Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi

pdf
Số trang Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi 6 Cỡ tệp Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi 325 KB Lượt tải Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi 0 Lượt đọc Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi 9
Đánh giá Nghiên cứu thời gian các pha phát triển của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản propylea japonica (Thunberg, 1781) qua các thế hệ nhân nuôi
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU THỜI GIAN CÁC PHA PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI BỌ RÙA ĐỎ NHẬT BẢNPROPYLEA JAPONICA (Thunberg, 1781) QUA CÁC THẾ HỆ NHÂN NUÔI NGUYỄN QUANG CƯỜNG, TRƯƠNG XUÂN LAM Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Bọ rùa đỏ Nhật Bản(BRNB) Propylea japonica là một trong số những loài thiên địch có vai trò quan trọng trong việc làm giảm mật độ của quần thể rệp và một số loài sâu hại trên đồng ruộng. Trong điều kiện canh tác nông nghiệp hiện nay, việc triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững vẫn chỉ dừng lại ở từng vùng , từng khu vực nhất định. Do vậy các loài bọ rùa thiên địch nói chung tồn tại ngoài tự nhiên đồng ruộng vẫn đang phải chịu tác động ảnh hưởng của thuốc hóa học ở hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu để duy trì nguồn giống của các loài bọ rùa thiên địch nói chung và b ọ rùa đỏ Nhật Bản nói riêng trong phòng thí nghiệm (PTN) để có thể chủ động nhân nuôi ra một số lượng lớn bọ rùa để đưa ra sử dụng phòng trừ rệp hại cây trồng trên đồng ruộng. Trong bài viết này, chúng tôi công bố các kết quả nghiên cứu thời gian phát triển của BRNB qua các thế hệ nhân nuôi liên ti ếp trong PTN. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra thu thập trưởng thành BRNB được tiến hành tại các cánh đồng rau xã Cổ Nhuế và xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm - Hà Nội từ tháng 5/2009 đến tháng 3 năm 2010. Đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho các nghiên cứu tiếp theo trong phòng thí nghiệm . Điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên trên đồng ruộng ở các ruộng trồng rau màu, cây bụi, cỏ dại,... tại điểm điều tra. Vật mẫu được thu thập bằng cách: sử dụng ống nghiệm và bắt bằng tay. Bọ rùa trưởng thành thu được từ ngoài đồng ruộng gọi là thế hệ P (bố mẹ) được mang về PTN và nuôi chung trong 1 hộp nhựa, cho ăn với thức ăn là rệp đậu màu đen Aphis craccivora. Quan sát trưởng thành ghép đôi giao phối và tách riêng từng cặp bọ rùa ra các hộp nuôi riêng . Trứng do trưởng thành thu ngoài tự nhiên đẻ ra gọi là trứng F1, trứng này sẽ nở ra ấu trùng F 1; mỗi thế hệ sẽ tiến hành nuôi 10 cặp trưởng thành. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi bọ rùa đỏ trong thí nghi ệm này là loài rệp đậu màu đen Aphis craccivora được nhân nuôi trong PTN. Một số dụng cụ cần thiết sử dụng: Ống nghiệm, khay, giá để ống nghiệm, panh, hộp nuôi, kính hiển vi, bút lông. Tổng số 19 thế hệ BRNB đã tiến hành nhân nuôi liên tục. Bài báo này công bố kết quả khảo sát về thời gian phát triển của các pha sinh trưởn g của loài bọ rùa này và đưa ra những lý giải ban đầu về sinh học phát triển của bọ rùa đỏ. