Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013

pdf
Số trang Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013 6 Cỡ tệp Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013 293 KB Lượt tải Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013 0 Lượt đọc Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013 1
Đánh giá Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE TÂM THẦN BỘ QUỐC PHÒNG NĂM 2013 Cao Tiến Đức*; Đinh Việt Hùng* TÓM TẮT Nghiên cứu 65 bệnh nhân (BN) được giám định tại Hội đồng Giám định Sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng năm 2013. Kết quả: tuổi từ 18 - 25 chiếm 70,76%. Tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất (70,76%), trầm cảm: 23,08%. Đặc điểm lâm sàng: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn: 100%, mệt mỏi: 93,33%, mất hứng thú: 86,67%, hoang tưởng bị hại: 69,56%, hoang tưởng bị theo dõi: 65%, ảo thanh bình phẩm: 52,17% và cảm xúc cùn mòn, mất ý chí: 30,43%. 21,53% BN có thời gian mang bệnh > 3 năm, thời gian điều trị nội trú dài chiếm 20%. Tỷ lệ mất sức 61% là 41,54%. * Từ khóa: Giám định sức khỏe; Tâm thần; Yếu tố liên quan. CLINICAL CHARACTERISTICS AND RELATED FACTORS OF PATIENTS WITH PSYCHIATRIC EXAMINATION AT BOARD OF MENTAL HEALTH DEPARTMENT IN 2013 SUMMARY The study was carried out on 65 patients at the Board of the Mental Health Department of Defence in 2013. Results: 18 - 25 years old accounted for 70,76%. The rate of schizophrenia occupied the highest percentage with 70,76%, rate of depression accounted for 23.08%. Clinical characteristics: decreased mood, insomnia, slow movement and mental anorexia to 100%, fatigue 93,33%, loss of interest 86.67%, harmed paranoia 69.56%, noticed paranoia 65%, virtual audio commentary and blunt feelings 52,17%, loss of memory 30.43%. Time with disease 3 years is 21.53%, while long-time inpatient treatment accounted for 20%. Capacity loss rate of 61% is 41.54%. * Key words: Psychiatric examination; Mental health; Related factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tâm thần cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như của nhiều quốc gia phát triển và cả Ngành Y tế nước ta. Nó là thước đo chung cho mọi xã hội văn minh, vì sức khỏe tâm thần có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt trong môi trường quân đội, lực lượng chủ lực bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia, * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Cao Tiến Đức (aducct@yahoo.com) Ngày nhận bài: 13/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/04/2014 Ngày bài báo được đăng: 29/04/2014 1 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 đồng thời là lực lượng thường xuyên tiếp xúc với vũ khí, trang thiết bị có khả năng sát thương cao nên sức khỏe tâm thần càng được coi trọng. Phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời giám định giải quyết chế độ cho quân nhân bị bệnh tâm thần có vai trò hết sức quan trọng đối với bác sỹ tâm thần, đặc biệt là bác sỹ trong Hội đồng Giám định Sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: - Tìm hiểu cơ cấu, đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần trong giám định tâm thần. - Các yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần trong quân đội. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 65 BN (64 nam, 1 nữ) được giám định sức khỏe tâm thần tại Khoa Tâm thần từ 1 - 2013 đến 12 - 2013. Tất cả BN được điều trị, chẩn đoán xác định bằng lâm sàng. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10-1992. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp tiến cứu, cắt ngang có phân tích đánh giá từng trường hợp. Khám và thống kê tư liệu lâm sàng, sau đó, xử lý kết quả nghiên cứu bằng thuật toán thống kê y - sinh học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. * Phân bố giới tính: Nam: 98,46% BN, nữ: 1,54% BN, phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả với 98% là nam quân nhân. Đây là lực lượng chính của quân đội. Số lượng nữ chiếm tỷ lệ thấp. * Phân bố về tuổi: Nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu nhóm tuổi 18 - 25 (46 BN = 70,76%). Đây là tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tiếp đến là nhóm 