Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên

pdf
Số trang Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên 7 Cỡ tệp Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên 457 KB Lượt tải Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên 0 Lượt đọc Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên 0
Đánh giá Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân đái tháo đường tại Hưng Yên
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC BÀN CHÂN NỮ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HƯNG YÊN Cao Thị Kiên Chung1,2, Bùi Văn Huấn1 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 tại Hưng Yên, làm cơ sở xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân, cỡ số phom giầy riêng cho BN. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp đo, chụp ảnh và phỏng vấn trực tiếp, thống kê, phân tích và so sánh kích thước bàn chân của 412 nữ BN ĐTĐ (nhóm bệnh) tuổi từ 35 - 65 với bàn chân phụ nữ bình thường (nhóm chứng). Kết quả: Thời gian mắc bệnh trung bình: 3,9 năm. 84,9% BN ở độ tuổi từ 50 - 65. 51,2% BN có bàn chân bị tổn thương, trong đó bàn chân bị đau và sưng khớp ngón: 22,1%, loét: 5,8%, khô, nứt da: 17% và chai chân: 17%. Hầu hết có sự khác biệt giữa kích thước vòng bàn chân của các nhóm bị tổn thương khác nhau và kích thước vòng bàn chân của phụ nữ khỏe mạnh. Kết luận: Kích thước chiều dài bàn chân của nhóm bệnh và nhóm chứng không khác biệt; kích thước chiều cao, chiều rộng và vòng bàn chân của 2 nhóm có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là rộng khớp ngón trong, vòng khớp ngón (225 ± 9,4 mm so với 217,2 ± 10,4 mm; p < 0,05). Do vậy, cần xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân (hay hệ thống cỡ số phom giầy riêng) cho BN. * Từ khóa: Nhân trắc bàn chân; Đặc điểm bàn chân đái tháo đường; Đái tháo đường. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau bàn chân, biến đổi ngoài da, chai chân, biến dạng bàn chân, loét chân, cắt cụt chân là những biến chứng thường gặp ở BN ĐTĐ [5]. Tỷ lệ biến dạng khớp ngón chân cái chiếm 49,4%, đầu xương bàn chân chiếm 24% và việc vận động các khớp bị hạn chế [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu [2] thực hiện trên 58 BN nam và 36 BN nữ về nguyên nhân ngoại sinh gây loét bàn chân thấy: 56,38% BN không phát hiện được nguyên nhân gây tổn thương loét. Những nguyên nhân gây loét thường gặp là chai chân: 17,02%, bỏng: 7,45% và giẫm phải dị vật: 9,57%. Những nguyên nhân ít gặp là loét do ngã: 4,26%, giầy dép chật: 3,19%, cắt móng chân: 2,13%. Một công trình nghiên cứu khác [4] thực hiện trên 90 BN ĐTĐ (6 nữ, 84 nam) đưa ra kết quả 1 BN (1%) bị loét bàn chân do ĐTĐ, chai chân gặp ở 3 BN (3,3%) và 6 BN (6,7%) bàn chân có biến đổi ngoài da, 80 BN (89%) không có biến chứng tổn thương bàn chân. Tại Việt Nam, hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BN ĐTĐ. