Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020

doc
Số trang Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020 6 Cỡ tệp Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020 75 KB Lượt tải Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020 3 Lượt đọc Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020 4
Đánh giá Nghị quyết của ban chấp hành đảng ủy về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn 2016-2020
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẢNG BỘ HUYỆN SI MA CAI ĐẢNG ỦY XÃ CÁN CẤU * Số: -NQ/ĐU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Cán Cấu, ngày tháng 12 năm 2015 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG ỦY về phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giai đoạn (2016 - 2020). -------------I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN: Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Cán Cấu luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển khá toàn diện; trong giai đoạn 2011 - 2015, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác, hình thành vùng sản xuất. Tổng sản lượng lương thực có hạt đến hết năm 2015 đạt 1.386,5 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 549/kg/người/năm. Chăn nuôi phát triển ổn định, khắc phục kịp thời thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc có nhiều chuyển biến tích cực góp phần ổn định và tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc năm 2014 là 4.192 con (Tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5%/năm), đàn gia cầm là 25.519 con (Tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm). Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, chất lượng trồng rừng được nâng lên, không để xảy ra các vụ cháy rừng, chặt phá rừng. Đã trồng mới 171ha, trong đó 91ha rừng sản xuất và 80 ha rừng phòng hộ. Nâng tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn xã lên 547 ha và nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 33,7%. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi; trong trồng trọt đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả (42ha, gồm: cây Hồng không hạt ở thôn Cán Chư Sử; cây Lê, Mận tả van ở thôn Cán Cấu, Mù Tráng Phìn), trồng rau vụ đông (15ha) ở thôn Cán Cấu, thôn Chư Sang góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng phát triển cây ăn quả và cây rau màu vụ đông của xã vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm bị phân tán, khả năng cạnh tranh thấp, chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng thôn trên địa bàn xã; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến còn hạn chế; năng suất còn thấp; phần lớn sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ; giá thành sản phẩm cao; sản phẩm hàng hóa có giá trị và thương hiệu còn ít; thu nhập của người nông dân còn thấp. 2 Trong quá trình thực hiện có những khó khăn, tồn tại cần được giải quyết: - Việc cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả còn chậm, mới đạt 50% diện tích, đất có khả năng trồng cây ăn quả. Việc tận dụng diện tích đất lúa 1 vụ để sản xuất rau màu vụ đông còn ít. - Công tác huy động nguồn vốn trong nhân dân để phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông còn hạn chế. - Một số cán bộ đảng viên và hộ gia đình chưa nhận thức đầy đủ nên chưa mạnh dạn đầu tư trồng cây ăn quả và cây rau màu vụ đông. Công tác chỉ đạo còn thiếu sâu sát cụ thể, chưa quyết tâm cao. - Một số diện tích đất đồi, vườn bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hoặc đã bị rửa trôi, xói mòn, thiếu nước tưới về mùa khô, do đó trồng cây ăn quả phải đầu tư lớn cho hệ thống nước tưới và cải tạo đất. - Một số diện tích cây ăn quả đã trồng hiệu quả kinh tế chưa cao, năng suất, sản lượng còn hạn chế, chưa khắc phục được tình trạng ít ra hoa, không đậu quả, chất lượng một số giống cây chưa được kiểm soát kỹ, một số giống chất lượng không đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Các diện tích trồng rau chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trồng một số giống truyền thống, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật và giống có năng xuất cao vào sản xuất. Nguyên nhân của những tồn tại trên là: - Sự lãnh đạo của một số cấp uỷ viên chưa tích cực, kiên quyết, chưa xây dựng được kế hoạch, giải pháp cụ thể để phát triển cây ăn quả và cây rau màu vụ đông; một số đảng viên và hộ gia đình chưa nhận thức đầy đủ nên chưa mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp. - Trong chỉ đạo còn mang tính cầm chừng, thiếu quyết liệt khẩn trương, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tính sang tạo. - Một số đoàn thể quần chưa tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây rau màu vụ đông. Để khai thác tiềm năng đất đai, lao động sẵn có, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững và làm giàu của các hộ nông dân, yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 là: - Đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông, khuyến khích phát triển các mô hình trồng cây ăn quả, cây rau vụ đông. - Tiếp tục củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp có hiệu quả, hướng kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến đảm bảo cây giống có chất lượng, huy động vốn, giúp nhân dân tiếp tục phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao. 3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện phát triển cây ăn quả, cây rau màu vụ đông giảm nghèo bền vững tiến tới làm giàu cho nhân dân. Tình hình trên, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong nông nghiệp để thực hiện tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 1. Quan điểm: - Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là phát triển mạnh mẽ phong trào trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông, thực hiện đa dạng hoá các loại hình với các quy mô thích hợp. Trồng cây ăn quả, cây