25 - 35 tuổi (15 BN = 23,08%), 35 - 50 tuổi có 4 BN (6,15%). Đặc điểm này xuất phát từ nhiệm vụ chính của Hội đồng Giám định Bệnh Tâm thần Bộ Quốc Phòng là giám định và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho quân nhân. * Phân bố tuổi quân: < 2 tuổi: 41 BN (63,08%); 2 - 5 tuổi: 13 BN (20%); 5 - 10 tuổi: 7 BN (10,77%); > 10 tuổi: 4 BN (6,15%). Nhóm BN < 2 tuổi quân chiếm tỷ lệ cao nhất (41 BN = 63,08%). Điều này cho thấy hiểu biết về bệnh tâm thần của quân nhân đã được nâng cao. Các đơn vị đã chủ động phát hiện triệu chứng kịp thời và gửi BN về tuyến cuối điều trị, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh. * Tiền sử gia đình có người bị bệnh: 8 BN có tiền sử gia đình bị bệnh, trong đó, 5 BN bị tâm thần phân liệt (7,69%), 2 BN bị trầm cảm (3,08%) và 1 BN bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. * Trình độ học vấn: BN bị bệnh chủ yếu có trình độ học hết phổ thông trung học (50,77%), tiếp đó BN đã và đang là sinh viên của các trường sĩ quan trong quân đội (26,15%). BN được đào tạo tại các trường trung cấp: 18,46%, 2 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 đặc biệt chỉ có 4,62% BN mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở. * Tình trạng hôn nhân: Tình trạng độc thân chiếm tỷ lệ cao (47 BN = 72,31%), 18 BN (27,69%) đã kết hôn. Điều này khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn vì tỷ lệ độc thân thuộc nhóm có tiên lượng xấu. Hơn nữa, những người này thường khó khăn trong quản lý và điều trị sau này. * Các đơn vị có quân nhân giám định (n = 65): Quân đoàn 1: 15 BN (23,08%); Quân chủng Phòng không - Không quân: 11 BN (16,92%); Trường Sỹ quan Pháo binh: 2 BN (3,08%); Trường Sỹ quan Lục quân 1: 7 BN (10,77%); Bộ Tư lệnh Thủ đô: 3 BN (4,62%); Hải quân: 4 BN (6,15%); Biên phòng: 2 BN (3,08%); Quân khu 1: 2 BN (3,08%); Quân khu 2: 2 BN (3,08%); Quân khu 3: 5 BN (7,69%); Quân khu 4: 5 BN (7,69%); Học viện Quân y: 1 BN (1,54%); Học viện Kỹ thuật Quân sự: 6 BN (9,23%). Đa số BN được giám định thuộc Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Trường Sỹ quân Lục quân 1. Đây là những đơn vị chủ động phát hiện và đưa các quân nhân có triệu chứng tâm thần về hội đồng khám và giám định. * Các địa phương có quân nhân giám định (n = 65): Hà Nội: 5 BN (7,69%); Nam Định: 15 BN (23,08); Thanh Hóa: 9 BN (13,85%); Nghệ An: 6 BN (9,23%); Ninh Bình: 9 BN (13,85%); Hải Phòng: 3 BN (4,62%); Hưng Yên: 5 BN (7,69%); Hải Dương: 4 BN (6,15%); Hà Nam: 5 BN (7,69%); Phú Thọ: 4 BN (6,15%). Quân nhân được giám định tập trung ở Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Như vậy, công tác khám sức khỏe cho quân nhân trước nhập ngũ còn nhiều thiếu sót dẫn đến một lượng lớn BN tâm thần làm nghĩa vụ quân sự. 2. Đặc điểm lâm sàng. * Thời gian mang bệnh: < 1 năm: 2 BN (3,08%); 1 - 3 năm: 49 BN (75,39%); 3 - 5 năm: 5 BN (7,69%); 5 - 10 năm: 6 BN (9,22%); > 10 năm: 3 BN (4,62%). Quân nhân mang bệnh > 3 năm chiếm tỷ lệ không nhỏ (14 BN = 21,53%). Đa số mắc bệnh từ 1 - 3 năm (49 BN = 75,39%). 12 BN mắc bệnh tâm thần trước khi vào bộ đội, đây là điểm yếu trong công tác tuyển quân ở các địa phương. * Thời gian khởi phát bệnh sau nhập ngũ: < 1 năm: 28 BN (43,08%); 1 - 2 năm: 22 BN (33,85%); 2 - 5 năm: 6 BN (9,22%); 5 - 10 năm: 7 BN (10,77%); > 10 năm: 2 BN (3,08%). Sau 2 năm nhập ngũ, tỷ lệ khởi phát bệnh cao (50 BN = 77,93%). * Thời gian nằm điều trị nội trú: 3 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 < 60 ngày: 14 BN (21,54%); 60 - 120 ngày: 38 BN (58,46%); 120 - 240 ngày: 7 BN (10,77%); 240 - 360 ngày: 4 BN (6,15%); > 360 ngày: 2 BN (3,08%). Đa phần BN có thời gian điều trị nội trú lớn, 13 BN (20%) nằm viện nhiều từ tuyến Quân khu, Quân đoàn trở lên với thời gian nằm viện ≥ 120 ngày. Hầu hết BN sau điều trị ở tuyến trên đều về nằm tại bệnh xá đơn vị, không thể tiếp tục làm nhiệm vụ gây thiệt hại kinh tế và sức người cho quân đội. * Cơ cấu bệnh: n % Thể paranoid 32 49,22 Thể di chứng 14 21,54 Trầm cảm 15 23,08 Động kinh 1 1,54 Rối loạn Giai đoạn hưng cảm cảm xúc lưỡng cực Giai đoạn trầm cảm 3 4,62 0 0 Tổng 65 100% Tâm thần phân liệt Hầu hết các trường hợp bị bệnh thể paranoid đều có cả hoang tưởng và ảo giác, một số trường hợp thể di chứng vẫn còn hoang tưởng và ảo giác mờ nhạt, với thể di chứng, BN hầu như có đủ triệu chứng cùn mòn cảm xúc, mất ý chí và ngôn ngữ nghèo nàn. * Rối loạn trầm cảm: Bảng 1: CHẨN ĐOÁN phẩm: 24 BN (52,17%); ảo thanh xui khiến: 4 BN (6,51%); ảo thanh ra lệnh: 3 BN (8,68%); ảo thanh đàm thoại: 1 BN (2,17%); cảm xúc cùn mòn: 14 BN (30,43%); ngôn ngữ nghèo nàn: 13 BN (28,26%); mất ý chí: 14 BN (30,43%). Trong cơ cấu các mặt bệnh tâm thần được giám định, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất (46 BN = 70,76%). 