Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP

pdf
Số trang Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP 3 Cỡ tệp Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP 74 KB Lượt tải Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP 0 Lượt đọc Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP 0
Đánh giá Nghị quyết số 05/1999/NQ-CP
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHÍNH PHỦ ****** Sồ: 05/1999/NQ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 1999 NGHN QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 05/1999/NQ-CP NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 1999 PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 1999 Trong hai ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1999, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4 năm 1999, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây: 1. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình đề án "Phát huy nội lực, tăng khả năng đầu tư, kích thích mạnh sản xuất và nâng cao tiêu dùng hợp lý". Nội dung đề án đã cụ thể hoá, bổ sung các giải pháp nhằm tiếp tục đNy mạnh việc thực hiện các chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 1999. Các giải pháp phát huy nội lực, thúc đNy đầu tư trực tiếp của nhân dân và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào sản xuất - kinh doanh, thúc đNy phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường nông thôn sẽ là một bước quan trọng tạo thêm nguồn lực cho kinh tế nước ta vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển. Việc tăng vốn đầu tư của Nhà nước kết hợp với tổ chức phong trào quần chúng nhân dân đầu tư vào các lĩnh vực thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, nhà ở, kích thích tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ một cách hợp lý sẽ là nhân tố "kích cầu" cơ bản, là yếu tố quan trọng để kích thích sản xuất phát triển. Chính phủ nhất trí cần tổ chức thực hiện ngay các giải pháp trước mắt trong năm 1999 và năm 2000 nhằm huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư và phát triển sản xuất. Các giải pháp cơ bản, lâu dài hơn cần được chuNn bị kỹ, đồng bộ trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010). Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Thương mại, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ tiếp thu ý kiến tham gia của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình xin ý kiến Quốc hội đối với những vấn đề thuộc thNm quyền của Quốc hội. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải đặc biệt quan tâm đến việc cụ thể hoá những giải pháp thành cơ chế - chính sách cụ thể; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện với quyết tâm cao nhất, coi đó là mấu chốt để việc thực hiện đề án đạt kết quả tốt. 2. Sau khi nghe Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Hữu Nhơn trình Dự án Pháp lệnh Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về Dự án, các thành viên Chính phủ đã phát biểu nhiều ý kiến bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung của Dự án. Chính phủ giao Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ để nghiên cứu, hoàn chỉnh lại Dự thảo Pháp lệnh, trong đó cần làm rõ các nội dung về: vị trí pháp lý, tổ chức hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước; đối tượng, phạm vi và quy trình kiểm toán,... để trình Chính phủ xem xét trong phiên họp khác. 3. Thông qua Dự thảo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các Nghị định 43/CP và 93/CP (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 5 năm 1999; đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh công tác đấu thầu, duyệt thầu ở các Bộ, ngành, địa phương nhằm khắc phục các tiêu cực, đảm bảo tính trung thực, khách quan và hiệu quả của công tác này. 4. Thông qua Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 5 năm 1999. 5. Chính phủ đã nghe Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Phan Văn Dĩnh, Tổ trưởng Tổ công tác 670 của Thủ tướng Chính phủ báo cáo "Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khNu, nhập khNu, hải quan"; Tổng Thanh tra Nhà nước Tạ Hữu Thanh báo cáo "Tình hình và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quý I năm 1999". Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình Chính phủ báo cáo "Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 1999". Chính phủ nhất trí với các báo cáo nói trên và đánh giá công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực xuất khNu, nhập khNu, hải quan được tiến hành khNn trương, tích cực, đã phát hiện được nhiều vướng mắc, chồng chéo trong các văn bản hiện hành. Chính phủ yêu cầu Tổ công tác phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát và theo dõi triển khai việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xuất khNu, nhập khNu và hải quan, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đối với các văn bản cần phải bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung mà Tổ công tác kiến nghị, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành cần tập trung lực lượng để nghiên cứu, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý II năm 1999. Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 1999 vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chưa có chuyển biến tích cực, một bộ phận dân cư còn bị thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán nặng nề; thị trường trong nước kém sôi động; công tác chống buôn lậu chuyển biến chưa nhiều; kim ngạch xuất nhập khNu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh; các mặt công tác xã hội cũng còn nhiều vấn đề bức xúc, một số tệ nạn xã hội có dấu hiệu gia tăng phức tạp hơn... Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khNn trương tổ chức thực hiện các giải pháp đã được đề ra nhằm phát triển sản xuất, đNy mạnh việc tiêu thụ sản phNm, triển khai tích cực hơn nữa chương trình giải quyết việc làm và các chương trình quốc gia về phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác đến các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Trước mắt, cần tổ chức tốt sản xuất vụ hè thu, đNy nhanh tiến độ tu bổ đê điều, làm tốt công tác phòng chống bão lụt, có biện pháp tích cực cứu trợ có hiệu quả cho bộ phận nhân dân bị thiếu đói. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.