rau vụ đông gắn chặt với thị trường tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường, góp phần tăng cường sự phân công lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra. - Căn cứ vào lợi thế của từng thôn để bố trí các loại cây ăn quả và quy hoạch vùng trồng rau phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo hiệu quả kinh tế, năng suất, sản lượng của cây trồng ổn định, bền vững, tránh năm được mùa, năm mất mùa. - Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển diện tích trồng tập trung, xây dựng xưởng sơ chế, chế biến và bao tiêu sản phẩm cây ăn quả, cây rau màu vụ đông. 2. Mục tiêu: Thực hiện đầu tư thâm canh, phục tráng để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của diện tích cây ăn quả đã trồng. Đồng thời từng bước tiếp tục trồng mới 15ha phấn đấu đến năm 2020 toàn xã có 70 ha cây ăn quả các loại. Quy hoạch, kêu gọi đầu tư, liên kết thị trường 25 ha rau màu vụ đông. Cụ thể: Đối với những thôn vùng cao có điều kiện thuận lợi, phù hợp cho việc phát triển vùng cây ăn quả ôn đới thôn Mù Tráng Phìn, thôn Cán Cấu: Lê, Mận địa phương (48ha, trong đó phục tráng 30 ha). Các thôn vùng thấp thôn Cán Chư Sử, thôn Cốc Phà, Chư Sang tập trung phát triển các loài cây phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng như: Hồng không hạt (7ha), chuối (5ha), mía (10ha). Quy hoạch 25ha diện tích trồng rau màu vụ đông tập trung tại thôn Chư Sang và thôn Cán Cấu. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái, thực hiện phương thức canh tác bền vững vừa cải tạo vừa bồi dưỡng đất. Tạo ra sản phẩm hàng hoá có khối tượng lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng tại chỗ, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 4 Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững và làm giàu từ trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông. 3. Giải pháp: - Các giải pháp về kỹ thuật: Lập kế hoạch chi tiết từng năm, từng thôn; phối hợp chặt chẽ với các phòng, của huyện để để chủ động cung ứng giống tốt, chất lượng cho nhân dân. Thực hiện thâm canh cao trên đất vườn tạp, đất ruộng 1 vụ, cải tạo loại bỏ những cây trồng cũ có giá trị thấp. Cải tạo bảo vệ đất, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đúng quy trình, chú ý đến việc tỉa cành, điều khiển chồi lộc, khắc phục hiện tượng năm được mùa, năm mất mùa. - Giải pháp nguồn nước tưới: Tận dụng các nguồn nước tự chảy, làm các ao, bể chứa; quy hoạch diện tích trồng tập trung ở các khu vực chủ động được nguồn nước tưới. - Giải pháp về khuyến nông: Củng cố tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến nông viên thôn bản nhằm làm tốt chức năng tuyên truyền, phổ cập và dịch vụ, khuyến khích giữa nông dân với nông dân học tập lẫn nhau, đồng thời tổng kết các mô hình mẫu nhân ra diện rộng. - Về chế biến bảo quản: Ứng dụng công nghệ về bảo quản để kéo dài thời gian quả chín trên cây, bảo quản giữ rau quả tươi khi thu hái, sơ chế (hút chân không, đóng gói,..) áp dụng cho hộ gia đình, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ, chế biến nông sản tại xã. - Giải pháp về vốn: Tập trung huy động các nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn, đầu tư chủ yếu cho hệ thống tưới nước, phân hoá học, giống và việc sơ, chế biến, bảo quản rau, quả. Kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư liên kết bao tiêu sản phẩm. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. MTTQ và các đoàn thể, các Chi bộ, các thôn phải quán triệt đầy đủ cho mọi đảng viên và nhân dân nhận thấy rõ vị trí quan trọng của việc trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông là mũi nhọn làm giàu và nâng cao đời sống của nhân dân trong xã, từ đó đẩy mạnh phong trào 100% hộ gia đình có diện tích đất phù hợp đều trồng cây ăn quả, rau màu vụ đông. 2. Giao UBND xã rà soát kế hoạch sử dụng đất đai, nắm chắc số diện tích cây ăn quả, cây rau màu đã trồng của từng thôn để xây dựng kế hoạch chỉ đạo đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời điều tra nắm số diện tích còn lại có khả năng trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông của từng hộ, từng thôn để xây dựng kế hoạch chi tiết, giao chỉ tiêu cụ thể trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông hàng năm cho từng thôn. Định hướng trồng cây gì cho từng vùng và đảm bảo cây giống có chất lượng cho nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết 22-NQ/HU của BTV Tỉnh uỷ, Chương trình hành động số 5 90-CTr/HU của Huyện ủy là nhiệm vụ quan trọng, giao cho Ban Tuyên vận phối hợp với MTTQ và các đoàn thể có trách nhiệm phổ biến quán triệt Nghị quyết này. Các các đồng chí Ủy viên BCH Đảng ủy phụ trách các thôn có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng uỷ tại thôn được phụ trách. 3. Các Tổ phụ trách thôn (BCĐ XD NTM và GNBV) phối hợp với trưởng thôn tiến hành rà soát kỹ diện tích trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông (đã trồng và chưa trồng) dựa vào các yếu tố đất đai, nguồn nước tưới, xây dựng kế hoạch trồng cụ thể đến từng hộ, từng năm. Thực hiện phương châm dễ làm trước, khó làm sau, từng bước chuyển dịch diện tích đất đồi, đất ruộng 1 vụ hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, cây rau màu vụ đông. 4. UBND xã, các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc căn cứ vào nội dung Nghị quyết này để xây dựng kế hoạch cụ thể và động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên hội viên và nhân dân trong xã phát huy tích cực, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra. Nghị quyết này được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để thực hiện./. Nơi nhận: - TT HU, UBND huyện; - Đ/c UV BTV, BCH HU phụ trách xã; - UV BCH Đảng ủy; - Trưởng các đoàn thể; - Các Chi bộ trực thuộc; - Công chức xã; - Lưu: VPĐU. T/M BAN CHẤP HÀNH BÍ THƯ Trương Văn Tiến
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.