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: Đánh giá đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BN ĐTĐ, từ đó xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân và cỡ số giầy riêng cho BN. 1 Viện Dệt may-Da giầy và Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Công nghệ May và Thời trang, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Người phản hồi: Cao Thị Kiên Chung (kienchung42@gmail.com) Ngày nhận bài: 18/3/2020 Ngày bài báo được đăng: 18/5/2020 2 31 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN nữ từ 35 65 tuổi được chẩn đoán ĐTĐ týp 2, thời gian mắc ít nhất 1 năm tính đến thời điểm nghiên cứu; đang được điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có rối loạn tâm thần và không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Địa điểm nghiên cứu Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm và Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 3. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. * Chọn mẫu: - Nhóm bệnh: Chọn mẫu ngẫu nhiên ngẫu nhiên có hệ thống, lựa chọn được 412 nữ BN ĐTĐ. - Nhóm chứng: 2.286 nữ không mắc bệnh ĐTĐ tương ứng với nhóm bệnh về tuổi và giới. * Thu thập số liệu: - Đo kích thước bàn chân, chụp ảnh và kết hợp quan sát trực tiếp bàn chân để có cơ sở phân tích, đánh giá tình trạng bàn chân. - Phỏng vấn BN về tình trạng bàn chân: Bàn chân bị đau, sưng, tiền sử bị loét... - Sử dụng phiếu để ghi nhận kết quả khảo sát. * Xử lý số liệu: Bằng phần mềm Excel, SPSS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung của BN Bảng 1: Thông tin chung của BN. Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi 35 65 56,9 ± 6,5 Chiều cao (cm) 140 170 156,4 ± 4,2 Cân nặng (kg) 34 83 52,5 ± 7,9 Thời gian mắc bệnh (năm) 1 14 3,9 ± 2,7 Đặc điểm Độ tuổi từ 35 - 39: 1,5%; 40 - 49 tuổi: 13,6%; 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%), 60 - 65 tuổi: 41,2%. 32 T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 Bảng 2: Tình trạng tổn thương bàn chân của BN. Tình trạng bàn chân Số lượng Tỷ lệ (%) Thời gian bị bệnh trung bình (năm) Bàn chân chưa có biến chứng 216 52,43 3,44 ± 2,6 Đau chân và sưng khớp ngón 91 22,1 3,66 ± 1,8 Biến đổi ngoài da (khô, nứt da) 71 17,2 3,99 ± 2,7 Chai chân 66 16,0 4,20 ± 3,0 Biến dạng bàn chân, ngón chân cái bẻ ra ngoài 50 12,1 4,16 ± 3,2 Loét bàn chân 24 5,8 4,21 ± 3,1 Tổng 518 125,7 Hình ảnh tổn thương bàn chân 33 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 Kết quả cho thấy, có nhiều vết chai chân ở khớp ngón, mắt cá chân; khớp ngón chân cái thường bị sưng, biến dạng nhẹ; có các vết loét nhỏ trên mắt cá chân và phần bẻ uốn ở cổ chân. Một số bàn chân BN có ≥ 2 tổn thương. Mức độ biến dạng bàn chân của BN ở thể nhẹ, vị trí có biến dạng chủ yếu tại vùng khớp ngón chân, không có BN nào bị cắt cụt chân. Mức độ tổn thương bàn chân có xu hướng tăng theo thời gian mắc bệnh; số lượng BN có từ 2 tổn thương tương đối lớn (> 25%). 