Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4

pdf
Số trang Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4 8 Cỡ tệp Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4 392 KB Lượt tải Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4 0 Lượt đọc Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4 1
Đánh giá Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 4
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 Chương 4: Kết cấu chính của thân tàu bao gồm hệ khung sườn, ván vỏ và ván boong: + Về khung sườn tàu : Trong quá trình đóng mới tàu, khung sườn được lắp trước tiên. Đây là hệ thống kết hợp giữa kết cấu dọc và kết cấu ngang. Các chi tiết của hệ thống nầy bao gồm: Hình 1.6. Khung sườn tàu . Đà ngang đáy tàu là những thanh gỗ hình khối hộp, tiết diện chữ nhật (thường đà đáy giữa tàu và đuôi tàu có dạng nầy ), được đặt vắt ngang ky chính và liên kết bằng bu lông. Khoảng cách giữa các đà ngang là đều nhau. Đà đáy phiá mũi thường là những chạc gỗ để tạo dáng chữ V. Riêng đà đáy ở hầm máy có dạng tấm phẳng cao khoảng (0,5-0,7)m, ở giữa có xẽ những khe nhỏ để lắp con tán của bu lông nền máy. 2 . Cong sườn : Là các thanh gỗ được đẽo gọt hoặc cưa thành dạng cong nhất định. Để chống bị xớ ngang dễ làm gẫy đoạn cong của thanh gỗ thì độ cong của thanh là vừa phải. Khi ráp đầu dưới của cong sườn với đầu trên của đà ngang thì mã nối ( Ê ke) có độ cong rất lớn sẽ tạo đủ độ cong của khung sườn. Liên kết nầy dùng bulông để tạo độ cứng vững cho toàn bộ khung. Hình 1.7. Mối nối cong đà Cong sườn được bố trí đối xứng dọc 2 bên mạn tàu. Đầu trên của cong sườn liên kết với xà ngang boong tạo thành hình dạng mặt cắt ngang của tàu. Càng về phía mũi và đuôi tàu thì cong sườn càng nhiều và tăng dần độ cao để phù hợp với hình dáng và chức năng phần mũi và đuôi tàu. Tuy nhiên chiều cao phần đuôi chỉ khoảng 1,1 D, còn phía mũi cao hơn nhiều có khi đến (1,3-1,5)D. 3 . Hệ thống dằn ngang chia làm 3 khu vực : khu vực boong khai thác cứ 4 cong sườn thì lắp 1 đà ngang boong và 1 đà lững có mặt gáy khoảng (25-30)cm, đồng thời tạo nên không gian cho hầm cá; khu vực boong cụt và boong lái cứ 4 mỗi cong sườn có 1 đà ngang ( mặt gáy khoảng 12-15cm đối với boong cụt và 15-20cm đối với boong lái; khu vực boong mũi tùy theo bố trí cột hàng hải và cần cẩu mà lượng đà ngang và đà lững ít hay nhiều. . Hệ thống dằn dọc: Như đã nói ở trên thì các thanh dằn dọc bố trí ở 3 khu vực : khu vực đáy tàu có ít nhất 2 thanh (Không kể ky phụ và thanh dọc đáy hầm cá ); khu vực góc nối ít nhất 1 thanh; khu vực mạn ít nhất 2 thanh (chưa kể bổ viền trong, ngoài và vây chống va). Hệ thống dằn dọc của phần đuôi khá dầy với các thanh gỗ lớn và kéo dài từ mặt bửng lái đến độn trục và mặt dựng kẹp đầu trước của ống bao trục chân vịt. Riêng ở 2 góc là các thanh gỗ lớn có hình lượn liên kết với đà đáy và chạy dài đến hầm cá. . Khung sườn boong và cabin : Khung sườn boong liên kết với khung sườn mạn để tạo nên phần trên của boong. Khung sườn boong được tạo nên bởi sự liên kết bằng bulông của xà ngang boong và xà dọc boong, nhằm tăng độ cứng và độ bền cho khung sườn boong. Khung sườn cabin có kết cấu ngang và dọc, được lên kết với nhau bằng bulông vào 8 cột chính của cabin và các trụ phụ. 5 Hình 1.8.Phần khung boong tàu 6 Bên ngoài khung cabin có ốp ván cabin vào các xà ngang và xà dọc bằng bulông và đinh. Cabin là phần hứng gió lớn, trọng tâm cao, ván sạp buồng máy được lót không liên tục nên ảnh hưởng đến sự uốn chung của vỏ tàu và tính ổn định tàu. .Bổ chụp(Áp khẩu)dùng che kín đầu cong sườn và mặt trên viền trong, ngoài. .Bổ viền : gồm có bổ viền trong và tạo nên một liên kết theo kiểu “niềng thúng” nhằm ép chặt các cong sườn lại với nhau theo chiều dọc, tăng độ cứng cho khung và giảm va đập bên ngoài mạn tàu. .Vây chống va : nằm giữa ván vỏ và mạn chắn sóng. Nó là một thanh gỗ lớn hình hộp chữ nhật, liên kết các cong sườn lại với nhau theo chiều dọc tàu. Nó có tác dụng giảm sự va chạm tác động và tăng độ cứng vững cho khung sườn. -Ván vỏ : là những tấm ván dài có bề dầy từ (40-50)mm, được ghép khít lại với nhau và liên kết với cong, đà bằng bulông và đinh mạ kẽm. Về nguyên tắc thì khung sườn được lắp ráp trước, sau đó mới lắp ván vỏ cho nên nó được uốn cong theo khung sườn tạo thành một thành mỏng kín nước, đồng thời tham gia đảm bảo độ bền cho con tàu. Ván vỏ làm việc trong điều kiện khắc nghiệt; chịu va đập của sóng gió; bị mài mòn, cọ sát với nhiều tác nhân của biển, đồng thời bị phá hoại bởi những sinh vật biển trong phần ngập nước. Do đó ván vỏ thường sử dụng từ những loại gỗ chịu nước. -Ván Boong : là những tấm ván dầy (30-40)mm được ghép khít lên các xà ngang boong, xà dọc boong chạy dọc theo chiều dài tàu. Chúng đuợc liên kết bằng bulông và đinh mạ kẽm tạo thành mặt phẳng thao tác trên boong. Phía dưới boong khai thác là các hầm cá 7 được bố trí từ vách trước buồng máy đến hầm mũi của tàu. Các hầm cá được hình thành từ các vách có kết cấu ngang của khung sườn là xà ngang boong và các xà ữlng, được ốp lên các tấm ván mỏng khỏang(20-25)mm. Các vách ngăn nầy được gia cường và liên kết bằng bulông với cong sườn, tham gia độ cứng vững chung của con tàu. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.