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thời gian phát tr iển pha tr ứng của BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Kết quả thí nghiệm xác định thời gian phát triển của pha trứng của BRNB được trình bày ở Bảng 1 và Hình 1 cho thấy, trong 13 thế hệ BRNB liên tiếp từ F1 đến F13 thời gian này luôn nằm trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Từ những số liệu này chúng tôi thấy rằng, trong 13 thế hệ đầu tiện thời gian phát triển của pha trứng có sự phụ thuộc tương đối rõ nét vào sự thay đổi của nhiệt độ, khi nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển của pha càng ngắn lại. Ở thế hệ F 1 và F 2, trong điều kiện nhiệt độ khoảng 27,50C thì thời gian phát triển của pha trứng khảng từ 1,7 đến 2 ngày. Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu về thời gian phát triển của pha trứng của loài bọ rùa này mà chúng tôi đã có dịp nghiên cứu trước đây là 2,08 1444 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ± 0,04 ngày trong điều kiện nhiệt độ 27,2 ± 0,50C. Trong khi đó ở nhiệt độ 31,5 - 320C thời gian này chỉ từ 1- 1,2 ngày. Bảng 1 Thời gian phát triển của pha trứng của BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Thế hệ Thời gian phát triển TB (ngày) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Thế hệ Thời gian phát triển TB (ngày) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 1,93 1,72 1,70 1,77 1,72 1,60 1,65 1,28 1,13 1,05 ± 0,17 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,03 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,04 ± 0,03 27,4 27,5 28,5 31,1 30,8 30,6 31,0 30,1 31,5 32,0 77,8 80,3 69,2 73,0 69,0 81,3 80,3 78,3 68,2 60,1 F11 F12 F13 F14 F15 F16 F17 F18 F19 1,43 1,75 1,60 3,72 3,42 6,62 5,07 5,55 3,30 ± 0,06 ± 0,07 ± 0,04 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,06 ± 0,17 30,7 28,7 27,8 26,1 24,6 23,6 18,8 26,5 25,8 81,4 70,0 75,0 40,3 74,0 46,0 52,0 82,5 80,0 Các thế hệ từ F 14 đến F 19, thời gian phát triển của pha trứng BRNB kéo dài từ 3 đến 7 ngày, dài hơn rất nhiều so với tất cả các thế hệ trước đó . Trong khi tại một số thế hệ (F14, F18, F19) thì nhiệt độ và ẩm độ có sự chênh lệch không lớn so với các thế hệ trước đó (F1, F2) và thời gian phát triển của pha trứng BRNB ở những thế hệ này thể hiện không có sự phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường nuôi. Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu sinh học loài BRNB trong PTN, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định bước đầu về nguyên nhân của việc thời gian phát triển của pha trứng các thế hệ từ F 14 đến F 19 không thể hiện sự phụ thuộc vào nhiệt độ là do : Thế hệ thứ 14 được bắt đầu từ đầu tháng11/2009 và trứng thế hệthứ 19 kết thúc vào cuối tháng 2/2010, đây là thời điểm những tháng của mùa đông lạnh ở miền Bắc. Do vậy , ngoài sự tác động của từng yếu tố nhiệt độ và độ ẩm còn có sự tác động của các yếu tố khác như ánh sáng, sự chênh lệch Hình 1: Thời gian phát triển pha trứng BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN nhiệt độ giữa ngày và đêm, “tiết trời” hay sự tác động tổng hợp của các yếu tố thời tiết khi thay đổi theo mùa đã gây ra ảnh hưởng làm giảm sự chi phối những tác động đơn lẻ của yếu tố nhiệt độ hay ẩm độ. Các thế hệ từ F1 đến F13 kéo dài từ đầu tháng 5/2009 đến cuối tháng 10/2009, đây là những tháng trong mùa hè và mùa thu ở miền Bắc , điều kiện khí hậu á nhiệt đ ới nóng ẩm, mưa nhiều, không có sự chêch lệch lớn giữa nhiệt độ ngày và đêm trong điều kiện của phòng thí nghiệm . 