Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis)

pdf
Số trang Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis) 6 Cỡ tệp Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis) 128 KB Lượt tải Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis) 0 Lượt đọc Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis) 0
Đánh giá Nghiên cứu ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng ( As, Pb, Cd, Zn) của cây sậy ( Phragmites australis)
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP THỤ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG (As, Pb, Cd,Zn) CỦA CÂY SẬY (Phragmites australis) Trần Thị Phả1*, Đặng Văn Minh1, Lê Đức2, Đàm Xuân Vận1 1 2 Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên Trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp thụ Asen, chì, Cadimi và kẽm của cây sậy cho thấy hàm lượng As, Pb, Cd và Zn đều được cây sậy tích lũy trong thân lá với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào pH. Trong đó khả năng tích lũy As, Pb và Cd trong thân + lá và rễ của cây sậy tốt nhất ở công thức 1 (CT) là 20,12 ppm, 75,90ppm đối với As, 25,67ppm, 94,3 ppm đối với Pb, 15,1 ppm và 82,7ppm đối với Cd nhưng đối với Zn khả năng tích lũy trong thân + lá tốt nhất ở CT3 và rễ tốt nhất lại ở CT1 tương ứng là 132,1ppm và 386,1ppm. Khả năng xử lý đất ô nhiễm As giảm từ 2,10 lần đến 9,59 lần, trong đất ô nhiễm chì thì giảm từ 7,64 lần đến 12,32 lần và trong đất ô nhiễm Cd giảm từ 2,16 lần đến 3,44 lần, còn trong đất ô nhiễm kẽm đã giảm từ 17,60 lần đến 28,77 lần so với ban đầu Từ khóa: cây sậy, ô nhiễm đất, kim loại nặng ĐẶT VẤN ĐỀ* Các quá trình biến đổi, di động của các kim loại nặng trong đất đến nay vẫn chưa được làm rõ và về cơ bản, đây là những quá trình rất phức tạp, biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ bản chất của đất (pH, CEC, OM...) đến điều kiện khí hậu, địa hình và các hoạt động nhân sinh. Sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hệ sinh vật quanh rễ loại cây này có thể hấp thụ kim loại nặng và phân hủy chất hữu cơ. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ As, Pb, Cd và Zn của cây sậy. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xây dựng đường chuẩn: Xây dựng đường chuẩn pH theo phương pháp Jensen. - Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình đất bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN) tại Thái Nguyên - Phương pháp bố trí thí nghiệm: * Tel: 0982.091.200; Email: phacam2004@yahoo.com Thí nghiệm được đặt trong nhà lưới, mỗi vại 6 kg đất, gồm 2 thí nghiệm với 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, tổng số vại thí nghiệm : 2 thí nghiệm x 3 x 3 = 18 chậu. +Thí nghiệm 1: Cho vào môi trường đất muối Na2HAsO4. 7H2O với nồng độ là 140ppm cùng với As có trong đất là 3,85ppm. Vậy thí nghiệm 3, nồng độ As trong đất là 143,85ppm được bố trí ở 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. +Thí nghiệm 2: Cho vào môi trường đất muối Pb(NO3)2 với nồng độ là 1000ppm cùng với Pb có trong đất là 16,49ppm. Vậy thí nghiệm 2, nồng độ Pb trong đất là 1016,49ppm được bố trí ở 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. +Thí nghiệm 3: Cho vào môi trường đất muối Cd(NO3)2 với nồng độ ion Cd2+ là 50ppm cùng với Cd có trong đất là 1,89ppm. Vậy thí nghiệm 3, nồng độ Cd trong đất là 51,89ppm được bố trí ở 3 147 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CT. Với CT1 cho vào đất 0(g) CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g) CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6(g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. +Thí nghiệm 4: Cho vào môi trường đất muối ZnCl2 với nồng độ Zn2+ là 4000ppm cùng với Zn có trong đất là 77,25ppm. Vậy thí nghiệm 4, nồng độ Zn trong đất là 4077,25ppm được bố trí ở 3 CT. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tướng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu trong đất pHKCl: Được chiết bằng KCl 1N, đo bằng máy pH meter Mùn (MO): Phân tích bằng phương pháp tiu rin Đạn tổng số (N): Phân tích bằng phương pháp Kieldahl Lân Tổng số (P2O5): Phân tích bằng phương pháp so màu Dung tích trao đổi cation (mgđl/100g đất) CEC: Phân tích bằng phương pháp amoniaxetat As, Pb, Cd và Zn trong đất và cây được xác định bằng máy ASS M6 - Thermo. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và SAS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Xây dựng đường chuẩn pH - Xây dựng đường chuẩn pH theo phương pháp Jensen: Lấy 7 bình tam giác 100ml cho vào mỗi bình 10g đất khô đã rây qua rây có đường kính 1mm đánh dấu từ 1 đến 7. Lần lượt cho vào bình tam giác nói trên một lượng Ca(OH)2 nồng độ 0,05N như sau: Cho vào bình số 1: 2ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 6,8 Cho vào bình số 2: 4ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,0 148 97(09): 147 - 152 Cho vào bình số 3: 6ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,24 Cho vào bình số 4: 8ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,43 Cho vào bình số 5: 10ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,51 Cho vào bình số 6: 15ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,7 Cho vào bình số 7: 20ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,86 Lắc tròn 30 phút rồi để yên 3 ngày, lọc qua giấy lọc, đo pH bằng máy. y = 0.0567x + 6.8362 R2 = 0.9133 8.2 8 7.8 7.6 pH Trần Thị Phả và Đtg 7.4 7.2 7 6.8 6.6 0 5 10 15 20 25 Ca(OH)2 pH Linear (pH) Hình 1. Biến thiên đường chuẩn pH Từ hình 1 ta có đường chuẩn xây dựng mối tương quan y = ax + b, y: là mật độ pH đo được, x: là hàm lượng Ca2+ trong mẫu. Qua đồ thị trên ta thấy hệ số tương quan r đo ở mức quan hệ x và y trong quan hệ tuyến tính R2 = r= 0.9133 = 0.956. Với giá trị R0.01
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.