Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp

pdf
Số trang Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp 19 Cỡ tệp Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp 776 KB Lượt tải Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp 24 Lượt đọc Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp 492
Đánh giá Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 19 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Mã số: 240 Ngày nhận: 21/03/2016 Ngày hoàn thành biên tập: 29/05/2016 Ngày duyệt đăng: 29/05/2016 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG SAU KHI TỐT NGHIỆP Lê Phƣơng Lan1 Chu Thị Mai Phƣơng2 Nguyễn Thị Khánh Trinh3 Tóm tắt Bài viết sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc của sinh viên ĐH Ngoại thương sau khi tốt nghiệp. Cụ thể bài viết sẽ trả lời các câu hỏi sau: i) Các yếu tố như điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp, điểm tiếng anh, xếp loại học lực khi tốt nghiệp, có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, ii) Liệu những sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì khả năng có việc sau khi tốt nghiệp có cao hơn các sinh viên khác? iii) Khả năng cạnh tranh của sinh viên ngoại thương so với sinh viên các trường khác như thế nào? iv) Việc theo học các khóa học kỹ năng mềm trước khi ra trường, tham gia làm thêm trong thời gian sinh viên và sự cập nhật thông tin thị trường lao động ảnh hưởng đến khả năng của sinh viên sau khi tốt 1 Trường Đại học Ngoại thương, email: hoanglanbest@yahoo.com 2 Trường Đại học Ngoại thương 3 Trường Đại học Ngoại thương 1 nghiệp như thế nào? v) Sức khỏe có ảnh hưởng ra sao đến khả năng có việc làm của sinh viên? Kết quả hồi quy cho thấy biến số điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp, điểm tiếng anh, xếp loại bằng tốt nghiệp đều có tác động cùng chiều tới xác suất có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, những sinh viên trong quá trình đi học có tham gia hoạt động ngoại khóa, tham gia các khóa học kỹ năng mềm và đi làm thêm trước khi tốt nghiệp, thì xác suất mà sinh viên đó có việc làm sẽ cao hơn sinh viên không tham gia hoạt động trên. Từ khóa: khả năng có việc làm, yếu tố ảnh hưởng khả năng có việc làm Abstract This paper studies the factors affecting the employability of FTU students after graduation. Specifically it is to answer following questions: i) How do the input factors such as entrance exam marks, graduation mark, English mark, academic graduation ranking influence the employability of students after graduation, ii) Whether the students who actively participate in extracurricular activities have higher employability after graduation than other students? iii) How is the competitiveness of FTU students compared with students from other universities? iv) How do the study of soft skills before graduation, participation in parttime jobs and labor market information updatability affect the ability of students after graduation? v) How does health affect the employability of students? The regression results show that entrance exam marks, graduation mark, English mark, graduation ranking all have positive relation with the employability of FTU students after graduation. In addition, if students participate in extracurricular activities, attend soft skills courses, do part time jobs before graduation, they will have higher employability than those who do not. Keywords: employability, factors affecting employability 1. Đặt vấn đề Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành 2 nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Trong thời gian gần đây, việc làm trở nên khó tìm do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng lao động bị thu hẹp. Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và có nơi thừa về số lượng. Không chỉ đối với các trường đại học ngoài công lập, ngay cả các trường đại học công lập có danh tiếng, không phải sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm. Một nguyên nhân khác, việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo (trường cao đẳng, đại học) ra đời dẫn đến số lượng sinh viên được đào tạo ở cùng các ngành, chuyên ngành ngày càng nhiều, cung vượt cầu. Về chủ quan, việc có được việc làm hay không, liên quan rất nhiều đến phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của người được đào tạo. Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìm việc làm khá đông, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng còn rất hạn chế. Trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và bản thân người học (sinh viên) phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhận thức sâu sắc về việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, trong những năm qua, bằng những nỗ lực có thể, Trường Đại học Ngoại Thương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mặc dù sinh viên trường ĐH Ngoại thương được giới doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao, nhờ khả năng ngoại ngữ và kiến thức kinh tế tốt, khả năng thích ứng với các công việc thực tế cao, tuy nhiên sinh viên ĐH Ngoại thương vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình