đồng. Tại Bệnh viện quân y 7A, cũng đã có nhiều biện pháp thúc đẩy VSBT như: tổ chức các buổi tập huấn, xem video clip, nghe các bài giảng về VSBT cho NVYT, tăng cường số lượng các vị trí rửa tay, cung cấp hóa chất sát khuẩn tay nhanh, giám sát sự tuân thủ rửa tay và phản hồi lại với các NVYT để họ biết và tuân thủ tốt. Tuy nhiên Kết quả khảo sát của chúng tôi tại bảng 3.1 cho thấy thông tin chung đối tượng nghiên cứu ở đây chủ yếu chúng tôi thực hiện lấy phần lớn là Điều dưỡng là (80,5%), Bác sĩ (19,5%), nữ giới (65%) và trình độ trung cấp (62 %),tỉ lệ là Điều dưỡng chiếm cao là nhóm đối tượng thực hiện các công tác chăm sóc nhiều hơn, nhưng cũng có mặt hạn chế vì còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa có, chưa nhận thức được hết tầm quan 94 trọng của rửa tay vì vậy lãnh đạo khoa cần phải thường xuyên nhắc nhở.Tại bảng 3.2 cho thấy kiến thức của NVYT về VSBT trước can thiệp còn thấp: bác sĩ (48,7%), điều dưỡng (39,8%). Kiến thức của NVYT về VST tăng lên rõ rệt sau can thiệp là: điều dưỡng (62,1%) so với trước can thiệp là (39,8%), bác sĩ (69,2) so với trước can thiệp là (48,7%). Trong đó hầu hết các NVYT đều đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế. Tại bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NVYT trả lời đúng 6 bước quy trình rửa tay trước can thiệp còn thấp: điều dưỡng (41,1%), sau can thiệp tăng lên rõ rệt (64,0%). Bác sĩ (53,8%),sau can thiệp(74,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác: Theo Kiều Chí Thành (2013), nhận thức về VST của điều dưỡng Viện Quân Y 103 chỉ đạt (57%), chưa nêu chính xác 5 thời điểm rửa tay[7]. Theo Tạ Thị Phương (2011), trước can thiệp có 59,5% NVYT ở điều tra đạt yêu cầu về kiến thức VSBT, tỷ lệ trả lời đúng về 6 bước của quy trình thường quy chỉ đạt 18,4% và tỷ lệ tuân thủ rửa tay là 53,2%[5].Tại bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trước can thiệp đối với đối tượng là Bác sĩ là 30,0%, tuân thủ đúng quy trình là 35,3% sau can thiệp 50%,tuân thủ đúng quy trình 55,2%. Đối tượng Điều dưỡng trước can thiệp là 29,4% và tuân thủ đúng quy trình là 28,5% sau can thiệp 47,1%, tuân thủ đúng quy trình 49,3%. Kết quả trên cũng cho chúng ta thấy phù hợp với các nghiên cứu của một số đơn vị như: Viện Bỏng Quốc Gia trước can thiệp (28,9%) đạt thấp hơn so HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A với một vài nghiên cứu trong nước và càng thấp hơn nữa so với tỷ lệ ở các nước có nền y học tiên tiến. Một nghiên cứu năm 2000 của Piter tỷ lệ tuân thủ VST là 48%[8], Bệnh viện Chợ Rẫy là 43,4 % [7]. Bệnh viên TW Huế là 51,5%[4].Tỷ lệ VST thấp một phần do phương tiện VST thiếu, đặc biệt là do nhân viên Y tế chưa ý thức được vai trò của VST trong Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Kết quả này phù hợp với tình trạng chung ở nước ta qua nghiên cứu của Bộ Y tế ( 2006)[2], chỉ có khoảng 10% NVYT tuân thủ quy trình VST, đó là một trong những nguyên do của tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tới mức báo động ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, Bác sĩ là đối tượng có kiến thức, kỹ năng và tỷ lệ tuân thủ rửa tay tốt hơn vì thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về VST, tham dự các buổi tập huấn ... Trước thực trạng kiến thức và sự tuân thủ VST của NVYT chưa cao, Nhân viên khoa KSNK đã tiến hành các biện pháp can thiệp bao gồm:Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác VST (Giá treo, cồn sát khuẩn tay), tổ chức tập huấn NVYT các kiến thức cơ bản về VSBT, tầm quan trọng của VSBT trong phòng ngừa NKBV, giám sát trực tiếp sự tuân thủ VST của NVYT khi chăm sóc, tiêm truyền cho bệnh nhân và giám sát tuân thủ rửa tay khi thay băng,thực hiện các kỹ thuật thăm khám Người bệnh từ đó có sự nhắc nhở, hướng dẫn trực tiếp về quy trình VST và tuân thủ 5 thời điểm VST cho NVYT, đồng thời cũng báo cáo với chỉ huy khoa nắm được để có thể nhắc nhở NVYT tại khoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức và tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của NVYT đã tăng rõ rệt sau can thiệp. kiến thức của NVYT về VSBT trước can thiệp còn thấp: bác sĩ (48,7%), điều dưỡng (39,8%). Kiến thức của NVYT về VST tăng lên rõ rệt sau can thiệp là: điều dưỡng (62,1%) so với trước can thiệp là (39,8%), bác sĩ (69,2%) so với trước can thiệp là (48,7%) (p< 0,05). Tỷ lệ NVYT trả lời đúng 6 bước quy trình rửa tay trước can thiệp còn thấp: điều dưỡng (41,0) sau can thiệp tăng lên rõ rệt (64,0%). Bác sĩ (53,8%) sau can thiệp tăng lên rõ rệt (74,4%). Khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05, về tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trước và sau can thiệp lần lượt là 29,5% và 47,7%, số tuân thủ đúng quy trình tăng từ 28,9% lên 49,3% ( p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác như Tạ Thị Phương ( 2011)[5]. Điều này cho thấy cần phải được tập huấn cho NVYT một cách liên tục và có sự giám sát chặt chẽ về sự tuân thủ VSBT của NVYT trong thăm khám và thực hiện kỹ thuật,chăm sóc bệnh nhân. 5. KẾT LUẬN Kiến thức của NVYT về VSBT còn thấp, kiến thức của NVYT về VSBT trước can thiệp còn thấp: bác sĩ (48,7%), điều dưỡng (39,8%). Kiến thức của NVYT về VST tăng lên rõ rệt sau can thiệp là: điều dưỡng (62,1%) so với trước can thiệp là (39,8%), bác sĩ 69,2%) so với trước can thiệp là (48,7%). Trong đó hầu hết các 95 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018 NVYT đều đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế, Tỷ lệ NVYT trả lời đúng 6 bước quy trình rửa tay thường quy trước can thiệp còn thấp: điều dưỡng (41,0%), sau can thiệp tăng lên rõ rệt (64,0%),bác sĩ (53,8%), sau can thiệp tăng lên rõ rệt (74,4%). Tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trước can thiệp đối với đối tượng là Bác sĩ là 30,0%, tuân thủ đúng quy trình là 35,3% sau can thiệp 50%, tuân thủ đúng quy trình 55,2%. Đối tượng Điều dưỡng trước can thiệp là 29,4% và tuân thủ đúng quy trình là 28,5% sau can thiệp là 47,1%, tuân thủ đúng quy trình 49,3%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự, “Đánh giá phương tiện, nhận thức, tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế tại 1 số cơ sở y tế ở Việt Nam”, Tạp chí y học thực hành, Bộ Y Tế, (518), tr.34-36. 2. Nguyễn Việt Hùng (2010), Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh Viện, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. tr.5865 3. Nguyễn Việt Hùng ( 2001), “Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 1- 2 4. Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thanh Thủy (2008), “Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc, 2005”, Tạp chí Y 96 học lâm sàng, ( Số chuyên đề 6/2008), tr. 136- 141. 5. Đặng Đăng Khoa, Nguyễn Việt Hùng (2008), “Nghiên cứu biểu hiện không mong muốn của hóa chất vệ sinh bàn tay sử dụng tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học lâm sàng, số chuyên đề (6/2008),tr. 156- 161. 6. Phạm Đức Mục và cộng sự (2001), “Giám sát NKBV tại 11 bệnh viện”, Tạp chí Y học thực hành, 2005. 7. Lục Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu, Lê Kiến Ngãi ( 2010), “ Hiệu quả của 1 số chương trình thúc đẩy tuân thủ VST tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, số chuyên đề (5/2010), tr. 101- 108. 8. Võ Thị Hồng Thoa, Lê Thị Anh Thư (2011), “Tuân thủ thực hành KSNK tại bệnh viện Chợ Rẫy-hiệu quả của chương trình tăng cường đào tạo và giám sát”, Tạp chí y học thực hành, BYT (904), tr. 07- 11. 9. Boyce JM et al (1990), “ A common source outbreak of Staphylococus epidermidis infections among patients undergoing cardiac surgery”, Journal of Infectious Diseases, (161), pp.493- 499. 10. Casewell M, Phillips I, (1977), “ Hands as route of transmission for Klebsiella species”, Br. Med. J. Vol.2, pp. 1315 – 1317. 11. Center for Disease control end Privention (1990), “ Public health burden of vaccine preventable disease among adults: Standards for adult immunization practice”, MMWR, Vol.42, pp.725 – 729.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.