Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan

pdf
Số trang Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan 6 Cỡ tệp Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan 815 KB Lượt tải Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan 0 Lượt đọc Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan 62
Đánh giá Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Science & Technology Development, Vol 5, No.T20- 2017 Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan  Lê Hữu Thọ  Nguyễn Xuân Hải  Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 07 tháng 12 năm 2016, nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017) TÓM TẮT Epoxylignan là những hợp chất thuộc họ 10 có hoạt tính ức chế mạnh hơn chất đối chứng polyphenol có rất nhiều hoạt tính sinh học như ức chế dương acarbose (IC50, 214.5 µM). Dựa vào các kết sự phát triển của các tế bào ung thư, kháng oxy hóa, quả này, mối tương quan hoạt tính-cấu trúc của các làm hạ đường huyết,… Trong nghiên cứu này, chúng hợp chất cho thấy sự hiện diện của nhóm hydroxyl tại tôi tiến hành nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme αcác vị trí C-4 và C-4′ đóng vai trò quan trọng trong glucosidase của 11 hợp chất epoxylignan được phân việc làm tăng hoạt tính. Hơn nữa, các hợp chất lập từ thân cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus), diepoxylignan có nhóm ketone tại vị trí C-9′ cũng làm thân cây Guồi đỏ (Willughbeia cochinchinensis), vỏ cải thiện hoạt tính mạnh hơn. Ngược lại, sự mở vòng thân Cần sen (Crateva religiosa) và keo Ong dú epoxy tại vị trí C-7 và C-9′ sẽ làm giảm hoạt tính. (Trigona minor). Kết quả cho thấy hợp chất 1–4, 7– Từ khóa: epoxylignan, ức chế α-glucosidase, mối quan hệ hoạt tính cấu trúc MỞ ĐẦU Lignan là hợp chất polyphenol có nguồn gốc từ tự nhiên được tìm thấy qua quá trình sinh tổng hợp của các phenylpropanoid. Các hợp chất này có vai trò quan trọng trong thực phẩm hằng ngày hay được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, kháng oxy hóa, … Vì thế, lignan được xem như là hoạt chất tiềm năng trong các nghiên cứu tổng hợp, bán tổng hợp và chức năng sinh học của các hợp chất này. Hầu hết các hợp chất lignan trong tự nhiên tồn tại ở các khung sườn khác nhau và có hoạt tính sinh học đặc trưng. Điển hình như các hợp chất epoxylignan có rất nhiều hoạt tính sinh học như khả năng gây độc, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, kháng oxy hóa và hoạt tính ức chế gốc tự do NO, enzyme cAMP phosphodiesterase, cytochrome oxidase, succinoxidase, …[1–3]. Trang 110 Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu cho thấy các hợp chất 7,9′-epoxylignan và 7,9′:7′,9diepoxylignan có khả năng ức chế enzyme αglucosidase. Đây là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân carbohydrate để giải phóng α-ᴅ-glucose trong cơ thể. Khi lượng đường α-ᴅ-glucose trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh đái tháo đường. Do vậy, nếu tìm được chất ức chế enzyme α-glucosidase sẽ làm giảm quá trình thủy phân và hấp thu carbohyhydrate vào cơ thể. Như vậy có thể làm giảm được hàm lượng đường trong máu của người bệnh, đây cũng chính là liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả và an toàn [4–7]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các thành phần epoxylignan được phân lập từ thân cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus), thân cây TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T5- 2017 Guồi đỏ (Willughbeia cochinchinensis), vỏ thân cây Cần sen (Crateva religiosa) và keo Ong dú (Trigona minor). Từ đó, có cơ sở dữ liệu để giải thích mối tương quan về cấu trúc các hợp chất epoxylignan và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosiadase của chúng. sử dụng làm chất đối chứng trong các tài liệu tham khảo [8-9] (Hình 2). VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Hóa chất – dụng cụ Dung dịch đệm phosphate 0,01 M, pH 7,0. Dung dịch Na2CO3 0,1 