xin việc làm. Để giúp sinh viên, và người làm công tác quản lý và giảng viên trong nhà trường có cái nhìn cụ thể về khả năng xin việc của SV Trường ĐH Ngoại thương trong bối cảnh kinh tế hiện tại, bài viết sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc của sinh viên ĐH Ngoại thương sau khi tốt nghiệp cụ thể bài viết sẽ trả lời các câu hỏi sau: i) Các yếu tố như điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp, điểm tiếng anh, xếp loại học lực 3 khi tốt nghiệp, có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, ii) Liệu những sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì khả năng có việc sau khi tốt nghiệp có cao hơn các sinh viên khác? iii) Khả năng cạnh tranh của sinh viên ngoại thương so với sinh viên các trường khác như thế nào? iv) Việc theo học các khóa học kỹ năng mềm trước khi ra trường, tham gia làm thêm trong thời gian sinh viên và sự cập nhật thông tin thị trường lao động ảnh hưởng đến khả năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào? v) Sức khỏe có ảnh hưởng ra sao đến khả năng có việc làm của sinh viên? 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu Trong một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ và việc làm của Lương Mạnh Đông (2008) và Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) có sử dụng mô hình logit và probit để đánh giá khả năng có việc làm của người lao động. Nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước với mục đích đánh giá khả năng có được việc làm sau tốt nghiệp, thì các mô hình Logit, Probit hoặc mô hình xác suất tuyến tính đều có thể thực hiện, cả ba mô hình đều có thể sử dụng để ước lượng khả năng có được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên do mô hình xác suất tuyến tính có nhiều nhược điểm nên bài viết này sử dụng hai mô hình là Logit, Probit để xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi tới khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngoại thương. Các mô hình logit và probit đều dựa trên phương pháp ước lượng hợp lí tối đa ML (Maximum likelihood). Ước lượng hợp lí tối đa đòi hỏi một giả định về dạng hàm phân phối xác suất, chẳng hạn hàm logit và hàm bù log-log. Các mô hình Logit sử dụng hàm phân phối Logit chuẩn trong khi các mô hình Probit giả định hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa. 4 Trong đề tài nghiên cứu này, biến phụ thuộc là biến khả năng có việc làm, được đo lường bằng Y, có dạng nhị phân (giá trị 0 và giá trị 1), vì vậy, mô hình logit và đơn vị xác suất probit là mô hình phù hợp nhất để áp dụng. Mô hình probit do Chester Bliss lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1935. Giả sử theo phân tích đơn vị xác suất là có một phương trình phản ứng có dạng Y*t = a + βXt + ut , với Xt là biến có thể quan sát được nhưng Y*t là biến không thể quan sát được. ut /σ có phân phối chuẩn chuẩn hóa. Những gì chúng ta quan sát được trong thực tế là Yt , nó mang giá trị 1 nếu Y*t > 0 và bằng 0 nếu các giá trị khác. Do đó, chúng ta có Yt = 1 nếu a + βXt + ut > 0, Yt = 0 nếu a + βXt + ut <0. Nếu chúng ta ký hiệu F(z) là hàm xác suất tích lũy của phân phổi chuẩn chuẩn hóa, tức là, F(z) = P(Z ≤ z), thì P(Yt=1)=P(ut>α+βXt+ut)=1-F( P(Yt=0)=P(ut   α-βXt)=F(    X t  )    X t  ) Chúng ta có thể ước lượng mô hình này bằng phương pháp thích hợp cực đại ML. Tác động cận biên của X: E(Y X )  ( βX ) β X Trong đó  t là hàm phân phối chuẩn. Mô hình logit: Cũng như mô hình Probit, mô hình Logit cho phép khống chế dự báo của biến phụ thuộc trong khoảng [0,1]. Mô hình Logit có dạng phương trình như sau:  P  ln     X  u 1  P  5 Với P là giá trị của biến phụ thuộc có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Từ phương trình trên ta có: P 1 1 e  (  X  u ) Dễ dàng thấy rằng nếu X → + ∞, P → 1, và khi X → - ∞, thì P → 0. Do đó, P không thể nào nằm ngoài khoảng [0,1]. Phương thức ước lượng mô hình phụ thuộc vào giá trị quan sát P có nằm giữa 0 và 1 hay không, hoặc là đó có phải là số nhị nguyên có giá trị 0 hoặc 1 hay không. Các mô hình mà biến phụ thuộc là nhị nguyên được gọi là những mô hình logit nhị nguyên. Trong trường hợp mà P đúng là nằm giữa khoảng 0 và 1, phương pháp chỉ đơn giản là biến đổi P và thu được Y = ln[P/ (1 – P)]. Tiếp theo chúng ta lấy hồi qui Y theo một hằng số và X (có thể dễ dàng thêm vào nhiều biến giải thích). Tuy nhiên, nếu P là số nhị nguyên, thì lôgarít của P/(1 – P) sẽ không thể xác định được khi P có giá trị hoặc 0 hoặc 1. Phương pháp ước lượng thích hợp cực đại hạn chế được vấn đề này. Tác động cận biên của X lên P được tính toán bằng cách lấy đạo hàm riêng phần của P theo X. Tác động cận biên ước lượng được cho như sau: Giả định là Y nhận giá trị là 1 (có việc làm sau khi tốt nghiệp) hoặc 0 (không có việc làm sau khi tốt nghiệp) tùy thuộc vào độ thỏa dụng I của người lao động được xác định bởi các biến độc lập, độ thỏa dụng càng lớn thì xác suất để Y =1 càng lớn. Giả sử độ thỏa dụng của I được xác đinh như sau: + ( với Xi là các biến độc lập) Khi đó tồn tại một mức giới hạn độ thỏa dụng I* để: Y =1 nếu I > I* Y = 0 nếu I
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.