Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25

pdf
Số trang Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25 9 Cỡ tệp Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25 187 KB Lượt tải Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25 0 Lượt đọc Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25 1
Đánh giá Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 25
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 Chương 25: Cải hoán hệ thống nhiên liệu Động cơ Cummins KT-19 có bộ lọc nhiên liệu kiểu kép với mục đích tách nước, cặn bẩn, mạc kim loại… ra khỏi nhiên liệu trước khi vào vòi phun liên hợp. Tuy nhiên ngư dân còn bổ sung một loạt bình lọc lắng ( khoảng 04 bình ) trước khi vào bình lọc kép của động cơ. Chưa kể ở mỗi két trử đều có bầu lắng và xả cặn. Điều này khắc phục các hiện tượng làm dính và hỏng kim phun do nhiên liệu bị bẩn và lẫn nước, nhất là nhiên liệu được trử lâu ngày trong két. 4.2.GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ : 1- Như đã phân tích ở mục hiệu quả, thông thường ngư dân không thể tự nắm bắt tất cả mọi khoản chi phí, nhất là chi phí phát sinh tiềm ẩn trong sự trượt giá do biến động của thị trường, từ đó đánh giá thiếu chính xác làm sai lệch hiệu quả khi sử dụng động cơ Cummins. Do đó cần thường xuyên đưa kiến thức về tài chính đến với ngư dân một cách phù hợp. 2 2- Ở mỗi loại động cơ có một lĩnh vực áp dụng mang lại hiệu quả, không phải trang bị tốt mọi thứ là mang lại hiệu quả ngay mà nó cần có tính phù hợp theo điều kiện, tài chính mà mình hiện có, thậm chí “ lấy ngắn nuôi dài”. Như bài toán hiệu quả mà ta đã tính với 3 đối tượng giàu, trung bình, nghèo theo 3 giải pháp đã nêu ở mục 3.3. 3- Phải có một chính sách về vay vốn ngân hàng thoáng hơn để đảm bảo khi đầu tư cho ngư dân phải đầu tư một cách đầy đủ, tránh cắt bớt, "co thủ" sẽ làm cho ngư dân hụt hẩng về vốn khi đang thực hiện dự án của mình, nhất là ngư dân nghèo. 4.3.GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI : 1- Nâng cao dân trí, tăng cường đầu tư vào nghiên cứu các mô hình quản lý phù hợp với trình độ và nhận thức của ngư dân để từ đó giúp họ tự quản lý ngành nghề của mình. Nhất là khó khăn trong vấn đề hợp đồng dân sự giữa chủ tàu và thủy thủ nhằm tăng trách nhiệm của thủy thủ trên con tàu mà mình đang làm việc. 2- Đào tạo, phổ biến kiến thức về sử dụng máy trên tàu cho các máy trưởng trên tàu để cho họ sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Có thể lồng ghép chương trình nầy vào các khoá đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng. 3- Đầu tư và nâng cấp các trung tâm thiết kế, chế tạo nhằm tăng cường nguồn thiết bị thay thế ngày càng dồi dào hơn. 4- Trong giai đoạn chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì việc lập các quỹ hỗ trợ hoặc các chương trình hỗ trợ vốn ưu đãi là không thể thực hiện. Do đó nhà nước cần đầu tư vào nghiên cứu các mô hình về đầu tư, quản lý và khai thác 3 nghề …để hỗ trợ cho ngư dân. 4 Chương 5: KẾT LUẬN Kiên Giang là một trong những tỉnh có ngành KTHS phát triển mạnh; có một đội TLK đông đúc với công suất máy chính khá lớn. Nhìn chung lượng tàu trang bị động cơ có công suất lớn ngày càng tăng, tốc độ phát triển của các tàu KTHS xa bờ vẫn ở mức cao đã tạo thêm việc làm và thu nhập cao cho ngư dân, đảm bảo sự có mặt dân sự thường xuyên trên các vùng biển chồng lấn, ngăn chặn các tàu xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển. Xét trên mặt tổng thể, việc đóng tàu lớn, trang bị động cơ chính công suất cao, thiết bị khai thác, thông tin, hàng hải hiện đại là phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Ngoài những lợi ích đạt được thì sự phát triển quá nhanh và tự phát của đội TLK công suất lớn đã phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, đánh giá và cần có những giải pháp thiết thực trong đó hiệu quả khai thác tàu nói chung và hiệu quả sử dụng động cơ nói riêng là một trong những vấn đề bức xúc của ngư dân, nhất là trong giai đoạn giá nhiên liệu tăng cao như hiện nay; trong khi sự hỗ trợ một cách trực tiếp của Nhà nước vào sự phát triển của ngành khi chúng ta đã gia nhập vào WTO là không thể thực hiện được, tức là việc trợ giá, trợ lãi vay, các chương trình cho vay vốn ưu đãi như chương trình Khai thác Hải sản xa bờ .v..v. sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, dù