2. Thời gian phát triển pha ấu trùng BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Các số liệu về thời gian phát triển của pha ấu trùng BRNB ở 19 thế hệ nhân nuôi trong PTN (Bảng 2) cho thấy sự phát triển của ấu trùng BRNB phụ thuộc khá chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ giống như sự phát triển của pha trứng . Trong phạm vi nhiệt độ nghiên cứu mà chúng tôi ghi nhận được từ 20 đến 330C, khi nhiệt độ tăng lên thì thời gian phát triển từng tuổi cũng như thời gian phát triển của pha ấu trùng cũng sẽ nhanh hơn . Nhiệt độ đã có những tác động đến quá trình trao đổi chất và thúc đẩy quá trình lột xác của ấu trùng bọ rùa. Bên cạnh đó trong điều kiện nhiệt độ thấp , không khí lạnh vào chiều tối và đêm đã có những tác động nhất định đến sự di chuyển và tìm kiếm vật mồi của ấu trùng. 1445 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 Bảng 2 Thời gian phát triển của ấu trùng BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Thế hệ F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 F11 F12 F13 F14 F15 F16 F17 F18 F19 ÂT tuổi 1 1,82 ± 0,05 1,43 ± 0,06 1,28 ± 0,06 1,25 ± 0,05 1,20 ± 0,05 1,32 ± 0,06 1,20 ± 0,05 1,10 ± 0,04 1,08 ± 0,04 1,07 ± 0,03 1,23 ± 0,06 1,28 ± 0,05 1,30 ± 0,05 2,65 ± 0,07 2,35 ± 0,07 2,42 ± 0,06 2,21 ± 0,05 2,00 ± 0,08 1,58 ± 0,04 Pha phát triển ÂT tuổi 2 ÂT tuổi 3 1,36 ± 0,13 1,25 ± 0,06 1,10 ± 0,04 1,03 ± 0,02 1,00 ± 0,00 1,00 ± 0,00 1,03 ± 0,02 1,00 ± 0,00 1,10 ± 0,04 1,00 ± 0,00 1,07 ± 0,03 1,00 ± 0,00 1,05 ± 0,03 1,09 ± 0,04 1,09 ± 0,04 1,06 ± 0,03 1,04 ± 0,04 1,08 ± 0,04 1,08 ± 0,04 1,02 ± 0,02 1,05 ± 0,03 1,00 ± 0,00 1,13 ± 0,04 1,00 ± 0,00 1,06 ± 0,03 1,13 ± 0,04 1,84 ± 0,08 1,61 ± 0,07 1,81 ± 0,07 1,21 ± 0,06 1,35 ± 0,07 1,19 ± 0,06 1,21 ± 0,06 1,56 ± 0,07 1,22 ± 0,06 1,40 ± 0,07 1,60 ± 0,09 1,24 ± 0,05 ÂT tuổi 4 2,78 ± 0,71 2,90 ± 0,04 2,05 ± 0,03 2,10 ± 0,04 2,10 ± 0,04 2,10 ± 0,04 2,04 ± 0,03 2,13 ± 0,05 2,17 ± 0,03 2,08 ± 0,04 2,28 ± 0,06 2,33 ± 0,10 2,31 ± 0,06 2,20 ± 0,06 2,12 ± 0,05 3,16 ± 0,06 3,35 ± 0,07 3,25 ± 0,06 3,19 ± 0,15 Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) 27,7 29,6 30,3 32,7 30,4 30,4 31,4 30,6 31,2 31,1 30,2 29,8 27,9 28,3 23,5 20,6 20,0 23,9 26,7 85,0 74,0 68,5 58,6 73,2 81,9 82,1 76,2 66,4 69,4 72,0 55,5 71,0 59,3 61,3 53,0 68,4 61,9 74,0 Kết quả trên cũng cho thấy trong 4 tuổi của ấu trùng BRNB thì tuổi 1 và tuổi4 có thời gian phát triển kéo dài nhất, điều này được thể hiện rõ ở cả19 thế hệ mà chúng tôi đã tiến hành nhân nuôi . Khi nhiệt độ trong khoảng30 đến 330C thì thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng là5từ đến 6 ngày. Với khoảng nhiệt độ từ20 đến 240C (mùa đông) thì thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng 8 -là9 ngày. 3. Thời gian phát triển pha nhộng BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Bảng 3 Thời gian phát triển của pha nhộng của loài BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Thế hệ Thời gian phát triển TB Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Thế hệ Thời gian phát triển TB Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) F1 4,04 ± 0,86 27,9 84,2 F11 3,21 ± 0,06 29,5 67,2 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 3,03 3,02 3,09 3,20 3,29 3,10 3,10 3,33 3,04 ± 0,02 ± 0,02 ± 0,04 ± 0,05 ± 0,06 ± 0,05 ± 0,05 ± 0,05 ± 0,03 29,1 31,7 31,7 30,5 30,8 31,5 30,5 31,8 30,3 73,7 65,8 71,6 76,9 