Nghị quyết số 03-NQ/TU

pdf
Số trang Nghị quyết số 03-NQ/TU 9 Cỡ tệp Nghị quyết số 03-NQ/TU 167 KB Lượt tải Nghị quyết số 03-NQ/TU 0 Lượt đọc Nghị quyết số 03-NQ/TU 4
Đánh giá Nghị quyết số 03-NQ/TU
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 03-NQ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 08 tháng 11 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHOÁ XV về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 --Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ năm (khoá XV) họp ngày 27/10/2016 đã thảo luận Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án “về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và quyết nghị: A. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách tham quan là gần 11%. Riêng năm 2015, đạt trên 3,1 triệu lượt, tăng gần 2 lần so với năm 2010. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch - dịch vụ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng; sản phẩm du lịch, dịch vụ phát triển đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng. Công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư du lịch có nhiều tiến bộ; liên kết, hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ được tăng cường. Tuy vậy, hiệu quả kinh tế ngành du lịch chưa cao; sản phẩm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu du khách; thiếu các sản phẩm đặc sắc mang bản sắc Huế, chất lượng dịch vụ chưa cao. Công tác xúc tiến, quảng bá chậm đổi mới và thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Hiệu quả từ việc liên kết phát triển du lịch chưa cao. Sự phối hợp giữa ngành du lịch và chính quyền địa phương trong quản lý môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là: Chậm đổi mới tư duy trong phát triển du lịch. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch còn yếu. Thiếu cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Các doanh nghiệp thiếu mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới. Thiếu chuyên gia trong lĩnh vực quản trị khách sạn và quảng 2 bá, xúc tiến du lịch. Thiếu gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo. B. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 I. Quan điểm phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng, liên ngành; phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội..., khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. II. Mục tiêu: Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới. III. Chỉ tiêu chủ yếu - Đến năm 2020: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút trên 5 triệu lượt khách, trong đó, 3 - 3,5 triệu lượt khách lưu trú, tăng bình quân 12 - 15%/năm; khách quốc tế phấn đấu đạt 2,5 triệu lượt, tăng bình quân 13%/năm. Doanh thu du lịch đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quân trên 2,1 ngày. Suất chi tiêu bình quân trên 1,5 triệu đồng/khách. - Đến năm 2030: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó, có 5 triệu lượt khách lưu trú; khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Doanh thu du lịch đạt 18.000 - 20.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quân trên 2,5 ngày. IV. Nhiệm vụ và giải pháp 1. Rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo quan điểm phát triển bền vững và hiệu quả. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; gắn phát triển du lịch với văn hóa và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước khi lập các dự án quy hoạch du lịch và xây dựng các dự án khả thi. Tiến hành thực hiện tốt quy hoạch không gian, hạ tầng du lịch và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh trên cơ sở gắn kết các vùng, điểm, tuyến 3 du lịch với các địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. 2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang bản sắc văn hóa Huế Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch di sản. Chiếu sáng và khai thác các dịch vụ ở khu vực Đại Nội vào ban đêm theo hướng tái hiện không gian văn hoá Cung đình; khai thác sản phẩm văn hoá qua các kỳ Festival Huế như Lễ hội áo dài, ẩm thực Cung đình Huế và một số sản phẩm Cung đình đặc sắc khác. Xây dựng và sớm đưa vào khai thác tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hương và các sông Ngự Hà, Hộ Thành hào gắn với phát triển các dịch vụ. Đầu tư, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, chợ đêm gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm ở trung tâm đô thị Huế. Hình thành tour du lịch tham quan các di tích lịch sử như: khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu Chín Hầm, tượng đài Quang Trung... gắn với xây dựng hạ tầng để hình thành các tour du lịch xe đạp, chạy bộ trong và ngoài Thành phố. Phát huy nét đặc trưng của chùa Huế như Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm, chùa Thiên Mụ, đền Huyền Trân... để hình thành tour du lịch tâm linh nhằm đáp ứng xu hướng trải nghiệm sự thanh tịnh của du khách. Phát huy giá trị bản sắc truyền thống của làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn, nhà vườn Huế gắn với sinh hoạt văn hoá mang bản sắc truyền thống làng Việt để phát triển mạnh loại hình du lịch “home stay - ở nhà dân”. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch như làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên… gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch ẩm thực, du lịch vui chơi giải trí (casino), du lịch mua sắm. Thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, các sản phẩm du lịch cao cấp ở vùng ven biển, đầm phá ở Chân Mây - Lăng Cô và Bạch Mã để bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế. 3. Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là những nhà đầu tư có thương hiệu đẳng cấp, như: 4 Banyan Tree, Vingroup, Bitexco, BRG, Hilton, Hyatt, Marriott, InterContinental... Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư và huy động các nguồn lực để xây dựng các dự án: nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; đê chắn sóng cảng Chân Mây; cảng biển du lịch quốc tế tại khu Chân Mây. Chú trọng tháo gỡ, liên kết với các doanh nghiệp duy trì, nâng cao tần suất và mở thêm các đường bay trong nước; liên kết mở các đường bay kết nối với các cố đô trong khu vực như: Huế - Luangprabang (Lào) Ayutthaya (Thái Lan) - Bagan (Myanmar); Bangkok (Thái Lan) và đường bay quốc tế kết nối các nước Singapore, Nhật Bản... Tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển phương tiện giao thông công cộng kết nối đồng bộ thành phố Huế đến các điểm tham quan, các vùng trọng điểm du lịch quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô), điểm du lịch quốc gia (Bạch Mã); vùng biển, đầm phá (biển Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân) và vùng phía Tây Thừa Thiên Huế; đầu tư hoàn thành các bến, bãi đỗ xe ở các điểm di tích. Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; đặc biệt, có cơ chế thích hợp thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch. 4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Hình thành thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá, găn vơi tuyên truyên, giơi thiêu vê văn hoa Huê, hình ảnh “Huế - 1 điểm đến, 5 di sản”, “Huế - thành phố văn hóa ASEAN”, “Huế - thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Huế - thành phố xanh quốc gia”, khu du lịch biển quốc gia Chân Mây - Lăng Cô, rừng sinh thái Bạch Mã. Xây dựng website quảng bá du lịch đa ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp) với tên miền bằng tiếng Anh (huetourism.gov.vn). Liên kết với website quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước, các thành phố quốc tế, các doanh nghiệp, các hãng lữ hành để cung cấp thông tin và quảng bá. Tăng cường xây dựng các trung tâm thông tin du lịch ở sân bay, ga tàu, cảng Chân Mây và những khu vực thuận lợi ở thành phố Huế nhằm cung cấp kịp thời thông tin sản phẩm, tình trạng nơi đến và các dịch vụ đáp ứng. 5. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch Đề xuất các địa phương trong vùng nghiên cứu cơ chế hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch theo hướng kết nối các điểm du lịch theo chuyên đề 5 làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng các tour tham quan chất lượng, dài ngày. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới đầu mối giao thông đối ngoại trọng điểm của tỉnh với mạng lưới tuyến du lịch trong vùng Duyên hải miền Trung, các tuyến du lịch liên vùng; gắn với phát triển hệ thống trung chuyển phục vụ đưa đón khách dọc tuyến quốc lộ 1A và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Đẩy mạnh liên kết vùng để xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch; trong đó, mỗi địa phương khai thác nét đặc trưng của mình. Chú trọng đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung; các tỉnh thuộc “Con đường Di sản miền Trung”; thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam “Ba địa phương, một điểm đến”. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập của du lịch Thừa Thiên Huế. Phát huy tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo sự thống nhất trong nghiên cứu, phát triển du lịch. 6. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu công việc. Gắn kết đào tạo với sử dụng lao động trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành, vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động. Tranh thủ các tổ chức quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên... Xây dựng cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên gia trong ngành du lịch. Phối hợp các bộ, ngành Trung ương lập Học viện Du lịch Huế; xây dựng đề án thành lập Trung tâm kiểm định, đánh giá nghề du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 7. Gắn phát triển du lịch với văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo Phát huy lợi thế của trung tâm văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu để phát triển mạnh các sản phẩm du lịch: nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh; chăm sóc sức khoẻ cao cấp; giáo dục - đào tạo; chuyển giao công nghệ; đồng thời, chăm lo phát triển văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế nhằm 6 tạo nguồn nhân lực và phát triển công nghiệp văn hoá gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các dịch vụ về đêm, các làng nghề, phố cổ, nhà rường, nhà vườn để thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ. Xây dựng các tour, tuyến kết hợp tham quan di sản văn hoá với khám, chữa bệnh. Sớm phục hồi Thái Y viện để phổ biến các bài thuốc cổ truyền đã sử dụng trong Cung đình phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho du khách. Phát huy lợi thế so sánh của thành phố di sản, thành phố Cố đô, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về y học nhằm quảng bá, tuyên truyền Trung tâm Y tế chuyên sâu và văn hoá Huế; kết hợp phát triển y tế với du lịch. 8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ Thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và phát huy tinh thần khởi nghiệp. Phát huy trách nhiệm của các ngành trong thực hiện quy hoạch. Các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ vào quy hoạch phát triển du lịch và khả năng từng địa phương để xác lập các sản phẩm mang tính đặc thù; hoạch định phân khu chức năng bảo đảm sự phát triển chung của du lịch toàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nhất là chuẩn bị mặt bằng sạch để triển khai các dự án lớn về du lịch, dịch vụ. Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch, bảo đảm việc công khai, niêm yết giá dịch vụ, tạo sự bình đẳng, lành mạnh trong cạnh tranh. Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khách du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, các trung tâm lữ hành nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, chất lượng phục vụ và mở rộng tua, tuyến. Quản lý tốt hoạt động lữ hành, gắn các tour, tuyến tham quan với các điểm mua sắm, ẩm thực, dịch vụ. 9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển du lịch Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động nhân dân quảng bá du lịch Huế, hướng đến xây dựng mỗi người dân Huế là một “đại sứ du lịch”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao nhận thức và tạo sự 7 đồng thuận của cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của phát triển du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường; xem đây là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là ngành đem lại lợi ích cho cộng đồng và người dân. Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên du lịch. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đền bù giải phóng mặt bằng, ổn định tái định cư; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân vùng phát triển du lịch. Chú ý tổ chức sắp xếp lại dân cư kết hợp phòng, tránh thiên tai; từng bước hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới theo hướng đô thị sinh thái - văn minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. V. Bốn nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành năm 2020 1. Phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ có thương hiệu và đẳng cấp - Tái hiện “Hoàng Thành xưa” trong Đại Nội về đêm với việc tổ chức: đêm Hoàng Cung, thưởng thức yến tiệc Cung đình, khám, chữa bệnh Đông y, các trò chơi Cung đình... kết hợp các lễ hội: Áo dài Huế; ẩm thực Cung đình Huế... - Xây dựng tour, tuyến du lịch đường thủy dọc sông Hương kết hợp thưởng thức ẩm thực; đồng thời, phát triển dịch vụ 2 bên bờ sông Hương. - Đầu tư xây dựng hình thành trung tâm mua sắm cao cấp, dịch vụ vui chơi, giải trí; ẩm thực Huế và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật ở khu vực cảng Chân Mây nhằm phục vụ khách du lịch tàu biển. - Hoàn thành khu phố đêm đi bộ gắn với tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật và trải nghiệm ẩm thực. - Hình thành bộ quà tặng lưu niệm mang thương hiệu Huế. 2. Tập trung cải thiện môi trường du lịch - Phủ sóng Internet toàn bộ thành phố Huế để phục vụ du khách tìm kiếm thông tin. - Chấm dứt tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo du khách; nghiên cứu gắn camera ở một số điểm du lịch có nhiều du khách tham quan, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho du khách. - Tăng cường kiểm tra việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ niêm yết giá dịch vụ; thực hiện các giải pháp chống phá giá buồng, phòng và tranh giành đưa đón, chèo kéo du khách ảnh hưởng đến tính thân thiện môi trường du lịch Huế. 8 - Thành lập trung tâm thông tin, đường dây nóng và bộ phận thường trực 24/24 giờ để hỗ trợ du khách. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền người dân Huế thân thiện và niềm nở khi giao tiếp với du khách. 3. Đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch - Xây dựng Chiến lược xúc tiến, quảng bá theo hướng hiệu quả, thiết thực. Ngành du lịch chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp và trung tâm lữ hành để xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn với tranh thủ huy động nguồn lực. - Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh “Vùng đất con người và văn hoá Huế” qua kênh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. - Thành lập Quỹ xúc tiến, quảng bá du lịch trên cơ sở một phần trích ra từ doanh thu du lịch và xã hội hóa. 4. Các đề án, dự án trọng điểm - Xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc tế. - Các bảo tàng, nhà trưng bày dọc tuyến đường Lê Lợi, thành phố Huế. - Dự án kết nối giao thông Huế với Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân… để gắn du lịch di sản với du lịch biển. - Các dự án phát triển khu du lịch trọng điểm quốc gia Cảnh Dương Lăng Cô và điểm du lịch quốc gia Bạch Mã; các dự án du lịch, dịch vụ ở Mỹ An, Vinh Thanh, Thuận An và vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. - Tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án Casino ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. - Dự án cải tạo, nâng cấp khu du lịch Cồn Tộc, Quảng Điền gắn với tour du lịch đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. - Đề án tour du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số ở các huyện Nam Đông, A Lưới. - Xây dựng thành phố Huế là thành phố ẩm thực. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh: - Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, bảo đảm việc lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh. Đồng thời, quán triệt, triển khai đến các tổ chức, tập đoàn, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ để tích cực tham gia thực hiện. - Ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, dịch 9 vụ; đồng thời, chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc xã hội hóa khai thác du lịch, dịch vụ. - Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. 2. Đảng đoàn HĐND tỉnh xây dựng chương trình hành động cụ thể và tăng cường giám sát các dự án trọng điểm về du lịch đến năm 2020. 3. Các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết trong toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chuyên trách để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển du lịch, dịch vụ. Giám đốc các sở, ngành liên quan, người đứng đầu địa phương trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về phát triển du lịch, dịch vụ; chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng chương trình, xác định rõ lộ trình , trách nhiệm cá nhân và kinh phí tổ chức thực hiện; đẩy mạnh thu hút và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. 4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình... có kế hoạch tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết này nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân, góp phần tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, dịch vụ. 5. Các ban, UBKT, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết. Nơi nhận: - Bộ Chính trị; - Ban Bí thư TW Đảng; để - Các ban, UBKT, VPTW; báo cáo - Các vụ của các ban TW Đảng theo dõi địa bàn TTH; - Các đảng đoàn, BCS đảng; - Các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; - Các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - Các đồng chí Tỉnh ủy viên; - Lưu VPTU. T/M TỈNH ỦY BÍ THƯ (đã ký) Lê Trường Lưu
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.