NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

pdf
Số trang NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 24 Cỡ tệp NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 319 KB Lượt tải NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 0 Lượt đọc NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 4
Đánh giá NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, NGHỊ ĐỊNH: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính. 3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường; b) Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. 4. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường được quy định trong các nghị định có liên quan thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt. Điều 2. Đối tượng bị xử phạt 1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các nghị định có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế. 2. Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Trường hợp cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ liên quan đến bảo vệ môi trường mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Điều 3. Nguyên tắc xử phạt 1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến môi trường. 3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần. Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. 4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. 5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi. Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP). Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định này. 2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. 3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nêu trên được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường); b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước; d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này Chương II CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT Điều 8. Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong Bản cam kết bảo vệ môi trường. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện đúng Bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Buộc phải đăng ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 9. Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược 1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã tiến hành xây dựng hoặc đưa công trình vào hoạt động đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Buộc trong thời hạn bốn mươi lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp dự án chưa đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; c) Buộc trong thời hạn một trăm tám mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép trong trường hợp dự án đã đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; d) Buộc lập báo cáo môi trường chiến lược trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các trường hợp vi phạm tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra. Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m 3/ngày (24 giờ). 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. 4. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m 3/ngày. 5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m 3/ngày trở lên. 7. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. 8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m 3/ngày trở lên. 10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m 3/ngày. 11. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 12. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. 13. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. 14. Phạt tiền từ 19.000.000 đồng đến 21.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 15. Phạt tiền từ 22.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m 3/ngày trở lên. 16. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. 17. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 18. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. 19. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. 20. Phạt tiền từ 37.000.000 đồng đến 39.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 21. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 42.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. 22. Phạt tiền từ 43.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày. 23. Phạt tiền từ 46.000.000 đồng đến 49.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày. 24. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên. 25. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép. 26. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này; Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này; b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 19, 20 và khoản 21 Điều này; c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 10, 11, 12, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra. Điều 11. Vi phạm các quy định về thải khí, bụi 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới hai lần; b) Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m 3/giờ. 3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ. 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 5. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ. 6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ. 7. Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ. 9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m 3/giờ. 10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 11. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ. 12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m 3/giờ . 13. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m 3/giờ trở lên. 14. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m 3/giờ. 15. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m 3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ. 16. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 17. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m 3/giờ. 18. Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m 3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ. 19. Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 20. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 47.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m 3/giờ. 21. Phạt tiền từ 48.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ. 22. Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên. 23. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép. 24. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm tại các khoản 2, 3, 4, 11, 12 và khoản 13 Điều này; Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này; b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 17, 18 và khoản 19 Điều này; c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 8, 9,10, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra. Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau. 4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 13. Vi phạm các quy định về độ rung 1. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 7 giờ đến 19 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính; từ 6 giờ đến 22 giờ đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 7 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ; từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất. 2. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất công nghiệp: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.