2. Kết quả xác định các đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BN ĐTĐ Bảng 3: Kích thước bàn chân BN theo nhóm đối tượng đo. Số đo bàn chân BN theo nhóm (mm) Số đo trung bình (n = 412) Chưa có biến chứng (n = 216) Đau chân Biến đổi Chai chân Biến dạng Loét và sưng ngoài da bàn chân, bàn (n = 66) khớp (khô, nứt da) ngón chân cái chân ngón bẻ ra ngoài (n = 24) (n = 71) (n = 91) (n = 50) Dài bàn chân 230,7 ± 9,4 231 ± 8,6 228 ± 8,3 230 ± 9,1 231 ± 8,4 231 ± 9,4 230 ± 8,9 Chiều dài mang trong 169 ± 8,0 170 ± 11,5 169 ± 7,9 170 ± 10,1 170 ± 7,2 170 ± 8,3 171 ± 9,1 Chiều dài mang ngoài 150,2 ± 7,7 150 ± 6,9 149 ± 7,0 151 ± 8,1 150 ± 6,8 150 ± 8,0 151 ± 4,2 Chiều dài hết ngón út 192,1 ± 8,2 192 ± 7,2 190 ± 7,6 192 ± 10,5 193 ± 7,1 192 ± 8,0 192 ± 4,6 Chiều dài đến điểm 70,3 ± 20,0 bẻ uốn 69 ± 18,0 72 ± 12,5 78 ± 21,0 67 ± 18,2 70 ± 17,8 75 ± 10,7 Chiều dài đến tâm mắt cá chân 73,2 ± 12,0 74 ± 11, 5 71 ± 8,0 70 ± 14,0 75 ± 10,1 74 ± 10,7 70 ± 12,4 Rộng khớp ngón trong 92,8 ± 5,4 93 ± 5,2 92 ± 4,3 91 ± 7,2 93 ± 4,6 93 ± 5,0 92 ± 2,9 Rộng khớp ngón ngoài 89,2 ± 5,9 89 ± 5,5 88 ± 5,5 87 ± 7,7 90 ± 5,3 89 ± 5,8 89 ± 3,4 Rộng gót 60,3 ± 4,6 61 ± 4,4 59 ± 4,0 59 ± 6,2 61 ± 3,8 61 ± 4,4 59 ± 2,6 Cao ngón cái 19,1 ± 2,0 20 ± 1,7 19 ± 2,0 19 ± 2,6 19 ± 1,8 19 ± 2,0 18 ± 1,9 Cao tại khớp ngón 31 ± 2,8 31 ± 2,7 31 ± 2,8 31 ± 4,5 31 ± 3,3 31 ± 3,0 30 ± 3,1 Cao giữa 45 ± 3,9 45 ± 3,8 47 ± 3,6 46 ± 5,9 46 ± 3,3 45 ± 3,8 45 ± 2,2 60,2 ± 3,9 60 ± 4,1 62 ± 3,6 62 ± 5,8 60 ± 3,1 61 ± 3,8 60 ± 1,7 Cao tại mắt cá chân 58,6 ± 3,5 59 ± 2,8 57 ± 5,8 57 ± 6,3 57 ± 4,0 59 ± 5,9 57 ± 3,3 Kích thước bàn chân Cao tại bẻ uốn Vòng khớp ngón trong 212,7 ± 12,9 211 ± 11,1 216 ± 12,0 211 ± 12,9 214 ± 11,4 215 ± 12,8 215 ± 8,0 Vòng khớp ngón ngoài 214,8 ± 13,0 213 ± 11,4 219 ± 12,3 213 ± 13,3 217 ± 11,4 218 ± 12,6 218 ± 7,5 Vòng khớp ngón 223,1 ± 11,8 222 ± 10,6 221 ± 15,1 225 ± 10,1 225 ± 11,3 223 ± 7,0 34 225 ± 9,4 T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 Vòng giữa 215,7 ± 12,3 215 ± 12,2 219 ± 10,0 214 ± 15,9 217 ± 10,1 219 ± 11,0 217 ± 5,6 Vòng gót 295,3 ± 15,9 293 ± 14,1 296 ± 26,5 293 ± 20,0 295 ± 15,4 294 ± 21,5 297 ± 9,5 191 ± 14,1 200 ± 11,7 191 ± 20,4 192 ± 12,1 196 ± 12,9 192 ± 7,8 221,7 ± 14,9 221 ± 13,2 222 ± 13,5 220 ± 16,0 224 ± 13,2 223 ± 14,8 224 ± 9,7 3,99 ± 2,7 4,20 ± 3,0 4,16 ± 3,2 4,21 ± 3,1 Vòng cổ 191,9 ± 16 Vòng đo qua mắt cá Thời gian mắc bệnh trung bình 3,90 ± 2,7 3,44 ± 2,6 3,66 ± 1,8 Kết quả cho thấy sự dao động của các nhóm kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao, vòng trung bình rất khác nhau. Giá trị độ lệch chuẩn của nhóm kích thước chiều dài bàn chân trung bình của BN từ 7,7 - 20,0 cm. Như vậy, sự dao động này rất khác biệt, dao động kích thước chiều dài đến điểm bẻ uốn là lớn nhất (20 cm). Dao động của nhóm kích thước chiều rộng tương đối bằng nhau, độ lệch chuẩn từ 4,6 - 5,9 cm. Nhóm kích thước chiều cao có sự dao động nhỏ hơn, độ lệch chuẩn từ 2,0 - 3,9 cm. Sự dao động của nhóm kích thước vòng tương đối lớn, độ lệch chuẩn từ 11,8 - 16 cm. 3. So sánh đặc điểm nhân trắc bàn chân của nữ BN ĐTĐ và phụ nữ khỏe mạnh Bảng 4: Một số kích thước điển hình của bàn chân theo nhóm BN và phụ nữ khỏe mạnh. Kích thước bàn chân Số đo bàn chân phụ nữ khỏe mạnh (mm) (n = 2.286) (1) Dài bàn chân 231,1 ± 