Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện

pdf
Số trang Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện 5 Cỡ tệp Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện 462 KB Lượt tải Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện 0 Lượt đọc Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện 5
Đánh giá Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có viêm phổi bệnh viện
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ CHẢY MÁU NÃO CÓ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN Nguyễn Minh Hiện*; Mai Xuân Khẩn*; Đặng Phúc Đức* TÓM TẮT Bệnh nhân (BN) đột quỵ chảy máu não (CMN) tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh viện (VPBV). BN bị viêm phổi sẽ là yếu tố tăng nặng đáng kể tiên lượng hồi phục. Mục tiêu: xác định mối liên quan giữa đột quỵ CMN và VPBV. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 98 BN đột quỵ CMN bằng phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết quả: một số yếu tố nguy cơ mắc viêm phổi: GUSS 0 - 14 (OR 3,2; p < 0,05); NIHSS 15 - 42 (OR 4,2; p < 0,05); thông khí cơ học (OR 8,2; p < 0,05). Thời gian nằm viện trung bình nhóm viêm phổi dài hơn 5,1 ngày so với nhóm không viêm phổi. Nhóm viêm phổi có tỷ lệ di chứng mức độ nặng 85,7%, nhóm không viêm phổi 39,3%. * Từ khóa: Đột quỵ chảy máu não; Viêm phổi bệnh viện. Clinical, Paraclinical Characteristics in Patients with Hemorrhagic Stroke Combined with Nosocomial Pneumonia Summary Hemorrhagic stroke patients have many risk factors of nosocomial pneumonia. Pneumonia makes the morbidity more severe. Objectives: To determine the relationship between clinical, paraclinical characteristics of hemorrhagic stroke and nosocomial pneumonia. Subjects and methods: A descriptive study on 98 hemorrhagic stroke patients. Result: Some risk factors of pneumonia: GUSS 0 - 14 (OR 3.2; p < 0.05); NIHSS 15 - 42 (OR 4.2; p < 0.05); mechanical ventilation (OR 8.2; p < 0.05). * Key words: Hemorrhagic stroke; Nosocomial pneumonia. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân đột quỵ não tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ VPBV như: vận động kém do liệt, rối loạn nuốt, suy giảm sức đề kháng, thông khí cơ học... Trong đó, nhóm BN đột quỵ thể chảy máu có nguy cơ viêm phổi cao hơn nhiều so với nhóm đột quỵ thể nhồi máu. BN bị viêm phổi sẽ là yếu tố tăng nặng đáng kể tiên lượng hồi phục và kết quả điều trị của BN đột quỵ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN đột quỵ CMN và xác định mối liên quan giữa đột quỵ CMN và VPBV. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Hiện (hienstroke@gmail.com) Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/02/2015 Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015 90 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Viêm phổi xuất hiện sau nhập viện > 48 giờ. 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 98 BN được chẩn đoán xác định đột quỵ CMN, điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103. Nhóm viêm phổi: 14 BN, nhóm không viêm phổi: 84 BN. * Tiêu chuẩn lựa chọn BN đột quỵ CMN: - Tiêu chuẩn lâm sàng: + Có hình ảnh thâm nhiễm mới hoặc thâm nhiễm tiến triển trên X quang và có ít nhất 2/3 tiêu chuẩn sau: . Sốt > 380C. . Tăng bạch cầu tăng > 10.000/ml hoặc giảm < 4.000/ml. . Tăng tiết đờm. + Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng đột quỵ theo định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới: bệnh xảy ra đột ngột; có tổn thương chức năng của não; triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ; không do nguyên nhân chấn thương. + Tiêu chuẩn cận lâm sàng: phim chụp cắt lớp vi tính sọ não có ổ tăng tỷ trọng 60 - 90 đơn vị Hounsfield ở nhu mô não. * Tiêu chuẩn chọn BN VPBV: - Tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV của Hội Lồng ngực Mỹ (2005) [6]: * Tiêu chuẩn loại trừ: - CMN sau nhồi máu não. - BN tử vong hoặc xin về trong vòng 48 giờ sau nhập viện. - CMN trong u não. - Viêm phổi trong vòng 48 giờ sau nhập viện. - Lao phổi. - U phổi. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả có phân tích. Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 15.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu 98 BN đột quỵ CMN tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, chia BN thành 2 nhóm: nhóm viêm phổi 14 BN; nhóm không viêm phổi 84 BN, chúng tôi thu được kết quả như sau: 1. Đặc điểm chung BN. Bảng 1: Đặc điểm tuổi. NHÓM TUỔI NHÓM KHÔNG VIÊM PHỔI n NHÓM VIÊM PHỔI % n % TỔNG n p % < 40 2 2,4 0 0,0 2 2,0 40 - 49 11 13,1 2 14,3 14 14,3 50 - 59 26 31,0 4 28,6 31 31,6 60 - 69 23 27,4 3 21,4 25 25,5 ≥ 70 22 26,2 5 35,7 26 26,5 Tổng 84 14 > 0,05 98 Tỷ lệ BN mắc VPBV là 14,3% (14/98 BN), phù hợp với nghiên cứu của Jaffer [5] (14,8%). 91 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 Nhóm tuổi trên 50 chiếm đa số (83,6%), phù hợp với kết quả của Đặng Phúc Đức [1]: 79,4% BN trên 50 tuổi, khác biệt về phân bố BN theo tuổi ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Bảng 2: Đặc điểm giới. GIỚI NHÓM KHÔNG VIÊM PHỔI NHÓM VIÊM PHỔI TỔNG p n % n % n % Nữ 14 16,7 4 28,6 18 18,4 Nam 70 83,3 10 71,4 80 81,6 Tổng 84 14 > 0,05 98 Nam chiếm 81,6%. Nam giới có nguy cơ mắc đột quỵ CMN cao do thói quen hút thuốc lá, uống rượu, cường độ lao động nặng… Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng của BN khi vào viện. KHÔNG VIÊM PHỔI (n = 84) TRIỆU CHỨNG KHỞI PHÁT VIÊM PHỔI (n = 14) TỔNG (n = 98) n % n % n % Liệt nửa người 77 91,7 12 85,7% 89 90,8 Đau đầu 58 69,0 8 57,1% 66 67,3 Buồn nôn/nôn 38 45,2 8 57,1% 46 46,9 Rối loạn ý thức 15 17,9 4 28,6% 19 19,4 Liệt dây VII 51 60,7 10 71,4% 61 62,2 Rối loạn ngôn ngữ 53 63,1 10 71,4% 63 64,3 Hội chứng màng não 2 2,4% 1 7,1% 3 3,1% Tam chứng thường gặp của BN đột quỵ nói chung cũng xuất hiện phổ biến ở BN đột quỵ CMN: liệt nửa người 90,8%; liệt dây VII 62,2%; rối loạn ngôn ngữ 64,3%. Ngoài ra, một số triệu chứng mang tính chất đặc trưng gợi ý thể đột quỵ CMN gặp khá nhiều: đau đầu 67,3%; buồn nôn/nôn 46,9%; rối loạn ý thức 19,4%. Các triệu chứng này được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ CMN trên lâm sàng của thang điểm CHS (Clinical Hemorrhagic Scale). Bảng 4: Vị trí CMN trên phim cắt lớp vi tính. KHÔNG VIÊM PHỔI (n = 84) VIÊM PHỔI (n = 14) TỔNG (n = 98) VỊ TRÍ CMN p n % n % n % Thùy trán 2 2,4 1 7,1 3 3,1 Thùy đỉnh 7 8,3 1 7,1 8 8,2 Thùy chẩm 4 4,8 0 0,0 4 4,1 Thùy thái dương 4 4,8 1 7,1 5 5,1 92 > 0,05 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 Đồi thị 16 19,0 3 21,4 19 19,4 Bao trong 12 14,3 2 14,3 14 14,3 Nhân xám 31 36,9 4 28,6 35 35,7 Tiêu não 4 4,8 1 7,1 5 5,1 Thân não 4 4,8 1 7,1 5 5,1 Vị trí tổn thương chảy máu hay gặp nhất là vùng nhân xám (35,7%). Đây là vị trí tổn thương thường gặp ở BN CMN do tăng huyết áp. Bảng 5: Thể tích ổ máu tụ trên phim cắt lớp vi tính. KHÔNG VIÊM PHỔI VIÊM PHỔI TỔNG (n = 84) (n = 14) (n = 98) THỂ TÍCH Ổ MÁU TỤ n % n % n % < 30 ml 72 85,7 7 50,0 79 80,6 30 - 60 ml 9 10,7 5 35,7 14 14,3 > 60 ml 3 3,6 2 14,3 5 5,1 p > 0,05 Đa số BN có ổ máu tụ kích thước nhỏ < 30 ml (80,6%). Theo Đặng Phúc Đức [1], tỷ lệ BN đột quỵ CMN trên lều có thể tích < 30 ml chiếm 73,5%. 