cho nó được trợ vốn ưu đãi như CTĐBXB của chính phủ hay vốn hoàn toàn do ngư dân đầu tư cũng đều phải thực hiện một cách hiệu quả. Muốn như vậy phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp kỹ thuật 5 là then chốt; được cân nhắc bằng giải pháp Kinh tế và hỗ trợ tích cực bằng giải pháp Chính trị - Xã hội. Có nhiều yếu tố Kinh tế, CT-XH, Kỹ thuật khiến nhiều ngư dân chọn động cơ đã qua sử dụng làm máy chính trên tàu cá, trong đó vốn đầu tư thấp là yếu tố có vai trò quyết định. So với máy thủy chuyên dùng mới 100%, máy thủy cũ trung bình có giá thành chỉ khoảng 50%, máy thủy rất cũ có giá thành chỉ 140 khoảng (25-30)%; đối với máy bộ thủy hóa cũ trung bình giá thành chỉ khoảng (40-45)%; máy bộ thủy hóa rất cũ có giá thành chỉ khoảng (20-25)%. Riêng máy bộ mới 100% hầu như không có. Chính vì vậy ở các địa phương hoạt động khai thác mạnh lại trang bị động cơ cũ làm máy chính trên tàu nhiều nhất. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các yếu tố khác như tính cần cù, sáng tạo của người dân Việt Nam, giá nhân công rẻ, công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản bằng phương pháp đơn giản đã thúc đẩy khuynh hướng này tăng lên. Thực trạng đóng mới, cải hoán, trang bị và khai thác kỹ thuật còn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật. Hầu htế các công đoạn đóng, sửa, cảihoán, lắp đặt.v.v..cho tàu cá hiện nay ở Kiên Giang được tiến hành theo kinh nghiệm và truyền miệng, trong số đó có nhiều kinh nghiệm có độ tin cậy và tính khả thi cao nhưng trong điều kiện công nghệ chế tạo lạc hậu, vốn đầu tư thấp.v.v.. sẽ khó thỏa mãn tính hợp lý về mặt kỹ thuật và hiệu quả khai thác. Về HQSD của động cơ Cummins làm máy chính trên tàu lưới kéo của tỉnh Kiên Giang có thể kết luận như sau: + Đối với ĐCTCD mới 100% thì sau khi hoàn vốn ( T = 3,8 năm ) sẽ thu lợi khoảng 1.888.800.650 đồng, ứng với tỷ suất là 23%. Đây là nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không vay vốn thì hiệu quả đạt được cao hơn nhiều, gấp 2,5 lần (đạt 4.776.424.000 đồng). + Đối với ĐCTCD cũ vừa 80% thì sau khi hoàn vốn ( T= 4,95 năm ) sẽ thu lợi khoảng 644.915.440 đồng, đạt tỷ suất là 13,03%. Đây cũng là nhóm đạt hiệu quả cao. Nếu không vay vốn thì hiệu quả đạt 141 được cao hơn, gấp 3,5 lần (đạt 2.264.145.000 đồng). + Các nhóm còn lại gồm ĐCTCD 50%, ĐCBTH cũ vừa 80% và 50% đều bị lỗ ( NPV<0 và IRR<9,6%) do chi phí cải hoán cao, chi phí hoạt động ngang bằng với các nhóm khác nhưng thời gian hoạt động ít ngày hơn và sản lượng thấp hơn. Nếu không vay vốn thì vẫn sinh lợi, nhưng không cao. 142 Từ những đánh giá ở trên cho thấy ngư dân nghèo và trung bình nên sử dụng loại ĐCTCD cũ vừa 80% làm máy chính trên tàu lưới kéo của mình. Còn ngư dân giàu hơn, có sẳn nguồn vốn nên trang bị động cơ mới để đạt hiệu quả cao nhất. Để nâng cao HQSD của động cơ Cummins cần quan tâm các yếu tố chính sau : -Về Kỹ thuật: Phải tiến hành theo dõi chặt hoạt động của động cơ qua việc lập hồ sơ kỹ thuật; thực hiện đúng các hướng dẫn sử dụng, chế độ vận hành và bảo dưỡng của nhà sản xuất và có những bước cải tiến đầy đủ, hợp lý như đã đề nghị ở phần 4. -Về Kinh tế : Nắm bắt đầy đủ chi phí đầu tư của mình, nếu tự họ tính toán hiệu quả bằng các số liệu mà họ kiểm soát được thì độ chính xác sẽ rất cao. Đồng thời các Ngân hàng thương mại phải thực hiện chính sách đầu tư thật đầy đủ, tránh “co thủ” làm cho ngư dân thiếu vốn đầu tư dẫn đến dự án của họ sớm bị phá sản. -Về Chính trị-Xã hội : Vấn đề hợp đồng dân sự gữi a chủ tàu và thủy thủ phải sớm được áp dụng, đồng thời phải hỗ trợ cho họ các mô hình, phương pháp quản lý… sao cho phù hợp với tình hình chúng ta đã gia nhập WTO. Mục đích của đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo của tỉnh Kiên Giang” như đã nêu ở phần 1 được xuất phát từ những nhu cầu thực tế vừa nêu. Tuy nhiên vì bản thân có khả năng chuyên môn còn hạn chế, điều kiện tham gia thực tế chưa nhều trong khi thời gian thực hiện đề tài khá ngắn nên chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề thiếu sót, chưa chặt chẻ. Rất mong được quý Thầy, Cô 143 và các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉ bảo để vấn đề đã nêu ra ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm góp một phần nhỏ giúp giải quyết những khó khăn cho ngư dân Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.