9,7 Rộng khớp ngón trong 88,1 ± 4,5 Rộng khớp ngón ngoài 85,2 ± 4,6 Cao tại khớp ngón 32,5 ± 2,3 Vòng khớp ngón trong 206,5 ± 9,8 Vòng khớp ngón ngoài Vòng ngón khớp 212,0 ± 9,7 217,2 ± 10,4 Vòng giữa 213,1 ± 10,0 Vòng gót 289,5 ± 14,5 Số đo bàn chân nữ BN theo nhóm (mm) Chưa có biến chứng (n = 216) Đau chân và sưng khớp ngón (n = 91) Biến đổi ngoài da (khô, nứt da) (n = 71) Chai chân (n = 66) Biến dạng bàn chân, ngón chân cái bẻ ra ngoài (n = 50) Loét bàn chân (n = 24) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 231 ± 8,6 228 ± 8,3 230 ± 9,1 231 ± 8,4 231 ± 9,4 230 ± 8,9 p1-2 > 0,05 p1-3 < 0,05 p1-4 > 0,05 p1-5 > 0,05 p1-6 > 0,05 p1-7 > 0,05 93 ± 5,2 92 ± 4,3 93 ± 5,0 92 ± 2,9 p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 > 0,05 89 ± 5,5 88 ± 5,5 p1-2 < 0,05 p1-3 > 0,05 31 ± 2,7 31 ± 2,8 p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,05 91 ± 7,2 93 ± 4,6 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 87 ± 7,7 90 ± 5,3 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 31 ± 3,0 30 ± 3,1 p1-6 < 0,05 p1-7 < 0,05 211 ± 11,1 216 ± 12,0 211 ± 12,9 214 ± 11,4 215 ± 12,8 215 ± 8,0 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 < 0,05 213 ± 11,4 219 ± 12,3 213 ± 13,3 217 ± 11,4 218 ± 12,6 218 ± 7,5 p1-3 < 0,05 31 ± 3,3 89 ± 3,4 p1-7 < 0,05 p1-4 > 0,05 p1-5 < 0,05 p1-2 < 0,05 31 ± 4,5 89 ± 5,8 p1-6 < 0,05 p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,05 p1-4 < 0,05 p1-5 > 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 < 0,05 222 ± 10,6 225 ± 9,4 221 ± 15,1 225 ± 10,1 225 ± 11,3 223 ± 7,0 p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,05 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 = 0,05 215 ± 12,2 219 ± 10,0 214 ± 15,9 217 ± 10,1 219 ± 11,0 217 ± 5,6 p1-2 < 0,05 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 < 0,05 293 ± 14,1 296 ± 26,5 293 ± 20,0 295 ± 15,4 294 ± 21,5 297 ± 9,5 p1-2 < 0,05 p1-6 < 0,05 p1-7 < 0,05 p1-3 < 0,05 p1-3 < 0,05 p1-4 < 0,05 p1-5 < 0,05 Sử dụng T-test so sánh kích thước bàn chân của BN theo nhóm tổn thương và kích thước bàn chân của phụ nữ miền Bắc. 35 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 Số liệu cho thấy, số đo vòng bàn chân của BN bị đau chân, sưng khớp ngón, biến dạng và loét bàn chân lớn hơn số đo vòng bàn chân của BN chưa có biến chứng, đặc biệt vòng khớp ngón ngoài có sự chênh lệch nhiều (219 ± 12,3 mm so với 213 ± 11,4 mm; p < 0,05). Tuy nhiên, số đo vòng giữa và vòng gót của nhóm BN có bàn chân bị biến đổi ngoài da không khác biệt so với số đo vòng bàn chân của BN chưa bị biến chứng, p > 0,05. Như vậy, hầu hết số đo vòng trung bình của BN khảo sát với số đo vòng của bàn chân BN theo nhóm tổn thương có sự khác biệt. Điều này cho thấy có sự phù hợp giữa kết quả đo và kết quả quan sát, phỏng vấn trực tiếp BN. Kết quả so sánh số đo bàn chân của BN theo nhóm tổn thương đều khác biệt có ý nghĩa so với số đo bàn chân trung bình của phụ nữ khỏe mạnh, p < 0,05. Đặc biệt, số đo vòng khớp ngón của nhóm BN đau chân và sưng khớp ngón có sự khác biệt khá