2. Ảnh hƣởng của một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN đột quỵ CMN đến VPBV. Bảng 6: Một số yếu tố nguy cơ VPBV ở BN đột quỵ CMN. CHỈ TIÊU Glasgow ICH GUSS NIHSS Thông khí cơ học KHÔNG VIÊM PHỔI VIÊM PHỔI TỔNG OR CI 95% p 2,0 0,4 - 13,9 > 0,05 2,9 0,9 - 32,8 < 0,05 3,2 1,5 - 87,3 < 0,05 4,2 1,1 - 15,2 < 0,05 8,25 2,2 - 32,7 < 0,05 <9 74 11 85 9 - 15 10 3 13 Tổng 84 14 98 0 37 3 40 1-5 47 11 58 Tổng 84 14 98 15 - 20 47 4 51 0 - 14 37 10 47 Tổng 84 14 98 0 - 14 59 5 64 15 - 42 25 9 34 Tổng 84 14 98 Không 77 8,0 85 Có 7 6,0 13 Tổng 84 14,0 98 93 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 Khảo sát tỷ suất chênh một số yếu tố nguy cơ đối với VPBV cho thấy: rối loạn ý thức nặng và trung bình (Glasgow 3 - 9) có OR = 2,0; tuy nhiên p > 0,05. Còn lại 4 yếu tố: mức độ lâm sàng BN đột quỵ CMN ICH ≥ 1; mức độ rối loạn nuốt GUSS < 15; mức độ lâm sàng thần kinh BN đột quỵ NIHSS ≥ 15; thông khí cơ học có OR lần lượt 2,9; 3,2; 4,3; 8,2 và đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong nghiên cứu của Phan Nhựt Trí và CS [3], rối loạn nuốt ở BN đột quỵ (ở mọi mức độ) là nguy cơ gây viêm phổi với OR 24,3. Nghiên cứu của Schepp và CS [7] cho thấy điểm NIHSS càng tăng, nguy cơ mắc viêm phổi tăng lên. KẾT LUẬN Nghiên cứu 98 BN đột quỵ CMN tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi rút ra kết luận: * Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BN đột quỵ CMN: - Một số yếu tố nguy cơ mắc VPBV ở BN đột quỵ chảy máu não: ICH 1 - 5 (OR 2,9; CI 95%: 0,9 - 32,8; p < 0,05); GUSS 0 - 14 (OR 3,2; CI 95%: 1,5 - 87,3, p < 0,05); NIHSS 15 - 42 (OR 4,2; CI 95%: 1,1 - 15,2; p < 0,05); thông khí cơ học (OR 8,2; CI 95%: 2,2 - 32,7; p < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Phúc Đức. Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng và sự thay đổi hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não ở BN đột quỵ CMN trên lều. Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y. 2011. 2. Phạm Thái Dũng, Đỗ Quyết. Vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y học Thực hành. 2013, số 8, tr.122-126. 3. Phan Nhựt Trí, Phạm Thắng. Sàng lọc rối loạn nuốt theo GUSS ở BN đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2010. Y học Thực hành. 2011, Vol 74 (3), tr.167-171. - Nhóm tuổi > 50 chiếm 83,6%. Nam giới 81,6%. 4. Hilker R, Poetter C, Findeisen N. Nosocomial pneumonia after acute stroke: Implications for neurological intensive care medicine. Stroke. 2003, 34, pp.975-981. - Triệu chứng thường gặp: liệt nửa người 90,8%; liệt dây VII 62,2%; rối loạn ngôn ngữ 64,3%, đau đầu 67,3%; buồn nôn/nôn 46,9%; rối loạn ý thức 19,4%; uống sặc 41,8%. 5. Jaffer A M, Sulta K M, Mahdawi A A. Stroke related pneumonia incidence and possible risk factors. The Iraqi Postgraduate Medical Journal. 2012, Vol 11 (3), pp.376-381. - Vị trí tổn thương chảy máu hay gặp nhất là vùng nhân xám (35,7%). - Đa số BN có ổ máu tụ kích thước nhỏ < 30 ml (80,6%). * Một số yếu tố nguy cơ mắc VPBV ở BN đột quỵ CMN: - Tỷ lệ mắc VPBV 14,3%. 94 6. Niederman M S, Craven D E, Bonten M J et al. Guidelines for the management of adults with hospital-acquired. Ventilator-associated and Healthcare-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med. 2005, Vol 171, pp.388-416. 7. Schepp S K, Tirschwell D L, Longstreth W T et al. A clinical prediction rule for pneumonia after acute stroke. Stroke. 2012, 43, A2695.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.