Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

pdf
Số trang Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 6 Cỡ tệp Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 147 KB Lượt tải Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2 Lượt đọc Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 6
Đánh giá Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SẢNG RƯỢU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TÂM THẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Trịnh Quỳnh Giang1*, Bùi Đức Trình1 Trương Tú Anh 2 1 2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu. Đối tượng: 35 bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: 100% gặp ở nam; thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình độ học vấn thấp, nghề làm ruộng và lao động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm và lượng rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện sảng rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7% sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%). Men CPK tăng ở 100% các trường hợp, 97,1% tăng GGT, 82,9 tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT, 51,4% có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ. Từ khoá: Lâm sàng, cận lâm sàng, sảng rượu, rối loạn ý thức, điện tim đồ ĐẶT VẤN ĐỀ* Nghiện rượu là một trong những vấn đề y tế xã hội rất quan trọng. Trên phạm vi toàn thế giới, kể cả những nước mà rượu bia bị cấm kỵ, người ta nhận thấy việc tiêu thụ rượu bia có chiều hướng gia tăng trong thập kỷ vừa qua, chính vì thế mà tỷ lệ nghiện rượu ngày càng tăng cao. Ở các nước phát triển, tỷ lệ nghiện rượu chiếm khoảng 1 – 10 % dân số[1], [6]. Ở nước ta, trong khoảng hơn chục năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất, tiêu thụ rượu, bia mọc lên như nấm, vượt quá khả năng kiểm soát. Chính số lượng bia, rượu khổng lồ được sản xuất và tiêu thụ trong nhiều năm đã gây ra những hậu quả nặng nề cho chính bản thân người sử dụng rượu và các tổn hại nghiêm trọng về mặt xã hội. Theo các báo cáo tại hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch tễ lâm sàng lạm dụng rượu, nghiện rượu” của nghành tâm thần cho thấy: tỷ lệ lạm dụng rượu chiếm khoảng 10 – 15 % dân số, nghiện rượu từ 3 – 5 % dân số, khoảng 80% bệnh * nhân nghiện rượu phải nhập viện do các bệnh lý ngoại khoa, 30% do các bệnh lý nội khoa, trên 30% do các rối loạn tâm thần. Ở khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu phải nhập viện gia tăng nhanh: từ 1% vào năm 1990, 17% năm 1997, 27% năm 2002 và đến nay là trên 30%, có thời điểm hơn ½ số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa là rối loạn tâm thần do rượu. Trong các rối loạn tâm thần do rượu thì sảng rượu là một cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp. Cho đến nay, tất cả các tác giả đều cho rằng sảng rượu là một bệnh lý riêng biệt trong loạn thần do rượu, được phát sinh và phát triển cấp tính trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, đây cũng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao ( 22 – 33% ), nguyên nhân tử vong của sảng rượu là do truỵ tim mạch, do các biến chứng nhiễm trùng và do tai nạn [1], [2], [4]. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị tích cực là rất cần thiết để hạn chế tỷ lệ tử vong trong sảng rượu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: “mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu” với mục đích làm rõ 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ hơn đặc điểm lâm sàng và những thay đổi về cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu nhằm giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị sớm trong thực hành lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011. Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 [5]. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có tổn thương thực thể tại não, bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán một rối loạn tâm thần rõ rệt khác phối hợp. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang - Mẫu nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sảng rượu thỏa mãn các tiêu chuẩn loại trừ, điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Chỉ tiêu nghiên cứu - Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sảng rượu: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian nghiện rượu, số lượng rượu uống, loại rượu uống, triệu chứng lâm sàng của sảng rượu… - Xác định những thay đổi về cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu: men gan, bilirubin, điện giải đồ, điện tim đồ… Kỹ thuật thu thập số liệu - Thiết lập bệnh án nghiên cứu và bảng phỏng vấn phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu - Khám bằng phương pháp khám lâm sàng tâm thần thông thường, phỏng vấn bệnh nhân theo mẫu phiếu. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được được xử lý bằng phương pháp thống kê y học. 89(01/2): 47 - 52 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sảng rượu Nhận xét: Bệnh nhân sảng rượu ở lứa tuổi 41 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7 %), lứa tuổi dưới 30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %). 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam. Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính Bệnh nhân ≤ 30 31 - 40 41 - 50 > 50 tuổi 1 10 16 8 Tỷ lệ (%) 2,9 28,7 45,7 22,9 Nam Nữ 35 35 0 35 100,0 100,0 0,0 100,0 Đặc điểm Lứa tuổi Tổng Giới Tổng Số lượng Bảng2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp. Bệnh nhân Số lượng Nghề nghiệp Làm ruộng 11 Tự do 13 Công nhân 4 Cán bộ công chức 4 Hưu trí 3 Tổng 35 Tỷ lệ % 31,4 37,1 11,4 11,4 8,6 100,0 Nhận xét: Bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %), bệnh nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%) Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn Bệnh nhân Trình độ Số lượng học vấn Mù chữ 1 Tiểu học 10 Trung học cơ sở 13 Trung học phổ thông 7 Cao đẳng - đại học 4 Tổng 35 Tỷ lệ % 2,9 28,7 37,1 20,0 11,4 100,0 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 47 - 52 Nhận xét: Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có trình độ trung học phổ thông trở xuống, số bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,4%). Nhận xét: Nhóm bệnh nhân sử dụng rượu tự nấu chiếm tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,6 % sử dụng nhiều loại rượu, không có bệnh nhân nào thường xuyên uống bia và rượu vang. Bảng 4. Thời gian uống rượu Bảng 7. Thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu Bệnh nhân Thời gian uống rượu < 5 năm 5 – 10 năm 11 - 20 năm > 20 năm Tổng Số lượng Tỷ lệ % 0 2 13 20 35 0,0 5,7 37,1 57,1 100,0 Bệnh nhân Số lượng Thời gian < 24 h 3 Tỷ lệ % 8,6 1 – 3 ngày 23 65,7 > 3 ngày 9 25,7 Tổng 35 100,0 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 57,1%), có 37,1% bệnh nhân có thời gian uống rượu từ 11 – 20 năm, không gặp bệnh nhân nào có thời gian uống rượu dưới 5 năm Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 65,7 % bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7% bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6 % bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trước 24h. Bảng 5. Lượng rượu uống hàng ngày Bảng 8. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân Lượng rượu ( ml ) < 500 ml 500 ml – 1lít > 1 lít Tổng Số lượng Tỷ lệ % 3 14 18 35 8,6 40,0. 51,4 100,0 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình mỗi ngày trên 1lít chiếm tỷ lệ cao nhất (51,4%), có 40,0% bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít, chỉ có 8,6% bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24h dưới 500 ml. Bảng 6. Loại rượu uống thường xuyên Bệnh nhân Loại rượu uống Bia Rượu vang Rượu tự nấu Nhiều loại rưọu Tổng Số lượng Tỷ lệ % 0 0 27 8 35 0,0 0,0. 77,1 22,9 100,0 Bệnh nhân Số lượng Đặc điểm LS Rối loạn ý thức 35 Mất ngủ 35 Run 35 Vã mồ hôi 35 Nôn, buồn nôn 9 Tiêu chảy 8 Sốt 17 Huyết áp dao động 9 Nhịp tim nhanh 22 Co giật kiểu động kinh 12 Lo âu, sợ hãi 27 Hoang tưởng 21 Ảo giác 25 Rối loạn hành vi 25 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 25,7 22,9 48,6 25,7 62,9 34,2 77,1 60,0 71,4 71,4 Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất ở bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu là rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi (100,0%), các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi, ảo giác, rối loạn hành vi, nhịp tim nhanh, hoang tưởng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ * Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài từ 2 – 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%), nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài dưới 2 ngày chiếm 22,9%, nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài trên 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đa số các trường hợp sảng rượu tiến triển liên tục (88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh nhân sảng rượu tiến triển thành từng cơn. Bảng 9. Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu Bệnh nhân Đặc điểm Thời gian < 2 ngày 2 - 5 ngày > 5 ngày Tổng Tính chất Liên tục Từng cơn Tổng Số lượng Tỷ lệ % 8 23 4 35 31 4 22,9 65,7 11,4 100,0 88,6 11,4 35 100,0 Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu Bảng 10. Đặc điểm cận lâm sàng Bệnh nhân Đặc điểm cận lâm sang SGOT tăng SGPT tăng GGT tăng Bilirubin tăng Glucose máu tăng Hồng cầu, Hb giảm Tiểu cầu giảm CPK tăng Rối loạn ĐGĐ Thay đổi ĐTĐ Số lượng Tỷ lệ % 29 28 34 15 6 8 5 35 18 23 82,9 80,0 97,1 42,9 17,1 22,9 14,2 100,0 51,4 65,7 Nhận xét: Men CPK tăng gặp ở 100% các trường hợp, số bệnh nhân có men gan tăng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, 65,7% bênh nhân có thay đổi về điện tim đồ. 89(01/2): 47 - 52 BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính: trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân sảng rượu ở lứa tuổi 31– 50 chiếm tỷ lệ cao nhất, lứa tuổi dưới 30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %). Kết quả này phù hợp với tác giả Salum J., Quách Văn Ngư và các tác giả khác [1], [3], [4]. Tỷ lệ nam/nữ bị nghiện rượu dao động từ 4/1 đến 8/1, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam, có lẽ do phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam rất ít uống rượu nên hầu như không có bệnh nhân nữ bị nghiện rượu. Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn: bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %), bệnh nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%). Kết qủa này phù hợp với kết qủa nghiên cứu của Lý Trần Tình và các nghiên cứu khác ở Việt Nam cho rằng 80% bệnh nhân loạn thần do rượu làm những nghề lao động nặng nhọc, 32,5% thất nghiệp tại thời điểm nghiên cứu [3], [4]. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nghiện rượu có trình độ học vấn thấp. Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này có trình độ trung học phổ thông trở xuống, số bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,4%). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định nhận định này. Đặc điểm về việc sử dụng rượu: Về thời gian uống rượu: nghiên cứu trên 143 bệnh nhân loạn thần do rượu, tác giả Lý Trần Tình (2006) cho thấy thời gian uống rượu trung bình là 12.9 ± 6.8 năm. Đa số các tác giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu và sảng rượu thường phát sinh, phát triển ở bệnh nhân có thời gian nghiện rượu trên 10 năm, như vậy sảng rượu thường gặp ở người uống rượu trên 20 năm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có thời gian uống rượu 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ càng dài tỷ lệ bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm, kết quả này phù hợp với nhận định của các tác giả trên, tuy nhiên có 37,1% bệnh nhân sảng rượu có thời gian uống rượu từ 11 – 20 năm, 5,7% bệnh nhân có thời gian uống rượu từ 5 -10 năm. Về lượng rượu uống hàng ngày: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có lượng rượu uống hàng ngày càng nhiều thì tỷ lệ bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình mỗi ngày trên 1lít, có 40,0 % bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít, chỉ có 8,6 % bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình/ 24h dưới 500 ml. Theo nghiên cứu của Phạm Quang Lịch (2003), 91,7% bệnh nhân nghiện rượu sử dụng trên 500 ml/ ngày. Bùi Quang Huy (2005) cũng nhận thấy rằng 91,9% bệnh nhân loạn thần do rượu uống trên 300 ml/ ngày [4]. Loại rượu uống thường xuyên: Ở nghiên cứu này nhóm bệnh nhân sử dụng loại rượu tự nấu chiếm tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,9 % sử dụng nhiều loại rượu, không có bệnh nhân nào thường xuyên uống bia và rượu vang. Rượu tự nấu từ ngũ cốc, khoai, sắn … là loại rượu phổ biến ở Việt Nam, có độ cồn khoảng 30 – 45 độ, với quy trình nấu rượu rất thô sơ, các loại rượu này không được khử độc, vì thế có chứa nồng độ aldehyd và các tạp chất khác rất cao, rất có hại cho người uống. Hơn nữa, loại rượu này thường được sử dụng ngay sau khi nấu, không có thời gian lưu trữ để các chất độc có thời gian ph ân huỷ gây tác hại cho sức khoẻ người sử dụng. Đặc điểm lâm sàng sảng rượu: Về thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu: trong nhóm nghiên cứu có 65,7 % bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7 bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6 % bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trước1 ngày. 89(01/2): 47 - 52 Về triệu chứng lâm sàng sảng rượu: 100% bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%); các triệu chứng sốt, co giật, huyết áp dao động chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng [1]. Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu: nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển kéo dài từ 2 – 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%), nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo dài trên 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đa số các trường hợp sảng rượu tiến triển liên tục (88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh nhân sảng rượu tiến triển thành từng cơn. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu Nghiên cứu về đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân nghiện rượu chúng tôi nhận thấy: men CPK tăng gặp ở 100% các trường hợp, số bệnh nhân có men gan tăng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu (97,4% tăng GGT, 82,9% tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT), 51,43% bệnh nhân có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 35 bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy: * Đặc điểm lâm sàng: 100% gặp ở nam; thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình độ học vấn thấp, làm nghề làm ruộng và lao động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm và lượng rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện sảng rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7% sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%). 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Quỳnh Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ * Đặc điểm cận lâm sàng: men CPK tăng ở 100% các trường hợp, 97,1% tăng GGT, 82,9% tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT, 51,4% có rối loạn về điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ. 89(01/2): 47 - 52 3. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân (2006), Rối loạn tâm thần thực tổn, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, Tr 148 – 152. 4. Lý Trần Tình (2011), “ Thực trạng lạm dụng rượu và nghiện rượu ở Hà Nội”, tài liệu báo cáo tại hội nghị khoa học viện sức khoẻ tâm thần. 5. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Geneva, Tr 12 – 16 (Tài liệu dịch) 6. Sadock B. J., Sadock V. A., (2007), Kaplan and Sadocks, Synopsis of psychi arty, Williams and Wilkin, P 226 – 239 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Huy, Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Nghiện rượu, NXB Y học, Hà Nội, Tr 73 – 81. 2. Kevin Sherin, George Kaiser (2003), “ Alcohol Abuse”, Textbook of family practic, P 1513 - 1519 SUMMARY STUDYING CLINICAL AND SUBCLINICAL FEATURES OF ALCOHOLIC DELIRIUM INPATIENTS IN PSYCHIATRY DEPARTMENT OF THAI NGUYEN CENTRE GENERAL HOSPITAL Trinh Quynh Giang1*, Bui Duc Trình1, Truong Tu Anh2 1 Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 2 Thai Nguyen National General Hospital Objective: to describe clinical and subclinical features of alcoholic delirium. Subjects: 35 patients with alcoholic delirium treated at psychiatry department of Thai Nguyen centre general hospital between September, 2010 and November, 2011. Method: cross sectional study. Results: male: 100%, age 31 – 50, common in persons with low education levels, farmer and self – employed; high prevalence in patients drinking acohol over 20 years and daily alcohol consumption over 1 liter; 77.1% drink homemade alcohol; 65.7% delirium occur after 1 – 3 days of alcohol drinking has stopped; 65.7% delirium lasts 2 – 5 days; 88.6% delirium constantly evolving; 100% patients have capacity – oriented – disorder, insomnia, shivering, sweating; anxiety, fear (77.1%); hallucination, behaviordisorder(71.4%);tachycardia (62.9%); paranoid (60.0%), 100% patients increase CPK enzyme, 97.1% increase GGT, 82.9% increase SGOT, 80.0% increase SGPT, 51.4% electrolytic disturbances, 42.9% bilirubin increase, 65.7 % change electrocardiogram. Keywords: clinical, subclinical, alcoholic delirium, capacity – oriented – disorder, electrocardiogram * 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.