65,7 81,5 71,2 62,6 77,7 F12 F13 F14 F15 F16 F17 F18 F19 3,81 3,21 4,09 3,23 6,11 5,12 5,16 5,18 ± 0,11 ± 0,06 ± 0,08 ± 0,08 ± 0,05 ± 0,05 ± 0,06 ± 0,47 29,5 28,7 22,3 24,9 21,2 22,4 17,4 21,0 63,7 71,0 43,6 72,9 70,0 87,2 61,1 66,2 Ấu trùng BRNB cuối tuổi 4 sẽ tiến hành quá trình lột xác thành nhộng . Không giống như pha ấu trùng là pha động , ở pha nhộng bọ rùa là pha tĩnh , toàn bộ năng lượng tích lũy cho mọi 1446 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 hoạt động nội tại trong cơ thể bọ rùa ở pha này đều được tích lũy từ pha ấu trùng . Kết quả thí nghiệm cho thấy sự phát triển của pha nhộng BRNB phụ thuộc c hặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ (Bảng 3). Rõ ràng, nhiệt độ có tác động đến quá trình vận động , chuyển hóa năng lượng , hoạt động phân chia tế bào chức năng có định hướng bên trong cơ thể , quá trình sản sinh hoocmon lột xác. Ở nhiệt độ 29 ÷ 32 0C, thời gian phát triển của pha nhộng là 3 đến 4 ngày, lúc này mọi hoạt động trong cơ thể của nhộng đều diễn ra nhanh và thuận lợi do được cung cấp đủ nhiệt năng cho các phản ứng hóa sinh diễn ra tron g cơ thể; còn khi nhiệt độ giảm xuống ở khoảng 17 ÷ 230C thì thời gian phát triển của pha nhộng sẽ kéo dài ra đến 5 ÷ 6 ngày. 4. Thời gian sống và đẻ trứng pha trưởng thành qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Thời gian sống hay tuổi họ t của trưởng thành BRNB có liên quan chặt chẽ đến số lượng rệp mà chúng có khả năng tiêu thụ . Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Phòng CTTN (2005) thì trung bình mỗi cá thể BRNB trưởng thành mỗi ngày ăn hết khoảng 85 con rệp đậu màu đenAphis craccivora. Đến thế hệ thứ 19 thì toàn bộ trưởng thành sau khi vũ hóa không ghép đôi giao phối và cũng không đẻ trứng như các thế hệ trước đó , mặc dù các điều kiện về thức ăn và môi trường đều thuận lợi cho hoạt động của trưởng thành . Thời gian sống và thời gian đẻ trứng của BRNB trưởng thành qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN (Bảng 4) cho thấy, trưởng thành đực có tuổi thọ dài hơn so với của trưởng thành cái ở tất cả cá c thế hệ. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây của phòng CTTN khi theo dõi tuổi thọ trung bình của 13 cặp BRNB thế hệ F1, tuổi thọ trung bình của con cái là 44,5 ngày và đực là 57 ngày. Bảng 4 Thời gian sống và thời gian đẻ trứng của trưởng thành BRNB qua các thế hệ nhân nuôi trong PTN Thế hệ F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 F11 F12 F13 F14 F15 F16 F17 F18 Thời gian sống của trưởng thành Đực Cái 40,42 35,58 36,67 28,67 35,10 31,40 30,00 25,90 25,36 23,64 31,40 24,00 32,56 29,44 24,50 18,00 32,75 30,92 41,82 20,27 72,92 32,17 65,42 62,42 68,27 49,36 72,22 60,67 83,00 69,25 59,08 52,28 59,50 42,17 36,17 27,00 Thời gian đẻ trứng Thời gian trước đẻ trứng Thời gian sau đẻ trứng 32,17 23,25 26,40 19,50 19,09 20,50 25,11 14,67 26,42 16,18 27,25 46,75 43,00 50,11 52,83 37,50 34,42 13,25 3,10 2,00 3,50 4,50 3,09 3,20 3,67 3,00 3,00 3,40 3,90 3,33 4,18 5,56 6,10 6,00 4,50 3,25 0,31 3,42 1,50 1,90 0,46 0,30 0,66 0,33 1,50 0,69 1,02 12,34 2,18 5,00 10,32 8,78 3,25 10,50 Trưởng thành cái có tuổi thọ trung bình ngắn nhất là 18 ngày ở thế hệ F8, dài nhất là 69,25 ngày ở thế hệ F15. Trưởng thành đực có tuổi thọ trung bình ngắn nhất là24,5 ngày ở thế hệ F8, dài nhất là 1447 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 83 