lớn so với số đo vòng khớp ngón của phụ nữ khỏe mạnh (225 ± 9,4 mm so với 217,2 ± 10,4 mm; p < 0,05). Tuy nhiên, kích thước chiều dài bàn chân ở nhóm bệnh tương đương nhóm chứng, p > 0,05. Số đo vòng khớp ngón ngoài của nhóm BN bị chai chân so với vòng khớp ngón ngoài của phụ nữ khỏe mạnh không có sự chênh lệch, p > 0,05. Số đo rộng khớp ngón ngoài của nhóm BN đau chân và sưng khớp ngón so với số đo rộng khớp ngón ngoài của phụ nữ khỏe mạnh không khác biệt, p > 0,05. Như vậy, kết quả so sánh một số kích thước điển 36 hình của bàn chân nữ BN ĐTĐ so với bàn chân phụ nữ khỏe mạnh cho thấy sự khác biệt. Nghiên cứu [6, 7] đã khuyến cáo, giầy sử dụng cho BN ĐTĐ nên vừa chân, có phần mũi cao và rộng để tránh ép nén cục bộ và tổng thể gây tổn thương lên bàn chân. Chiều dài bàn chân và vòng khớp ngón là hai kích thước chủ đạo để xây dựng hệ cỡ số bàn chân. Điều này cho thấy cần xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân (hay hệ thống cỡ số phom giầy riêng) cho nữ BN ĐTĐ. KẾT LUẬN Tỷ lệ BN có tổn thương bàn chân (đau, sưng, khô da, chai chân, loét, biến dạng...) chiếm khoảng 50%. Số đo vòng bàn chân của nhóm BN bị tổn thương so với nhóm chưa có biến chứng có sự khác biệt, đặc biệt là vòng khớp ngón ngoài, p < 0,05. Kích thước chiều dài bàn chân nữ của BN ĐTĐ so với phụ nữ khỏe mạnh không có sự chênh lệch, p > 0,05. Kích thước chiều rộng, chiều cao, vòng bàn chân giữa của nữ BN ĐTĐ so với phụ nữ khỏe mạnh có sự chênh lệch, p < 0,05. Đặc biệt, có sự chênh lệch khá lớn giữa vòng khớp ngón trong, vòng khớp ngón của nhóm bệnh so với nhóm chứng (206,5 ± 9,8 mm so với 215 ± 8,0 mm; 217,2 ± 10,4 mm so với 225 ± 10,1 mm; p < 0,05). Kết quả này cho thấy cần xây dựng yêu cầu đối với giầy, xây dựng hệ cỡ số bàn chân, hệ cỡ số và thiết kế phom giầy riêng cho nữ BN ĐTĐ. Đây là cơ sở quan trọng để thiết kế, sản xuất giầy đảm bảo vừa chân, bảo vệ tốt bàn chân BN. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Kiên Chung, Bùi Nghiên cứu xây dựng hệ thống chân nữ bệnh nhân đái tháo Hưng Yên. Tạp chí Khoa học & các trường Đại học 2016; 114. Văn Huấn. cỡ số bàn đường tại Công nghệ 2. Lê Bá Ngọc. Nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội 2018. 3. Nguyễn Đình Khoa. Phương pháp thống kê sinh học. Đại học Tổng hợp 1975. 4. Trần Thị Thanh Vân và CS. Đánh giá kiến thức chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Khoa Cán bộ, Bệnh viện Quân y 7A 2016. 5. Cynthia Formosa, Alfred Gatt, Nachiappan Chockalingam. The importance of clinical biomechanical assessment of foot deformity and joint mobility in people living with type 2 diabetes within a primary care setting. Primary care diabetes 2013; 7:45-50. 6. Cavanagh PR, Ulbrecht JS. What the practising clinician should know about foot biomechanics. In: A.J.M.Boulton P.R 2008. 7. Rahman MM. An investigation into orthpaedic footwear technology in relation to the impact diabetic foot problem. Unplished thesis (M.Sc), De Montfort University, Leicester 2003. 37
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.