3. Các triệu chứng lâm sàng. * Tâm thần phân liệt: Hoang tưởng bị theo dõi: 30 BN (65%); hoang tưởng liên hệ: 2 BN (4,34%); hoang tưởng kỳ quái: 2 BN (4,34%); hoang tưởng bị hại: 32 BN (69,56%); ảo thanh bình Khí sắc giảm: 15 BN (100%); mất hứng thú và sở thích: 13 BN (86,67%); mệt mỏi, mất năng lượng: 14 BN (93,33%); mất ngủ: 15 BN (100%); chán ăn, sút cân: 15 BN (100%); chú ý, trí nhớ kém: 12 BN (80%); vận động tâm thần chậm chạp: 15 BN (100%); cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: 9 BN (60%); ý định và hành vi tự sát: 4 BN (26,67%). 100% BN đều có các triệu chứng như khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn. Triệu chứng hay gặp khác là mệt mỏi, mất hứng thú, chú ý, trí nhớ giảm, đặc biệt có tới 4 BN (26,67%) có ý định và hành vi tự sát. * Tỷ lệ mất sức: 51%: 13 BN (20%); 55%: 5 BN (7,69%); 61%: 27 BN (41,54%); 65%: 5 BN (7,69%); 71%: 9 BN (13,85%); 75%: 4 BN (6,15%); 81%: 2 BN (3,08%). 4 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 BN mất sức 61% chiếm tỷ lệ cao, tương đương với tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid, một số có cùng chẩn đoán nhưng có tỷ lệ mất sức 65%, vì đây là những trường hợp công tác lâu năm trong quân đội. Một số ít có tỷ lệ mất sức > 71%, đây là vấn đề khó khăn để giải quyết chế độ cho ra quân, vì những trường hợp này đòi hỏi phải có người chăm sóc. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 65 BN được giám định tại Hội đồng Giám định Sức khỏe tâm thần Bộ Quốc phòng, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Mặt bệnh tâm thần trong giám định chủ yếu tập trung ở bệnh tâm thần phân liệt (70,76%) và rối loạn trầm cảm (23,08%). Triệu chứng lâm sàng phong phú: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn, hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị theo dõi, ảo thanh bình phẩm, cảm xúc cùn mòn, mất ý chí. - BN hầu hết là lính nghĩa vụ quân sự. Nhóm tuổi 18 - 25 chiếm tỷ lệ cao (70,76%). Thời gian mang bệnh kéo dài (21,53%), 18,46% BN bị bệnh trước khi nhập ngũ và thời gian điều trị nội trú dài ngày chiếm 20%. Công tác phát hiện bệnh tâm thần tại các đơn vị còn chậm, dẫn đến tuổi quân của BN cao. Việc chủ động phát hiện và giải quyết chế độ tập trung vào các đơn vị: Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không Không quân, Trường Sỹ quan Lục quân 1. Công tác sàng tuyển quân nhân còn nhiều hạn chế dẫn đến một số quân nhân mắc bệnh tâm thần vẫn nhập ngũ, đặc biệt ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản. Giám định pháp y tâm thần. Tâm thần học và Tâm lý học. NXB Quân đội nhân dân. 2007, tr.237. 2. Uhrova. T, J. Zidovska et al. Importance of psychiatric examination in predictive genetic testing for Huntington disease. Neurol Neurochir Pol. 2013, 47 (6), pp.534-541. 3. Osawa T. Forensic psychiatric examination in Japanese citizen judge system, saiban-in. Seishin Shinkeigaku Zasshi. 2013, 115 (10), pp.1071-1078. 4. Viljoen. S, T. Nicholls et al. Resilience and successful community reintegration among female forensic psychiatric patients: a preliminary investigation. Behav Sci Law. 2011, 29 (5), pp.752-770. 5. McDermott. B. E, I. V. Dualan et al. The predictive ability of the Classification of Violence Risk (COVR) in a forensic psychiatric hospital. Psychiatr Serv. 2011, 62 (4), pp.430-433. 6. Van den Berg, J. W, V. de Vogel. Risk assessment with intellectual disabled forensic psychiatric patients: how useful are risk assessment instruments?. Tijdschr Psychiatric. 2011, 53 (2), pp.83-93. 7. Clarke. M, S. Davies et al. Long-term suicide risk in forensic psychiatric patients. Arch Suicide Res. 2011, 15 (1), pp.16-28. 5 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.