ngày ở thế hệ F15. Tuy nhiên, nếu xét trên từng trường hợp cụ thể thì ở thế hệ8Ftrưởng thành đực có tuổi thọ cao nhất là 44 ngày, thấp nhất là 6 ngày và trưởng thành cái có tuổi thọ cao nhất là 31 ngày, thấp nhất là 5 ngày. Ở thế hệ F15 trưởng thành đực có tuổi thọ cao nhất là109 ngày, thấp nhất là 59 ngày và trưởng thành cái có tuổi thọ cao nhất là101 ngày, thấp nhất là 28 ngày. Như vậy, có thể thấy được đối với từng cá thể thì trưởng thành BRNB có thể sống từ khoảng1 tuần đến khoảng 3,5 tháng. Đặc biệt, trong điều kiện nhiệt độ mùa đông thì cả trưởng thành đực và cái của loài đều sống dài hơn so với các thế hệ được nuôi trong ều đi kiện mùa hè và mùa thu. Theo kết quả từ Bảng 4, khi thời gian sống của trưởng thành cái dài thì thời gian đẻ trứng cũng kéo dài theo. Từ thế hệ F 13 trở đi, toàn bộ đời sống của trưởng thành đều nằm trong những tháng của mùa đông, nhiệt độ thấp đã có tác động làm giảm cường độ trao đổi chất trong cơ thể . Chính điều này đã làm chậm sự thành thục của bọ trưởng thành sau khi vũ hóa và chúng mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện cơ thể, tích lũy năng lượng sau khi trải qua một pha tĩnh là pha nhộng không được cung cấp dinh dưỡng . Hơn nữa , trong giai đoạn này chúng cần năng lượng để phát triển và hoàn thiện hệ thống sinh sản ở cả con đực và con cái . Do vậy, ở các thế hệ này khoảng thời gian trước khi đẻ trứng dài hơn và khoảng thời gian từ sau khi đẻ quả trứng cuối cùng đến khi chết cũng có biểu hiện kéo dài ra. 5. Vòng đời của các thế hệ BRNB nhân nuôi trong PTN Bảng 5 Vòng đời của các thế hệ BRNB nhân nuôi trong PTN Thế hệ Thời gian phát triển TB Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Thế hệ Thời gian phát triển TB Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) F1 16,03 ± 0,67 27,7 82,3 F10 12,43 ± 0,63 31,1 69,1 F2 14,34 ± 0,56 28,7 76,0 F11 14,10 ± 0,62 30,1 73,5 F3 14,58 ± 0,62 30,2 67,8 F12 14,58 ± 0,57 29,3 63,1 F4 15,51 ± 0,73 31,8 67,7 F13 14,79 ± 0,54 28,1 72,3 F5 14,27 ± 0,66 30,6 73,0 F14 21,63 ± 0,66 25,6 47,7 F6 14,49 ± 0,68 30,6 76,3 F15 20,21 ± 0,58 24,3 69,4 F7 14,75 ± 0,53 31,3 81,3 F16 25,97 ± 0,59 21,8 56,3 F8 10,67 ± 0,49 30,4 75,2 F17 22,50 ± 0,64 20,4 69,2 F9 12,83 ± 0,47 31,5 65,7 F18 21,82 ± 0,56 22,6 68,5 BRNB là loài côn trùng biến thái hoàn toàn . Chu trình sống của chúng trải qua 4 giai đoạn : Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành. Vòng đời của chúng cũng như các loài côn trùng khác , được tính từ thời điểm Trứng được trưởng thành thế hệ trước đẻ ra đến khi con trưởng thành của thế hệ đó đẻ quả trứng đầu tiên. Vòng đời của 18 thế hệ loài BRNB (Bảng 5, Hình 2) nằm trong khoảng từ 10 đến 16 ngày khi điều kiện nhiệt độ trong khoảng từ 27 đến 320C. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn những kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi về vòng đời của loài bọ rùa này ở nhiệt độ 27,20C Hình 2: Vòng đời của các thế hệ BRNB nhân nuôi trong PTN là từ 14÷15 ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 26 C thì vòng đời của chúng kéo dài ra ở trong khoảng 20 đến 26 ngày. Những số liệu về vòng đời của BRNB đã thể hiện mối quan hệ khá chặt giữa thời gian hoàn thành vòng đời với yếu tố nhiệt độ. Trên cơ sở xác định được vòng đời của BRNB ở các thời điểm khác nhau trong năm sẽ 1448 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 là cơ sở