M. Dung dịch nền p-nitrophenyl-αᴅ-glucopyranoside (p-NP-G) 3 mM. Dung dịch enzyme α-glucosidase 0,2 U mL-1. Dung dịch mẫu dự trữ: cân chính xác 1,5 mg đối với mẫu chất tinh khiết có phân tử lượng 500 đvC, hòa tan trong đệm phosphate 0,01 M, pH 7,0. Sau đó, tiến hành pha loãng thành dung dịch mẫu làm việc 1000 µM. Chất đối chứng dương acarbose. Hình 1. Phản ứng thủy phân enzyme α-glucosidase với cơ chất p-nitrophenyl-α-ᴅ-glucopyranoside Thiết bị quang phổ UV-VIS Shizmadzu 1800. Phương pháp thử hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase dựa trên phương pháp phân tích trắc quang. Enzyme αglucosidase xúc tác quá trình thủy phân cơ chất heterogenous như saccarose và p-nitrophenyl-α-ᴅglucopyranoside. Do đó, để khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, p-nitrophenyl-α-ᴅglucopyranosid (p-NP-G) được sử dụng như là cơ chất ban đầu (chất nền) và enzyme α-glucosidase sẽ chuyển hóa cơ chất này thành α-ᴅ-glucose và pnitrophenol. Theo phản ứng, lượng α-ᴅ-glucose sinh ra tỉ lệ với p-NP-G bị thủy phân và lượng pnitrophenol tạo thành. Vì vậy dựa vào độ hấp thu của p-nitrophenolate ở bước sóng 401 nm có thể định lượng α-ᴅ-glucose sinh ra. Khi mẫu thử có hoạt chất ức chế enzyme α-glucosidase thì hàm lượng pnitrophenol tạo thành sẽ giảm. So sánh cường độ màu của dung dịch khi có và không có hoạt chất ức chế, sẽ tính được khả năng ức chế enzyme α-glucosidase của hoạt chất đó [8-9] (Hình 1). Để có cơ sở đánh giá hoạt tính của những mẫu chất khảo sát, chúng tôi sử dụng acarbose làm chất đối chứng dương để so sánh, vì đây là hợp chất được Hình 2. Cấu trúc của acarbose (C25H43NO18) Khả năng ức chế enzyme α-glucosidase được đánh giá thông qua giá trị phần trăm ức chế (I %): I%= 𝐴𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙 − 𝐴𝑠𝑎𝑚𝑝𝑙𝑒 𝐴𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙 × 100 % Trong đó: Acontrol: Giá trị mật độ quang của dung dịch không chứa mẫu khảo sát. Asample: Giá trị mật độ quang của dung dịch chứa mẫu khảo sát. Dựa trên phần trăm ức chế tại các nồng độ khác nhau của mẫu thử, tiến hành đánh giá khả năng ức chế enzyme α-glucosidase của mẫu thử thông qua giá trị IC50. Giá trị IC50 (Inhibitory concentration) được định nghĩa là nồng độ của một mẫu thử mà tại đó nó có thể ức chế được 50 % enzyme α-glucosidase. Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase được thực hiện như sau: mẫu được hòa tan trong dung dịch đệm phosphate 0,01 M, pH 7,0. Thêm 25 L enzyme α-glucosidase 0,2 U mL-1, lắc đều, ủ trong 5 phút tại nhiệt độ 37 0C. Tiếp tục thêm Trang 111 Science & Technology Development, Vol 5, No.T20- 2017 25 L dung dịch chất nền p-nitrophenyl-α-ᴅglucopyranosid 3 mM và ủ trong 30 phút tại 37 0C để phản ứng xảy ra. Sau khi ủ, thêm 375 L Na2CO3 0,1 M để ngừng phản ứng. Dung dịch sau đó được đo quang tại bước sóng 401 nm. Mỗi mẫu thử được thực hiện tại 5 nồng độ 250, 100, 50, 25, 10 µM, mỗi nồng độ thực hiện 3 lần. Tương ứng với mỗi nồng độ mẫu thử, tiến hành thực hiện một mẫu trắng, mẫu trắng tương tự như mẫu thử nhưng thay dung dịch enzyme α-glucosidase bằng dung dịch đệm phosphate 0,01 M, pH 7,0. Từ đó tính được giá trị phần trăm ức chế (I %) với từng nồng độ khảo sát là giá trị trung bình cộng của 3 giá trị mật độ quang đo được ở mỗi nồng độ. (+)-Syringaresinol (1) (+)-Medioresinol (2) (+)-Pinoresinol (3) (+)-De-4´-O-methyleudesmin (4) (+)-Eudesmin (5) Magnolin (6) Clemaphenol (7) R1 OMe OMe OMe OMe OMe OMe OH Thu nhận các hợp chất epoxylignan có nguồn gốc tự nhiên Tiến hành thu nhận các hợp chất (+)syringaresinol (1), (+)-medioresinol (2) và 9′ketopinoresinol (8) được phân lập từ thân cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus); hợp chất (+)-pinoresinol (3) và alyterinate A (11) được cô lập từ thân cây Guồi đỏ (Willughbeia cochinchinensis); hợp chất magnolin (6) được cô lập từ vỏ thân Cần sen (Crateva religiosa); hợp chất (+)-de-4´-O-methyleudesmin (4), (+)-eudesmin (5), clemaphenol (7), (+)-5´methoxylariciresinol (9) và (+)-lariciresinol (10) được cô lập từ keo Ong dú (Trigona minor). Cấu trúc các hợp chất này được trình bày trong Hình 3. R2 OH OH OH OMe OMe OMe OMe (+)-5´-Methoxylariciresinol (9) (+)-Lariciresinol (10) Alyterinate A (11) R3 OMe H H H H OMe H R1 CH2OH CH2OH COOMe R4 OMe OMe OMe OMe OMe OMe OH R2 OMe H H Hình 3. Cấu trúc của các hợp chất epoxylignan Trang 112 R5 OH OH OH OH OMe OMe OMe R6 OMe OMe H H H H H TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T5- 2017 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase của các hợp chất epoxylignan Tiến hành thử hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase của 11 hợp chất epoxylignan, kết quả cho thấy tất cả các hợp chất đều có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase ở các nồng độ khảo sát. Trong đó, hợp chất 1–4, 7–10 có giá trị ức chế enzyme α- glucosidase mạnh hơn chất đối chứng dương acarbose (IC50, 214,5 µM). Hợp chất (+)-syringaresinol (1), (+)-medioresinol (2), 9′-ketopinoresinol (8) có giá trị ức chế rất mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 18,9; 22,8; và 16,1 µM; trong đó hợp chất 8 ức chế enzyme αglucosidase mạnh nhất (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất epoxylignan Hợp chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Acarbose Phần trăm ức chế (I%) 250 µM * * 72,1 ± 1,5 51,68 ± 0,49 3,59 ± 0,21 96,7 ± 1,2 * * * 49,21 ± 0,51 59,8 ± 1,2 100 µM 79,80 ± 0,43 85,5 ± 1,6 72,40 ± 0,31 55,02 ± 0,91 50 µM 68,38 ± 0,34 64,91 ± 0,60 57,0 ± 1,8 38,2 ± 1,0 25 µM 55,41 ± 0,36 53,33 ± 0,41 40,92 ± 0,31 22,41 ± 0,34 32,49 ± 0,51 36,6 ± 1,0 85,47 ± 0,92 26,09 ±0,15 19,61 ± 0,72 70,47 ± 0,74 22,89 ± 0,56 7,21 ± 0,80 59,30 ± 0,79 10 µM 40,20 ± 0,99 30,9 ± 1,0 17,2 ± 1,1 7,92 ± 0,75 19,69 ± ,0,78 1,21 ± 0,31 43,67 ± 0,92 86,52 ± 0,21 76,16 ± 0,27 37,6 ± 1,0 21,2 ± 2,2 61,62 ± 0,30 29,6 ± 1,2 33,73 ± 0,12 9,8 ± 1,1 35,20 ± 0,68 16,8 ± 1,2 31,78 ±0,99 3,2 ± 1,7 18,8 ± 1,3 29,86 ± 0,87 - IC50 (µM) 18,9 22,8 37,9 85,1 236,9 > 250 131,8 16,1 33,7 69,6 ~ 250 214,5 (*) Phần trăm ức chế hơn 100 % (-) Phần trăm ức chế < 1% Mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase và cấu trúc của các hợp chất epoxylignan Dựa vào giá trị IC50 của các hợp chất 7,9′:7′,9diepoxylignan (1–8) cho thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase của chúng. Kết quả cho thấy hợp chất 8 có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh nhất với giá trị IC50 =16,1 µM. Thêm vào đó, sự biến mất một nhóm ketone tại vị trí C-9′ của hợp chất 3 làm giảm hoạt tính đáng kể (IC50, 37,9 µM). Điều này chứng minh sự xuất hiện nhóm ketone tại vị trí C-9′ làm tăng mạnh khả năng ức chế enzyme αglucosidase. Bên cạnh đó, sự methoxy hóa tại vị trí C-5 và C-5′ làm tăng nhẹ hoạt tính (hợp chất 2 > hợp chất 1 và hợp chất 3 > hợp chất 4). Ngược lại, hoạt tính của chúng giảm khi thay đổi 2 nhóm thế hydroxyl bởi 2 nhóm methoxy tại vị trí C-4 và C-4′ (hợp chất 5 > hợp chất 6). Kết quả thử hoạt tính còn cho thấy sự hydroxyl hóa tại vị trí C-4 và C-4′ của hợp chất 7,9′:7′,9-diepoxylignan đóng vai trò quan trọng trong quá trình ức chế enzyme α-glucosidase. Điều này được chứng minh thông qua sự so sánh giá trị IC50 của hợp chất 4 (IC50, 84,1 µM) và 5 (IC50, 236,9 µM), hợp chất 1 (IC50, 18,9 µM) và 2 (IC50, 22,8 µM). Ngoài ra, sự mở vòng tại vị trí C-7 hợp chất 7,9′:7′,9-diepoxylignan sẽ làm giảm hoạt tính đáng kể (hợp chất 2 > hợp chất 9, hợp chất 3> hợp chất 10 và hợp chất 11) (Hình 4). Trang 113 Science & Technology Development, Vol 5, No.T20- 2017 Hình 4. Mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất 7,9′:7′,9-diepoxylignan Hình 5. Mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase và cấu trúc của các hợp chất 7,9′-epoxylignan Tiếp theo, kết quả thử hoạt tính của hợp chất (9– 11) cho thấy sự methoxy hóa tại vị trí C-5′ ở hợp chất 9 (IC50, 33,7 µM) cải thiện hoạt tính đáng kể (hợp chất 9 > hợp chất 10). Ngoài ra, sự xuất hiện nhóm methyl carboxylate làm mất khả năng ức chế enzyme α-glucosidase (hợp chất 11 < hợp chất 10) (Hình 5). KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu này đã cho thấy hoạt chất 9′ketopinoresinol (8) được xem là chất ức chế enzyme α-glucosidase mạnh nhất (IC50, 16,1 µM). Nghiên cứu mối tương quan cấu trúc–hoạt tính cho thấy sự xuất hiện của nhóm hydroxyl tại các vị trí C-4, C-4′ và nhóm ketone tại vị trí C-9′ đóng vai trò quan trọng Trang 114 trong việc ức chế sự hoạt động của enzyme αglucosidase. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp những bằng chứng khoa học chứng minh khả năng ức chế enzyme α-glucosidase của các hoạt chất epoxylignan, từ đó xác định vai trò của các hợp chất thiên nhiên đối với cơ thể con người, và bổ sung cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tìm ra các loại thuốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHCM, đã tài trợ trong khuôn khổ Đề tài mã số T2016-07. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T5- 2017 Study on structure–activity relationships (SARs) of epoxylignan compounds with αglucosidase inhibitory activity  Le Huu Tho  Nguyen Xuan Hai  Nguyen Thi Thanh Mai University of Science, VNU-HCM ABSTRACT Epoxylignans are polyphenolic compounds, than that of positive control acarbose (IC50, 214.5 which possess various biological activities such as µM). Based on the results, their structure-activity antiproliferative activity on cancer cells, antioxidant, relationships showed that the presence of the antihyperglycemic,… In this research, we study on αhydroxyl group at C-4, and C-4ʹ positions play an glucosidase inhibitory activity of 11 epoxylignans important role in increasing the activity. isolated from the stem of Artocarpus heterophyllus, Furthermore, diepoxylignans having a ketone group the stem of Willughbeia cochinchinensis, the stem at C-9′ exhibited stronger activity. In contrast, the bark of Crateva religiosa, and the propolis of opening of an epoxy ring at C-7 the C-9′ positions Trigona minor. The results showed that, compounds reduced the activity. 1–4 and 7–10 were more potent inhibitory activity Keywords: Epoxylignan, α-glucosidase inhibition, structure–activity relationships (SARs) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. W.D.MacRae, G. H. N.Towers, Biological activities of lignans, Phytochemistry, 23, 1207– 1220 (1984). [2]. J.L. Ríos, R.M. Giner, J.M. Prieto, New findings on the bioactivity of lignans, in: R. Atta ur (Ed.) Studies in Natural Products Chemistry, Elsevier, 183–292 (2002). [3]. X. Wang, Z. Liu, W. Qiao, R. Cheng, B. Liu, G. She, Phytochemicals and biological studies of plants from the genus Balanophora, Chemistry Central Journal, 6, 79–85 (2012). [4]. Y. Chen, Y. Liu, X. Li, J. Zhang, G. Li, Lignin interacting with α-glucosidase and its inhibitory effect on the enzymatic activity, Food Biophysics, 10, 264–272 (2014). [5]. Y.H. Chu, S.H. Wu, J. F. Hsieh, Isolation and characterization of α-glucosidase inhibitory constituents from Rhodiola crenulata, Food Research International, 57, 8–14 (2014). [6]. A. Wikul, T. Damsud, K. Kataoka, P. Phuwapraisirisan, (+)-Pinoresinol is a putative hypoglycemic agent in defatted sesame (Sesamum indicum) seeds though inhibiting alpha-glucosidase, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 22, 5215–5217 (2012). [7]. Z. Yin, W. Zhang, F. Feng, Y. Zhang, W. Kang, α-Glucosidase inhibitors isolated from medicinal plants, Food Science and Human Wellness, 3, 136–174 (2014). [8]. P.H. Dang, N.T. Nguyen, H. X. Nguyen, L.B. Nguyen, T. H. Le, T. N.Do, M.V.Can, M. T.T. Nguyen, alpha-Glucosidase inhibitors from the leaves of Embelia ribes, Fitoterapia, 100, 201– 207 (2015). [9]. P.H. Dang, H.X. Nguyen, N. T. Nguyen, H. N. Le, M. T. Nguyen, alpha-Glucosidase inhibitors from the stems of Embelia ribes, Phytotherapy Research, 28, 1632–1636 (2014). Trang 115
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.