cho việc lập kế hoạch để nhân nuôi loài bọ rùa này một cách chủ động khi xác định được thời điểm cần sử dụng chúng trong công tác phòng trừ rệp hại cây ngoài đồng ruộng. III. KẾT LUẬN Nghiên cứu về nhân nuôi liên tiếp các thế hệ loài bọ rùa đỏ Nhật Bản P. japonica trong điều kiện phòng thí nghiệm là những nghiên cứu lần đầu tiên ở Việt Nam đối với loài bọ rù a này. Kết quả, đã nhân nuôi thành công 19 thế hệ bọ rùa liên tiếp . Thời gian phát triển của từng pha cũng như vòng đời của loài bọ rùa đỏ Nhật BảnP. japonica ở các thế hệ có sự sai khác không lớn khi so sánh ở các ngưỡng nhiệt độ tương đương nhau. Vòng đời của loài bọ rùa này kéo dài từ 10 đến 16 ngày trong khoảng nhiệt độ từ 27 đến 320C. Trong khi ở điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 260C thì thời gian phát triển kéo dài đến mức từ 20 đến 26 ngày. Các tác động có ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian phát triển các pha cũng như vòng đời của loài bọ rùa đỏ Nhật Bản P. japonica là tác động của yếu tố nhiệt độ của môi trường nhân nuôi và yếu tố mùa trong năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Bộ KH&CN, Viện KHCNVN, 2007: Đ ộng vật chí Việt Nam tập 24 – Họ Bọ rùa (Coccinellidae - Coleoptera). NXB. KH&KT, Hà Nội. Cohen A.C., 2001: American Entomologist, 47: 198-206. Cục Bảo vệ thực vật, 1995: Phương pháp đi ều tra phát hiện sâu b ệnh hại cây trồng. NXB. Nông nghiệp. Kersting U.S., N. Sattar, N. Uygun, 1999: Journal Applied Entomology, 123: 23-27. Nguyễn Thị Hạnh, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Quang Cường, Nguyễn Thị Thúy, 2008: Báo cáo Khoa h ọc Hội nghị Côn trùng học Toàn Quốc lần thứ 6. NXB. Nông nghi ệp, Hà Nội, tr. 549-553. Nguyễn Thị Hạnh, Mai Phú Quý, Vũ thị Chỉ, Nguyễn Thành Mạnh, 2008: Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học Toàn Quốc lần thứ 6. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 86-96. Nguyễn Thị Hạnh, Mai Phú Quý, Vũ thị Chỉ, Nguyễn Thị Thúy, 2006: Báo cáo Khoa học Hội thảo Khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 434-440. Vũ Thị Chỉ và nnk., 2007: Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp nhân nuôi một vài loài côn trùng ăn th ịt chính trên rau. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 12-18. INVESTIGATING THE DEVELOPMENT PHASE OF THE RED LADY BEETLE PROPYLEA JAPONICA (Thunberg, 1781) (COLEOPTERA: COCCINELLIDAE) THROUGH ADOPTED GENERATIONS NGUYEN QUANG CUONG, TRUONG XUAN LAM SUMMARY This research shows the result of on time-phase growth of the red lady beetle from May 2009 to February in 2010 under laboratory conditions. This is the first research in Vietnam on consecutive breeding generations of Japanese lady beetles P. japonica under laboratory conditions. Time development of each life cycle phase as well as species of the red lady beetle P. japonica in the generation of any discrepancy is not large when being compared in the similar threshold temperatures. The lady beetle life cycle lasts from 10 to 16 days in temperatures between 27 and 320C. At temperatures from 20 to 260C, the time extends to the level of development from 20 to 26 days. The temperature of the environment and the seasonal factor are the greatest impact to life cycle and other time of development phases of lady beetle by Japan P. japonica. 1449
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.